WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Tổng Thống Bush tới Tổng Thống Obama

Obama and BushSơ lược
Hai ông Tổng thống này có nhiều điểm độc đáo, họ đứng đầu ngành Hành pháp kế tiếp nhau, cùng được người dân Mỹ xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mỗi ông một vẻ mười phân vẹn mười.

Năm 2008 người dân quá chán Cộng Hòa, cuộc chiến Iraq, Afghanistan của TT Bush sa lầy, người ta nói nước Mỹ đã đi sai đường. Những cuộc khủng bố đẫm máu hàng ngày diễn ra tại Iraq khiến dân Mỹ vô cùng chán nản. Trước ngày bầu cử Tổng thống năm 2008 khoảng sáu tuần lễ thì khủng hoảng tài chính diễn ra dữ dội, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, có ngày chỉ số Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm, khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng cho công nhân viên nghỉ hàng loạt… Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, không thấm vào đâu.

Mặc dù Cộng Hòa đưa bà Sarah Palin trẻ đẹp ra làm ứng cử viên phó Tổng thống cho ứng cử viên McCain nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Mới đầu thăm dò cho thấy Cộng Hòa lên điểm nhờ mỹ nhân kế nhưng rồi cũng tàn lụi dần.

Người dân hốt hoảng trước viễn tượng khủng hoảng kinh tế, uy tín của Cộng Hòa bị phá sản, cử tri dồn phiếu cho Dân Chủ và Obama đắc cử vẻ vang với 365 phiếu cử tri đoàn gấp hai lần đối thủ McCain 173 phiếu, 69,498,516 phiếu phổ thông hơn McCain gần 10 triệu phiếu. Dân Chủ đại thắng trong cuộc bầu cử 2008, vừa làm chủ tòa Tòa Bạch ốc đồng thời kiểm soát điện Capitole với 257 ghế Hạ Viện (53%) và 57 ghế Thượng viện (57%).

Người dân tin tưởng ủng hộ TT Obama tràn trề hy vọng vào ông sẽ ra tay cứu vãn khủng hoảng kinh tế. Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama đầu năm 2009 huy hoàng rực rỡ chi phí lên tới một trăm triệu đô la, tốn kém nhất và danh giá nhất từ trước đến nay. Hai năm trôi qua, người ta tưởng ông có phép lạ cứu nguy kinh tế, đem công ăn việc làm cho nhiều người nhưng càng ngày tỷ lệ thất nghiệp càng cao. Cuối năm 2008 khi ông Bush bàn giao cho ông Obama tỷ lệ thất nghiệp là 7.3, cuối 2010 nó leo lên 9.5. Ta có thể tìm trên Google hay vào link này http://data.bls.gov/timeseries/LNS14000000

Và rồi người dân tức giận bầu cho Cộng Hòa nắm Hạ Viện, họ được thêm 64 ghế thành 242 ghế. Và bây giờ năm 2014 từ hy vọng tràn trề những năm trước đây, người dân thất vọng ê chề ngày càng chán Dân Chủ cả về kinh tế lẫn đối ngoại, chính sách quốc phòng, ngoại giao yếu có nguy cơ ảnh hưởng an ninh nước Mỹ. Người ta chán Dân Chủ quá xá nên họ lại bầu cho Cộng Hòa nắm cả Lưỡng viện Quốc Hội, tại Thượng viện họ thêm 8 ghế thành 53, Hạ Viện họ thêm 12 ghế thành 246 (56.55%), Thống đốc chiêm 31 ghế (62%) so với Dân Chủ 17 ghế. Kỳ nay Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện kể từ 1946 và chiếm đa số tại Quốc hội kể từ 1928.

Dân Chủ thảm bại cũng giống Cộng Hòa 6 năm trước đây, gió đã đổi chiều. Cuộc bầu cử giữa kỳ 2014 thể hiện ý muốn của người dân: ông Tổng thống cần lãnh đạo đất nước đi đúng đường chứ không phải bằng bánh vẽ, chính sách mị dân không còn ăn khách, tương lai của Dân Chủ năm 2016 coi như đã được quyết định rồi.

