WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam”

Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan dầu HD-981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.

Bạn đọc lưu ý khẳng định của tác giả: “Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và “Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975”.

Quan điểm của người dịch: Nếu thực sự chìa khóa để giải quyết tình hình hiện nay là xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, thì mọi chuyện không đến nỗi vô vọng. Đã có nhiều bài phân tích, nghiên cứu bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Tuy nhiên, chìa khóa có lẽ nằm ở chỗ khác.

Bài viết đăng ngày 15/5/2014 trên Eurasia Review. Trong nguyên bản tiếng Anh, Biển Đông được gọi là South China Sea (biển Hoa Nam) và Hoàng Sa được gọi là Paracel.

* * *

AI CÓ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA?
Sam Bateman

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông lại bùng lên vào ngày 2/5/2014 khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản đối hành động này và gửi tàu đến để phá hoạt động của giàn khoan. Trung Quốc đáp lại bằng cách điều thêm tàu đến bảo vệ giàn khoan. Với số lượng tàu đụng độ nhau trong khu vực, bạo lực đã nổ ra như một tất yếu vào ngày 7/5, làm một số thủy thủ Việt Nam bị thương và một vài tàu Việt Nam bị hư hại.

Việt Nam tổ chức một chiến dịch ngoại giao và PR (public relations – quan hệ công chúng) mạnh mẽ để biện hộ cho lập trường của họ. Có vẻ như họ đang chiến thắng trong trận chiến PR, với việc có rất nhiều bình luận trong cộng đồng quốc tế ủng hộ yêu sách của Việt Nam rằng giàn khoan dầu kia là bất hợp pháp, và xem tình hình như một ví dụ mới nữa cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào thực tế, có thể thấy rằng Trung Quốc có lẽ đang thực hiện đúng quyền của mình khi triển khai giàn khoan. Dù vậy, chắc chắn là Trung Quốc đã có thể xử lý tình huống một cách ngoại giao hơn thay vì hành xử đơn phương theo cái cách tất yếu sẽ dẫn đến làm gia tăng xung đột.

Xác định vị trí giàn khoan

Giàn khoan nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 180 hải lý về phía nam. Đây là hai điểm gần nhất trên đất liền để từ đó có thể xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa một cách chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều cũng quan trọng như thế, là giàn khoan nằm ở vị trí chỉ khoảng 14 hải lý tính từ một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền, và 80 hải lý tính từ đảo Phú Lâm (Woody Island, thuộc Hoàng Sa), một cấu trúc địa lý lớn, với diện tích khoảng 500 hecta, mà Trung Quốc đang chiếm hữu.

Phú Lâm là một hòn đảo mà, không còn tranh cãi gì nữa, đáp ứng quy chế về đảo như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định, và do đó, nó đầy đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bao quanh. Mặc dù cộng đồng quốc tế có bình luận này khác, nhưng một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, ngay cả khi những lập luận của Trung Quốc khẳng định các đặc tính của đảo có kém sức thuyết phục đi chăng nữa.

Việt Nam tuyên bố rằng, do giàn khoan ở gần đất liền của họ hơn gần Trung Quốc và nằm hoàn toàn trong khoảng cách 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, cho nên nó rơi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Nghe qua thì lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng gần gũi về địa lý không thôi thì không phải là một cơ sở rõ ràng cho việc ra yêu sách chủ quyền hay quyền chủ quyền. Trên thế giới, có rất nhiều ví dụ về những nước có chủ quyền đối với các cấu trúc địa lý nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, hoặc có những đường phân định vùng đặc quyền kinh tế được thiết lập gần một quốc gia nào đó hơn hẳn quốc gia khác.

Vấn đề chủ quyền

Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay. Nếu Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thì chẳng còn gì phải tranh cãi. Tuy nhiên, mặc dù cộng đồng quốc tế có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có hồ sơ bảo vệ cho yêu sách chủ quyền của mình, nhưng những phân tích sâu hơn về lịch sử cuộc tranh chấp lại cho thấy một thực tế khác.

Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975. Chính quyền một số nước, gồm cả Hoa Kỳ, đã thừa nhận – công khai hoặc ngấm ngầm – chủ quyền của Trung Quốc đối với một số hoặc toàn bộ các hòn đảo trong quần đảo này. Trung Quốc đã chiếm hữu đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa từ cuối Thế chiến II. (Nếu Bắc Việt chiếm được hòn đảo lớn này thì) Sự chiếm đóng của Bắc Việt có thể đã có tác động đáng kể đến các chiến dịch của quân Mỹ nhằm vào Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.

Chính quyền Mỹ đã yêu cầu các bên có yêu sách chủ quyền phải quan tâm và kiềm chế trước tình hình. Tuy nhiên, lâu nay Mỹ vốn chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm, cho nên sẽ là rất đạo đức giả nếu giờ đây Washington ra một tuyên bố nào đó mạnh mẽ hơn và được coi như ủng hộ lập trường của Việt Nam.

Rồi sẽ đi đến đâu?

Các sự cố trước đây xoay quanh quần đảo Hoàng Sa chủ yếu liên quan đến vấn đề kiểm soát ngư trường và việc Trung Quốc bắt giữ các tàu cá Việt Nam hoạt động giữa hoặc gần các đảo thuộc Hoàng Sa. Chắc chắn là Việt Nam có thể tuyên bố mạnh mẽ rằng ngư dân của họ có truyền thống đánh bắt cá ở vùng biển này – cũng hoàn toàn giống như Trung Quốc lập luận ngư dân Trung Quốc có quyền đánh bắt cá truyền thống ở nơi nào đó khác trên Biển Đông.

Có lẽ sẽ tốt hơn cho Việt Nam nếu họ chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa; đổi lại, Trung Quốc nhân nhượng quyền đánh bắt cá truyền thống trong khu vực cho ngư dân Việt Nam và đồng ý khai thác chung nguồn lợi hải sản trong vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, không may là dường như cả hai nước đều đã đi đến cái điểm không thể quay trở lại được nữa để mà có thể thỏa thuận một sự dàn xếp. Việt Nam đang dốc sức cho một cơ hội mong manh, bằng việc cố gắng vận động quốc tế và khu vực ủng hộ lập trường của họ; nhưng trên thực tế, họ có thể kết thúc trắng tay.

Quan điểm cứng rắn của tất cả các bên trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đều là những quan điểm thiển cận và không tránh khỏi việc làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định khu vực. Cứ theo hướng này, sẽ có “kẻ bại trận”, trong khi lẽ ra tất cả đều có khả năng là “người chiến thắng” nếu các bên đều thừa nhận nhu cầu phải hợp tác phụ thuộc lẫn nhau trong việc quản lý biển và nguồn lợi từ biển. Về mặt địa lý, sự thực là ở một số vùng biển, sẽ không thể có được những đường biên giới hàng hải thẳng nét, và do đó độc quyền sở hữu nguồn lực ở đó là điều không thể.

Cái trớ trêu của tình hình hiện nay là, hợp tác phụ thuộc không chỉ là một việc tốt cần làm mà còn là một nghĩa vụ thực sự, theo Phần IX trong UNCLOS về các vùng biển nửa kín (bán nội hải, semi-enclosed waters) như Biển Đông. Nghĩa vụ đó đã bị quên lãng, trong khi các nước vẫn tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền đơn phương của họ và có nguy cơ sẽ phải lãnh kết cục “người thắng-kẻ thua”.

© Phạm Đoan Trang (Bản tiếng Việt)

Nguồn: New Tensions In The South China Sea: Whose Sovereignty Over Paracels?

cong-ham-PVDong

Năm 1958, Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai.

