WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổ quốc cần những con người mới

Tác giả Nguyễn Đắc Kiên

Tác giả Nguyễn Đắc Kiên

Lời dẫn

Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.

Tôi đã cố gắng giữ cho mình nguyên tắc, đứng ngoài mọi phe nhóm, mọi tổ chức chính trị, trong hay ngoài nước, trong hay ngoài Đảng Cộng sản để giữ cho mình một sự độc lập nhất định về tư tưởng. Hay nói cách khác, tôi chọn cho mình một con đường tri thức độc lập. Đó là tôn chỉ tôi đã theo và sẽ theo. Bài viết này, vì thế tôi mong mọi người được đọc với một tinh thần khách quan như vậy.

Về riêng bản thân tôi, tôi đã hoạch định cho mình một kế hoạch cá nhân và đã bắt đầu thực hiện kế hoạch này. Tôi đang theo học tiếng Đức với hy vọng có thể theo học và nghiên cứu triết học một cách bài bản tại Đức. Triết học là đam mê của cá nhân tôi, mặt khác, cá nhân tôi cho rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không có nền Triết học, Toán học vững chắc. Tôi hy vọng rằng, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phục dựng lại, đặt lại những nền móng Triết học cho nước nhà, công việc mà theo tôi biết, đã có nhiều con người đáng kính đã làm và đang làm.

Trong quá khứ không xa, miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đã có một thế hệ những người nghiên cứu và làm Triết học một cách bài bản, tạo ra một trào lưu mà bất cứ ai đọc lại những tác phẩm của họ tôi vẫn thấy một niềm kỳ vọng, một sự khích lệ lớn lao, đó là những tên tuổi như: Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung… và miền Bắc là Trần Đức Thảo, Trường Chinh, Hồ Chí Minh… Thời qian qua, tôi cũng có tìm đọc lại các tác phẩm của Trường Chính, nếu bỏ qua các định kiến ý thức hệ, thì ta có thể tìm thấy ở Trường Chinh, Hồ Chí Minh nhiều nhân tố triết học thực hành có giá trị. Tôi cũng có điều kiện tiếp cận với ý tưởng triết học rất thú vị của Lê Quý Đôn. Riêng Lê Quý Đôn tôi nghĩ mình cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu ông và có thể từ ông sẽ khơi gợi, phục dựng được nhiều giá trị văn hóa, triết lý mang bản sắc Việt.

Người ta vẫn thường hô hào “Giữ gìn bản sắc dân tộc”, lĩnh hội “Tinh hoa văn hóa nhân loại”… nhưng tôi chưa thấy họ thực sự đã làm gì để đạt được những mục tiêu này. Cá nhân tôi cho rằng, việc học tập những phương pháp nghiên cứu, tinh thần dân chủ, khoa học phương tây, đặc biệt với giới trẻ là điều kiện tiên quyết. Chúng ta không thể cứ ngồi một chỗ, giữ khư khư những thứ mà ta cho là hay, là tốt mà lại không biết nó thực sự có vị trí như thế nào trong thế giới tư tưởng nhân loại. Tôi thấy rằng, mỗi khi chúng ta quên mình đi nhiều nhất, mở rộng lòng mình ra nhiều nhất, gỡ bỏ những định kiến, những thói quen xưa cũ nhiều nhất, là mỗi khi mình nhìn thấy mình rõ nhất, ta mình tự nâng mình lên nhiều nhất.

Tôi cũng sáng lập ra một nhóm gọi là Nhóm Thứ-Ba. Đây không phải là một nhóm chính trị. Mọi người có thể thấy rõ điều đó khi đọc nguyên tắc nhóm. Mục tiêu của tôi khi lập ra nhóm này là muốn khơi gợi tinh thần trung thực, ý chí tự cường, tinh thần dám phiêu lưu khám phá những chân trời mới, dù là trong cuộc sống hay trên con đường truy tầm chân lý. Tôi cho rằng, đó sẽ là những tinh thần mà người Việt chúng ta cần trên con đường chấn hưng đất nước.

Những giá trị này tôi đã tìm thấy khi tiếp cận triết học F.Nietzsche. Tôi đã từng đặt những câu hỏi, tại sao phương Tây phát triển như ngày nay, tại sao họ có được nền khoa học, tinh thần dân chủ, khoa học như ngày nay? Tại sao phương Đông lại đứng lại lâu thế? Những động lực nào thúc đẩy xã hội con người tiến lên? Tôi nghĩ rằng, mình có thể tìm được những câu trả lời căn bản khi đọc F.Nietzsche.

