WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Lý Chánh Trung [2]

Đọc: Phần 1 -Phần 2-Phần 3-Phần 4-Phần 5

Giữa ông Diệm, ông Hồ, Lý Chánh Trung chọn ai? Một chọn lựa chính trị?

Ông đặc biệt ác cảm với ông Diệm ngay từ lần đầu gặp gỡ khi còn là sinh viên ở Bỉ. Ông kể lại có gặp ông Diệm một lần khi ông nảy đến thăm sinh viên. Ông tỏ ra thất vọng vì ông Diệm  thân Mỹ và không am hiểu hết về các vấn đề xã hội.

Trong một bài viết, ông còn tỏ ra bất công và miệt thị ông Diệm một cách nặng nề. Mặc dầu khi về Việt Nam, ông cũng đã được trọng dụng hơn ai hết trong guồng máy giáo dục miền Nam. Ông cũng như ông anh ruột Lý Chánh Đức trở thành nhữngcông chức cao cấp trong ngành giáo dục với vị trí giám đốc và Tổng Thư ký bộ giáo dục, rồi giáo sư đại học, có nhà ở khu làng đại học Thủ Đức và đây là những nhận xét đầy miệt thị của ông trước cái chết của ông Diệm:

Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số tay chân bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ.

Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên ông Diệm như một bầy quạ trên một xác chết..

Và nếu họ không còn chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm. Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.[15]

Nhưng đối với ông Hồ Chí Minh thì ông tỏ ra cung kính hết mực như trong một bài viết của ông nhan đề: Nói chuyện với người đã khuất, nhân dịp Hồ Chí Minh qua đời.[16] 

Cho nên tôi không tiếc mà cũng không trách cụ Hồ đã lựa chọn con đường cộng sản. Tôi chỉ khâm phục Cụ đã trung thành tuyệt đối với sự lựa chọn của mình. Tôi không thể đi theo con đường của Cụ, nhưng tôi có thể noi gương Cụ để đi tận cùng con đường của tôi, con đường mà tôi đã lựa chọn trước lương tâm tôi, như Cụ đã làm 50 năm trước. 50 năm trước, với sự thành công của Cách Mạng tháng 10, với nhân cách và tài năng vô song của Lê Nin, với cái bầu khí huynh đệ, chí tình, hăng say và tin tưởng trong một đệ tam Quốc tế vừa thành lập với một điểm tựa vững chắc, chủ nghĩa cộng sản đã hiện ra tước mắt Cụ như là con đường duy nhất để giải phóng/ dân tộc và giải phóng con người

Những đoạn văn viết như thế này, nếu có dịp đọc lại thấy ngượng- ngượng cho cả người viết lẫn người đọc-.

Ông viết như thế mà nhiều người không thù oán ông và chính thể của nền Đệ Nhị Công Hòa cũng để ông yên. Ông vẫn được làm đổng lý văn phòng Bộ giáo dục. Đi làm vẫn có tài xế đưa đón.

Ông ăn thóc nhà Chu mà chửi nhà Chu. Hoặc ông rập khuôn cái tinh thần : Nắng được lúc nào thì cứ nắng như trong một bài viết của cụ Phan Khôi chăng?

Nhưng người cộng sản đọc thì đánh giá ông là người cộng sản không có thẻ đảng. Một lời khen hay một lời cảnh cáo?

Thế nhưng, trong cả hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị miền Nam, ông đều tạo cho mình một chỗ đứng cao và không phe phái nào oán ghét cả. Và từ chỗ đó, ông là người người miền Nam duy nhất có thể thỏa hiệp, đồng hành với nhiều phía ở ngoài chính quyền. Từ cấp tiến tới khuynh tả rồi cuối cùng tới cộng sản, từ công giáo tới Phật giáo, từ phe cánh miền Nam tới thành phần lực lượng thứ ba thiên tả.

Chỗ nào có chống đối là có ông.

Lý Chánh Trung- nhà trí thức thiên tả- Hoạt động Cánh tả.

"Những Ngày Buồn Nôn" của tác giả Lý Chánh Trung

“Những Ngày Buồn Nôn” của tác giả Lý Chánh Trung

Sau 1963, tình thế xã hội, chính trị,quân sự có nhiều dấu hiệu xấu đi. Tình thế mỗi ngày mỗi bi quan tỏ ra lúng túng, rối loạn, không đường lối, thiếu cả chính nghĩa đến tính hợp pháp.

Sự bất tài càng rõ nét nơi các nhà lãnh đạo miền Nam. Họ thay đổi chính phủ như cơm bửa tạo ra một tình thế bất ổn chính trị.

Nghĩ là có một khoảng trống chính trị về quyền lực nên một năm thay đổi ba bốn chính quyền.

Tâm trạng giới trẻ và giới trí thức rơi vào tinh trạng chán nản và mất tin tưởng hay trăn trở muốn đi tìm một giải pháp cứu nguy miền Nam.

Khuynh tả với thành phần thứ ba xuất hiện như một giải pháp của không giải pháp.

Kể từ đây, gió đổi chiều. Lý Chánh Trung nổi bật lên như một người trí thức tiêu biểu nhất!!! Trí thức khuynh tả đã ra đời trong hoàn cảnh này và thuộc nhiều dạng, nhiều thành phần, nhiều mức độ.