19 Phản hồi cho ““Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam””

  1. Người Đưa Tin XY75 says:

    “Giàn Khoan HD 981″ là một thử thích của TQ đối với CSVN hay một kịch bản được giàn dựng?

    Cám ơn ký giả Vũ Hoàng Lân, người đã chứng kiến tại chỗ Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa

    Trà Mi: Có vẻ giải pháp cuối cùng cho Việt Nam là phải chờ đến hết thời gian thăm dò của giàn khoan ở đó thì Trung Quốc mới rút về, chứ hiện nay không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ?

    Vũ Hoàng Lân: Không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong vụ này. Mình nghĩ một cách khách quan là Việt Nam không thể làm gì hơn được trong việc này. Việt Nam không thể nào manh động dùng quân sự, cái mà Trung Quốc đang trông đợi nhất. Và Việt Nam sẽ không để cho Trung Quốc có cơ hội đó.

    Trà Mi: Anh có cảm nhận thế nào từ những gì mắt thấy tai nghe tại hiện trường?

    Vũ Hoàng Lân: Tôi nghĩ cần cố gắng làm sao đừng để xảy ra chiến tranh vì nếu có chiến tranh sẽ rất lỗ lã về phía Việt Nam. Hiện nay, tôi đang có mặt tại thành phố Đà Nẵng, nơi có rất đông du khách là Trung Quốc. Bây giờ họ gần như rút hết về nước. Họ không tới ăn chơi gì ở đây nữa. Việc này cho thấy tất cả những biến động gì đều rơi ngược ngay lập tức vào đời sống bình thường của người dân Việt Nam. Về đây, tiếp xúc với người dân, với thực địa, mình thấy vấn đề manh động là rất khó.

    Trà Mi: Mình không nói tới mức manh động, mà nói tới khả năng có mức cứng rắn hơn những gì Việt Nam đang làm hiện giờ…

    Vũ Hoàng Lân: Tôi hỏi chuyện họ, tôi không thấy họ có bất cứ một giải pháp nào.

  2. NẮNG NGÀN says:

    CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG THỰC CHẤT CÓ LÀM YÊU SÁCH CHỦ QUYỀN CỦA VN TRÊN CÁC ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA BỊ LUNG LAY KHÔNG ?