Tổng thống Bush

Ngược dòng thời gian trở lại chuyện TT Bush và khởi đầu sự nghiệp của ông trong cuộc bầu cử cách đây 14 năm, cuộc bầu cử có rất nhiều tranh cãi. Trước kỳ bầu cử Tổng thống năm 2000, theo thăm dò phó TT Al Gore ứng cử viên Dân Chủ hơn ông Bush con, ứng cử viên Cộng Hòa chừng 4 hoặc 5 điểm. Nhiều người không muốn thay đổi vì kinh tế của Hành Pháp Clinton-Al Gore 1992-2000 rất tốt đẹp nên họ ủng hộ Al Gore, cá nhân tôi cũng bỏ phiếu cho Gore.

Nhiều người nghĩ Gore chắc ăn qua thăm dò nhưng kết quả hơi bất ngờ, phiếu cử tri đoàn khi kiểm gần xong Al Gore được 266, Bush được 264 thua Gore 22 điểm, luật đòi hỏi 270 phiếu để đắc cử. Florida có 25 phiếu cử tri đoàn là nơi quyết định thắng bại hai bên và cuối cùng Bush đã được 25 phiếu này thành 271 điểm và Tòa Bạch Ốc lại mang tên Bush một lần nữa. Al Gore hơn Bush 543,895 phiếu phổ thông toàn quốc nhưng lại thua phiếu cử tri đoàn mà nước Mỹ không theo phổ thông đầu phiếu, ai nhiều phiếu cử tri đoàn thì người nấy thắng. Đây là lần thứ 4 trong lịch sử Mỹ sau các cuộc bầu cử 1824, 1876, 1888 người thắng cử lại thua phiếu phổ thông.

Vấn đề rắc rối ở đây là Bush thắng tại Florida với tỷ lệ rất khít khao, chỉ hơn Gore có hơn 1,000 phiếu nên người ta cho đếm lại, thời gian đếm lại kéo dài cả tháng khiến ông Bush sốt ruột thưa lên Tối cao pháp viện và họ xử ông thắng, được làm Tổng thống. Tính từ ngày bầu cử 7-11 cho tới hơn một tháng sau mới được biết kết quả, đếm đi đếm lại Bush chỉ hơn Gore có 537 phiếu tại Florida, người Mỹ nói số phiếu chênh lệch hai bên rất mỏng manh, như lưỡi dao cạo razor blade.

Trong tổng số khoảng 6 triệu phiếu tại Florida mà hai ông chia nhau, Bush hơn Gore có 537 phiếu như nói trên. Thật ra tại một quận ở Florida (Palm Beach?) những người bầu cho Gore đã bầu nhầm khoảng 3,000 phiếu cho ông Bush vì năm đó phiếu in cho Cộng Hòa khiến người ta tưởng lầm là cho Dân Chủ, cử tri khiếu nại nhưng chính quyền trả lời “Bầu nhầm ráng chịu”.

Người ta nói ông Bush chỉ là Tổng thống gặp hên, nếu không có 3,000 phiếu bầu nhầm thì ông đã tiêu ma rồi. Khi ông Bush làm lễ nhậm chức có hai chục ngàn người chống đối ông, họ hô to “ông không phải là Tổng thống của tôi”, những ông bà này chuyên nghề ngồi không ăn sẵn lãnh trợ cấp chống ông Bush là đúng rồi.

Ông Bush làm Tổng thống chưa được một năm thì khủng bố Al Qaeda mở cuộc tấn công táo bạo vào hai tòa nhà chọc trời Nữu Ước ngày 11-9-2001, gây thiệt mạng 3,000 người. Thiệt hại vật chất khá nhiều, chúng gây ảnh hưởng tâm lý và gây tại hại cho nền kinh tế Mỹ. Cả nước kinh hoàng và căm hờn đưa tới cuộc chiến Afghanistan trong năm và cuộc chiến Iraq hai năm sau. Tổng thống Bush đòi Taliban phải giao Osama bin Laden và trục xuất bọn Al-Qaeda nhưng họ chỉ đòi Bin Laden rời khỏi nước và từ chối không dẫn độ Laden vì không có bằng cớ y đều khiển cuộc tấn công ngày 11-9. Mỹ từ chối thương thuyết và mở cuộc tấn công Afghanistan từ 7-11-2001 cùng với các nước Nato. Trong vài tuần Mỹ Anh đã đã lật đổ chế độ Taliban ở thủ đô Kabul. Đa số cấp lãnh đạo Taliban chạy trốn qua Pakistan, cuộc chiến kéo dài cho tới nay, chiến phí tính tới năm 2011 là 467 tỷ Mỹ kim, có 2,200 người Mỹ thiệt mạng tính tới tháng 8-2014.