  • Có loại như Thích Nhất Hạnh, Trí Quang,  Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Thiện Cẩm. Hầu hết thuộc giới tu sĩ công giáo hay Phật giáo. Cái lợi điểm của những vị này là bộ áo nhà tu- mầu nâu hay mầu đen không đáng kể- mặc bộ áo nhà tu như một thứ lá chắn chính trị không ai dám đụng tới họ. Phần lớn chỉ sau 1975, họ mới ló dạng và cho biết họ là ai.
  • Có loại trí thức tham gia tích cực như Ngô Bá Thành, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Trần Ngọc Liễng, Hồ Ngọc Nhuận, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Hữu Lục, Châu Tâm luân, Ngô Kha, Thế  Nguyên ..Họ được coi là trí thức thiên tả và sau tự nhận là trí thức thuộc lực lượng thứ ba (Troisième force) rồi lần lượt ngả theo cộng sản và chịu sự chỉ huy của cộng sản.

Ở miền Trung có Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường mà mức độ ngả theo cộng sản cũng khác nhau. Có theo đậm, có theo một cách chừng mực, nửa chân trong chân ngoài.

Loại đông nhất chiếm đa số chỉ lên tiếng phản kháng- trí thức thiên tả- mà không hẳn ngả theo cộng sản.

Có thể gọi chung là trí thức sa lông chỉ nói mà không dám làm, chỉ viết mà không thực sự dấn thân nhập cuộc. Họ là những trí thức, giáo sư, nhà văn, có cả sĩ quan  trong quân đội VNCH. Đứng đầu là Nguyễn Văn Trung rồi kéo theo Trần Bích Lan tức Nguyên sa, Nguyễn Khắc Ngữ, Diễm Châu, Trịnh Viết Đức, Nguyễn Đông Ngạc, Thảo Trường, Nguyễn Tử Lộc, Đỗ Long Vân, Thái Lãng, Thế Uyên. Và nhiều tên tuổi khác viết cho Đất nước, Hành Trình như Nguyễn Quốc Thái, Du Tử Lê, Bùi Khải Nguyên,Trần Văn Toàn. Huỳnh Kim Khánh, Bùi Tiến, Sầm Thương, Thế Phong. Nguyễn Tử Lộc, Nguyễn Tử Quý, Ngô Thế Vinh, Trần Tuấn Nhậm, Võ Hồng Ngự, Nguyễn Quốc Thái, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Ngọc Lan, Cao Thanh Tùng, Chu Vương Miện, Hương Khê, Thái Lãng, Luân Hoán, Trịnh Viết Đức

Mặc dầu viết cho Hành Trình, Đất Nước hay Trình Bảy, mặc dầu bầy tỏ thái độ băn khoăn có thể bất mãn, họ vẫn có tư thế độc lập.

Nhóm Hành Trình không phải đơn độc. Bên cạnh đó còn có nhiểu nhóm khác như Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, Phong trào Dân Tộc Tự Quyết, Ủy Ban Vận động Hòa Bình, Phong trào Bảo vệ Hòa Bình, Hạnh Phúc dân tộc và cuối cùng là Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc.

Những phong trào này- dù chỉ là những tên gọi khác nhau- có dấu hiệu cho người ta ngờ vực là con bài của cộng sản như trường hợp Thích Quảng Liên.

Bên cạnh đó còn có những phong trào văn nghệ phản kháng, trở về nguồn như Phong trào Du Ca, Tâm Ca, Da vàng ca.. Những phong trào văn nghệ  này thực chất có thể chỉ là những khát vọng Tuổi trẻ và không có những vận động chính trị hay sự xâm nhập của cộng sản.. Và vì thế, nó được nhiều giới trẻ hưởng ứng tham gia.

Cho nên việc phân định ranh giới rõ rệt các nhóm trí thức khuynh tả không phải là một điều dễ dàng gì.

Nhưng nhìn chung, nhóm Hành Trình được coi là nhóm khuynh tả tiêu biểu ..Đa số những người trong nhóm đã ở tuổi trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng và họ tham gia với tính cách tự nguyện.

Sợi dây nối kết họ lại với nhau chỉ vì họ có một số quan điểm khá tương đồng có thể gói trọn trong một số ý tưởng nòng cốt sau đây :

-  Chống mọi hình thức can thiệp của Mỹ  vào miền Nam. Điều mà có thể thời chính ông Diệm, ông Nhu cũng chủ trương như thế.

-  Chống lại cuộc chiến tranh đang diễn ra mà theo họ, đó chỉ là một thứ chiến tranh ủy nhiệm.

-  Gián tiếp chống lại chính quyền miền Nam mà theo họ chỉ là tay sai bản xứ do Mỹ chỉ đạo.

-  Cổ võ cho một quan điểm Cách Mạng Xã Hội không cộng sản được gọi là đường lối thứ ba.

Phải nhìn nhận rằng đa số thành viên chính của tờ Hành Trình đểu là người công giáo, nhưng với chủ điểm và đường lối của họ đã tách rời khỏi đường lối chung của Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng như giáo dân Việt Nam.

Nhất là nó đi ngược với đa số người công giáo nói chung. Trên căn bản, những người công giáo đa số thầm lặng này vẫn khẳng định vị thế đối kháng đến một mất một còn với cộng sản..

Nội dung các bài viết nhất là nhóm Đất Nước, Hành Trình thường bầy tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở về thời cuộc, về hiện tình đất nước và muốn tìm ra những giải pháp và hướng đi cho mình.. Đó là các bài viết mang tựa đề như: Cùng nhau cảm thức về một nỗi buồn nhược tiểu, Cách mạng của người nghèo,, Độc tài hay dân chủ, Tìm một hướng đi cụ thể cho cuộc cách mạng Việt Nam, Cách mạng và dân chủ,

Nhưng chỉ đến đây là điểm chung, điểm dừng lại, điểm rẽ ngoặc giữa Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung..

