WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những nguy cơ và những cơ hội

JL

Hai hôm qua, tình hình trong nước đã rất tồi tệ, nguy hiểm và đáng sợ. Nói thế có quá đáng không? Tôi nghĩ là không. Bạo lực ở Hà Tĩnh đã quá nguy hiểm và nếu cứ có những vụ như thế có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Cái đã làm cho tôi rất lo lắng là hôm qua đã có những thông tin (chưa được kiểm chứng) rằng nhiều người (tới cả 20 người TQ) đã thiệt mạng. Những con số này có vẻ không thật. Nhưng, việc đã có hơn 150 người riêng ở Hà Tĩnh bị thương lá một sự kiện quá xấu rồi, chưa nói gì đến Bình Dương cả. Rất tiếc phải nói, hai, ba hôm nay là thực sự một thảm hoạ trong quan hệ quần chúng va, quan trọng hơn cả, một thảm họa về quan hệ đại chúng toàn cầu cực lớn. Những hình ảnh thế giới đang thấy không ích gì cho Việt Nam về vấn đề chủ quyền đâu.

Nhưng trong câu chuyện này, bạo động phải xếp hàng thứ yếu, chính thức lại là năng lực, hay nói cách khác là thiếu năng lực lãnh đạo. Đã đến lúc phá vỡ sự im lặng từ chính quyền Hà Nội. Xin lỗi các Ông bà, những gì đã được nói, tuyên bố, gửi qua SMS còn chưa đủ đâu và đã quá muộn. Tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất có thể. Trong bài này, tôi sẽ thảo luận những bước cụ thể cần làm.

Nhân tiện xin thông báo với các bạn Việt Nam, hôm kia tôi đã quyết định viết một blog bằng tiếng Anh để giúp cho thế giới hiểu tình trạng của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc. Hôm qua, tôi bắt đầu đăng bài trên blog bằng việc gọi tình hình hiện nay ở Việt Nam là một cuộc khủng hoảng, được hiểu là tình trạng mà toàn bộ quan điểm chiến lược của Việt Nam đang được chất vấn từ nhiều hướng, và rằng, đi cùng với khủng hoảng là cả nguy cơ và cơ hội. Trong vòng 24 giờ qua khủng hoảng đã sâu sắc hơn, trong tất cả ba khía cạnh. Nhưng, vẫn còn những cơ hội.

Ngày hôm nay, thế giới đang xôn xao về bạo động diễn ra tại Bình Dương và còn tiếp tục xôn xao với những diễn biến không kém phần căng thẳng về những cuộc bạo động gây quan ngại ở tỉnh Hà Tĩnh. Những bức ảnh bạo loạn ở Hà Tĩnh lan truyền trên mạng cho thấy những bạo hành thể xác. Chưa biết hôm này sẽ thế nào nhưng riêng hôm qua tôi tấy mọi chuyện đã trở nên đáng sợ, thưa mọi người. Tình trạng náo loạn đã chấm dứt, nhưng hậu quả thì chưa thể thấy ngay được.

Vì lí do này, những cuộc bạo loạn nên đặt vào hàng thứ yếu. Cái chính là năng lực lãnh đạo, hoặc thiếu năng lực lãnh đạo từ các cấp. Thực ra thì chưa đến mức phải gọi là khủng hoảng lãnh đạo. Tôi chỉ hy vọng Việt Nam rằng có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất.