    Có người cho rằng vào tháng 9 năm 1958, khi TQ đơn phương tuyên bố hải phận 12 hải lý của mình, đã có nhắc tới hai đảo Nam Sa và Tây Sa, cho rằng là của TQ.
    Vậy mà 12 ngày sau ông PVĐ là Thủ Tướng nhân danh nước VNDCCH lúc đó gửi Công hàm cho Quốc vụ viện TQ nói VN hưởng ứng lời tuyên bố của TQ, hợp tác với lời tuyên bố đó, tức là đã mặc nhiên nhìn nhận đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ rồi !
    Thật sự lập luận như vậy không ổn !
    Bởi vì trong Công hàm, ông Đồng không hề nhắc gì đến các đảo HS, TS của VN. Do vậy cũng không thể đồng hóa khái niệm NS, TS của TQ vào hai nhóm đảo này, mặc dầu danh gọi của TQ là ám chỉ hai nhóm đảo thuộc chủ quyền VN ! Bởi trong chính trị và ngoại giao quốc tế, không thể có suy diễn lập lờ, đa nghĩa được, mà phải căn cứ theo từng câu chữ, tên gọi cụ thể về đối tượng sự vật xác đáng theo từng văn kiện. Văn kiện không nói rõ thì phải lờ đi mà không được gom vào, vì như vậy là hàm hồ và không rõ rệt, chính xác, thực tế.
    Có nghĩa lời tuyên bố của ông Đồng chỉ là lời tuyên bố tình huống. Nó có thể qua đi khi tình huống đó qua đi. Chỉ trừ khi nội dung tuyên bố đó đã được lập thành văn kiện ký kết thật sự giữa hai bên về sau. Điều này hoàn toàn không có. Chẳng có văn bản nào tương ứng của cả Quốc hội TQ và Quốc hội VN đã cụ thể hóa hay pháp lý hóa về sau cho mãi đến giờ đối với nội dung tuyên bố của ông PVĐ khi đó cả.
    Bởi vậy việc TQ đánh chiếm Hoàng Sa của VN là hoàn toàn một hành động xâm lược trắng trợn. Vì lúc đó Hoàng Sa đang do người VN trấn giữ, tức do quân lực Miền Nam lúc đó là nước VNCH bảo vệ, đã phản công anh dũng lại, nhưng đã không chống lại được TQ.
    Bởi vậy, một phần lãnh thổ bị xâm chiếm cách ngang trái, phi pháp, VN đến nay có toàn quyền kiện ra Liên Hiệp Quốc để đòi lại. Điều này căn cứ vào các chứng liệu lịch sử đã có mà ai cũng biết, căn cứ vào quyền quản lý của Miền Nam lúc đó, căn cứ vào câu chữ trong văn kiện Công hàm, tất yếu VN khó mà có thể thua được, chỉ phải kẹt là TQ một nước có quyền biểu quyết. Tuy nhiên trong tính cách Tòa án quốc tế phải độc lập, VN vẫn hi vọng chính nghĩa pháp lý của mình phải được vận dụng một cách công bằng, chính đáng và mang lại kết quả thắng lợi cho phía VN.
    Nói chung lại, Công hàm của ông Đồng chỉ có tính cách tuyên bố hay văn kiện ngoại giao nhất thời, của cấp Thủ tướng, hoàn toàn không phải quyết định về mặt pháp lý cao nhất hay tối hậu nhất, đó là trưng cầu dân ý hay văn kiện Quốc hội thừa nhận của cả hai bên. Thứ nữa lúc đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Miền Nam, một chính phủ có bang giao quốc tế rộng rãi trên thế giới thực tế lúc đó, nên hoàn toàn ra ngoài mọi thẩm quyền lời tuyên bố của Công hàm PVĐ.
    Nên nói tóm, Công hàm PVĐ thực chất không hề làm lung lay hay bất lợi gì đối với yêu cầu nhìn nhận về lãnh thổ đối với vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN ngày nay cả. Hành động cụ thể và các lời tuyên bố đơn phương của TQ có liên quan thực tế là không mang ý nghĩa bó buộc gì với tính cách pháp lý về chủ quyền của VN đối với các nhóm biển đảo như đã nói trên mà mọi người đều thấy rõ được. Bởi vì khi kiện ra Tòa án Quốc tế, toàn bộ vấn đề phải được xem xét một cách bao quát, tổng hợp, đầy đủ, toàn diện mọi mặt, cả mặt thực tế lịch sử lâu dài trong quá khứ, cả mặt thực tế hiện thực mới vừa xảy ra trong mọi ý nghĩa đạo lý, hợp pháp hay không hợp pháp, không thể chỉ căn cứ vào lời tuyên bố đơn phương của bên nào, hay kể cả những hành vi lấn chiếm ngang ngược đều phải bị bác khước nhằm bảo vệ sự thực khách quan cũng như công lý nói chung.

    LS. ÁNH NGÀN
    (26/5/14)

  3. Hoa kỳ vừa lên tiếng sẻ giúp vn kiện TQ ra toà án Quốc Tế nếu mọi sự việc xảy ra suôn sẻ thì cơ hội đòi lại HS TS là trong tầm tay nhưng có lẻ vc phải chấp nhận một điều kiện nào đó để có danh chính ngôn thuận hahaha :)

    VNCH sẻ hồi sinh chắc chắn là như zậy .

    • DâM TiêN says:

      Được lời như mở tấm lòng !

      Sự đời vòng quanh và khép lại. Rồi ra, chính VNCH
      do bên CS vinh danh, sẽ là lẽ sống cho CS thay màu.

