Thiếu nữ ám sát Nguyễn Văn Thiệu bây giờ ra sao?
ĐCV: Kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc nhưng những bài báo như thế này vẫn xuất hiện trên các trang web chính thống mỗi dịp 30/4. Điều này có lẽ khác hẳn với cách nhà cầm quyền hòa giải với Trung Quốc. Mỗi dịp 17/2 cuộc chiến biên giới Việt – Trung với hàng ngàn sinh mạng ngã xuống với bao chiến công hy sinh anh dũng không còn được nhắc tới nữa.
Dưới con mắt của nhiều người, hành động của các anh hùng như trong bài báo chỉ là hành động khủng bố của một nữ Việt cộng bị nhồi sọ mù quáng. Bài viết dưới đây đăng trên TVC hôm 1/5/2014.
————————————————————-
Khoảng 2 – 3 chiếc trực thăng vần vũ, đổ vội giữa cánh đồng. Thiệu bước ra, đám tùy tùng nháo nhác theo sát bảo vệ. Trong bộ comple màu xám tro, Thiệu bước lên lễ đài cắt băng khánh thành buổi lễ.
Bỗng, trời nổi trận mưa giông, tướng tá và lính ngụy loạn xạ tìm chỗ trú, đám bảo vệ loay hoay che dù cho Thiệu. Quàng vội chiếc áo mưa, bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54. Khoảng cách chỉ còn 7 – 8m, bà Mão nhắm thẳng tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) bóp cò.
Đội trưởng du kích kiên trung
Sau nhiều giờ hỏi đường, chúng tôi mới tìm đến được nhà bà Trịnh Thị Thanh Mão (SN 1950, ngụ thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Tại đây, chúng tôi được nghe lại hành trình ám sát Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Có lẽ, dù sự việc ấy đã xảy ra cách đây hơn 40 năm nhưng mỗi khi nhớ lại, trong tâm trí bà, nó vẫn như một thước phim quay chậm mới xảy ra ngày hôm qua. Bà tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ treo đầy ảnh đen trắng thời chiến, bằng khen, giấy khen lồng trong khung kính trông rất ngăn nắp, gọn gàng. Người phụ nữ có khuôn mặt hiền hậu, đôi mắt sáng lạ thường, cái giọng sang sảng đậm chất Quảng Trị đã hút hồn người đối diện.
Năm 1964, ngụy quân, ngụy quyền đổ về lập căn cứ, dồn dân lập ấp, bố ráp thôn Hà Xá. Chúng giăng khẩu hiệu: “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Mục tiêu của chúng là lùa dân vào khu định cư để tách cộng sản ra ngoài, hòng tiêu diệt. ở làng bà Mão, người chết oan như ngả rạ, con mất cha, vợ mất chồng, cuộc sống người dân hết sức hoảng loạn. Lòng sục sôi căm thù, tuổi 15, bà Mão tham gia vào Đội thiếu niên An ninh mật Hà Xá và làm đội trưởng.
Ngày đó, bà Mão cùng các thành viên trong đội có nhiệm vụ, liên lạc nắm tình hình địch, luồn sâu vào căn cứ địch vẽ sơ đồ doanh trại, hầm hào rồi lên rừng báo cho cơ sở. Lúc bà cải trang thành đứa trẻ chăn trâu, bí mật chuyển vũ khí, thuốc men vào căn cứ cách mạng, lúc lại hóa thân thành người bán hàng rong trà trộn vào lòng địch cài bom hẹn giờ đánh xe, tiêu diệt địch…
“Lợi dụng quân địch xuống xe mua hàng, tôi lén ném quả bom vào xe. Xe cứ thế mà bốc cháy. Rồi cài bom hẹn giờ ở kho xăng ngụy ái Tử – nơi cung ứng xăng chủ yếu cho máy bay địch ở Quảng Trị, thấy xăng chảy lênh láng, ngụy lồng lên tức tối nhưng cũng không làm gì được”, bà nhớ lại.
Đội thiếu niên mật Hà Xá ngày càng trưởng thành với những chiến công vang dội: Đánh cháy 4 xe cơ giới của địch, tiêu diệt nhiều tên địch, riêng bà tự tay làm nổ hai xe. Năm 18 tuổi, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và là Bí thư chi Bộ xã Triệu Ái.