Xin các bạn biết, một số người dung ở dưới đã được viết cho một đọc giả quốc tế mà biết rất ít hai hiểu Việt Nam một cách sai lầm và vì thế những nội dung dưới cũng có thể có những cái tất nhiên rồi. Mặt kách, cũng có nội dung mới, liên quan đến mọi người. Cưới cùng, có mốt số quan điểm có lễ sẽ được thấy là tranh cãi. Vâng, biết. Xin chỉ biết những quan điểm này phản ánh những nỗ lực của tôi để hiểu và giải thích những gì đang tiếp dẫn ở Việt Nam)

Giới lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào về đường lối nhất trí của mình. Ví dụ như Hồ Chí Minh, thường bị hiểu nhầm là “người lãnh tụ vĩ đại” của Việt Nam, trong khi thực tế ông là một biểu tượng của sự nhất trí. Trong khi đường lối nhất trí của Việt Nam đã tỏ ra hữu ích ở nhiều thời điểm, thì ở những thời điểm khác nó đã đẩy đất nước vào tình trạng bế tắc kéo dài, như đã xảy ra dưới thời Lê Duẩn (từ giữa thập niên 60 cho đến 1986) (nhất trí phục tùng) đã làm nên đặc trưng của giới lãnh đạo Việt Nam trong khoảng một thập kỉ vừa qua (bế tắc bất thường).

Cụ thể hơn, đặc điểm của giới cầm quyền Việt Nam là bế tắc giữa các lãnh đạo cấp cao. Một mặt là sự bế tắc đại diện là đầu óc cải cách của Nguyễn Tấn Dũng (người gián tiếp liên quan đến những bê bối tham nhũng quy mô lớn) và tập thể cử tri chính trị gồm giới doanh nghiệp quốc doanh chóp bu địa phương và trung ương.

Mặt khác là tam đầu chế của chính quyền gồm Tổng bí thư (Nguyễn Phú Trọng), Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang) và Chủ tịch Quốc hội (Nguyễn Sinh Hùng) – những người nhìn chung bị coi là bảo thủ và thiếu tự tin (tôi không sử dụng từ “trung thành”) đối với Trung Quốc. Trong nước, lòng trung thành của họ hướng về nhau, về Đảng, về hiện trạng với sự tôn trọng những định chế cốt lõi của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của họ (làm sao tôi có thể dùng từ này một cách lịch sự đây?) với ảo tưởng vĩnh viễn rằng Bắc Kinh là đối tác. Trong khi việc tranh chấp hiện nay đã làm câm bặt những ý kiến như vậy, những người tham gia cuộc chơi này chưa phát triển tài hùng biện thích hợp và có lẽ điều này giải thích tại sao họ không lên tiếng.

Nhìn chung, sự kết hợp những xu hướng cải cách không đủ mạnh và bị hoen ố bởi tham nhũng cộng với tu duy bảo thủ giáo điều lưỡng lự là cái khiến nền kinh tế chính trị thị trường kiểu Lenin của Việt Nam phát triển chậm hơn khả năng của nó. Trong khi đó, người dân phải đối mặt với những điểm yếu xã hội và kinh tế lớn hơn nhiều.

Vài năm nay, những nhà phân tích Việt Nam có tư tưởng đổi mới biết rằng Việt Nam đã xin chính phủ để có những cải cách mang tính đột phá, nhưng điều này đã không diễn ra. Sao phải dẫn nhập dài dòng thế? Vì cuộc khủng hoảng Việt Nam ngày nay phải đối mặt trên phương diện quốc nội và quốc tế có thể đã không được hiểu rành mạch rằng đó là khủng hoảng chính trị của Việt Nam. Việt Nam gần như không có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng lành lặn nếu sự bế tắc này không được gọi đúng tên của nó. Đáng chú ý là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI đang diễn ra, theo như tôi biết, vụ xung đột với Trung Quốc gần như không được đề cập đến một cách đáng kể.

Sự im lặng đến chối tai

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự bế tắc và do dự kéo dài để đoạn tuyệt với Bắc Kinh là sự im lặng đến chối tai từ Quảng trường Ba Đình, nơi tọa lạc của chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam và là nơi 69 năm về trước Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ – nỗ lực thất bại cuối cùng nhằm nhận được sự công nhận của Washington. Đã đúng một tuần từ khi Trung Quốc thách thức chủ quyền Việt Nam, một tuần mà phương tiện truyền thông đại chúng rất ấn tượng của Việt Nam được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc, một tuần mà không gian mạng trở nên gay gắt và hiện tại thì, biểu tình trở nên điên cuồng, còn người dân Việt nam chưa nghe được bất kỳ tuyên bố nào từ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ. Không một lời!