Tiếp theo Afghanistan là một cuộc chiến lớn hơn, tàn khốc hơn. Ngày 11-10-2002 Quốc Hội Hoa Kỳ thuận cho TT Bush đánh Iraq nếu không chấm dứt sản xuất vũ khí giết người hàng loạt. Hoa Kỳ và các nước tham chiến gồm 265,000 người, trong đó Hoa Kỳ 148,000, Anh 45,000, còn lại các nước khác.

Ngày 17-3-2003 TT Bush gửi tối hậu thư cho Saddam Hussein yêu cầu phải rời khỏi nước trong 48 giờ nhưng ông ta khước từ. Ngày 20-3-2003 Mỹ mở cuộc tấn công xuất phát từ Kuwait vượt 186 miles chưa tới một tuần. Ngày 9-4-2003 quân Iraq bị đánh tan, phía Liên quân có 200 người tử thương, Hoa Kỳ 138 người, quân của Saddam Hussein chết vào khoảng từ 7,600 tới 10,800 người.

Ông Bush tái đắc cử năm 2004 vì người dân muốn ông tiếp tục chiến dịch quân sự tại Iraq, phần vì đối thủ John Kerry do Dân Chủ đưa ra quá tệ. Bush được 286 phiếu cử tri đoàn so với 251 của Kerry, Công Hòa đồng thời kiểm soát Quốc Hội với 232 ghế Hạ viện và 55 ghế Thượng viện trong khi Dân Chủ chiếm 202 ghế Hạ viện và 41 ghế Thượng viện. Người ta bầu cho Cộng Hòa nắm cả Hành pháp, Lập pháp để họ dễ dàng chống khủng bố, anh nhà giầu sợ chết.

Sau đó bọn khủng bố từ bên ngoài vào Iraq đánh du kích, đánh bom tự sát, đặt bom giết hại cả dân, lính.

Tổng thống Bush bị chỉ trích điều hành cuộc chiên kém đưa tới chỗ sa lầy làm chết nhiều người cho một mục đích không chính đáng, không chấp nhận được. Chính phủ không tìm được kho vũ khí hủy diệt hàng loạt như đã nói, bị đối lập chỉ trích là nói láo, Hoa Kỳ không bị đe dọa.

Tổn thất nhân mạng tính tới 2011: Mỹ 4,470 người, Anh 179 người, các nước khác 139 người, bị thương 32,600 người.

Khi chuẩn bị dư luận để đánh Iraq các nước Tây Âu nhất là Pháp, Đức chống đối cuộc chiến mạnh. Dư luận bi quan cảnh báo cuộc chiến tranh Iraq sẽ sa lầy như chiến tranh Việt Nam, ông Bush quả quyết Iraq khác Việt Nam vì quân đội miền nam VN không chịu đánh chỉ chờ Mỹ dánh dùm. Khi không tìm thấy vũ khí hủy diệt ông Bush lại đưa ra một mục tiêu mới: dân chủ hóa Iraq. Nhiều người cho rằng cuộc chiến Iraq là do ý muốn riêng của một mình ông Tổng thống này.

Ông Bush xây dựng dân chủ cho Iraq nhưng bọn khủng bố ngày càng gia tăng đánh bom tự sát, cứ vài ngày nó lại “ình” một cái ngoài chợ làm mấy chục người banh xác, máu chẩy chan hòa. Người Iraq chửi bới lính Mỹ “vì các người đem quân vào đây nên chúng tao mới khổ thế này” dư luận cho biết tình trạng tồi tệ hơn thời Saddam Huissen. Tại Mỹ người ta chán quá xá cuộc chiến sa lầy, man rợ, họ cũng chán ngấy ông Bush và quá chán Cộng Hòa.

Nhưng về kinh tế tỷ lệ thất nghiệp thời Bush con rất thấp, thấp nhất trong mấy thập niên vừa qua, thấp hơn cả thời Clinton, ở đây không cần biện luận mà chỉ cần tìm trên Google hoặc vào link như đã nói trên.

Chúng ta sẽ tìm được tỷ lệ thất nghiệp theo năm và từng tháng một, nguồn tư liệu do văn phòng thống kê Bộ lao động Mỹ cung cấp.

