Công an Ukraine quỳ gối xin tha lỗi
Nhân dân Ukraine thắng, cựu Tổng Thống Viktor Yanukovych thua, đang chạy trốn. Hơn ba tháng trước đây, cả ông Yanukovych và những người chống ông, không ai ngờ chuyện có ngày xảy ra. Bắt đầu, là một cuộc biểu tình nho nhỏ. Tháng 11 năm 2013, Tổng Thống Yanukovych bất ngờ tuyên bố ngưng bàn thảo về bản hiệp ước thương mại với Liên Hiệp Âu Châu (EU) mà hai bên đang chuẩn bị ký kết. Mấy trăm người, đa số là sinh viên, xuống đường phản đối. Họ không đòi ông tổng thống từ chức, chỉ đòi ông trở lại với chính sách thân thiện với EU mà nước Ukraine đã theo đuổi từ sau khi độc lập.
Tại sao các bạn trẻ này nổi giận? Có phải vì họ tính toán, thấy liên kết kinh tế với Châu Âu thì lợi hơn hay không? Chưa chắc. Nhưng họ đã thấy cảnh ông Yanukovych sang Nga bí mật gặp Tổng Thống Vladimir Putin, được Putin hứa cấp viện 15 tỷ đô la; khi về nước lập tức đổi chiều chữ U, cắt đứt liên hệ với Âu Châu. Chắc nhiều người cảm thấy nhục! Ukraine mới được độc lập từ năm 1990, sau nhiều thế kỷ bị các Nga hoàng thống trị, rồi bị nhập vào Liên Bang Xô Viết. Các hoàng đế Nga, trắng và đỏ, đã tìm cách tiêu diệt văn hóa Ukraine, di dân Nga sang đó; lưu đày các nhà chính trị, giới trí thức và văn nghệ sĩ lên Siberia nếu họ chống lại. Stalin dùng dân Ukraine làm thí nghiệm tập thể hóa nông nghiệp, khiến mươi triệu người chết đói. Người Ukraine nghĩ về chính phủ Nga cũng giống như người Việt Nam đối với các chính phủ bên Tàu. Hai đợt “cải tạo,” và “thanh trừng” của Stalin, (năm 1929-34 và 1936-38) đã giết chết gần 700,000 dân Ukraine. Trong đó đã giết 80% giới trí thức, văn nghệ; và ba phần tư các sĩ quan cao cấp. Vâng lệnh Putin quyết định tách xa Châu Âu khiến Yanukovych bị dân Ukraine khinh thường. Biểu tình đòi giao thương với Châu Âu là một cách bày tỏ thái độ với chính phủ Nga!
Nhưng chỉ có các sinh viên tỏ thái độ; các chính trị gia đối lập không tổ chức cuộc biểu tình. Nhiều lãnh tụ đối lập cũng vẫn muốn thân thiện với Nga. Dân thủ đô Kiev cũng không tham dự. Chắc vì họ thấy cuộc biểu tình này rồi sẽ chẳng đưa tới kết quả nào; sau khi các “ông lớn” đã đi đêm với nhau. Mọi chuyện bất ngờ thay đổi sau khi ông Yanukovych đàn áp.
Viktor Yanukovych đã nắm chính quyền nhiều lần. Người to như ông hộ pháp, tài sản giầu bậc nhất nước, mười năm trước ông đang làm thủ tướng, vừa đắc cử tổng thống, thì dân Ukraine cũng biểu tình chống bầu cử gian lận. Ông khuyên vị tổng thống đàn áp nhưng không được nghe, cho nên cả hai mất chức. Cuộc Cách Mạng Mầu Cam đưa Viktor Yushchenko lên ghế tổng thống và bà Yulia Tymoshenko làm thủ tướng. Năm 2006 ông lại liên minh với mấy đảng khác, và trở lại ngồi ghế thủ tướng. Năm 2010 thì ông đắc cử tổng thống!