Trong khi đó lãnh đạo trong nước bàn tán sôi nổi về phát biểu mạnh mẽ của Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh tuần trước, thì thực ra, ASEAN không phải là giải pháp cho những vấn đề của Việt Nam, mà chính Việt Nam mới là giải pháp cho vấn đề của mình. (Tôi không nói hội nghị ASEAN là một thất bại bởi ít nhất thì một số ít quốc gia thành viên đã bị mua chuộc trong khi các thành viên khác sợ Trung Quốc hoặc không đủ can đảm). Vấn đề là giới lãnh đạo Việt Nam, tôi rất buồn khi phải nói rằng, đang trong tình trạng tê liệt.

Trong thời điểm mà Bắc Kinh được ghi nhận là đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam và quy tắc ứng xử quốc tế, sự im lặng của giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện rằng họ không có tiếng nói và thậm chí gần đây còn không mở ra được thành những thảo luận mang tính toàn cầu.

Việc thiếu vắng tiếng nói chặt chẽ, rõ ràng từ Hà Nội đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Thay vì liên lạc với thế giới với sự tự tin đáng có, Hà Nội đang trên bờ vực khủng hoảng quan hệ công chúng thậm chí còn khiến các quan chức hãng hàng không Malaysia hổ thẹn. Quả thực, tình hình dường như xác nhận những gì mà đồng nghiệp của tôi Adam Forde đã nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP (trích ở đây), rằng hiện tại Việt Nam thể hiện là một “chế độ không xác lập được trật tự hoặc đường lối lãnh đạo khả thi để đem lại những nỗ lực cần thiết” nhằm đối phó với Trung Quốc. Liệu Hà Nội có thể chứng minh điều ngược lại?

Bạo loạn

Bây giờ hãy chuyển sang các vụ bạo loạn. Như đã ghi chép, ngày hôm qua, bạo loạn phản ánh sự phẫn nộ của nhân dân nhưng cũng cho thấy mức độ nguy hiểm của sự nhiệt tình mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa được tung ra, đặc biệt là ở những môi trường đàn áp như Việt Nam. Đa số (tôi nhấn mạnh) đa số người Việt, gồm những người chỉ trích Đảng-nhà nước kịch liệt, lên án những hành động như vậy, khi họ mạo hiểm đặt Việt Nam vào tình huống xấu trong lúc chủ quyền đất nước đang bị đe dọa trực tiếp từ bên ngoài. Chúng ta có thể mong nhà cầm quyền trấn áp với sự khẩn cấp và lực lượng tối đa. Than ôi, bạo động dường như là hậu quả của một nỗ lực chắp vá để biểu tình có trật tự.

Trong khi bằng chứng còn hiếm, bạo loạn dường như là kết quả của biểu tình quy mô nhỏ được lên kế hoạch bất cẩn và khởi xướng bởi các công ty do nhà nước quản lý hoặc đầu tư đã nổ ra nhanh chóng sau đó. Tình hình cho thấy bản chất sâu sắc của những thách thức mà Hà nội phải đối mặt để giải quyết khủng hoảng.

Trong khi gần như tất cả sự chú ý của truyền thông tập trung vào Bình Dương, những diễn biến ở Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc Huế còn đáng lo hơn, vì có vẻ liên quan đến bạo lực và bốn người không rõ quốc tịch thiệt mạng (chưa kiểm chứng). Khi những bức ảnh của sự kiện này được đưa ra (tôi đã xem) chúng ta có thể chắc chắn rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi.