Họ khác nhau vì thái độ chọn lựa dấn thân, hành động hay không hành động.

Lý Chánh Trung cũng như Nguyễn Văn Trung và có thể nhiều người khác như giáo sư Châu Tâm Luân, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, luật sư Trần Ngọc Liễng đều nhận được những bức thư lấy danh nghĩa sinh viên học trò. Trong đó, đại diện cộng sản tìm cách thúc dục đặt vấn đề tranh đấu, dấn thân cụ thể thay vì chỉ sống trong môi trường đại học viết bài.

Người thảo ra những bức thư ấy có thể là Trần Bạch Đằng, Phạm Chánh Trực hay Năm Nghị. Sau đó được giao những sinh viên như Trần Thị Lan tiếp xúc các vị trên..

Nhiều người trong số đó đã bị mắc bãy và chính họ – như trường hợp Lý Chánh Trung đã thú nhận..

Lý Chánh Trung viết:

Chính anh em sinh viên đã kéo tôi ra khỏi tình trạng bất động ấy bằng lời mời gọi của họ. Sự dũng cảm ấy đập vào tim óc mọi người và bắt mọi người phải suy nghĩ..

Nhất là trong bài viết: Nói chuyện với người học trò, ông ghi lại như sau:

Theo con nghĩ, cần phải có một hành động cụ thể, kịp thời, không trí thức và hữu hiệu. Hành động cụ thể, kẻ cạn suy xét mới không ngộ nhận hành vi của thầy là một phản ứng nhát thời của lương tâm trí thức, hay một sự hiện diện tượng trưng, coi cho được với lịch sử..

Thầy chỉ suy tư về những nỗi đau khổ, những niềm tuyệt vọng của kẻ khác, mà thầy chưa nằm trong những nỗi đau khổ, những niềm tuyệt vọng đó. Thế đứng của thầy là ở ngoài, ở trên.

Thầy cũng đã suy tư về một cuộc cách mạng theo phương cách nào đó cho một lý tưởng công bằng xã hội mà em biết rằng thầy chỉ đứng ngoải cuộc cách mạng lý tưởng đó thôi..[17]

Đây là những lời lẽ khích động, đánh đòn tâm não, đánh vào tự ái của người trí thức.. Lý Chánh Trung đã bị  kích động và làm theo sự kích động ấy sau nhiều trăn trở..

Và cũng kể từ đây có một Lý Chánh Trung đã lột xác, đã dấn thân, nhập cuộc.

Và cũng kể từ đây chia ngã rẽ với những người như Nguyễn Văn Truug. Một bên rời bỏ tháp ngà suy tưởng, một bên tiếp tục con đường suy tư- nhưng ngại dấn thân, ngại nhập cuộc..

Và dần dần kể từ năm 1968, Lý Chánh Trung đã có thể tự coi mình là người của Đảng- đã tiếp xúc với người của Mặt trận- đã được đưa lên vùng mật khu- đã nhận chỉ thị, đã viết theo đường lối của Mặt trận..

Thay vì được điều động vào mật khu, Lý Chánh Trung được khuyến cáo ở lại thành phố, quấy phá bằng ngòi bút, có mặt trong các cuộc biểu tình, xuống đường của giới sinh viên..

Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thời bấy giờ cùng lúc phải đối đầu với hai mặt trận.

Ngoài Sài gòn, cuộc chiến được giải quyết bằng bom đạn, bằng những trận mưa pháo ban đêm vọng về thành phố ngủ không yên giấc vì những tiếng ì ầm. Binh lính ngày đêm phải đối đâu trực diện với cái chết từng ngày, từng giờ.

Trong thành phố là một trận chiến bằng hàng rào kẽm gai, bằng lưu đạn cay và những biểu ngữ, hô hào đủ kiểu..

Và Lý Chánh Trung đứng bên ngoài cổ võ:

Khóc đi con, khóc cho quê hương của con đã rách nát như áo ăn mày, cho những cánh đồng loang lổ vỉ bom đan, xơ xác vì thuốc khai quang, cho những thành phố tanh ôi mùi tinh trùng Mỹ, cứt đái Mỹ, rác rến Mỹ, đô la Mỹ..

Khóc đi con, khóc cho các anh các chị con đang bị giam cầm, đánh đập mà không ai biết vì tội gì, và sắp được đưa ra xử trước một tòa án mà không ai tin”.[18]

Có nhiều cách móc nối.  Và cộng sản đã móc nối được nhiều người, trên dưới cả trăm người.

Tôi không biết ai đã móc nối Lý Chánh Trung mà cứ như những điều ông trình bày thì có thể là học trò. Trường họp Nguyễn Trọng Văn cũng vậy. Riêng Nguyễn Văn Trung thì có ông Thanh Nghị (chồng bà Tâm Vấn) rủ Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đỉnh Đầu, Nguyễn Ngọc Lan vào khu.

Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Đầu từ chối tham gia vào sinh hoạt chính trị. Chỉ có Nguyễn Ngọc Lan nhận lời và đã vào khu.. Những việc móc nối này, theo tôi, ngành mật vụ biết hết, nhưng để yên, chỉ theo dõi..