Ðối với một nhà chính trị hoạt đầu, nắm chính quyền chỉ là một cơ hội trục lợi; mà từ bốn năm nay ông Yanukovych đã tích lũy được tài sản khổng lồ cho gia đình, con cái, các đại gia ghét ông nhưng cũng sợ ông. Chế độ Dân Chủ đối với ông là một cuộc chơi banh giữa các nhà chính trị cùng với các đại gia, họ chia nhau ghế, tranh cướp tài sản quốc gia; anh nào cũng tham lam và lạm dụng quyền hành như anh nào. Còn người dân, đến ngày bỏ phiếu sẽ mê hoặc họ, đánh lừa họ, họ tin rằng dân chúng ở đâu cũng vậy.
Theo bản năng sẵn có, ngay lập tức Viktor Yanukovych thẳng tay đàn áp đám sinh viên phản kháng. Kinh nghiệm mười năm trước nhắc nhở ông là phải tiêu diệt biểu tình ngay từ đầu. Các sinh viên bị đánh, bị bắt, đám đông bị dẹp tan. Hậu quả bất ngờ, là phản ứng của dân chúng Kiev. Họ phẫn nộ trước cảnh đàn áp, và họ đến ủng hộ với các sinh viên. Họ vẫn còn nhớ quyền lực của người dân trong cuộc Cách Mạng Mầu Cam mạnh thế nào. Ngay sáng hôm sau, hàng trăm ngàn người xuống đường, kéo tới tràn ngập công trường Maidan, ở trung tâm thủ đô, và cứ thế tiếp tục ngày này sang ngày khác. Cuộc biểu tình ngày càng đông đúc hơn; vì những người biểu tình rất trật tự, theo đúng kỷ luật, khiến cho không những dân chúng Ukraine mà cả thế giới cũng kính trọng. Họ dựng lều, làm hàng rào, đồng ca những bài hát yêu nước. Ðêm sang ngày, trong nhiệt độ dưới số không.
Phong trào phản kháng đã tự chuyển biến, như con nhộng hóa thành con ngài, con sâu biến thành con bướm. Người dân không những đòi phải tái lập giao thương với Châu Âu, mà đòi quyền được sống xứng đáng với tư cách công dân một nước độc lập. Xã hội Công dân xuất hiện, nhiều người lên tiếng tố cáo guồng máy chính trị thối nát, tham nhũng, và bất lực trước các khó khăn kinh tế, làm cho đất nước nghèo, nghèo và hèn! Ukraine là một miền đất phì nhiêu nhất trong Liên bang Xô viết thời xưa. Công nghiệp tiến bộ, 99% dân biết chữ, tỷ lệ người đi học đại học cao bậc nhất thế giới, cái máy computer đầu tiên của Liên Xô được sáng chế ở Ukraine! Vậy mà trong hai chục năm qua các nhà chính trị đã làm tiêu tán hết cả những di sản quý báu của tiền nhân, đưa đến cảnh phải sang Nga “ăn xin” ông Putin, và trả giá bằng cách bất ngờ đoạn tuyệt với EU! Các chính trị gia đã làm cho dân nghèo, làm cho cả dân tộc thành hèn yếu!
Dân trung lưu Ukraine lại đứng dậy, mười năm sau cuộc Cách Mạng Mầu Cam, cuộc cách mạng sau đó đã bị các chính trị gia chiếm đoạt và lợi dụng. Cả ông tổng thống và các chính trị gia đối lập đều không ngờ lòng dân trào lên nhanh như vậy. Ông Yanukovych không nói chuyện với dân chúng biểu tình, mà mời các lãnh tụ đối lập tới thương thuyết; dùng chiến thuật trì hoãn để xoa dịu dư luận thế giới. Dân vẫn biểu tình ngoài trời, trong không khí mùa Ðông giá lạnh, trong hai tháng trời.