Thời gian qua, được tiếp cận nhiều hơn với những con người dân chủ, tiến bộ (quan facebook, blog…), tôi cũng có dịp tiếp cận nhiều hơn với các luồng thông tin, tri thức mới, nhận thấy rõ hơn những con người tri thức cao quý, tiến bộ… những con người này mang lại cho tôi kỳ vọng lớn lao nếu có thể tập hợp lại được dưới ngọn cờ dân tộc thống nhất.

Do công việc học tập và nghiên cứu của mình, tôi cũng hy vọng mọi người có thể ưu ái cho tôi một thời gian yên tĩnh cần thiết không phỏng vấn, không mời gọi ra nhập nhóm này, nhóm kia. Tôi xin nhắc lại tôi chọn con đường tri thức độc lập.

Trân trọng

Nguyễn Đắc Kiên

MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ

Chương 1

Tình thế hiện nay

  1. 1.     Nhận diện nhóm cấp tiến

Hội nghị Trung ương 6 và 7 của Đảng cho thấy phe bảo thủ, muốn kiên trì định hướng XHCN theo học thuyết Marx-Lenin đang ở thế yếu.

Cuộc vận động tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong quần chúng cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân đã ý thức mạnh mẽ về quyền lực chính trị của mình. Họ sẵn sàng là lực lượng đi đầu thúc đẩy tiến trình dân chủ, tự do cho đất nước.

Nhưng sẽ là quá lạc quan nếu ai đó, đưa ra một dự đoán nhất quyết về một cuộc cải tổ trong tương lai ngắn hạn ở VN.

Tình thế hiện nay, trong nội bộ ĐCS, nhóm lợi ích đang tỏ ra chiếm ưu thế hơn nhóm bảo thủ. Nhưng cả hai nhóm này đều sẽ là trở lực cho tiến trình dân chủ. Nhóm lợi ích đôi khi tỏ ra cấp tiến, tuy nhiên những người theo dõi chính trường VN đã quá quen với những thủ đoạn, những trò lật lọng của nhóm này. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu khi nhóm này đã đạt được mục đích thâu tóm quyền lực sẽ quay mũi giáo, chống lại nhân dân, đàn áp lực lượng dân chủ.

Lực lượng bảo thủ trong đảng, nhóm lợi ích cùng với thế lực bành trướng Bắc Kinh rõ ràng sẽ là những trở lực lớn nhất cho dân chủ, cũng là hiểm hoạ lớn nhất đẩy VN vào đêm dài lạc hậu, suy thoái, thậm chí hỗn loạn.

Sự đối đầu giữa phe bảo thủ và phe nhóm lợi ích, đặc biệt trong hai Hội nghị Trung ương vừa qua làm người ta nhầm tưởng rằng trong chóp bu ĐCS hiện chỉ có hai lực lượng này. Tuy nhiên, ngày càng có những chỉ dấu rõ ràng cho thấy, trong thượng tầng nội bộ đảng còn có nhóm thứ ba – nhóm cấp tiến. Việc Hội nghị Trung ương 6 không kỷ luật “đồng chí X”, Hội nghị Trung ương 7 không bầu hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, hai ứng cử viên do Bộ Chính Trị giới thiệu có thể coi là một chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ về ý thức dân chủ của các uỷ viên trung ương. Việc hai ông Thanh và Huệ không trúng ghế ủy viên BCT chưa chắc đã là do nhóm lợi ích mạnh. Nhóm lũng đoạn có thể chỉ làm một động tác phá quấy là đưa thật nhiều ứng viên ra tranh cử, sau đó các Ủy viên Trung ương, với ý thức đã tiến bộ về quyền lực của mình làm nốt phần việc còn lại là loại ông Thanh và ông Huệ. Việc các Ủy viên TƯ không bỏ phiếu cho hai ông này, cũng không thể quy kết ngay cho họ là ủng hộ nhóm lợi ích. Họ chọn ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thể đơn giản chỉ là do họ thấy những vị này thích đáng hơn.

Những đảng viên cấp tiến, có thể ngay ở trong Bộ Chính Trị, ngay trong các vị Ủy viên TƯ có thể tạo ra những diễn tiến bất ngờ khi họ bỏ tấm mạng che bước ra ánh sáng chính trường.