Những người ủng hộ xã hội dân sự có tiếng (như Nguyễn Quang A) nhấn mạnh rằng hỗn loạn không phải là câu trả lời, đồng thời, giữ quan điểm đúng đắn rằng một vai trò mang tính xây dựng xã hội dân sự trong cuộc khủng hoảng hiện tại yêu cầu việc bảo vệ nhân quyền mà cho đến giờ Hà Nội chỉ nói đãi bôi. Bạo động là việc không may. Nỗi bực tức của người dân Việt Nam có thể thông cảm được do hành động của Bắc kinh nhưng họ đang gây thiệt hại lớn.

Phải nhớ rằng người Việt Nam gần như không có kinh nghiệm trong việc tham gia bất cứ các hình thức chính trị thực sự nào, ít nhất là các cuộc biểu tình được tổ chức lỏng lẻo. Việt Nam là một quốc gia có năng lực trong nhiều lĩnh vực, như di tản lũ lụt và có một mạng lưới truyền thông quốc gia với những người dân được kết nối. Do vậy, từng bước giải quyết bạo động phải được tiến hành. Tuy nhiên, đe dọa dân chúng kiểu cũ rích sẽ không hữu ích. Người Việt lo lắng về tương lai đất nước mình. Đàn áp sẽ không giải quyết được vấn đề.

Con đường phía trước

Nếu Việt Nam muốn đương đầu với cuộc khủng hoảng hiệu quả, kiểm soát được tình hình và giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền, cần phải triển khai như sau:

1. Sớm nhất có thể, hi vọng là trong 24 giờ tới, Hà Nội phải ra tuyên bố. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TUYÊN BỐ THÔNG THƯỜNG. Tuyên bố này nên được lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ trình bày trực tiếp qua truyền hình. Quan điểm của tôi là, nhà nước nên cân nhắc hai tuyên bố, một bằng tiếng Việt do một nguyên thủ quốc gia, như Nguyễn Tấn Dũng (người có kinh nghiệm quốc tế tốt nhất) và một bằng tiếng Anh, đưa ra bởi một quan chức cấp cao phù hợp trong Đảng, Nhà nước hoặc Chính phủ và thành thạo Anh ngữ. Nguyễn Thiện Nhân, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo của một tổ chức quần chúng quan trọng cũng có thể là một ứng viên phù hợp. Những tuyên bố này sẽ nêu ra những mức độ trong nước và quốc tế của tình hình: nhắm đến ổn định tình hình bằng việc tuyên bố những điều khoản rõ ràng nhất có thể Hà Nội dự định để giải quyết khủng hoảng trong quan hệ với Trung Quốc qua các phương tiện ngoại giao, hợp pháp và sáng tạo/hợp tác vốn chưa được thảo luận (chẳng hạn như cùng phát triển, chia sẻ chủ quyền trên vùng đệm, vv)

Để xủ lý vấn đề ở những cơ sở đã bị phá hoại, như đã được đề nghị:

- Đến thăm 02 chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thiệt hại lớn nhất trong vụ bạo loạn vừa qua: một doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc và một doanh nghiệp có vốn của nước ngoài khác (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore). Xin lỗi các nhà đầu tư này vì chính quyền Việt Nam đã không ngăn được bạo lực đối với doanh nghiệp của họ.

- Cam kết  chính quyền Việt Nam sẽ khắc phục hậu quả và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp của họ trở lại hoạt động bình thường, đảm bảo sẽ không có việc tái diễn như vậy đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kiên quyết sẽ tìm ra, trừng trị những kẻ kích động gây bạo lực.

- Gặp một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, tôn trọng pháp luật Việt Nam, đối xử tốt với công nhân Việt Nam. Tôi khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc làm ăn theo pháp luật Việt Nam và nhận trách nhiệm bảo vệ họ trong mọi trường hợp.