Cố vấn của ông Putin đã công khai khuyên Yanukovych hãy thẳng tay đàn áp. Yanukovych đã học được phép chống biểu tình của ông thầy Putin. Ngày 16 Tháng Giêng, ông ban hành luật cấm biểu tình, ai chống chính phủ sẽ bị trừng trị bằng luật hình sự. Nhưng người dân Ukraine can đảm hơn ông tưởng. Trong ba ngày, gần một trăm người bị giết. Ngày 22 Tháng Giêng 2014, các thanh niên, sinh viên bắt đầu dùng gạch, đá, chai xăng chống lại công an. Công an an nổ súng. Mấy chục người chết. Bầu không khí thủ đô và ở công trường Maidan thay đổi, sau khi máu chảy. Người dân không sợ hãi mà còn mạnh bạo và cương quyết hơn. Yanukovych bèn rút lại đạo luật cấm biểu tình, bắt ông thủ tướng từ chức để chạy tội; mời một lãnh tụ đối lập thuộc đảng của bà Tymoshenko lên thay nhưng không được. Yanukovych bay sang Nga dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Ðông.Tình hình êm dịu kéo dài, chắc nhờ Putin đã yêu cầu Yanukovych không được làm cho tin tức cuộc chơi mùa Ðông bị lu mờ so với tin tức Ukraine trên các báo đài khắp thế giới.
Những thanh niên lãnh đạo cuộc biểu tình đã chọn đúng thời điểm Putin đang lo thế vận hội mà phản công. Họ tự lập ra một Ðoàn Thanh Niên Tự Vệ, điều động dân dựng hàng rào kháng cự, tự võ trang, chuẩn bị đối đầu với đám công an xung phong. Chính quyền có lúc dọa đem cả quân đội tới đàn áp biểu tình, nhưng các tướng lãnh vẫn đứng ngoài cuộc tranh chấp chính trị. Yanukovych tiếp tục “câu giờ” bằng các cuộc thương thuyết với các đảng đối lập. Có lúc họ đã đạt được thỏa hiệp, sửa Hiến Pháp để trao quyền cho Quốc Hội nhiều hơn, chấp nhận cho Yanukovych có thể tiếp tục làm tổng thống đến cuối năm nay mới bầu cử. Trong khi đó bộ trưởng Công An tuyên bố đã phát “súng trận” cho công an, sẵn sàng giết. Khi các lãnh tụ đối lập công bố kết quả cuộc thương thuyết, nhiều người dân hô đả đảo. Một thanh niên đọc tên một người bạn cùng ở trong Ðoàn Thanh Niên Tự Vệ, cả anh ta với vợ và con nhỏ đã bị công an bắn chết. “Không thể thỏa hiệp! Yanukovych phải từ chức ngay!”
Trong thời gian đó, ở trong Quốc Hội, các đại biểu đảng viên của ông Yanukovych đã thấy gió đổi chiều. Một số thỏa hiệp với các đại biểu đối lập thay đổi Hiến Pháp, họ làm luật trả tự do cho bà Tymoshenko. Ngày Thứ Tư, sinh viên đánh nhau với công an cảnh sát. Ngày Thứ Năm, công an an xung phong Berkut dùng đạn thật bắn chết hàng chục người biểu tình, các đại biểu Quốc Hội thấy phải hành động. Một đại biểu đối lập đề nghị một lời kêu gọi công an ngưng bắn dân. Phe chính phủ phản đối, cảnh đấm đá lẫn nhau diễn ra. Ðể thay đổi không khí, một đại biểu đề nghị một phút tưởng niệm các người đã chết, bên dân cũng như bên công an. Trong không khí tĩnh lặng đó, chỉ nghe thấy tiếng hơi thở của mình, chắc nhiều người đã thay đổi ý kiến. Quốc Hội thông qua lời kêu gọi công an ngưng bắn dân.
Hình như các công an chỉ chờ cơ hội đó. Ngày Thứ Sáu, họ lặng lẽ giải tán. Khi đoàn biểu tình tiến tới trụ sở các bộ, các sở, cảnh sát, công an đã bỏ trống, đường phố thuộc về người dân. Sáng sớm Thứ Bảy, Yanukovych cùng gia đình bỏ trốn. Ông đến một tỉnh miền Ðông, nơi nhiều người gốc Nga sống, xưa nay vẫn là hậu cứ của ông. Ông tính qua biên giới sang Nga, nhưng lính biên phòng ngăn lại. Ông đưa tiền hối lộ, họ từ chối.