Năm 1968- Tết Mậu Thân là thời điểm quyết dịnh dứt khoát ai theo, ai không theo cộng sản. Có một lằn ranh rõ rệt, lộ mặt và nhiều khi không còn dấu diếm nữa

Như Lý Chánh Trung tự thú nhận:

Trong những năm đó, nhất là từ sau tết Mạu Thân, tôi đã tham gia hầu hết các phong trào đấu tranh công khai tại thành phố.[19]

Ông xác định rõ hơn:

Nhưng tôi cũng phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, và nếu không có sự mời mọc, lôi kéo của những người trẻ tuổi, thì rất có thể tôi đã không tham gia đến mức độ ấy. [20]

Nhưng những cái chung đó không đủ để nối kết họ làm một.. khi tình thế chuyển biến.. Nguyễn Văn Trung dừng lại ở bình diện nhận thức, phân tích, tra hỏi, bới tìm, chứng minh bằng lý luận. Lý Chánh Trung viết ít chú ý đến mặt lý luận với nhiều độ cảm tính, viết bằng cả tâm tình, khơi dậy, đánh động và nhất là nhập cuộc, tham gia gia vào các cuộc biểu tình, xuống đường.. và ở cuối đường gia nhập tổ chức cộng sản..[21]

Rồi đến 1975 thì kết quả một người bị đi tù, một người được trọng vọng, cất nhắc..Nhưng số phận sau cùng dành cho họ ra sao. Đó mới là điều quan trọng.

Sắc thái chung của những trí thức thiên tả

Đó là một sinh hoạt đứng bên lề trái, đứng để phê phán, đứng để chống lại cái chính thống. Đó là thái độ bất mãn thường trực với cái đang có, cái trật tự hiện có còn dở dang, chưa hoàn chỉnh,-cái chính quyền hiện tại-. Chống  bất kể là ai, bất kể là đệ nhất hay đệ nhị cộng hòa, Chống là chống. Hay cũng chống, dở cũng chống, chống một phía.

Người cánh tả thường chỉ nhìn thấy những kẽ hở, những điều xấu, điều tiêu cực-quên đi những điều tốt đẹp- đứng về phía thiểu số hay đứng về phía kẻ bị coi là bị áp bức, người nghèo. Hoặc rộng lớn hơn họ đứng lên bênh vực các nước nghèo, nước bị trị, kém mở mang..

Sau này tạm đủ lớn mạnh, ông đã tự nhận mình là thuộc thành phần lực lượng thứ ba.(Troisième Force). Có nghĩa không phải là quốc gia chống Cộng mà cũng không hẳn là cộng sản. Nhiều chỗ trong những bài báo trên Hành Trình, Đất Nước, Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung gọi đó là một thứ Xã Hội chủ nghĩa không cộng sản..

Trong tình thế đất nước chúng ta, lồi hô hào xuông một chủ nghĩa xã hội không cộng sản là một ảo tưởng. Đó là một ước mơ và một đề nghị lơ lửng và còn tin rằng có thể hòa hợp,  hòa giải với cộng sản.

Chính Lý Chánh Trung sau này cũng phải nhìn nhận rằng:

‘ Lực lượng hay Thành phần thứ ba chỉ là một khát vọng hơn là một thực lực thực tế. Tổ chức vỏn vẹn có vài trăm người. Nhóm người đó mở ra mọi phía và đón nhận nhiều ảnh hưởng. Vì thế họ không có một ý thức hệ chính xác nào”.[22]

Chính vì mấy chữ này mà ông bị Nguyễn Trọng Văn viết tham luận tố giác ông và Nguyễn Văn Trung sau 1975. Nguyễn Trọng Văn đóng vai một kẻ đấu tố- một phiên bản của những cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất. Hay là phiên bản của vụ Nhân Văn Giai Phẩm?

Hiện tượng tố giác này, sau 20 năm sống ở miền Nam, tôi chưa hề bao giờ thấy xẩy ra. Tại sao Nguyễn Trọng Văn vốn cũng là một trí thức miền Nam có hạng,  trở thành một tên chỉ điểm, đi tố giác đàn anh. Kẻ đi tố cáo đã tự làm mất bản thân mình trở thành tên đao phủ như Tố Hữu?

Trước những lời tố cáo như thế, Lý Chánh Trung giữ thái độ im lặng.

Trước 1975, ông nghênh ngang ngậm tẩu, đầy phong cách trí thức, đầy tự tin, tham dự các cuộc mít tinh biểu tỉnh như một thứ lãnh tụ sinh viên.

Sau 1975, ông  học làm thinh.

Và để gỡ tội với chế độ, ông đã điều chỉnh cách nhìn, quay 180 độ, đổi giọng. và đây mới là điều đáng trách, đây mới là điều tủi hổ cho trí thức miền Nam.

Thà chạy mẹ ra nước ngoài cho yên. Thà buông súng đầu hàng

Hay thà ngồi trong trại Cải Tạo nó bảo trắng thì mình bảo trắng, nó bảo đen thì mình bảo đen..

Ở đây có ai bắt ông chịu nhục phải viết như thế!!

Trong một bài phỏng vấn của nhà báo Alain Ruscio, ông nói:

Đã từ lâu, tôi vẫn mơ một cuộc cách mạng khoan hòa,  đúng mực và khoan nhượng… Chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đáp đúng nguyện vọng của tôi.. Chúng tôi đã làm mọi cách để xã hội mới được hình thành với ít đau đớn bao nhiêu hay bấy nhiêu… Ảnh hưởng của Hồ Chí Minh về điều này là một yếu tố quyết định.[23]

Ở chỗ bạn bè, chỗ những người quốc gia, ông lý luận rất khéo léo  để che đậy, rất thuyết phục.

Tôi chỉ đồng hành với họ (cộng sản), nhưng không là đồng chí.

Một lối nói ngụy biện chỉ những tay biện luận triết học có tay nghề mới nói được như thế.  

