WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Lý Chánh Trung [3]

Đọc: Phần 1-Phần 2 -Phần 3-Phần 4-Phần 5

Ông Lý Chánh Trung và bà Lý Lan Phương, con ông Lý Chánh đức. Ảnh: tatrungtravinh.blogspot.com

Ông Lý Chánh Trung và bà Lý Lan Phương, con ông Lý Chánh đức. Ảnh: tatrungtravinh.blogspot.com

Lý Chánh Trung và nhóm Liên Trường[26]

Nhóm Liên Trường còn được gọi là nhóm Phục Hưng miền Nam. Rất có thể là do những người đứng ra khởi đầu như các ông Nguyễn Văn Lộc, Huỳnh Văn Đạo, Lý Quý Phát. Vả sau đó được sự hỗ trợ của các ông Phan Khắc Sửu, nhất là cụ Trần Văn Hương. Theo giáo sư Lưu Trung Khảo thì do gợi ý của tướng Mai Hữu Xuân với tướng Trần Văn Đôn như một điều chỉnh lại tình trạng lép vế của người miền Nam so với người Bắc.

Sự phục hưng miền Nam thật ra chỉ là đòi quyền lợi, đòi chia ghế, đòi chức vụ mà đăc biệt xảy ra dưới thời cụ Trần Văn Huong- đặc biệt trong ngành giáo dục.

Các trí thức trẻ trong nhóm Liên Trường coi cụ Trần Văn Hương như một mẫu người miền Nam trong sạch, đạo đức, không tỳ vết chính trị.

Họ đã ủng hộ cụ trong việc thành lập chính phủ và chỉ thực sự chán nản khi cụ Hương quyết định đứng chung liên danh với ông Nguyễn Văn Thiệu.

Vấn đề Liên Trường  mặt trái của nó là vấn đề Nam-Bắc.

Mà tiền sử của nó có thể từ thời Đàng Trong và Đàng Ngoài, thời Trinh-Nguyễn..kéo dài gần ba thế kỷ.

Nó bắt đầu từ sự khoanh vùng địa lý, sở hữu đất đai và bảo vệ sở hữu đó nên phải đụng đến binh đao. Nhưng để biện minh cho một thứ chính nghĩa thì người ta phải vận dụng đến vấn đề lịch sử, luân lý và ngay cả một số huyền thoại, vấn đề chính tà để biện minh cho những tham vọng của cả hai phía.

Nhà Nguyễn thống nhất ngôi vua chưa đầy 60 năm chưa đủ thời gian để xóa cào bằng những ranh giới phân biệt địa lý chính trị lịch sử giữa hai miền.

Khi ngưới Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đã lợi dụng lá bài Nam- Bắc và chỉ 40 chục năm sau, 1940, họ đã đào tạo được những thành phần tay sai bản xứ có trình độ chuyên môn cho một loại trí thức Nam Kỳ tự trị..Thật sự thành phần này chẳng những kỳ thị Nam-Bắc, còn phân biệt giai cấp giàu- nghèo, giai cấp thống trị- bị trị như một thứ người ngoại quốc trên chính quê hương mình.

Khi người Pháp ra đi thì không có nghĩa là ảnh hưởng văn hóa Pháp không còn nữa. Nó tạo ra một tồn tích mà nay ta gọi là hiện tượng hậu thuộc địa.

Cái chết của Thủ tướng Thinh coi như một lời cảnh cáo cho những ai còn nuối tiếc nó..

Sau 1955, tưởng như vấn đề kỳ thị Nam- Bắc nay nó đã thuộc về lịch sử rồi.

Nhưng cuộc di cư 1955 một cách gián tiếp như một cú sốc về văn hóa, xã hội..Cú sốc ấy hiểu được và không tránh  khỏi được những đụng chạm phải có..

Ông Diệm có thể là người đã dẹp tan và giải mã được những đợt sóng ngầm ấy.

Sau 1963- một thời kỳ nhố nhăng, đầy xáo trộn đã tạo dịp cho những cơ muu chính trị nhó đầu lên.

Cái nhen nhúm ấy thật sự chỉ nhằm một thế đứng chính trị chẳng khác gi cái thế đứng dựa vào các tôn giáo lớn như Phật giáo-công giáo.

Người làm chính trị muốncó cái thế thì phải đi qua cổng nhà chùa hoặc cổng nhà thờ hoặc tính địa phương..