- Gặp những công nhân Việt Nam (những công nhân trực tiếp lao động chân tay) để nghe họ trình bày về nguyện vọng và tâm tư, tình cảm của họ. Giải thích quan điểm của Nhà nước Việt Nam về Biển Đông, giàn khoan HD 981 cũng như ghi nhận tinh thần yêu nước của công nhân. Yêu cầu chính quyền địa phương chú ý và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân và giải thích công nhân tôn trọng và bảo vệ các chủ đầu tư cũng chính là tôn trọng và bảo vệ việc làm của mình.

2. Giới lãnh đạo chính trị Việt Nam và các lãnh đạo của xã hội dân sự đang phát triển, các thành phần ở cả trong và ngoài nước, cần đi vào thảo luận. Những người này nên bao gồm đại diện của giới lãnh đạo tối cao của nhà nước, đại diễn Nhóm kiến nghị 72 (để cải cách hiến pháp, sự tập hợp lỏng lẻo các trí thức và những người người có liên hệ lâu dài với Đảng); các thành viên cấp cao của các tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Đây quả là chiến lược hứa hẹn nhất và có thể hiểu được duy nhất cho Hà Nội để kiểm soát tường thuật trong nước và đạt được kiểu đoàn kết “lều lớn” cần thiết để tham gia vào trường quốc tế một cách hiệu quả đồng thời loại bỏ hỗn loạn nội tại. Tôi không tự tin nhiều vào biểu tình phi chiến lược hiện tại, vốn mô phỏng nhiều cuộc họp của tầng lớp chính trị gia địa phương trong nhiều thành phố trên cả nước; những cuộc biểu tình được tổ chức kém và việc đưa tin báo chí rộng rãi về cuộc đối đầu trên biển; Các lãnh đạo xã hội dân sự phải lần lượt thực hành quyền lãnh đạo của họ, bằng việc lặp lại và phát sóng rộng rãi nhất có thể qua tất cả các phương tiện hiện có để thể hiện nhu cầu cần phải kiềm chế bạo lực và hỗn loạn; niềm tin của xã hội dân sự và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế có thể được tăng cường bởi sự phóng thích những người bất đồng chính kiến dưới một bộ quy tắc để được đàm phán. (Xin các bạn từ phía nhà nước Việt Nam thông cảm, tôi rất ủng hộ Việt Nam và như vậy xin phép nói thẳng thắn như vậy với nỗ lực để có một cách tiếp cận xây dựng nhất!)

3. Việt Nam cần bước vào một cuộc thảo luận quốc gia và tranh luận dựa trên tất cả các ý kiến của thảo luận đó. Đất nước và khu vực không đủ sức đương đầu với một xung đột quân sự và phải tránh xung đột bằng mọi giá. Hiển nhiên là, các cuộc thảo luận đang diễn ra trong giới lãnh đạo Việt Nam, và tôi công nhận là các cuộc thảo luận mức độ cao hiếm khi công khai. Như đã nói, đất nước sẽ có lợi từ thảo luận công khai và tranh luận để có thể đóng góp vào các cuộc thảo thuận đó và thảo luận rộng hơn, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ cuối cùng:

Hôm qua, tôi trao đổi với học giả và trí thức Mỹ danh tiếng Amitai Etzioni, người ủng hộ chiến lược “Kiềm chế lẫn nhau” trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tôi hỏi về quan điểm của ông đối với trường hợp của Việt Nam, mà ông đã đưa ra những ý kiến sau, tôi xin chia sẻ tại đây:

Không quốc gia nào nên sử dụng ngoại giao cưỡng ép, bằng việc thiết lập những sự đã rồi như một cách để thay đổi hiện trạng. Mọi thứ nên được thay đổi thông qua đàm phán, phân xử hay tòa án IR. Đây là những gì tôi phát biểu trong Kiềm chế lẫn nhau và những gì đồng nghiệp của tôi phát biểu trong position paper on MAR. (Những thay đổi hiện trạng nên thực hiện qua đàm phán giữa các bên liên quan; qua phân xử, hòa giải, hoặc các cơ quan quốc tế và tòa án; hoặc tìm các giải pháp mới mang tính sáng tạo như chia sẻ chủ quyền.)