      Chính người cộng sản PHẢI thi hành điều này.

      Hoàng Sa sẽ trở về VN. Bấy lâu nay, Hoàng Sa là
      vật ” làm tin.” Biển Đông, cùng nhau làm ăn.

      Xin khiêm tốn, thiết tha vài lời.Thanks, Money Back

  4. UncleFox says:

    Đây cũng chính là “kịch bản” mà đảng và nhà nước ta mong đợi . Vừa được chia, khỏi bị ăn đòn, lại còn giữ vững ngôi vị . Cái này còn quý hơn độc lập tự do của Kụ Hồ nhiều !

    • DâM TiêN says:

      Thưa…ông bạn Quan Năm Xứ Dừa:

      Cuối cùng, Miền Nam Việt Nam sẽ thắng .

      Nhưng Cộng Sản sang ngang, không chết.

      ( Còn chờ gì, mà bên CS không tiếp tục
      vinh danh Ngụy Văn Thà và VN Cộng Hòa?)

  5. Thích Nói Thật says:

    Về mặt pháp lý thì Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VNCH (Việt Nam). Với bất kỳ chế độ thừa kế nào do nhân dân Việt Nam chọn lựa thì Hoàng Sa vẫn là của Việt Nam.

    Nhưng với chế độ CSVN thì không thể đòi chủ quyền Hoàng Sa, vì ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN do Phạm Văn Đồng với tư cách là thủ tướng ký đã thừa nhận Hoàng Sa là của TQ qua công hàm 1958.

    Trên nguyên tắc thì công hàm của Phạm Văn Đồng vô giá trị về mặt pháp lý, vì không chỉ mang tính cá nhân và không thông qua đàm phán. Thế nhưng suốt hơn 50 năm qua CSVN đã không lên tiếng phản bác, mặc nhiên coi đó như là một thực tế không thể chối cãi.

    Do vậy, muốn đòi lại Hoàng Sa thì phải giải thể chế độ CSVN.

  6. Trần giả Tiên says:

    “Có lẽ sẽ tốt hơn cho Việt Nam nếu họ chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa; đổi lại, Trung Quốc nhân nhượng quyền đánh bắt cá truyền thống trong khu vực cho ngư dân Việt Nam” (TRÍCH).

    Ông nội nầy xúi dại vừa phải thôi, “CHẤP NHẬN CHỦ QUYỀN của TQ” nghĩa là khi nó vui thì nó “nhân nhượng” cho bắt cá, còn không vui thì nó đuổi, nó đánh đập thậm chí có thể bắt giết thoải mái phải không cha nội?
    Cha nội nầy là NGHIÊN CỨU viên cao cấp thuộc diện BA PHẢI.
    Nghe thằng nầy thi chỉ có bán lúa giống mà ăn nhá.

  7. Hồ Bác Cụ says:

    Hỡi ôi!!! Sự nghiệp “chống Mẽo kíu nước” của Hồ chí minh và đảng CSVN nay thành “sự nghiệp bán nước” vĩ đại nhất trong lịch sử VN, từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, cũng chưa hề có ai có được sự nghiệp Dzĩ Đại đến như thế!!!! Bác Hồ, bảo đảm, sẽ sống mãi trong sự chửi rủa của nhân dân VN đời đời. Hồ chí minh vốn thích nổi tiếng nhưng bản chất thì lại ngu dốt, ít học, lưu manh, vô lại, dâm tà, thủ đoạn, bịp bợm, thì chắc chắn là “được” VẠN XÚ LƯU NIÊN.

  8. Nguyễn Thế Viên says:

    Bên cạnh “lý cuả kẻ mạnh”, là chính, công hàm bán nước 1958 cuả CSVN là “cớ” để Tàu ra vẻ có lý!
    Nguyễn Thế Viên

    • Hồ Bác Cụ says:

      Chính Hồ chí minh, PV Đồng và đảng CSVN đã DÂNG TẬN TAY cái “cớ” đó cho giặc Tàu. Điều này thì chắc chắn là không ai có thể tranh cãi được nữa rồi.