Nhiều dân biểu đắc cử vì dựa vào cái thế địa phương của mình.

Lý Chánh Trung có mặt trong nhóm Liên Trường và được giữ chức Đổng lý văn Phòng bộ giáo dục.. Công việc của ông là dọn dẹp một số chức vụ chỉ huy trong ngành giáo dục và Vụ Học Đường Mới. Việc làm này hết sức đáng trách như những việc sau đây:

  • Thuyên chuyển giáo sư Đàm Xuân Thiều (gốc Bắc) vốn là một nhà giáo gương mẫu, thanh liêm và đạo đức từ Giám Đốc Nha Trung Học đầy lên Ban Mê Thuột.
  • Ông  Đặng Trần Thường, cũng bị mất chức giám đốc Nha khảo thí cũng bị đầy lên cao nguyên
  • Giáo sư Trần Ngọc Ninh nói với tôi rằng chính ông là người đề ra  Chương trình Học Đường Mới, có tên là CPS nhằm đưa giới trẻ vào các sinh hoạt ngoài phạm vi nhà trường. Có khoảng 30 gíáo sư nằm trong chương trình này. Ông đang đi dự một Hội Nghị Quốc tế về Giáo dục do Unesco tổ chức tại Băng Cốc mà lần đầu tiên Nga tham dự. Khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất- do áp lực của nhóm Liên Trường áp lực ông Nguyễn Cao Kỳ- buộc giáo sư Trần Ngọc Ninh phải từ chức. Họ đã thay thế Tổng trưởng giáo dục bằng một người khác là ông Nguyễn Văn Trường. Ông Trần Ngọc Ninh sau đó lẳng lặng rút lui. Và những người thay thế  là Nguyễn Văn Trường, Lý Chánh Trung đã xóa sạch toàn bộ các chương trình ấy.
  • Hiệu trưởng các trường trung học gốc Bắc như Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục bị thay thế thế bằng người miền Nam.. Trường hợp ông Lâm Phi Điểu- một người bạn tâm giao của ông Võ Long Triều được điều về làm Hiệu trưởng Hồ Ngọc Cẩn.. Chẳng may ông này bị tai biến mạch máu não phải ngồi xe lăn. Mặc dầu vậy, ông vẫn giữ chức Hiệu trưởng nên các giấy tờ công văn, tùy phái phải đến nhà ông để ông duyệt xét ký.
  • Một số hơn 20 giáo sư trung học nằm trong chương trình Học Đường Mới bị trả về nhiệm sở cũ..như các quý ông Lê Đình Điểu, Hà Tường Cát, Phạm Phú Minh, Đỗ Quý Toàn, Trần Đại Lộc, Phan Văn Phùng…
  • Chính tôi đã hỏi thẳng ông Lý Chánh Trung về việc thuyên chuyển này, nhưng ông chối quanh và không nhận trách nhiệm do chính tay ông ký Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển

Nhìn lại việc này, tôi vẫn cảm thấy bực bội về thái độ và cách hành xử của giáo sư Lý Chánh Trung và bao nhiêu những cảm tình tốt dành cho ông từ những năm làm báo Sống Đạo tan ra mây khói..

Những việc tranh đấu, những điều ông viết trở thành những dấu hỏi về tính lương thiện trí thức có hay không?[27]

Từ đó nó cũng đặt câu hỏi phải chăng ông là người có tính xu thời, thứ chủ nghĩa cơ hội, gió chiều nào ngả theo chiều đó.Tôi thật sự không dám dấn sâu hơn những suy nghĩ của mình về vấn đề này..

Cũng may là bác sĩ Nguyễn Văn Thơ, một người cũng miền Nam- một tổng trưởng liêm chính- sau đó thay thế ông Nguyển Văn Trường đã không đồng ý các việc giáng chức,  bổ nhiệm có tính cách trừng phạt ấy.

Lý Chánh Trung với các sinh viên tranh đấu theo cộng sản

Việc từ bỏ tháp ngà của một giáo sư đại học văn khoa cũng như một công chức cấp cao của ngành giáo dục và quyết định dấn thân sát cánh với nhóm sinh viên tranh đấu thân cộng sản là một bước ngoặt trong cuộc đời sinh hoạt chính trị của ông.. Những băn khoăn, thắc mắc của tôi là tại sao ông chọn lựa thái độ dấn thân ấy? Tôi đã thăm dò nơi một hai người bạn thân của ông..Nhưng kết quả không là bao nhiêu..