Những quốc gia leo thang tình trạng sẵn sàng chiến đấu nên chú ý là leo thang dễ hơn xuống thang rất nhiều và phải tự hỏi là hành động đó sẽ dẫn đến đâu. Tất cả các quốc gia liên quan đều có nhu cầu quốc nội, dịch vụ cho những nhu cầu đó sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu họ đầu tư nhiều hơn vào khí tài. Điều đó cũng sẽ đe dọa ổn định chế độ của họ.

Tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này và tin rằng Việt Nam nên theo đuổi những con đường này một cách sát sao. Etizioni đã đề cập đến những vấn đề khác về chính sách hiện tại của Việt Nam mà tôi sẽ trình bày trong những ngày tới. Trong khi đó, Hà Nội cần khôi phục trật tự bằng việc:

Vượt qua sự bế tắc của chính mình (người dân Việt Nam cần và đáng được hưởng sự lãnh đạo, địa phương cần sự lãnh đạo, ngay bây giờ);

1. Chấm dứt sự im lặng của giới lãnh đạo cấp cao qua trao đổi rõ ràng với khán giả Việt Nam và quốc tế (đến T6 còn quá ít, và quá mượn),

2. Bước vào các cuộc thảo luận với thành viên xã hội dân sự ở cả trong lẫn ngoài nhà nước (kể cả cộng đồng hải ngoại) để đạt được trật tự và tính hợp pháp cần thiết hòng dẫn đất nước từ vị thế nguy hiểm hiện nay đến một tương lai hứa hẹn hơn

3. Cách hứa hẹn nhất để giải quyết khủng hoảng hiện tại là kết hợp những điều trên cùng với cam kết nghiêm túc với cộng đồng quốc tế và các cuộc thảo luận đang diễn ra về các giải pháp tối ưu để đạt được và duy trì trật tự khu vực trong ổn định và thịnh vượng.

© JL

Ghi chú: Xin lỗi vì bất cứ sơ suất, cường điệu hay xúc phạm nào trong quá trình biểu đạt. Tôi không có nhiều thời gian và muốn kết thúc bài viết này.

2 Phản hồi cho “Những nguy cơ và những cơ hội”

  1. Những điều ông Jonathan đề nghị với VC giống như nước đổ lá môn, vì ông chưa bao giờ sống với VC. Đầu óc VC là thứ đầu óc bướng bỉnh tự cao, xem người khác là kẻ thừa hành, không bao giờ lắng nghe những ý kiến hữu ích của quần chúng nhân dân VN. Tôi xin dẫn ra những biến cố nhỏ thôi mà VC chưa giải quyết nỗi, làm sao giải quyết những vấn đề quốc tế. Như vụ Bát Nhã của thầy Nhất Hạnh, vụ anh Đoàn Văn Vươn, vụ khiếu kiện đất đai, vụ xóa bỏ hận thù với những tù nhân mà VC xem là ngụy, và những người tù nhân lương tâm bị chúng bắt giử trái phép. Ngay những người có tài như Phạm Quế Dương, Trần Anh Kim, Trần Độ, Trần Vàng Sao V V. một thời nằm sương giải nắng với bọn chúng, nay cũng bị chúng chụp lên đầu cái mủ phản động. Chúng còn manh tâm gạt tướng Giáp ra ngoài, nay ông nói đến ông Nguyễn Thiện Nhân, tôi thấy ông không nguyên cứu thêm cái bỉ ổi của bọn chóp bu, VC muốn cột tay ông này, không cho vùng vẩy vì ông thân đồng chí X, chủ mưu đưa ông vào cái chức vụ ngồi chơi xơi nước trong mặt trận tổ quốc, một thứ mặt trận cằn cổi héo mòn không còn hấp dẫn nữa. Vị trí này không khác gì vị trí của tướng Giáp, bắc buộc cầm quần chi em.