Yanukovych không ngờ cơ sự xảy ra như vậy. Các nhà chính trị đối lập cũng không ngờ. Trước đó, người ta vẫn lo Ukraine sẽ xảy ra nội chiến, vì tinh thần ái quốc của dân ở phía Tây rất mạnh, còn dân ở phía Ðông vẫn thân Nga hơn. Nước Georgia, trước cũng thuộc Liên Xô như Ukraine, đã từng bị quân Nga tấn công, rồi kéo hai vùng tách ra đòi tự trị, và thân Nga. Nhưng sau khi một chính phủ lâm thời thành lập ở Kiev, các tỉnh miền Ðông tuyên bố sẽ tuân phục chính quyền trung ương. Vùng Crimea, vốn trước kia thuộc nước Nga, chỉ được trao cho Ukraine từ năm 1954, nhiều người gốc Nga kéo đến bảo vệ tượng Lenin, sợ dân Ukraine tới kéo đổ. Nhưng chính quyền Crimea cũng tuyên bố sẽ không ly khai.
Một chế độ độc tài trông bên ngoài có vẻ rất kiên cố; đã sụp đổ nhanh chóng. Dân Ukraine đã giành lại quyền độc lập tự do thật sự. Nhưng bây giờ đến lúc xây dựng lại nền dân chủ, họ sẽ phải rút kinh nghiệm quá khứ. Chế độ Dân Chủ chỉ là một hình thức tổ chức cho xã hội. Nội dung là tự do, công bằng, và quyền tham dự của người dân vào việc đất nước. Dân Ukraine không có kinh nghiệm sống dân chủ, sau mấy thế kỷ sống dưới các chế độ chuyên chế của các Nga hoàng và các lãnh tụ cộng sản. Sau khi được độc lập và xóa bỏ chế độ cộng sản, chính quyền rơi vào tay đám chính trị hoạt đầu. Bọn họ cầm quyền nhưng cải tổ kinh tế rất chậm chạp để bảo vệ quyền lợi giới quyền quý, chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ làm giầu cho chính họ, gia đình, và phe đảng. Tham nhũng tràn lan. Các đại gia gây ảnh hưởng trên guồng máy cai trị.
Bây giờ dân Ukraine sẽ phải bắt đầu lại xây dựng dân chủ tự do từ những bước đầu. Sống dân chủ tự do khó hơn người ta tưởng. Nhưng chắc chắn sống tự do vẫn hơn làm nô lệ. Vì vậy hàng trăm thanh niên Ukraine đã đổ máu hy sinh. Trong ngày Thứ Bẩy, trong lúc các nhà chính trị đang bàn nhau lập chính quyền mới, dân thủ đô Kiev đã tổ chức tang lễ cho những người đã khuất. Ngày hôm qua, cả thế giới được nhìn thấy hình ảnh những người công an Ukraine quỳ gối xin tạ lỗi với nhân dân, vì nhiều đồng đội của họ đã bắn chết dân.
Nguồn: Người Việt
Cảnh sát mà lại toàn là những ông già và sắp già, là mầm non của nghĩa địa cả vậy? Bức hình trong ảnh có lẽ là hình ảnh ba xạo, dàn dựng để lừa bịp thôi.
DâM TiêN says:
28/02/2014 at 17:43
Ở trong chăn ( cái mền) mới biết chăn có rận ( con chí )
Ố la la la , có con chí tio liắm kiiia, gần bằng người ta ấy,
nó bám vô khu rừng lông lá của đám công an GIẢ kia kìa…
nên nó biết đó là Côn an giả, ới ai ơi, tuyên láo ơi, láo ơi.
Ngày ấy sẽ không xa? Câu này tôi nghe mãi nhàm tai 38 năm nay rồi chứ có mới mẻ gì đâu? : Nào là CS sáp chết đến nới, nào là CM hoa nhài đã thổi đến VM, Nay thì lại CM Cam nữa…Nghe mà điếc cả cái lỗ tai, ngồi đấy mà mơ hão? Xưa được Mỹ ủng hộ mà còn chạy tụt quần cả tớ lẫn thày, nay Mỹ nó ôm chân CSVN rồi mà lại còn mơ đánh đổ CS, ngồi đấy mà chờ sung nó rụng vào mồm./.
tuphuong mấy tuổi zồi?