  1. 2.     Phe dân chủ ngoài Đảng thiếu một lực lượng vật chất

Việc nhận diện ra lực lượng thứ ba, lực lượng tiến bộ trong nội bộ nhóm lãnh đạo của ĐCS hiện nay là rất quan trọng. Nếu có thể vận động được lực lượng này gắn kết lại với nhau, cùng với lực lượng tiến bộ ngoài đảng tiến hành cải tổ đất nước thì đây có lẽ sẽ là phương án ít mạo hiểm có thể thu được các bước tiến vững chắc nhất.

Không khó để nhận thấy lực lượng dân chủ ngoài đảng cả trong và ngoài nước hiện nay phân tán. Nếu có thể quy tụ lại cũng dễ tan vỡ. Lực lượng trong nước thì gặp cản trở từ phía chính quyền, định kiến xã hội. Lực lượng ngoài nước có môi trường thuận lợi hơn nhưng lại dễ bị chia rẽ, thậm chí xung đột.

Sự phân tán này sẽ hiển hiện khi ta đặt câu hỏi: Lực lượng vật chất nào? Khối quần chúng nào có đủ sức mạnh đối kháng thách thức quyền lãnh đạo ĐCS hiện nay?

Tìm kiếm sự hỗ trợ vật chất từ các nước phương Tây cũng là một sự lựa chọn mạo hiểm và khó khả thi trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Hơn nữa, một mang một lực lượng đối kháng đủ mạnh để đương đầu với chính quyền hiện hành luôn mang theo nguy cơ bạo loạn, tốn xương máu mà chính quyền mới được dựng lên nếu có thể cũng không có gì đảm bảo là sẽ ít độc tài hơn chính quyền cộng sản hiện nay.

Vận động để nhóm cấp tiến trong nội bộ ĐCS lên nằm quyền và tiến hành cải tổ có thể là lựa chọn sáng suốt nhất trong tình hình hiện nay. Nhận định này nhiều khả năng sẽ ngay lập tức bị phản đối với những người có nhiều ân oán với cộng sản cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu điềm tĩnh lại để suy nghĩ thì họ sẽ thấy lựa chọn này thật sự không tồi. Và bản thân những định kiến của họ cũng không phải là không thể vượt qua. Rào cản lớn nhất, lâu dài nhất, ám ảnh dai dẳng nhất có lẽ là rào cản ý thức hệ. Rào cản do cả hai phe Quốc gia và Cộng sản đã cố công dựng lên đến giờ vẫn như bóng đen bao trùm, cản trở mọi nỗ lực cải tổ, hoà hợp.

  1. 3.     Ngọn cờ dân tộc thống nhất

Có thể còn một số ít người trong phe bảo thủ vẫn thực lòng muốn bảo vệ học thuyết cũ. Với phe nhóm lợi ích học thuyết cũ cũng có giá trị khi nó còn giúp họ núp bóng, trục lợi, vì thế họ cũng có lí do để lớn tiếng bảo vệ ĐCS khi cần phải chống lại nhóm cấp tiến.

Nhóm cấp tiến, cách gọi có thể khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn trong thời điểm hiện nay khi hình thù của nó vẫn mờ mịt, những đại diện của nó vẫn lặng câm trong bóng tối. Điều này cũng dễ hiểu. Ngoài uy thế lấn lướt của nhóm bảo thủ và nhóm lợi ích, những người cấp tiến trong ĐCS hiện nay, tự bản thân họ cũng phải vượt qua rào cản ý thức hệ. Cũng như những người Quốc gia không dễ gì xoá bỏ định kiến ý thức hệ Cộng sản, những người cấp tiến trong đảng hiện nay cũng không dễ gì tuyên bố thẳng thừng việc rời bỏ con đường Marx – Lenin, dù họ có biết chắc chắn con đường đó chỉ dẫn dân tộc đến lạc hậu, tăm tối, bại vong. Cũng như những người chống cộng cực đoan, họ cần sự trợ giúp.

Đây có thể chính là thời điểm để khối quần chúng tiến bộ trong và ngoài đảng thể hiện vai trò vận động của mình. Đây có thể là thời điểm thích hợp nhất để ngọn cờ dân tộc thống nhất một lần nữa lại cần phất lên. Lực lượng tiến bộ trong hay ngoài đảng, quần chúng hay lãnh đạo, đương chức hay đã nghỉ hưu, trong hay ngoài nước… cần đứng lại với nhau, cùng một chiến tuyến, không phân biệt người Quốc gia, người Cộng sản, bỏ hết mọi định kiến ý thức hệ, chỉ hướng đến một ngọn cờ duy nhất, ngọn cờ dân tộc thống nhất, vì một nước Việt Nam thống nhất phát triển.