Bởi vì cũng trong một bài trả lời phỏng vấn Alain Ruscio, ông được coi là dại diện cho thành phần thứ ba, ông lại nói khác. Ông cho rằng:

Người ta không thể nào là người yêu nước, yêu hòa bình, hòa hợp dân tộc mà lại đồng thời có thể chống lại cộng sản.[24]

Ở đây lại là một lối ngụy biện cao đồng hóa tình tự yêu nước và yêu Đảng vào làm một.

Điều này rõ ràng ông học được- không phải từ trường đại học Louvain- mà từ trường Đảng, trường dạy ngụy biện gian dối có đẳng cấp nhất mà tôi thường được nghe từ những nhà trí thức đủ loại ở Hà Nội.

Tôi có thể bỏ qua cho ông tất cả những gì ông đã làm, đã nói trước 1975-. Nhưng thật là khó cho tôi không thể dung nhượng được những điều ông nói và làm sau 1975..

Nói cho cùng, cả Lý Chánh Trung, cả Nguyễn Trọng Văn tiêu biểu cho một bi kịch của trí thức miền Nam sau 1975.

Có lẽ lời nhận đinh của Nguyễn Văn Trung đáng nhẽ trước tiên phải được dành ưu tiên cho Lý Chánh Trung- người bạn đồng hành của ông- mới phải:

Tham gia cách mạng là tham gia vào quá trình tự tiêu diệt chính mình.

Ông chọn một thế đứng chênh vênh như thế ở miền Nam trước 1975 cũng có phần nào hiểu được, nhưng nhiều phần đó chỉ là một ảo tưởng, lãng mạn chính trị. Nhiều phần là không thực tế. Nếu không nói là ngây thơ, khờ khạo vì không hiểu được thực tại chính trị.

Ngay từ thời sinh viên khi còn học triết học ở Louvain vào thập niên 1950 cùng với nhiều sinh viên khác như Trần Văn Toàn, Lê Tôn Nghiêm vv, ông đã ngả theo  khuynh hướng triết học Mác Xít, chống Pháp.

Sự ngả theo như thế hầu như là một cái mốt của giới trí thức trẻ.

Phảỉ tả phái mới được.

Tả khuynh mới được coi là có đầu óc, trí thức. Nó chẳng khác gì cánh trí thức tả của  Pháp như A. Camus, Simone de Beauvoir, J.P. Sartre, André Gide hay các nhà báo như  Bernard B. Fall,  J. Lacouture, Stanley Karnow, Alain Ruscio, David Halberstam, Oriana Fallaci  vv..

Và nếu nói theo khoa học bây giờ, người ta tìm thấy trong đầu con người có những loại Genes đặc biệt như Gène de Dieu, có tên khoa học là VMT, gène về đồng tính vv . Người có gène tôn giáo này có những khuynh hướng thần tính, siêu nhiên khó mà cắt nghĩa được.  Cái Gène tôn giáo  xác định cái căn cước, cái thần linh ngự trị trong cuộc sống của một người.?.[25]

Nếu đã có những gènes về tôn giáo và đồng tính thì cũng có thể có những loại Gènes về chống đối, bất mãn và xung đột..Nếu thực sự  cũng có những gènes như vậy thì có thể lý giải được nhiều điều về cá tính con người cũng như cách hành xử  của những người tả phái.

Họ có cái gene bất mãn nên luôn ở thế đối đầu, chống đối.

Phải chăng Lý Chánh Trung về phạm vi tâm sinh lý có một não trạng bất mãn thường trực  và điều đó làm nên cá tính, nhân cách của ông chăng?

Nhưng nói chung, trong số thành phần trí thức thiên tả ngả theo cộng sản thì theo tôi người tiêu biểu về mọi phương diện là Lý Chánh Trung…Tiêu biểu của ông có thể về mặt nhận thức, trí thức, về mặt dấn thân nhập cuộc, tiêu biểu cả về mặt thành thật hoặc không thành thật, tiêu biểu của việc đón chiều gió, tính cơ hội cũng có, khi nào cần phải lên tiếng và khi nào cần biết im lặng.

Có thể ông không phải là loại người quá khích, hung hăng sốc nổi. Trái lại điềm tĩnh và cân nhắc mỗi khi phát biểu, đôi khi dè dặt cẩn trọng, có tính toán, cân nhắc…

Vì ở thế đối lập, ông luôn tỏ ra thái độ từ bất mãn đến chống đối các chính thể từ Đệ Nhất sang  Đệ Nhị Cộng Hòa.

Ông luôn có việc để làm, để chống đối mà không bao giờ sợ thất nghiệp.

Vậy mà ông đã thất nghiệp sau 1975, vì không có gì để chống đối nữa.

Chống độc tài, chống kỳ thị tôn giáo, chống gia đình trị, chống cá nhân ông Diệm, chống chiến tranh, chống Mỹ Ngụy, chống tham nhũng, chống cá nhân ông Thiệu như tay sai Mỹ.

Nhưng đó là thứ chống một phía.

Không bao giờ dám nhìn nhận sự thật phía cộng sản đang làm gì ?

Chống chán rồi đòi.  Đòi tự do, tự do báo chí, đòi dân chủ, đòi thả tù nhân chính trị, đòi thả những sinh viên theo cộng cộng sản nằm vùng, ngay cả những đặc công cộng sản. đòi quyền cho phụ nữ..

Chống và đòi. Đó là hai công việc đi đôi với nhau của ông Lý Chánh Trung.