Cu cộng phỉ an nam có ngu như phuongtu thì cũng biết
phận mình…
Phiền vì mấy cái chữ Thế nào? Bao giờ ? How? When?
Có ai “đảm bào ” cho chỗ đội cái nón cối không? Nhân
dân có tha cho không? Của cải cướp được có bị thu
hồi không ? C ó bị ép ” chém vè” té đái từ Miền Nam bôn
tẩu về cái xứ…xuống hố cả nút không ?…
Cọng Phỉ biết thân phận mình trăm mối tơ vò, chứ bộ?
Tàu cộng vung cú đấm thép năm 1984, bè lũ ngụy quyền Việt cộng thua mất Lão sơn . Tung cú đấm thép kế tiếp năm 1988, lại thua bận nữa, mất Gạc Ma . Từ đấy, cho kẹo bè lũ ngụy quyền Việt cộng cũng chẳng dám trêu người quan thày Tàu cộng . Chúng ra tay đánh đập những người yêu nước . Chúng ú ớ hai tiếng ” tàu nạ, tàu nạ “, mà chẳng dám tố cáo Tàu cộng ra trước Tòa Án Quốc Tế – như Phi luật Tân đã làm .
…Thông điệp chính mà Ukraina gửi cho thế giới là làn sóng dân chủ khởi đầu với cuộc cách mạng Ả Rập năm 2011 vẫn tiến tới và không thể đảo ngược được. Nếu không thì phe dân chủ đã không thể thắng lợi. Họ thiếu đoàn kết, thiếu lãnh đạo, thiếu phương tiện và cũng không được trợ giúp từ bên ngoài. Đối lập Ukraina không phải là một đảng mà là ba đảng biệt lập. Gương mặt đối lập nổi nhất là một cựu vô địch quyền anh đứng đầu đảng mang tên “Quả Đấm”. Sức mạnh của họ chỉ là khát vọng dân chủ của nhân dân Ukraina và sự ủng hộ tinh thần của dư luận thế giới. Cả Hoa Kỳ lẫn Châu Âu đều đã lưỡng lự và bất động trong khi Yanukovych thẳng tay đàn áp và được Nga tận tình yểm trợ. Dù vậy làn sóng dân chủ đã cuốn đi chính quyền Yanukovych. Sự sụp đổ của chính quyền Yanukovych có nghĩa là dân chủ đang gõ cửa nước Nga của Putin. Biến cố này là một thất bại rất bẽ bàng cho Putin sau những cố gắng tốn kém để cứu Yanukovych. Mặt khác, một chế độ dân chủ tại Ukraina chắc chắn sẽ có tác dụng lây lan nhanh chóng sang Nga vì lý do giản dị là Ukraina trước đây không lâu còn là một phần, và hơn thế nữa cái nôi lịch sử, của nước Nga. Vào giờ này chúng ta có thể tiên liệu dân chủ sẽ được tái lập một cách khó khăn vì -Ukraina thiếu tất cả và đang khủng hoảng về mọi mặt – nhưng sẽ thành công vì người Ukraina, nhất là nhân sự chính trị, đã học được bài học đắt giá của cuộc Cách Mạng Màu Cam năm 2005. Sau đó Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng không thể có chọn lựa nào khác.