Sự vững vàng về mặt an ninh quốc gia hiện nay cần được xem như một lợi thế để tiến hành cải tổ. Tình hình có thể sẽ xấu đi khi nhóm lợi ích ra tay hành động, gây hỗn loạn để thừa nước đục thả câu, sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu có thêm bàn tay can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Pages: 1 2 3 4

26 Phản hồi cho “Tổ quốc cần những con người mới”

  1. VIỆT says:

    Đắc kiên à việc gì phãi đi đâu mà học cho xa mà lại mang tiến là bám váy tây ! kiên hãy sang NHật bãn mà học hõi chắc là có lý hơn và gần về nhiều mặt với VN ta .

  2. Tình hình chính trị tại Ukreine hướng tới một nền dân chủ đích thực và tạo ra một xa lộ cho Ukreine hướng sang các nước dân chủ trong khối thịnh vượng chung Âu Châu ,đó là một bài học quý cho con đường dân chủ hóa đất nước chúng ta,
    Vậy chúng ta hãy tìm ra một giải pháp tốt nhất cho Việt Nam ,một kịch bản đầy tình người và nhân bản ,mong thành phần cấp tiến hay bảo thủ nên lấy lợi ich cuả dân tộc làm cứu cánh cho lộ trình dân chủ hóa đất nước ,hướng tới thay đổi thể chế cai trị hiện nay bằng một thể chế dân chủ đích thực , một nhà nước thực sự do dân và vì dân ,chúng ta cần có một nền tư pháp độc lập ,một nhà nước tam quyền phân lập theo thông lệ chung mà các nước phát triển đang áp dụng.
    Ukreine hay lộ trình dân chủ hóa đất nước theo Mến Điện chúng ta hãy cùng nhau lựa chọn một giải pháp tốt nhất cho Việt Nam cất cánh cùng thời đại ngày nay.

  3. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Chúng ta không thể cứ ngồi một chỗ, giữ khư khư những thứ mà ta cho là hay, là tốt mà lại không biết nó thực sự có vị trí như thế nào trong thế giới tư tưởng nhân loại. Tôi thấy rằng, mỗi khi chúng ta quên mình đi nhiều nhất, mở rộng lòng mình ra nhiều nhất, gỡ bỏ những định kiến, những thói quen xưa cũ nhiều nhất, là mỗi khi mình nhìn thấy mình rõ nhất, ta mình tự nâng mình lên nhiều nhất“.

    Ý tưởng trên đây của bạn Nguyễn Đắc Kiên cũng là suy nghĩ của tôi (TK). Nếu ở thời 1930 – 2000 thì quả là khờ khạo và nhẹ dạ. Nhưng trong thời @ này thì cần phải “tương kế tựu kế”, đòi hỏi mỗi người phải can trường dấn thân!

    Điều này ông Đặng Văn Âu đang làm khi liên tục viết, từ những bài : Quyết Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh, Xin Cho Tôi Hỏi, và mới đây là “Kiến Nghị Gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”?

    Trích:…”Đây có thể là thời điểm thích hợp nhất để ngọn cờ dân tộc thống nhất một lần nữa lại cần phất lên. Lực lượng tiến bộ trong hay ngoài đảng, quần chúng hay lãnh đạo, đương chức hay đã nghỉ hưu, trong hay ngoài nước… cần đứng lại với nhau, cùng một chiến tuyến, không phân biệt người Quốc gia, người Cộng sản, bỏ hết mọi định kiến ý thức hệ, chỉ hướng đến một ngọn cờ duy nhất, ngọn cờ dân tộc thống nhất, vì một nước Việt Nam thống nhất phát triển“.

    Đồng ý, nhưng không thể đoàn kết (kể cả tạm thời) dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, hay (dù chỉ tạm thời) với chế độ csvn hiện nay!

    “Ngọn Cờ Thống Nhất” phải do lực lượng thứ Ba đảm trách, kết hợp tất cả những người đồng chính kiến thành một chiến tuyến, bất kể trước kia họ là VNCH hay VC (đã giác ngộ)!

  4. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Tôi đang theo học tiếng Đức với hy vọng có thể theo học và nghiên cứu triết học một cách bài bản tại Đức. Triết học là đam mê của cá nhân tôi, mặt khác, cá nhân tôi cho rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không có nền Triết học, Toán học vững chắc. Tôi hy vọng rằng, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phục dựng lại, đặt lại những nền móng Triết học cho nước nhà, công việc mà theo tôi biết, đã có nhiều con người đáng kính đã làm và đang làm“.