    • vybui says:

      -Cái “lý” của kẻ mạnh.
      -Cái “cớ” cuả công hàm.

      Cái lý xem ra chưa bao giờ thắng… hoàn toàn, nếu có cũng chỉ là giai đọan, dù có ngàn năm!
      Cái cớ là cái vừa mất nước (do bán), vừa nhục!

      Cái nào là CHÍNH?

  9. Phúc thắng says:

    Đọc qua bài báo (tôi nói là bài báo chứ không nói là bài phân tích hay bài nghiên cứu) của Sam Bateman, tôi có nhận xét:Luận điệu của bài báo này sặc mùi Tân hoa xã, đây có thể là một bài thuê viết, thuê đăng. Sự thật sẽ được hé lộ trong tương lai gần.Tạm bỏ qua chuyện này, tôi muốn đi thẳng vào công văn của TT Phạm Văn Đồng (CVTTPVĐ); tôi xin góp vào một số ý kiến như sau:
    1- Xét về hình thức đây chỉ là một công văn không hơn không kém của TT PVĐ báo cho TT nước Trung hoa biết về một sự việc nào đó mang tính cách hành chánh qua lại giữa 2 chính phủ. Một tờ giấy khổ A4 trên đó mang dăm hàng chữ mơ hồ, không nói gì đến một địa danh cụ thể nào. Vì vậy không thể bảo đó là một công hàm “bán nước” “bán đất” được.
    2- Việc mua bán đất đai, dù chỉ là dăm mét vuông thì hai bên mua bán cũng phải có một khế ước (họp đồng) rõ ràng, ghi ĐC tên họ, chỗ ở…của người mua, người bán. Người mua phải thực sự là chủ sở hữu khỏanh đất ấy với đầy đủ giấy tờ chứng minh; Giá trị tiền bạc trao đổi giữa hai bên.Đặc biệt khoảnh đất phải được chỉ rõ số thửa số tờ trên bản đồ địa chánh nơi khoảnh đất tọa lạc, phải có đông tây giới cân…và cuối cùng phải được cơ quan có tẩm quyền xác nhận tình trạng họp pháp của việc mua bán. Trở lại cái CVTTPVĐ, hoàn toàn không đáp ứng một điều kiện nào trong việc mua bán, thì sao gọi đó là công hàm “bán nước”
    3- Trong hiến pháp của bất cứ quốc gia có chủ quyền nào việc sang nhượng, dịch chuyển đất đai của Tổ quốc phải được quốc hội phê duyệt và thông qua,mới có giá trị pháp lý. CVTTPVĐ hoàn toàn không có giá trị gì về việc giao nhượng đất đai.
    4- Trong công văn nêu trên của TTPVĐ có nêu rất rõ:”Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ CHNDTrung hoa về hải phận của Trung quốc” Chúng ta hãy lưu ý vào ngày 4/9/1958 Trunng quốc làm gì đã có Hoàng Sa, Trường sa trên bản đồ địa lý và hành chánh của TQ được Quốc tế công nhận để mà bây giờ bảo rắng TT PVĐ chấp nhận lãnh hải HS & TS. Đó là luận điệu hết sức vô lý của bọn bành trướng.
    5- Hơn nữa vào thời điểm đó HS & TS thuộc chủ quyền của Việt Nam Công Hòa ở niền Nam, nước CHXHCN VN ở miền Bắc có quyền gì trên vùng biển đảo này….
    Với những chứng lý rõ rệt như trên tôi có 2 đề nghị:
    1– Quốc hội VN phải cấp tốc ra một nghi quyết phản bác cái luận điệu cho rắng cái CVTTPVĐ là một công hàm nhượng đất cho Tàu. Nghị quyết này phải được phổ biến rộng rãi (nếu cấn cho học tập) trong quần chúng, để làm ấm lòng và tạo dựng niềm tin trong dân chúng.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đừng sợ bất cứ thế lực phản động nào…Dân chúng đang chờ tiếng nói kiên quyết của quốc hội. Tiếp nữa Quốc hội cho dịch toàn văn nghị quyết này ra 3 thứ tiếng Anh, Pháp , Hoa và phổ biến thật rộng rãi để đánh tan cái luận điệu xuyên tạc nhứ bài báo viết thuê, đăng thuê của Sam Bateman trên đây.
    2- Đề nghị truyền thông lề trái hay một số truyền thông của Việt khiều hải ngoại đừng gọi cái CVTTPVĐ là cái công hàm bán nước. Nói và viết như vậy vô tình bắc thang cho bọn bành trướng nó leo, dù cái thang ấy làm bắng giấy….
    Khẩn thiết kêu gọi!