(Còn tiếp)

___________________________________________

[15] Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, trang 138

[16]  Lý Chánh Trung, Nói chuyện với người đã khuất, ngày 21-9-1969 tạp chí Đất  Nước, số 112, trang 15 chủ nhiệm Nguyễn Văn Trung, chủ bút Lý Chánh Trung, Tổng thư ký tòa soạn, Thế Nguyên, tòa soạn, 291 Lý Thái Tổ, Sài gòn

[17]  Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, Nói chuyện với người học trò, trang 80-81

[18]  Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, Khóc đi con, trãng

[19] Lý Chánh Trung, Trui rèn trong lửa đỏ, Làm và Tin, trang 239

[20] Lý Chánh Trung, Ibid, 239

[21]  Lý Chánh Trung, Trui rèn trong lửa đỏ,  Ibid, trang 240

[22] Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 178

[23] Alain Ruscio, Ibid, , trang 182

[24] Alain Ruscio, Ibid,  trang 214  Ly Chanh Trung m’a expliqué : On ne pouvait être patriote, partisan de la paix, de la reconciliation nationale, et rester en même temps anticommuniste

[25] Dan Burstein et  Anne De Keijzen,  Les secrets, des Anges&Demons, trang 267

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Trường hợp Lý Chánh Trung [2]”

  1. vybui says:

    Không chỉ có Lý Chánh Trung, mà hầu hết những “sản phẫm” cuả các đại học Pháp, Bỉ đều có chung một “background”: KHUYNH TẢ!

    Cha cố, Sư, Ni, trí thức “chùi l..” đại đa số những người Việt xuất thân từ những lò đào tạo như Liège, Paris…, nói chung là thuộc văn hoá Pháp, đều na ná nhau, nhất là những tay học triết. Do ảnh hưởng những người thầy cuả họ, do sự “quyến rũ” cuả chủ nghĩa Cộng Sản thời hưng thịnh cuả nó, cuả chủ nghiã xã hội phi CS kiểu Bắc Âu và cũng nên nhớ một yếu tố “chủ đạo”: muôn đời chống Mỹ cuả người Pháp, những người tự hào về văn hoá Pháp và coi khinh các giá trị tư tưởng không cùng “gien” với họ! (may thay, từ những năm 60, qua chương trình Colombo,TT Ngô Đình Diệm đã gửi một loạt sinh viên ưu tú đi những nước thuộc văn minh Anh-Mỹ, vừa để giảm bớt ảnh hưởng Pháp, vừa để thay thế mấy thế hệ “ưu tú’ đã trở thành …”old- fashioned”!)

    Sau hơn 4 thập niên, từ những năm 70 cuả thế kỷ trước đến nay, người ta tự hỏi :vị trí cuả Pháp ở đâu trên thế giới này?

  2. Hoa Thanh says:

    Nên nhắc lại cho mọi người biết mà rút kinh nghiệm chứ. Chúng ta thường trách thời vua Tự Đức không sáng suốt như Minh Trị nên Nhật nổi bật lên. Chúng ta đã dập tắt Đà tiến của miền Nam từ ngày 1/11/1963 để bây giờ thua Đại Hàn quá xa, và cứ Đà này thì không chừng sẽ thua cả Cambode. Không phải nhắc lại để trách móc, oán hờn. Khóc than, luyến tiếc mà làm gì, lợi Lộc gì nhưng là để học hỏi, rút kinh nghiệm mà thay đổi, tiến lên. (Nam Hàn và Miền Nam VN có nhiều điểm tương đồng, thời gian 1954-1963 miền Nam có phần sáng sủa hơn Đại Hàn, chỉ tiếc đang tiến thì khừng lại rồi cang ngày càng đi vào ngõ hẹp)

  3. LeThiep says:

    Hãy so sánh trường hợp Lý chánh Trung ở Miền Nam và thân phận của trí thức phản kháng ở Miền Bắc :

    Trích – Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15/8/1913 , và mất ngày 8/2/2007.

    Ông gia nhập Việt Minh . Tháng 8/1945 được bầu vào Chính phủ lâm thời và được Hồ Chí Minh trao cho trọng trách tổ chức ngày lễ Độc Lập ở Ba Đình ngày lễ Tuyên bố Độc lập 2/9/1945. Từ tháng 11/45 đến tháng 12/46 lần lượt giữ các chức vụ Thứ trưởng bộ thanh niên, Chủ tịch uỷ ban vận động Hội nghị văn hoá toàn quốc, Trưởng ban tuyên truyền xung phong trung ương, phụ trách báo Toàn dân kháng chiến, cơ quan trung ương của Hội Liên Việt.

    Cuối năm 1956, Nguyễn Hữu Đang tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, chủ trương báo Nhân Văn cùng với Hoàng Cầm, Trần Duy, rồi Lê Đạt.

    Ông viết bài tham luận chỉ trích những sai lầm của lãnh đạo văn nghệ . Ông là người không chịu dùng tài năng của mình để bẻ cong ngòi bút và không chịu uốn thấp nhân cách để làm những điều đi ngược lại với lương tâm. Ông nhất quyết không chịu “đấm ngực nhận tội” và nhất định không bao giờ đứng ra tố cáo những anh em văn nghệ sĩ khác. Cái giá cho sự nghĩa khí này là ông phải chịu mức án 15 năm giam cầm ở Hà Giang . Năm 1973, được trả về theo diện “Ðại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris.” và bị quản chế ở Thái Bình.

    Có lẽ ông là một trong vài ba người trên trái đất này hồi đó không biết có cuộc chiến tranh Việt-Mỹ .
    Tuy được ra tù nhưng ông vẫn phải chịu sự ghẻ lạnh, xa lánh của xã hội. Tổng cộng thời gian ông bị cầm tù oan khuất và sống trong buồn tủi và cô đơn 30 năm trời. Những năm cuối đời Nguyễn Hữu Đang sống trong cô độc, không vợ không con và nhờ vào nguồn thực phẩm chính là côn trùng, cóc nhái.