    Những ông tướng phong kiến mà VC hay chỉ trích, nhưng VC có học lịch sử đâu, đâu có biết cái dũng của những ông tướng phong kiến đâu. Khi những ông tướng không làm đúng nhiệm vụ của vua và nhân dân giao phó, thì ông quyết quyên sinh, tự sát và để lại sự nghiệp dựng nước và giử nước cho thế hệ kế tiếp. VC thì khác, khi tiếp xúc với cử tri, cử tri đặt những câu hỏi quá khả năng của một ông lãnh đạo như ông Trương Tấn Sang, ông này trả lời vòng vo tam quốc, như bình tỉnh kỉm chế không khác gì nhà bị trộm cướp, phảichơi trò điều đình với kẻ cướp để lấy lại tài sản. Có một câu hỏi mà người VN thường đặt ra: tại sao VC bất tài, không có khả năng trị nước, nhưng chúng vẫn ngự trị ngang ngược, hống hách dân lành. Chúng tôi xin trả lời rằng, phần lớn người VN hèn, thích đời nô lệ, nên VC sống mãi với dân tộc chúng ta, ví dụ như Tướng Kỳ, Phạm Duy là một bằng chứng, nay có ca sĩ Khánh Ly về VN hát những bài ru ngũ quần chúng thay vì cất cao tiếng hát quật cường, những con người như thế VN làm sao cất đầu nỗi.

    Trung Hoa không bao giờ rút giàn khoan, nếu Trung Hoa rút, dân chúng Trung Hoa sẽ xem ông Tập Cận Bình là thứ lãnh đạo hèn như tập đoàn Hà Nội, và sẽ đẩy Trung Hoa vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Trung Hoa sẽ chia năm sẻ bảy, đất nước rối loạn. Cho nên biện pháp ngoại giao hình như bế tắc. Nhưng Tàu hảy nhớ rằng, tăng cường lực lượng trên biển, phải tăng cường lực lượng trên bộ, nếu không, khi độ kìm chế ở hai bên hết sức chịu đựng, chiến sự bùng nổ sẽ xảy ra. Lợi thế VC là đánh trên bộ, trước khi chết, VC sẽ xua quân tràn qua biên giới, Năm 79 là kinh nghiệm xương máu cho người Tàu.

  2. MƯA NGÀN says:

    THỰC RA

    Thực ra chưa biết đến đâu
    Tương lai ai biết nẽo về là sao
    Nó còn chiếm giữ Hoàng Sa
    Trường Sa cũng vậy thì ta thế nào ?
    Giờ còn đỉnh điểm lên cao
    Giàn khoan nó dựng ngan vào đất ta !
    Biểu tình bạo động nổ ra
    Vài nơi như vậy cũng là nguy to !
    Tương lai ai biết mà dò
    “Chuyện Tàu” đây quả là hồi đang căng !
    Đất bằng nổi sóng hung hăng
    Ai gây nên sóng có nào phải ta ?
    Dễ nào thương lượng để ra
    Kiểu tham như thế chỉ lo trật chìa
    Hòa đàm mà đạt còn khuya
    Nhưng đầy nguy hiểm lại là chiến tranh !
    Dù sao ngọn lửa bất bình
    Trong dân giờ đã thành hình tới nơi !
    Phải chăng lối thoát ngời ngời
    Hay là lối bế có trời biết đây ?
    Giữa cơn nguy hiểm tràn đầy
    Đâu là chính sách đặng cho cân bằng
    Chuyện này khó nói cuội nhăng
    Mà bằng trí tuệ của người Việt Nam !
    Phải sao thắng được giặc thù
    Phải sao phát triển nước nhà mới hay !
    Chớ còn cứ mãi loay hoay
    Hẳn là tới lúc đứt đuôi thằn lằn !

    NẮNG NGÀN
    (16/5/14)

Phản hồi