Năm 1969, nghe tin Bác Hồ mất, bà nảy ra ý kiến phải tổ chức lễ truy điệu Bác ngay trong thôn Hà Xá, nơi căn cứ địch chiếm đóng để bắt bọn ngụy quân cùng làm lễ. Để dụ địch, bà cùng các cán bộ trong đội lợi dụng lễ cầu an rằm tháng 8 (lễ tế Thành hoàng của làng). Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và đông đủ người dân trong thôn, xã. Ngụy quyền cũng được mời đến rất đông.
Với vai trò Bí thư chi Bộ xã, chính bà là người đứng lên tuyên bố buổi lễ nhưng ông Hà Tồ, một cụ cao niên cảm mến cách mạng trong làng giành lấy nhiệm vụ ấy, bởi theo cụ nói: “Nếu có gì bất trắc, còn Mão lãnh đạo phong trào, đối phó địch”. Nghe có lý, bà nhường lại cho cụ.
Đúng giây phút thiêng liêng, sau khi khấn vái, tất cả mọi người đều đứng dậy chỉnh tề chuẩn bị làm lễ. Bất ngờ, ông Hà Tồ dõng dạc: “Để tưởng nhớ công ơn Bác Hồ vĩ đại, một phút mặc niệm bắt đầu”. Dân làng cúi đầu tưởng niệm, thì tất cả ngụy quân ngụy quyền lúc ấy cũng bắt buộc phải cúi đầu mà làm lễ, chúng không thể không theo. Bị lừa một cú đau đớn, chúng lồng lộn tức tối. Qua những tên chiêu hồi, chúng thanh lọc và bắt hết những người lãnh đạo hôm ấy, trong đó có bà Mão. Bà bị tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn kiên quyết không khai. Sau đó, bà bị giam 1 năm ở nhà tù Lao Xá (nay là Thành cổ Quảng Trị).
Vụ ám sát tổng thống ngụy quyền không thành
Vừa ra tù, đang trên đường về nhà, bà lại bị bọn ngụy quyền bắt đi. Lợi dụng chương trình “bình định nông thôn”, chúng bắt hết những người từng theo cách mạng về làm lính địa phương dưới sự chỉ đạo của chúng. Địch dùng chính sách cộng giết cộng để quân ta giết quân ta, gây mất sự đoàn kết giữa bộ đội với dân. Thân xác thì bị địch giam cầm nhưng ý chí sắc son, lòng tin của bà luôn luôn hướng về lý tưởng cách mạng, về Bác Hồ.
Tuy vác trên vai súng đạn của địch, nhưng bà vẫn bí mật rải truyền đơn, bí mật liên lạc cùng cơ sở cách mạng. Giữa lúc quân địch lùng sục, bắt bớ, bố ráp, dồn dân vào ấp chiến lược, quân ta phải cố thủ. Thế chủ động nghiêng về phía ngụy quyền. Lúc ấy, bà nhận được thư của đồng chí Thủy – Trưởng Ty công an tỉnh Quảng Trị. Trong thư ông nói: “Dạo này tình hình lặng quá, cháu nên làm cái gì đó để thức tỉnh phong trào nhé, cố gắng bắt được “con” kha khá, nghĩa là “giết được tên tướng tá, đầu sỏ của địch”, bà giải thích.
Thế rồi, tháng 10/1970 địch khánh thành chương trình “bình định nông thôn”. Chúng tổ chức cắm trại ba ngày. Bà Mão nhận ra rằng, đây là cơ hội làm một việc gì đó để thức tỉnh, cổ vũ phong trào. Bà liền lấy khẩu k54 được giấu kỹ càng trong túi xách với một số tư trang áo quần.
Ngày đầu tiên trôi qua một cách nhanh chóng, địch tuần tra hết sức gắt gao. Tuy nhiên, ngày thứ hai, tình hình lắng dịu, điều kiện thuận tiện cho cơ hội để bà Mão bắt “con” kha khá. Bà nhớ lại: “Lúc ấy, thấy tên thiếu tá Nhiệm – Quận trưởng quận Triệu Phong đang đi hóng gió ở lùm dương dọc bãi biển, tôi định rút khẩu k54 ám sát. Nhưng thấy ngụy quân theo sau bảo vệ rất đông… nên đành thôi”.