    Phùng Quán, người bạn nghĩa tình đã giúp đỡ rất nhiều cho ông trong những năm đó viết về Nguyễn Hữu Đang như sau:

    ( Vài trích đoạn) Cái chái bếp căn hộ độc thân của anh rộng khoảng 5 mét vuông, chật kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, treo vắt cả chục cái khăn mặt rách xơ như giẻ lau bát, áo may-ô thủng nát, quần lao động vá víu… Chính giữa gian chái kê cái chiếc tủ gỗ tạp nhỏ, hai cánh mọt ruỗng không khép kín được, khoá một chiếc khoá lớn như khoá cửa nhà kho. Trên nóc tủ, xếp một chồng mũ cối, mũ vải, mũ lá mà ở Hà Nội người ta thường quẳng vào các đống rác. Cạnh tủ là một cái giường cá nhân, bốn chân giường được thống cố thêm bốn chồng gạch. Trên giường một đống chăn bông trần rách thủng, và một xấp áo quần cũ làm gối… Sát chân giường kê chiếc bàn xiêu vẹo chỉ có hai chân, hai chân kia được thay bằng hai sợi dây thép buộc treo vào tường. Mặt bàn lát bằng nan tre. …. Dưới gầm bàn là mấy chục đôi dép cao su hư nát, đứt quai, được bó thành từng bó, hai cái vại muối dưa rạn nứt, sứt miệng, một đống bản lề cửa, sắt vụn, đinh còng queo, mẩu dây thép han rỉ… ..

    Anh lôi dưới gầm giường ra một cái xô tôn thủng đáy, đặt lên miệng xô tấm gỗ dán: “– Đây là bàn ăn – anh giới thiệu, và vần tiếp ra hai cái vại muối dưa sứt miệng – Còn đây là ghế ngồi. . Anh dọn ra hai cái đĩa, rồi chọn trong hai cái bát hương đậy viên gạch vỡ gắp ra năm sáu viên gì đó tròn tròn, đen xỉn, nom rất khả nghi. Anh chỉ vào mỗi đĩa, giới thiệu thực đơn: [“– Đĩa này là chả cóc, đĩa này là chả nhái. Nhờ ăn] thường xuyên hai thứ đặc sản này mà tôi rất khoẻ, còn khoẻ hơn cả chú”.

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Cho nên tôi không tiếc mà cũng không trách cụ Hồ đã lựa chọn con đường cộng sản. Tôi chỉ khâm phục Cụ đã trung thành tuyệt đối với sự lựa chọn của mình.”

    Ông Lý Chánh Trung thuộc trường phái “Nghe những gì CS nói” mà không thuộc trường phái “Nhìn những gì CS làm”.

    “Nghe những gì CS nói”, trường phái này đông lắm! Tác giả bài này đã kể ra một số tên tuổi Tây, Mỹ. Ông Nguyễn Văn Huy viết bài “Mao hút hồn phe tả châu Âu và đệ tử” có giải thích là các trí thức châu Âu, trong đó có trí thức Pháp, thất vọng với Stalin khi họ biết sự tàn bạo của Stalin và họ ngưỡng mộ Mao Trạch Đông, cho Mao là kẻ cách mạng thật sự, không phải là kẻ tàn bạo, phản bội cách mạng vô sản như Stalin.Thì ra họ đọc sách tuyên truyền của Trung Quốc nên tưởng Mao là kẻ cao cả. Họ đọc sách Hồng ghi lời Mao viết. Kể ra cũng đáng thất vọng về trí thức, ghét Stalin mà lại đi sùng bái Mao.

    Nhà văn Dương Thu Hương trong bài “Cơ chế của sự nhầm lẫn”, khi sang Pháp có dịp gặp các trí thức này. Vì họ thiên tả nên họ thấy Dương Thu Hương từ phe CS đã từng tham gia chiến tranh nên họ ngưỡng mộ. Còn Dương Thu Hương thì kể về số phận một số trí thức Pháp khi biết được sự thực về Mao:

    “Một thời gian sau, sự thực lộ ra dưới ánh mặt trời, họ vỡ mộng, người điên, người tự tử, người sám hối, tuyệt đại đa số thì lẳng lặng thủ tiêu nhiệt tình cách mạng để quay lại, tìm cuộc sống theo lối tư sản cũ.”

  5. Người SANYO says:

    Cảm ơn một bài viết rất hay của NVL. Qua đó tôi biết được những diễn biến trong những cái đầu của một số trí thức thiên tả miền nam. Sống trong một chính thể cộng hòa, được quyền phản biện xã hội và “luôn tỏ thái độ từ bất mãn đến chống đối” vậy mà … “đã thất nghiệp sau 1975, vì không có gì để chống đối nữa”. Hè hè … toàn là bọn trí thức rỡm đời khoác lác và sĩ diện. Tụi này sinh ra chỉ làm chật đất thôi, chẳng có nghĩa lý gì.