Chỉ cần làm phép tính cộng và chia chúng ta sẽ có tỷ lệ thất nghiệp trung bình các năm và các nhiệm kỳ của ông Bush. Trong nhiệm kỳ đầu (2000-2003) tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 trung bình 4 chấm, năm 2001 trung bình 4.8, năm 2002 trung bình 5.8…. tỷ lệ thất nghiệp trung bình tòan bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là 5.1

Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) của TT Bush tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 5 chấm. Toàn bộ tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả hai nhiệm kỳ dưới thời Bush là 5.1+5 : 2= 5.05. Chỉ có tháng cuối cùng của nhiệm kỳ hai 12-2008 tỷ lệ lên 7.3

Hai Tổng thống Clinton, Bush con đều rất hên nhờ sự bùng phát của internet, của công nghiệp điện tử high tech, computer… đã đưa nền kinh tế tới phồn thịnh. Mặc dù ông Bush mang lại công ăn việc làm cho mọi người nhưng họ vẫn chán nản, chỉ trích ông về sự sa lầy tại Iraq, cứ vài ngày lại có đánh bom tự sát.

Cuối nhiệm kỳ ông Bush năm 2008, trong khi ngày bỏ phiếu đã gần kề tự nhiên sinh ra khủng hoảng tài chính dữ dội, chứng khoán lao xuống dốc không phanh, nhiều ngân hàng phá sản, người ta lo sợ trở lại thời kỳ đại khủng hoảng gần 80 năm trước và chỉ trích ông Bush gây ra thảm kịch. Nay theo thăm dò TT Bush chỉ còn được từ 26% tới 30% dân chúng ủng hộ, năm 2007, có 109 sử gia Mỹ tại New York tặng cho ông Bush danh hiệu Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ. Trong cuộc tranh cử, Đảng Cộng Hoà cấm không cho ông Bush vận động tuyên bố tranh cử dùm, ông đã không còn uy tín và làm tổn thương Đảng quá nhiều.

Sự thực kinh tế Mỹ thường là mười hoặc hơn mười năm sẽ suy thoái một lần. Kinh tề gia Samuelson ví nó như một trái banh khi ném xuống đất banh sẽ nẩy lên, một nhà bơi lội nhẩy từ trên cầu cao xuống hồ tắm anh ta chìm dưới làn nước rồi sẽ nổi lên. Trăm dâu đổ đầu tằm, người ta trút hết trách nhiệm cho ông Bush. Kinh tê học không phải là một khoa học chính xác nên không thể quyết đoán vấn đề mà phải phân tích hay dùng lý luận giải thích.

Tổng thống Obama

Cuộc bầu cử 2008 khiến Dân Chủ thắng lớn cả hai cơ quan Hành pháp và Lập pháp. Obama được nhiều phiếu của phụ nữ, dân da mầu, người thiểu sồ và nhất là giới trẻ, họ rủ nhau đi bầu cho đông nghĩ rằng ông Obama, một người trẻ sẽ thay đổi dòng lịch sử, chính phủ sẽ chiếu cố giúp đỡ giới sinh viên đại học. Tông thống Obama với chính sách ôn hòa sẽ lấy lại cảm tình của các nước Tây phương và Hồi giáo mà ông Bush đã khiến họ thù ghét Mỹ.

Cộng Hoà 4 năm trước đây hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, họ kiểm soát cả Hành pháp và toà nhà Quốc Hội nay sụp đổ tan tành. Sau 8 năm cầm quyền, 4 năm kiểm soát cả toà Bạch ốc và điện Capitol, nay Cộng Hoà tan như xác pháo trước sự bất mãn của người dân mà ông Bush là đối tượng tiêu biểu.

Người ta đặt nhiều hy vọng vào Obama phần lớn vì những lời hứa hẹn hoa mỹ của ông, trong cảnh suy thoái kinh tế trầm trọng, ông ví như cái phao cho những người chết đuối bám lấy. Vào tòa Bạch ốc tháng 1-2009, tân Tổng thống dùng phương pháp Bail out như ông Bush nhưng với số tiền khổng lồ gấp bội lần, kết quả là những bước đầu đã cứu được các ngân hàng khỏi phá sản, chận đứng sụp đổ của thị trường chứng khoán. Dow Jones tháng 1, tháng 2 -2009 tụt thê thảm xuống dưới 7,000 rồi từ từ lên 7,000, 8,000….đến gần cuối năm lên 10,000, người dân cho là chính phủ đã đi đúng đường.