Ngày thứ ba, tại trường tiểu học Bồ Bản, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, địch tổ chức làm lễ cắt băng khánh thành hệ thống “ấp chiến lược”, “bình định nông thôn”. Về dự lễ có rất đông quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn. 15h chiều, khoảng 2 -3 chiếc trực thăng vần vũ, đổ vội giữa cánh đồng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bước ra, đám tùy tùng nháo nhác theo sát bảo vệ. Thiệu xuất hiện đầy bất ngờ, bà ngạc nhiên lắm. Bởi trước đó, bà Mão không hề nghe thông tin Thiệu về dự lễ.
Trong bộ comple màu xám tro, Thiệu bước lên lễ đài cắt băng khánh thành. Bỗng, trời nổi trận mưa giông, quân địch loạn xạ tìm chỗ trú, đám bảo vệ loay hoay che dù cho Thiệu. Quàng vội chiếc áo mưa, bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54.
Khoảng cách chỉ còn 7 – 8m, bà nhắm thẳng Tổng thống Thiệu bóp cò. Cạch, viên đạn không nổ. Mặt bà tái dại đi, lại cúi xuống sửa giày. Cô du kích gan dạ tiếp tục lên đạn, xuyên qua tấm nilon bóp cò lần thứ hai. Cạch, lại không nổ. Ngay tức khắc bà lặng lẽ hòa vào dòng người, rút lui một cách nhẹ nhàng như chưa có chuyện gì.
Thời điểm ấy, cô du kích kiên trung mới vừa tròn 20 tuổi. “Lúc ấy, mình không biết súng bị sao nữa. Về kiểm tra mới biết, vì trại dựng trên cát ở bãi biển, khi ngủ mình vùi túi xách vào cát nên cát dính vào súng lúc nào không hay”, bà Mão kể.
Tháng 5/1971, sau thời gian ém quân, bộ đội ta phản công. Địch thất thủ, ta giải phóng dân, phá được hầu hết “ấp chiến lược”. Bà Mão thoát khỏi xiềng xích của giặc và rút lên rừng hoạt động cách mạng.
Tháng 4/1972, trong một trận đánh, bà “hứng” một quả pháo khiến gãy tay trái, chân trái, 9 mảnh pháo găm vào người. Ngay lập tức, bà được đưa ra Bắc điều trị. Sau ba năm an dưỡng và học tập lý luận cách mạng, bà về đảm nhận chức vụ Phó Bí thư huyện ủy Triệu Phong. Đến năm 1980, bà được chuyển về công tác tại phòng Văn hóa thông tin huyện. Năm 2002, vì lý do sức khỏe, bà xin về nghỉ hưu trước hai năm.
Vì dành quá nhiều công lao cho cách mạng mà bà gác lại hạnh phúc riêng tư. Bây giờ trong căn nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trời. Tuy nhiên, vẫn còn đó những đồng đội năm nào thường xuyên ghé thăm, động viên, ôn lại kỷ niệm xưa đã giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật. Câu chuyện ám sát hụt Nguyễn Văn Thiệu đã khắc vào tâm thức mọi người về một nữ du kích gan dạ, dũng cảm, một lòng sắc son với lý tưởng cách mạng. Đó chính là nữ anh hùng Trịnh Thị Thanh Mão.
Theo VTC
Tuổi trẻ qúa bồng bột, háo thắng. Bị một Chủ Nghĩa ngu dân, bưng bít, thực hiện những mưu đồ như những tên khủng bố. Thật là đáng thương cho Bà Mão là một trong những nạn nhân bị CNCSVN đánh lừa mà không hề hay biết. Đến tuổi về chiều, hiu quạnh bên mái nhà xiu vẹo, mới thức tỉnh lại chuyện đả qúa lầm lở rồi. Nhưng vẩn còn cơ hội cho bà ăn năn hối cải những tội lổi của mình, làm cho Dân Tộc Việt điêu đứng khổ sở và lầm than. Hơn bao giờ hết, ngay bây giờ Bà hảy đứng về phía Dân Tộc để Lột tất cả những Mặt Nạ trong qúa khứ cũng như hiện tại trước Dân Tộc. Mong Bà tỉnh thức trong giai đoạn mới này, để không hối hận trước khi bà ra đi.
Cuộc sống thiệt buồn, nếu không có mấy ông máy bà Việt cộng như madame Mảo này đây! Cám ơn quý ông bà đã mang đến cho tôi một niềm không nhỏ!