    • Trúc Bạch says:

      Cái gì gọi là “công văn của thủ tướng Phạm Văn Đồng” ?

      - Công Văn chỉ mang tính “nội bộ” – khi ông thủ tướng chính phủ gởi một bản văn thư nào đó xuống các ban ngành dưới quyền của ông…thì gọi là Công Văn

      - Còn một văn thư có “Quốc Huy”, có chữ ký và có con dấu của Thủ tướng, gởi cho chính phủ nước ngoài thì dứt khoát phải gọi là Công Hàm

      Một “bức thư” do thủ tướng Pham Văn Đồng ký – theo lệnh chủ tịch Hồ Chí Minh – có Quốc Huy VNDCCH, có chữ ký của Thủ Tướng Chính Phủ nước VNDCCH và có con dấu của Chính Phủ VNDCCH …..long trong “ghi nhận, tán thanh và tôn trong” bản tuyen bố chủ quyền của TQ …mà không gọi là Công Hàm thì gọi là gì ?

      Anh phải hiểu chữ “Bán” đặt nặng ý nghĩa Đạo Đức, là Nghĩa bóng chứ không phải là nghĩa đen – không phải nghĩa đen vì trong công hàm “Bán Nước” ấy không có một giòng nào ghi về giá mua và giá bán cả .

      Các nhà “ngâm kiú Biển Đông” XHCN vẫn cãi cối rằng : Vì bản Công Hàm 1958 không nhắc đến Hoàng Sa , Trường Sa nên không thể gọi là Công Hàm Bán Nước vì đã công nhận HS-TS là của Tàu…..

      Nhưng theo tôi, nếu các vị ấy cải rằng :

      Vì trong Công Hàm 1958 không có giòng nào ghi về tiền bạc cả, nên không thể gọi đó là Công Hàm Bán Nước được !

      Như thế mới làm cho đám phản động chúng tôi hết dám….cãi .

      Có một điều tôi đồng ý với ông là, bài viết của Sam Bateman là một đống rác vô cùng khó ngửi .

      Khẳng định là như thế !!

    • Trực Ngôn says:

      Phúc thắng says: “2- Đề nghị truyền thông lề trái hay một số truyền thông của Việt khiều hải ngoại đừng gọi cái CVTTPVĐ là cái công hàm bán nước. Nói và viết như vậy vô tình bắc thang cho bọn bành trướng nó leo, dù cái thang ấy làm bắng giấy….

      Nếu không gọi bằng “công hàm bán nước” thì gọi bằng gì?

      Đây là hành động ngu xuẩn của không riêng Phạm Văn Đồng, mà là cả Hồ Chí Minh và đảng CSVN!

      Chúng ta không chỉ lên án hành động bán nước của CSVN và sự thông đồng cướp nước của TQ một cách mạnh mẽ, đồng thời phải quyết tâm đòi lại chủ quyền Hoàng Sa.

      Đúng ra thì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng chỉ là một tờ giấy lộn, chẳng có giá trị gì về mặt pháp lý.