Tôi cũng không bằng lòng với những bài viết như thú nhận tại sao ông đã nhập cuộc và theo cộng sản vì lý tưởng cộng sản un đúc từ thời sinh viên, vì nghĩ rằng nó có tính cách trang điểm cho những việc làm của ông sau này.trước Đảng..Bài viết của ông nhan đề: Làm Và Tin viết như một thứ Trả Bài làm tôi nghi ngờ tính lương thiện trí thức ở trong đó, bởi vì nó được nhắc nhở đến ngay từ hồi còn sinh viên mà Lý Chánh Trung đã có niềm xác tín như thế với Đảng cộng sản

Ông đã viết như sau:

Lúc còn bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đã thắng tại Việt Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì đảng cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây, Đảng cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.

Tuy không phải là người cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của chủ nghỉa cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi chon rằng chỉ chủ nghĩa cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Những tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, thì thú thật là tôi chưa tin nổi[28]

Tôi đi tìm một lối giải thích khác và tôi nghỉ là nó chính xác hơn..

Ông đã chạy theo những đám thanh niên thiên tả mà một số là cộng sản nằm vùng. Đặc biệt nhất là sinh viên Y khoa Huỳnh Tấn Mẫm.

Đối với tôi thì sinh viên này trước 1975 là thứ phá hoại- một thứ phá làng phá xóm do cộng sản giật giây.

Giá trị của anh ta  là ở chỗ ấy.. Sau 1975, không dùng được vào việc gì cùng lắm dùng làm cảnh..

Từ đó đến nay, gần 40 năm, anh sinh viên nay mang thân phận dư thừa. Không có chỗ đứng.

Có dịp đọc lại hết những hoạt động của Thành Đoàn TNCS của thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức được thành lập năm 1966, tôi thấy hết được bối cảnh chính trị miền Nam trong những năm tháng cuối cùng..

Chúng ta biết rằng có một cuộc chiến tranh trực diện, cuộc chiến tranh ở ngoài Sài gòn bằng bom đạn, bằng trực thăng, bằng đại bác 105 ly, bằng đô la để đổi lấy những xác chết- và cũng có một cuộc chiến bằng súng cối, bằng hầm chông, bằng ám sát, thủ tiêu và cuối cùng bằng xe tăng đại pháo với những xác người bị phơi thây bên bờ kinh, bờ rạch.

Nhưng có một cuộc chiến tranh thứ hai ngay giữa lòng Sài Gòn bằng biểu tình, tuyệt thực, xuống đường, bằng hô hào đả đảo, bằng lựu đạn cay và nước mắt và bằng những hàng rào kẽm gai

Cuộc chiến cân não này ít ai nói tới vì không thể đếm những xác người.

Nó cũng không có biên giơi rõ rệt, trộn lẫn Ta và Địch, vì Địch cũng có thể là ta.

Cuộc chiến trên đường phố ở Sài Gòn diễn ra ở hai mặt:

-  Mặt nổi là những cuộc biểu dương lưc lượng của giới sinh viên học sinh như biểu tình, xuống đường, đòi cái này, cái kia, ngay cả việc đòi thả những cán bộ cộng sản như Vũ Hạnh, sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Lý Chánh Trung đã có mặt trong nhữ cuộc biểu dương này và ông đã viết như sau trong Một thời đạn bom, một thời Hòa Binh:

‘ Tôi đã đến đây tham dự buổi tuyệt thực của 20 giáo chức Đại, Trung  và Tiểu học tại tỏa Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các sinh viên, trong đó có anh Huỳnh Tấn Mẫm đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hòa. Trong lúc mấy anh em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống..[29]

Thế nào là trái phép? Bắt giam một anh cộng sản nằm vùng là trái phép? Đã không ai đặt ra câu hỏi này cả..Và sau 1975, Đã bao nhiều người đã vào tù một cách oan khuất, đã có lần nào, Lý Chánh Trung dám lên tiếng một lần’?

-  Mặt thứ hai của cuộc chiến tranh đang diễn ra tại thành phố Sài Gòn là công tác được chỉ huy của các đồng chí như Nguễn Văn Linh, Trần Bạch Đằng, Phạm Phương Thảo với vô số tên tuổi như Nguyễn Đông Thức,Hồ Dũng, Anh Ngọc, Lê Văn Nuôi, Hàng Chức Nguyên, Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư. Phạm Chánh Trực.