Nếu trí tuệ của người dân trong nước không quá thấp thì làm sao ở thế kỷ 21 mà bọn Việt cộng còn dám bịa những chuyện như vầy. Nghĩ mà lo cho vận mệnh đất nước mình !
Nạn nhân bị dụ dỗ ” Đi cướp chính quyền”.Mất hết tuổi thanh xuân trong tù tội và bây giờ mang thương tật.Sống “trong căn nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trời.”.Tội nghiệp..Nhưng khốn nạn là cái đảng cộng sản xài xong vất bỏ ..Cho Bà làm chủ tịch nước hay chức gì cũng được. Mấy tay thiến Heo, Mổ lợn , chăn Trâu què quặt gì cũng có chức phận mà.. Bất công wúa..!
Nói mà…chơi, nhắc lại mà chơi… hỡi blời ui blời ơi.. quê hương ơi, Phương Nga ơi…
Tự khai — Cộng ngữ hêu là tự …bạch hay tự …vạch? — khai rằng, Dâm tui 35 mà tự chế,
101 xuân dương, đồng hồ vưỡn thế… nhưng, tinh thần tinh tế , nên có cái may bất ngở
bắt được những…di tích lịch sử dâu bể…
Di tích (1), là vô tình vớ được một mảnh báo Mỹ, nay quên tên, khoảng ăm 1971, đọc rằng
HK thành that xin Navarre và quân Pháp tha thứ, vỉ bận công tác huấn luyện, nên các
không đoàn B.29 không đến tăng viện giúp quân Pháp tại Đẹn Ben Fù đươc ( Thề là Pháp.
đi đoong vì…lỗi B.29, chứ không phải do chú Giáp chỉ huy dưới hầm đâu!) — Mỹ hứa, khi
Pháp mang quân ra lòng chảo, dụ khị mấy sư đòan Vẹm bu lại như đàn ruối, thì B.29 rải
thảm lửa mà thui đốt đàn ruồi Vi Xi một lần ..rốt ráo, once for all— mà mà..Pháp ăn thịt lừa.
(Di tích (2): Dâm cũng ti toe Anh Văn,và hay tò mò, nghi ngờ về đồng minh ngay từ 1970..
khi đồng minh …cho giải tán Lực lượng Đặc biệt QLVNCH… nhường núi rừng cho quân
của TonyDo tha hồ. xử dung núi rừng cao nguyên Miền Nam VN ta…mà chiến dịch Rợ Hồ…
Thì, DâM tui tò mó mua ngay cuốn Jane Dixon’s Predictions, 1971-1972, có chương sau
cùng về Việt Nam, viết như ri rà,,,như ri rà.,..ri rà,,,
“.. Ông Nguyễn Văn Thiệu, nếu thoát khỏi một cuộc ám sát, sẽ tiếp tục làm tổng thống,. Về
chiến tranh VN, lúc nóng lúc lạnh, lúc như ngừng lại như không có gì. Nhưng cuối cùng,
thì Miền Nam Việt Nam sẽ thắng, Finally South Viet Nam Will Win.”
(NB. Theo Dâm hỏi một bạn thân sát cánh ông Thiệu, thì tong tong nhà ta thoát khỏi một
mưu sát tại Nha Trang,. Không biết ông Th ra đó mần chi. Chuyện giũ kín mít tới nay.
“Finally, South Viet Nam Will WIN”. Cuối cùng, Miền Nam Việt Nam SẼ THẮNG” Với tình
thế hiên nay…thấy có lý lắm, chúng mình ơi, ông Toubib Cường ơi, bắt tay Nói LEO đi)..
Giết Diệm này thì có Diệm khác mọc lên, giết Thiệu này thì lại có Thiệu khác mọc lên. Những tên mọc lên sau còn ác ôn, ranh ma hơn những tên trước.
Cả 2 cuộc tìm diệt những tên ác ôn đầu sỏ nhất đều thất bại. Tiếc quá! Nhưng dù sao hành động của ông Hà Minh Trí và bà Trịnh Thị Thanh Mão tìm cách giết 2 tên ác ôn đầu sỏ nhất là Diệm và Thiệu là hành động anh hùng.
Eng hùm là eng hùm…rơm,
Đô – la nó đốt hết trơn eng hùm…
Hùng says: “Tiếc quá! Nhưng dù sao hành động của ông Hà Minh Trí và bà Trịnh Thị Thanh Mão tìm cách giết 2 tên ác ôn đầu sỏ nhất là Diệm và Thiệu là hành động anh hùng“.