      Nhưng đòi bằng cách nào đây khi chế độ CSVN vừa là kẻ bán nước (Hoàng Sa -Trường Sa) cho TQ, vừa là “chính quyền” của VN trên trường quốc tế, nhưng họ cố tình làm ngơ, không muốn đòi lại chủ quyền Hoàng Sa của VN?

      Bây giờ Quốc hội CSVN có ra “nghi quyết phản bác cái luận điệu cho rắng cái CVTTPVĐ là một công hàm nhượng đất cho Tàu“, thì cũng đã quá muộn màng vì mất thời tiêu (hơn 50 năm).

      Chỉ có một chế độ không phải CSVN mới có thể đòi lại được.

    • Chú Thòong says:

      Hày, ngộ là chú Thòong ỷa bên Tàu, ngộ lói thiệt, hồi đó ngộ có quýnh với lính cờ Vàng để dzành cái lảo Hoàng sa ( tây sa), Khổ lắm gần trăm đứa chệt phía ngộ phải hui nhị tỳ, mới dành được chớ hỏng dẽ.
      Mấy CỤ ở phía BẮC ( CỤ BẮC) cũng chịu mà, nó có mần giấy cho ngộ từ hồi 1958 nè,hì hì,
      Giờ mấy nị muốn đòi, mấy lị ăn dan, mà thôi ngộ chịu chả nè,
      Mà hồi đó ngộ dành của lính cờ Vàng, thì ngộ phải trả cho Cờ Vàng, mấy CỤ BẮC Cờ Lỏ, ngộ trả hổng đuôc,
      Lấy của ai thì trả người đó.
      Mấy CU BẮC cờ lỏ đòi là hỏng đúng. CỤ BẮC Cờ lỏ chịu cho ngộ dzồi mà, hè hè…

  10. nguenha says:

    Trong tuyên bố của Tàu ngày 4-9-1958 có ghi rõ đảo Tây sa( HS) ,Nam SA(trường sa) là của Tàu. Công nhận cái “quyết định” đó ,là đồng nghĩa chap nhận HS-TS là của Tàu,chứ còn gì mà cà-kê-dê-
    ngổng! Phải nói thật , khi HCM ra Công hàm nầy, không ngờ, ngày nay CNCS QT “xụm-ba-chè” ! Nếu cái CN CS nầy vẩn còn,thì Công Hàm nầy,may ra dăm ba người dưới trướng HCM biết là cùng. Còn Nhân dân thì chắc chắn mù-tịt !! Ngay cả than thế và Sự nghiệp của HCM,có ai ngờ hôm nay như hủ mắm thối ! Tất cả cũng chỉ vì “không ngờ “.! Nếu” bức màn sắt”không bị kéo xuống …thì tất cả “vẩn tốt dẹp” với dối trá lọc lừa ! Nếu không có 3 triệu người Việt tha hương -Nếu chưa có Tin Học thì ,không những Công Hàm,mà ngay cả “Bác Kính Yêu” vẩn còn là chuyện huyền thoại. Than ôi,thời khắc lịch sử đã điểm .!Hồn thiêng sông núi đả trổi dậy,điểm mặt chỉ tên Bọn CS bán nước. Hởi
    đồng bào còn chần chờ gì nữa ! Câu nói của người bạn trẻ SV Phương-Uyên vang lên giữa Tòa Án :
    “DCS hảy chết đi” bây giờ không còn là chuyện viễn vông nửa??

    • DâM TiêN says:

      ” Cộng Sản hãy chết đi !”,— Lời bé Phương Uyên.
      ” Cờ Vàng là cờ quốc gia VN tử lâu đời.” — Uyên.

      Hai câu nói ngon lành như gạo nàng hương vậy a,

      nên chú Tư Xoang vừa hoan hỉ, vừa ra lệnh trả
      Tự do cho bé Phương Uyên. Chào chú Tư Xoang!

Leave a Reply to UncleFox