    Chào bạn Nguyễn Đắc Kiên

    Môt thời khá dài không đọc được tin tức sau khi Bạn bị thôi việc vì viết bài phê phán phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng!

    Phóng viên bị sa thải vì viết blog phản đối tổng bí thư

    Nay rất vui khi được biết Bạn đang theo học ở nước Đức. Chúc Bạn luôn kiên cường, nhiều nghị lực…và thành đạt về mọi mặt!

  5. Người Huế says:

    Đừng học hai tên giết người hàng loạt ấy ( hồ chí Minh, Đặng xuân khu). Để thì giờ làm việc khác. Đấu tố mẹ cha thì học làm gì!

  6. lequan says:

    Nguyen dac Kien lại rơi vào tình trạnh như đám trí thức salon của Saigon trước 1975 , và đám trí thức lão thành hải ngoại . Gần 40 năm sau khi đất nước chìm trong xã hội chủ nghĩa vẫn cũng chỉ nói chứ không làm và loay hoay mãi đâu là con đường cứu nước
    Nguyen dac Kiên giờ này còn loay hoay với một mớ triết học thì bao giờ mới ngộ dược . Hay xem những bạn trẻ tranh đấu cho quyền con người ở VN , họ có cần phải tìm hiểu những mớ triết học làm con đướng soi sang cho cuôc đời
    “Trí thức không bang cục phân ” Mao trach Đông . Đám trí thức salon có một căn bịnh lớn chẳng có thể chữa được đó là tính hèn nhát . Vứt bỏ tính hèn nhát đi người trí thức mới thực sự xứng đáng với danh hiệu trí thức , mới không còn bị so sánh với cục phân .

    • Hoàng says:

      Sự khẳng định của Lequan làm cho tôi thêm hổ thẹn vì tôi chưa đủ lý trí để nói lên câu nầy.Vì nó quá đúng.Nó đúng hơn 100/100 trong cái thời mạt vận của dân-tộc VN,nó đúng hơn khi bọn trí thức,trí giả quá nhiều…nhiều hơn rác rưởi trong một chế độ dốt nát làm phương chỉ nam,làm công cụ để cai trị người dân.Chúng nó hèn như giun như dế…vậy mà chúng hô xung phong rồi lại trùm mền.Tôi chưa thấy một xã-hội nào như xã-hôi csvn bán nuớc…chúng luôn ăn thịt đồng loại.
      Nđ K chưa nhận diện được người cs…nên hô hào cùng chung một chuyến tuyến…để rồi sẻ nhận một lưởi dao từ sau lưng thẳng ra đàng trước..thế là ngã gục và câm hận.Con người cs tuổi đảng càng cao,tính thâm độc càng nhiều,tính hèn hạ thì bao la,tính sợ mất sổ lương càng to tướng,tính hiểm ác càng u tổi.Con đường của giới trẻ đang đi là con đường đúng đắng nhất,tại sao không đến với tuổi trẻ VN hôm nay…mà đứng riêng hô hào…chung chuyến tuyến.Có bao giờ sư hô hào cùng chung một chuyến của NĐK là một cái bẩy khổng lồ..bắt được tất cả các loại cá.????

      • Thích Nói Thật says:

        Nguyễn Đắc Kiên khác hẳn với “trí thức salon Saigon trước 1975″.

        Trí thức salon Sàigòn trước 1975 là bọn người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng phỉ, chống lại VNCH. Ngược lại Nguyễn Đắc Kiên sinh ra và sống dưới môi trường XHCNVN, nhưng dám phê bình chỉ trích phát biểu của Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN.

        Nguyễn Đắc Kiên viết: “Đây có thể là thời điểm thích hợp nhất để ngọn cờ dân tộc thống nhất một lần nữa lại cần phất lên. Lực lượng tiến bộ trong hay ngoài đảng, quần chúng hay lãnh đạo, đương chức hay đã nghỉ hưu, trong hay ngoài nước… cần đứng lại với nhau, cùng một chiến tuyến” .

        Điều khác biệt với “trí thức salon Sàigòn” ngày trước là, Nguyễn Khắc Kiên kêu gọi: những người yêu nước “đồng chiến tuyến “không phân biệt người Quốc gia, người Cộng sản, bỏ hết mọi định kiến ý thức hệ, chỉ hướng đến một ngọn cờ duy nhất, ngọn cờ dân tộc thống nhất“, vì một nước Việt Nam thống nhất phát triển“.