Tôi cũng lấy làm tiếc, cũng chỉ vì Hà Minh Trí và Trịnh Thị Thanh Mão ham danh vọng “anh hùng” mà liều chết tìm giết ông Diệm và Thiệu (nhưng không thành). Chi bằng “bộp” mẹ nó tên Hùng này đi thì bà con ngày nay đâu còn phải đọc, nghe những giọng điệu DLV như trên đây nữa, phải hong?
Bài này sao nó giống như chuyện anh hùng lê văn tám quá cũng giống như câu chuyện cô gái bắn hạ máy bay B52 Mỹ hồi năm 1972.
Năm ngoái có bài viết rằng anh du kích xưa ở Quảng nam đã dùng bày tay trần ,đứng dưới hầm kéo chiếc máy bay trực thăng xuống.
Toàn là chuyện phong thần.Đến năm 2014 rồi mà còn dựng chuyện.Thời kỳ ngu dân đã qua rồi.Hởi những kẻ còn mê ngủ!!!!!!!!!!!
chúng nó còn nằm trong hang Pat Bó bơm nhau tự sường như thời thằng HCM với suối Minh khai, và đồi Trần Phú…!
Không phaỉ một CON + với vài thằng ngu lâu ngu dai ngu dài mà cả một tập đoàn đầu trôm đuôi cướp Vẫu hô ngọng , xà mâu ghẽ lác nhai củ treọ quai hàm..làm trò cười cho thiên hạ
MAU rúc ra khoỉ hang mà nhìn thế sự các con ạ ! Chúng nó lên đời cả rôi ! Hồ Tập Chương cũng sẫy chuồng đi lung tung ngoài bến Ninh Kiều ( đĩ nhiều hơn dân) !
Kính chào HUNG DUNG ! Tôi khoái cai com cuả “tiên sinh” tôi viết vaì chữ tỏ chút thiện tình
Kính
hậu quả của những năm tháng hy sinh cho cộng sản giờ đây bệnh tật , cô đơn mà ko có người nương tựa đó là quả báo của 1 thời lầm lở
Nhìn bảng mặt là muốn nhổ vài bãi.Tên khủng bố rừng rú.
Câu hỏi, cũng là tựa đề của bài viết: “Thiếu nữ ám sát Nguyễn Văn Thiệu bây giờ ra sao?”
Trả lời: ” Tháng 4/1972, trong một trận đánh, bà “hứng” một quả pháo khiến gãy tay trái, chân trái, 9 mảnh pháo găm vào người. Ngay lập tức, bà được đưa ra Bắc điều trị. Sau ba năm an dưỡng và học tập lý luận cách mạng, bà về đảm nhận chức vụ Phó Bí thư huyện ủy Triệu Phong. Đến năm 1980, bà được chuyển về công tác tại phòng Văn hóa thông tin huyện. Năm 2002, vì lý do sức khỏe, bà xin về nghỉ hưu trước hai năm.
Vì dành quá nhiều công lao cho cách mạng mà bà gác lại hạnh phúc riêng tư. Bây giờ trong căn nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trời. Tuy nhiên, vẫn còn đó những đồng đội năm nào thường xuyên ghé thăm, động viên, ôn lại kỷ niệm xưa đã giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật.”
Ai mà viết bài này thiệt là biết…đi chơi nghen. Em Mão…lãnh đủ deal trọn gói cuối đời!
Đọc mà rùng mình hà!
Trích: “Bây giờ trong căn nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trời. Tuy nhiên, vẫn còn đó những đồng đội năm nào thường xuyên ghé thăm, động viên, ôn lại kỷ niệm xưa đã giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật.”
Tội nghiệp bà Mão bịnh hoạn ngồi nhìn những tấm huy chương treo đầy tường (đầy ấn tượng) nhưng bụng đói meo rồi chép miệng thở dài nói với đồng đội cũ;
Hừm, những tấm huy chương này đầu có mài ra để ăn được, mình đã đánh mất tuổi xanh, giống như trẻ thơ bị xúi ăn cứt gà, bây giờ nghĩ lại mới thấm thiá, đúng là tuổi trẻ lúc ấy ĐẠI NGU, cũng may là không bị toi mạng, hừm!