Và với nhiều bí danh như Tám Lượng, Hai Nghị, Út Thu, Mười Hương, Ba Hoàng, Tư Kiên, Mười Hải, Mười Dũng,, Ba Liễu, Tư Thanhvv.. Đã có hằng trăm tên như thế.

Công việc của họ là ám sát các nhân vật có uy tín của miền Nam như giáo sư Nguyễn Văn Bông, ký giả Từ Chung, báo Chính Luận, chủ bút Chu Tử, hai giáo sư Y khoa là giáo sư Lê Minh Trí, giáo sư Trần Anh và sinh viên Lê khắc Sinh Nhật..

Những công tác của các tổ ám sát này sau được phép kể lại công khai trên báo chí như một thứ giải trí hay một thứ thành tích giết người đang được tự hào.

Sau nữa là việc  đốt xe Mỹ xảy ra ở nhiều nơi..

Để hỗ trợ cho việc đốt xe Mỹ này, tờ Tin Sáng của nhóm Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung đưa ra một bản tin như sau :

‘ Phong trảo đốt xe Mỹ càng ngày càng vang dội vả được mở rộng, thu hút được nhiều tần lớp nhân dân tham gia. Ở Thủ Đức, vào lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng19 năm 1971,đồng bào đã tự động phóng hỏa đốt  một xe Đại Hàn. Hành động này, đồng bào Thủ Đức nói là hỗ trợ cho chiến dịch đốt xe Mỹ của Ủy Ban đòi Quyền sống đồng bào tổ chức nhằm trả thù cho đồng bào Bình Thạnh và các tỉnh miền Trung bị lính Đại Hàn giở trò man rợ’.[30]

Cũng tờ Tin Sáng số ra ngày 21 tháng 10 nam8n 1971 với hàng tít lớn :

Từ tờ mờ sáng 20-10, sinh viên học sinh mở cuộc săn đốt xe Mỹ trong khu vực tam giác sắt Trần Quốc Toản- Cao Thắng-Kiều Công Hai…

Việc đốt xe Mỹ này là do những tổ trinh sát thi hành. Tờ báo Tin Sang đã tuyên truyền bịp bợm đổ cho đồng bào một cách vô tội vạ.

Ngày nay, họ còn tỏ ra hãnh diện và công khai hóa những vụ ám sát này như một thứ thành tích đáng được biểu dương..

Một tờ báo như Tin Sáng thế mà không ai nghĩ đến việc đóng cửa và bỏ tù bọn họ.

Với hai mặt trận như thế mà chúng ta đành thua người cộng sản.

____________________________________

[26] Nguyễn Văn Lục, Nhìn lại vấn đề kỳ thị Nam-Bắc, dcvonline.net

[27] Hồi ký Võ Long Triều, trang 329

[28] Lý Chánh Trung,  Trui rèn trong lửa đỏ, trang 229

[29]  Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, một thời Hòa Bình. Tr.62

[30] Trui rèn trong lửa đỏ, trang 122-123

Pages: 1 2

20 Phản hồi cho “Trường hợp Lý Chánh Trung [3]”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Sau 1963- một thời kỳ nhố nhăng, đầy xáo trộn đã tạo dịp cho những cơ muu chính trị nhó đầu lên.”

    Cái thời mà tác giả bảo là nhố nhăng thì ông Hồ Ngọc Nhuận ngày nay đang tiếc. Ông tiếc vì đó là cái thời ông được biểu tình, được viết báo… Ông Hồ Ngọc Nhuận viết trong bài “Đã đến lúc phá xiềng”:

    “Nó cũng có mặt này, mặt khác nhưng dưới chế độ cũ, tôi là dân biểu đối lập nhưng tôi làm báo được, mặc dầu tôi bị đóng cửa tới đóng cửa lui, rồi tôi bị tịch thâu tới, tịch thâu lui và sau cùng tôi bị đóng cửa hẳn năm 72. Đóng tờ này tôi lại làm tờ khác.”

    • NẮNG NGÀN says:

      HỒ NGỌC NHUẬN

      Ngày xưa anh nổi như cồn
      Bây giờ anh tiếc có còn chi không
      Từng làm trời đất bão giông
      Bây giờ anh rúc trong lồng anh ơi
      Hỏi anh là chuột hay dơi
      Hay con gì nữa có trời biết thôi !

      TRĂNG NGÀN
      (04/3/14)

Phản hồi