        “Ngọn cờ dân tộc thống nhất” mà Nguyễn Đắc Kiên muốn nói ở đây là “Nhóm Thứ Ba”, không phải là chế độ CSVN hay cờ đỏ sao vàng!

        Tôi nghĩ, “Nhóm Thứ Ba” ngày nay khác hẳn với MTGPMN xưa kia do Cộng Sản Bắc Việt dựng nên và giật dây. Mà là do những người Việt Nam yêu nước với quá trình đấu tranh, thấu suốt nỗi đau của dân tộc do CSVN gây nên!

  7. T. says:

    Trường Chinh???

    Trong số ” Đặc san Xuân Hành Thiện năm Giáp Ngọ 2014 trang 28 có viết về Đặng Xuân Khu như sau:
    …. Họ Đặng Xuân còn có một nhân vật vang danh như cồn: Trường Chinh Đặng Xuân Khu ( 1907-1988), là trưởng nam ấm sinh Đặng Xuân Viện, thường gọi là ông Bốn Đễ và là cháu nội tuần phủ Đặng Xuân Bảng, đỗ tiến sĩ tam giáp đệ nhất danh năm 1856, là ông nghè đầu tiên của làng Hành Thiện. Khi bị đuổi học đi lang thang, Đặng Xuân Khu được bà cả Tề thương tình con cháu đem về chăm sóc, lo việc vợ con và những lần bị Pháp bắt giam tại Hỏa Lò, cũng được bà thăm nuôi. Để trả ơn, khi cộng sản chiếm được chính quyền, ông ra lệnh thủ tiêu một lần bảy thanh niên trí thức của họ Đặng Vũ theo Đại Việt: Đặng Vũ Căn, Đặng Vũ Toại, Đặng Vũ Lệ, Đặng Vũ Kha, Đặng Vũ Tân, Đặng Vũ Định, Đặng Vũ Úy và những đảng viên Đại Việt khác như Lê Thiện Thành, Phan Trung Hạnh,vv…Con trai của bác sĩ Đặng Vũ Lạc, bác sĩ Đặng Vũ Trứ, cũng tham gia vào Đại Việt bị Việt Minh bắt cóc và thủ tiêu ở Phú Thọ năm 1947.
    Vợ Trường Chinh có người em ruột là Nguyễn Thế Vịnh, cùng với Nguyễn Thế Rục, và Nguyễn Thế Thạch, được ông Nguyễn Thế Truyền gởi sang Nga học tại trường đại học Cộng Sản Staline. Khi về Việt Nam, ông Vịnh không hoạt động cho cộng sản, bị Việt minh bắn chết cùng với tuần phủ Cung Đình Vận và nhà văn Lương Đức Hiệp ( Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản).
    Năm 1955, Đặng Xuân Khu được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình cải cách ruộng đất, đưa đến những cuộc đấu tố rùng rợn, khủng khiếp, phi nhân, khiến cho hơn một trăm ngàn người chết. Dư luận lúc đó ở Hà Nội cho rắng ông đã đấu tố cả cha mẹ nên lưu truyền một câu đối:
    ” – Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ mác- Lê nhục ấy đời chê thằng họ Đặng
    - Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứ tên Khu “…

  8. Người SANYO says:

    Lại đi vào con đường của chủ nghĩa GIÁO ĐIỀU … không thoát được bóng ma HCM.

  9. nguoianbai says:

    Kính nể ” Nguyễn Đức Kiên ” trẻ mà có cách nhìn về chính trị rộng như vậy ….quá chuẩn .
    Thật sự không ngờ còn nhiều người dù còn trẻ nhưng có tâm,tầm với đất nước như vậy

  10. ctran says:

    Hồ chí Minh, Trường Chinh làm (hoạt động) triết học ở miền Bắc ????

    • Nguyễn Thiện says:

      Hihi. Theo tôi đoán là phải LÔI tên mấy lão này vào để bài này được nhiều người ở Miền Bắc đọc, và giữ an toàn cho gia đình khỏi bị cô lập về kinh tế, chính trị…

    • vn says:

      Đúng, HCM và TC làm triết học …Mác Lê Nin, kiên trì tiến lên Chủ Nghiã CS. Cho nên mới có những tai họa lớn cho dân tộc

      • VIỆT says:

        Đắc kiên à việc gì phãi đi đâu mà học cho xa mà lại mang tiến là bám váy tây ! kiên hãy sang NHật bãn mà học hõi chắc là có lý hơn và gần về nhiều mặt với VN ta .

Phản hồi