Thông điệp của Ukraina cho Việt Nam là phải rất cảnh giác về di sản văn hóa. Ukraina và Việt Nam tuy rất xa nhau nhưng giống nhau ở chỗ cả hai nước đều mang nặng một di sản văn hóa nô lệ. Di sản đó khiến cả hai dân tộc đều thiếu cả văn hóa chính trị lẫn văn hóa tổ chức, bởi vì chính trị là quan tâm và kết hợp là tâp quán của những con người tự do. Ukraina đã có thể không cần đổ máu để đánh đuổi Yanukovych, đồng thời tiết kiệm mười năm chật vật và suy thoái, nếu cuộc Cách Mạng Mầu Cam năm 2005 đã được lãnh đạo và tiến hành một cách thông minh. Nhưng thay vào đó nền dân chủ đầu tiên của Ukraina đã là một bi hài kịch, tổng thống Yushchenko và thủ tướng Timochenko đều bất tài như nhau và dồn mọi sức lực để hạ nhau thay vì hợp tác với nhau. Chính họ đã tạo điều kiện đưa Yanukovych, một tên trộm cướp vô học trở lại cầm quyền và đưa Ukraina tới thảm kịch. Giữa nô lệ Khổng Giáo và nô lệ Nga Hoàng chế độ nô lệ nào khắc nghiệt hơn là một câu hỏi khó khăn, nhưng đối với trí tuệ và nhân cách thì sự tàn phá của Khổng Giáo chắc chắn là lớn hơn. Chúng ta có thể nhận thấy điều này. Phong trào dân chủ Ukraina dù sao cũng có đội ngũ hơn nhiều so với Việt Nam và tại Ukraina cũng không có những trí thức tỏ ra hãnh diện khi nói rằng mình không thuộc tổ chức nào.
Thảm kịch của trí thức Việt Nam trước hết là một thảm kịch nội tâm.
Ban biên tập Tổ Quốc.
Những comments như thế nầy, giúp cho bạn đọc (như tôi) phấn khơỉ _ Tiếp nhận được chút ít khôn ngoan, làm giàu thêm hiểu biết, nhận định đúng sai- mở mang trí tuệ- có được cái nhìn rông , xa hơn tình hình thế giới – Dĩ nhiên là vượt lên trên những “dĩnh cao trí tuệ cuả loài Vem” đang “Xuống Hàng Chó Ngưạ Vì Ngu”, lấp liếm, láo lừa ! khakhakha
Chân thành cảm ơn Phaman51 . Hy vọng được đọc thêm nhiều coms hay, giá trị cuả người
Kính
Ông Đặng xương Hùng nói: Theo những tín hiệu mới nhất mà tôi nhận được, họ (CSVN) đã bắt đầu hiểu rằng thời đại mà các chế độ độc tài có thể đàn áp một cách vô tội vạ đã qua rồi…”
Đúng vậy, bây giờ mà bọn CS lưu manh mất dậy còn dở cái thói hung ác thì sẽ ăn đòn, chúng trông cái gương tên Gaddafi, chui xuống cống còn bị dân lôi cổ lên bắn chết
CÓ THỰC CẢNH SÁT UCRAINA QUỲ GỐI XIN LỖI DÂN?
Mấy ngày nay, trên các tranh mạng tràn ngập hình ảnh các lính đặc nhiệm Ucraina quỳ gối, được giải thích là đang xin lỗi người dân. Các trang Ba Sàm, Quê Choa của Lập què cũng hào hứng vỗ tay đôm đốp và nhai lại luận điệu trên..
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/02/co-thuc-canh-sat-ucraina-quy-goi-xin.html
Tôi nhìn đây không phải là cảnh sát mà là mấy người biểu tình đóng giả là cảnh sát ngồi quỳ thôi. Có tin là vùng tụ trị đã mời tất cả cảnh sát ở Kiép về làm việc tại đây. Các vùng ly khai bắt đầu trưng cầu dân ý tách khỏi nước này thành quốc gia riêng và ông Thử tướng lại dẫn đầu quân đội quay về Kiép hỏi tội bọn đảo chính. Đây là điều nguy cho những người làm bạo loạn. Mỹ và châu Âu chuẩn bị nhận hàng tiệu dân nước này sang hội nhập châu Âu rồi. Họ không phải trốn đi mà là muốn sống ở châu Âu mà. Có khi còn mua tầu sang cả Mỹ ở cho có quyền tự do và Dân chủ nữa.
Ở trong chăn ( cái mền) mới biết chăn có rận ( con chí )
Ố la la la , có con chí tio liắm kiiia, gần bằng người ta ấy,
nó bám vô khu rừng lông lá của đám công an GIẢ kia kìa…
nên nó biết đó là Côn an giả, ới ai ơi, tuyên láo ơi, láo ơi.
Xem báo Đàn Chim Việt này thì biết ngay:
http://old.danchimviet.info/archives/84638/hoa-ky-va-chau-au-phai-cau-xin-su-giup-do-cua-putin-de-van-hoi-tinh-hinh-ucraina/2014/03
Thưa các ông dân chủ VN!