  6. Võ Đình Tuyết says:

    Qua những bài viết của ông Nguyễn Văn Lục,một giáo sư triết học và là một nhà văn. Ta sẽ học được nhiều thứ về một quá khứ của trí thức miền Nam thời trước năm 1975.Những trí thức mang đầy bằng cấp của phương Tây, nhưng đầy ảo tưởng trừu tượng mông lung bằng ngôn ngữ diễn đạt bác học.Họ chỉ thích cảm tác lãng mạn như một nghệ sĩ đời sống trí thức trong mơ mộng và…không bao giờ thực tế.
    Đọc ông Nguyễn Văn Lục ta càng nhìn rõ hơn khi những trí thức sa lông va chạm vào thực tế cộng sản. Ngoài Bắc có Luật sư Tường có triết gia Thảo.Trong Nam trước năm 75 còn chút tự do nên loại đó nhiều hơn.Nhưng có một điều họ đều im lặng hay bị trù dập cho đến chết.
    Những bài viết như của ông Lý Chánh Trung ta chỉ nhìn thấy những chống đối một chiều đầy tham vọng và chỉ làm lợi cho cộng sản.Trong các bài viết đó chúng ta không nhìn thấy sự phát triển đất nước và khai triển một nền dân chủ có căn cơ có nền tảng vững chắc tương lai.Kinh tế,kỹ thuật,xã hội thật sự tự do mới cho con người khả năng vươn lên.Ông chỉ viết chống đối bằng cảm nghĩ trí thức khoa bảng lãng mạn của những lưỡi liềm đen cộng sản sau lưng ông,chỉ khi va chạm vào thực tế thì ông mới biết,nhưng đã muộn.Nhưng cũng chính ông và những trí thức cùng đám sinh viên như Huỳnh Tấm Mẫm,Hoàng Phủ Ngọc Tường là những người đã phá nát miền Nam khi tự do mới nẩy mầm.
    Cám ơn giáo sư Nguyễn Văn Lục,dù với tuổi đời đã cao, ông đã cố gắng viết lại những sự thật để hậu sinh nhiều hay ít biết về một thời đã qua,đã có thật, và học hỏi để phát triễn đất nước tương lai không sa lầm vào thất bại.

  7. Người SANYO says:

    Lý Chánh Trung cùng chung số phận với hầu hết đám trí thức CS miền nam, sau giải phóng chẳng được CS tin dùng. Mấy thằng CS nhãy núi xuống chẳng biết đám này là chó gì … nên rốt cuộc xôi hỏng bỏng không, cả một đời theo CS đành thui thủi lặng im buồn bã. Buồn cho đám trí thức này là sự sĩ diện, cứ cho mình đã hành đúng không có gì phải hối tiếc. Huỳnh Tấn Mẫm, Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Lê Hiếu Đằng … cuối đời vẫn cố tự hào về quá khứ . Đám trí thức Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh … thì một mực leo lẽo chối bỏ tội ác tày trời và ghê tỡm mà chúng đã gây ra ở xứ Huế. Tóm lại lực lượng trí thức một thời đã thiếu hẵn tư duy độc lập, vừa lý thuyết sách vở, vừa cao ngạo sĩ diện, vừa vô tâm vô cảm, dễ dàng cuốn vào những vòng xoáy tội ác mà CS luôn có thừa. Bao trí thức tài danh như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường … cũng chẳng làm nên cơm cháo gì cho dân cho nước. Có chăng là những số phận uổng phí được chép ra để người đời đọc mà buồn giận và tiếc nuối trong chốc lát.

    • Nông Dân says:

      Không có đầu(trí) , chẳng thức thời mà sao gơi là trí thức nhỉ!Cứ bộ đi học có cái bằng cao thì gọi là trí thức! Dỏm

  8. Hoa Thanh says:

    Đọc những bài như thề này trong đêm khuya, trên giường êm đệm ấm, bỗng cả một thời dĩ vững hiện về rõ mồn một. Thời chinh chiến tung hoành khắp vùng hai, đâu Pleime, Đức Cơ, Ben Hét. Đâu Lâm Đòng, Đà Lạt, Dakto. Thấy Mai nở rộ mới biết Xuân về trong rừng sâu ghìm tay súng cho hậu phương thế này đây ( bây giờ mới biết! ). Sự thể bây giờ như thế này, trách ai, oán ai……. Ôi! Đáng kiếp. Cám ơn Anh Lục chịu đọc, chịu viết ra cho Thiên Hạ đọc vào những đêm khó ngủ triền miên.

  9. Đinh Ngọc Minh says:

    Điều làm cho chúng ta hết sức kinh ngạc là có rất nhiều kẻ tự nhận mình là trí thức- thậm chí là trí thức về lãnh vực triết học, xã hội học- lại dễ dàng để cho bọn côn đồ, vô học cs xỏ mũi dắt đi! Sự thật giờ đây đã được phơi bày quá rõ ràng, những con người này không biết tự hổ thẹn hay sao khi còn cứ mãi mạo nhận danh xưng trí thức này- kia- nọ!?!

  10. Người góp ý says:

    Ai cũng thuộc nằm lòng câu ” Đoàn kết thì sống ,chia rẽ thì chết ” miền Nam mất vào tay CS mà không được như Đại Hàn ngày nay dù thập niên 60 của thế kỷ trước VN vượt xa Đại Hàn và 1 số quốc gia Đông nam Á.Miền Nam thiếu đoàn kết ,một thành phần trí thức “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” ,không phải chỉ có Lý chính Trung mà chính LM Thanh Lãng dạy đại học văn khoa Sài gòn cũng rứa .Không thể nói như Nguyễn tiến Hưng trong quyển “Đồng minh tháo chạy” đổ lỗi cho Hoa Kỳ chính bản thân miền Nam chia rẽ dẫn đến miền Nam lọt vào tay CS , nhắc lại càng thêm buồn .Nay đất nước dù thống nhất nhưng tình trạng chia rẽ cũng không tránh khỏi ( chia rẽ giữa chính quyền tham nhũng và nhân dân , trong nước và ngoài nước , chênh lệch giàu nghèo cùng cực…) nước rơi vào tay Tàu cộng không thể tránh khỏi .

Leave a Reply to Minh Đức