58,5% dân số là người Nga, 20% là người Ukraina và 22% là người dân tộc đạo hồi Tatar. Theo hiến pháp Ukraina qui định toàn dân bầu Tổng thống, muốn phế truất Tổng Thống phải trưng cầu dân ý. Bọn tiểu số vi hiến làm loạn như vậy là không hợp pháp. 58% dân Nga mà đứng lên cầm súng có sự hỗ trợ của Nga thì mấy kẻ làm loạn kia sẽ toi đời. Bán đảo Crimer tự trị đã giai tán chính quyền để trưng cầu dân ý theo ai?Nếu theo Nga thì quân đội Nga sẽ tràn ngập nơi đây được coi là hợp pháp để sát nhập vào Nga theo nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Chờ đấy mà xem? Chẳng có CM Cam với quýt gì đâu. Đừng tưởng bở. Để yên như cũ thì còn “5 ăn 5 thua” chứ làm loạn thì sẽ theo Nga hết. Mấy ổng dân chủ rởm VN cứ theo đó mà học?
Mỹ cũng chẳng hơi đâu mà nhúng vào. I Raq, Apganistan là bài học quá đắt cho Mỹ rồi huống chi bây giờ Mỹ phải tập trung cho Thái Bình Dương chống TQ bành trướng. Hơn thế nữa nhúng vào lại phải đụng đầu với Nga, Mỹ chẳng dại. Nato thì chủ yếu Mỹ là chính. Mỹ không nhúng vào thì Anh Pháp Đức dám đối đầu với Nga không? Bố bảo!
Nên nhớ các nơi như libya, syria thì Nga còn bỏ chứ Ukraina chính là lợi ích cốt lõi, Nga bỏ sao đước.
Tỉnh lại đi mấy cái đầu dân chủ VN rỗng tuyếch./.????
Ô hô! Hu! Hu! CM Cam thế là toi! Hu! Hu!
Tôi đọc Wiki kiểm chứng thì cho thấy: Ethnic groups (2001[2])
77.8% Ukrainians
17.3% Russians
4.9% others / unspecified
Không biết ông đọc thống kê ở đâu mà phán 58,5% dân số là người Nga, 20% là người Ukraina và 22% là người dân tộc đạo hồi Tatar??????
Biến động ở Ukraine đã khiến cho nhiều người liên tưởng đến Việt Nam trong những ngày sắp tới.
Ừ, mà nếu sự kiện này xảy ra ở VN thì liệu cái đám CA chó săn, những tên CA sừng sỏ đang giở thói côn đồ hiếp đáp, khủng bố nhân dân sẽ ra sao nhỉ?
“Không còn đảng, không còn mình” và “KHÔNG còn ĐẢNG, MÌNH VẪN CÒN”
Cán bộ, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và đặc biệt công an nổi chìm chọn cách nào?
Sống hiền lành tử tế để được người dân thông cảm? Hay hung hăng như lũ chó săn để rồi phải cúi đầu quỳ gối xin nhân dân tha tội chết mà chưa chắc đã thoát được?
But Thép hãy đọc bài của vietha ở ngay trên đây! Đừng có mà mơ hão! Ngồi đấy mà chờ ‘sung nó rụng vào mồm”?
Xem này:http://old.danchimviet.info/archives/84638/hoa-ky-va-chau-au-phai-cau-xin-su-giup-do-cua-putin-de-van-hoi-tinh-hinh-ucraina/2014/03
Ngày Ấy Sẽ Không Xa
Ngày ấy sẽ không xa
Ngày không còn cộng sản
Ngày đó sẽ xảy ra
Bọn công an quỳ gối!
Xin nhân dân tha lỗi!
Và cái đám côn đồ
Nghĩ ra sao đây ta?
Nhân dân ta phỉ nhổ!
Chúng chạy trốn ở đâu
Chỉ con đường độc đạo
Chạy qua trốn bên Tàu
Tất cả rồi chết ráo!
Ngày ấy sẽ không xa!
T.Phạm
http://sangcongpha1.wordpress.com/