Nhiều người biểu tình chống đối chính phủ lấy tiền thuế của dân để cứu Ngân hàng, hãng xe hơi… họ lý luận nếu thiếu tiền trả bill tụi nó sẽ kéo xe tịch thu ngay, người biểu tình muốn bỏ cho tụi nó chết luôn nên chính phủ cũng gặp trở ngại.

Nhưng rồi thay vì chuyên tâm vào kinh tế ông lo cải tổ y tế, nay y tề chiếm tới 20% ngân sách, một gánh nặng lớn nguyên do nay 31 triệu người Mỹ không có bảo hiểm, những người này khi bệnh nặng vào nhà thương công sẽ là gánh nặng cho chính phủ vì chi phí rất cao. Nếu họ có bảo hiểm, được chẩn bệnh, chữa trị ngay thì sẽ tránh được bệnh nặng gây tốn kém. Sự thực ông Obama cũng muốn lưu danh thiên cổ với chương trình y tế thường mang tên ông Obamacare. Vấn đề đặt ra là muốn giúp cho 31 triệu người không có bảo hiểm chính phủ sẽ phải trợ cấp nhưng lấy tiền ở đâu? bằng tiền thuế của dân. Những người không có bảo hiểm gồm những người làm tiểu thương, hãng nhỏ, thất nghiệp.. họ không mua bảo hiểm vì giá rất cao. Chương trình được sự chấp thuận của Tối cao pháp viện nay đã giúp được khoảng 4 triệu người nghèo, chính phủ trả 75%.

Tuy vậy vấn đề không đơn giản, thời nay không thể làm theo kiểu tướng cướp đáng yêu, Le brigand bien aimé, lấy của người giầu chia cho người ghèo. Bảo hiểm Obamacare buộc những người không có bảo hiểm phải mua, sự bắt ép này khiến những người không muốn mua bảo hiểm, nhất là giới trẻ bất mãn chính phủ.

Người bình dân thường nghĩ chính phủ Obama là chính phủ của người nghèo, ông cho thấy có khuynh hướng mị dân hơn các Tổng thống Dân chủ trước đây. Obamacare cũng có mục đích lấy lòng dân nhưng cũng có nhiều nguười chống lại.

Như trên cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ 2010 người dân bất mãn với tình hình kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng và họ đã bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện thêm 64 ghế thành 242 ghế. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng lên cao, mặc dù Obama đổ hết trách nhiệm cho chính phủ tiền nhiệm nhưng người dân càng bất mãn, họ bỏ phiếu cho Obama vì tưởng ông có phép lạ cứu nền kinh tế.

Từ ngày Obama vào Tòa Bạch ốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh từ 7,8 lên 9.9 năm 2009, tính tới cuối năm sau 2010 có giảm chút đỉnh còn 9.4. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình 9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2. Tính trung bình nhiệm kỳ một của Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp là 8,9 coi như gần 9 chấm.

Mặc dù chính phủ bỏ tiền rất nhiều nhưng cũng không vực dậy nền kinh tế, những năm xa xưa các cường quốc kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản độc chiếm thị trường thế giới, nay họ không thể giữ mãi địa vị ưu việt này. Các nước nghèo Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây, Mễ…đã sản xuất được các hàng hóa tiêu dùng không những cạnh tranh trên thế giới mà còn cạnh tranh ngay tại các nước tân tiến Tây Âu, Bắc Mỹ… nhờ nhân công rẻ.

Năm 2012 Obama tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai phần vì người ta muốn ông tiếp tục chương trình cải tổ y tế, phần vì đối thủ Mitt Romney cũng không có gì suất sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một ông Tổng thống tái đắc cử với tỷ lệ thất nghiệp trên 8%. Người dân càng thất vọng hơn sau đó vì tỷ lệ thất nghiệp không giảm mấy, có người nói đùa ông là anh em với nhà tỷ phú Steve Jobs và tên ông là No Jobs, họ gọi ông là Tổng thống No jobs.

Khi ông Bush nhậm chức nợ công của Hoa Kỳ là 5,659 tỷ, sau 8 năm nợ lên 10,011 tỷ. Năm 2009 sang thời TT Obama nợ tăng dần mỗi năm cho tới nay 2014 là 17,824 tỷ hay gần 18,000 tỷ . Như thế có nghĩa là trong 8 năm ông Bush đã nợ thêm 4,352 tỷ và ông Obama trong 6 năm đã nợ thêm gần 8 ngàn tỷ, gần gấp hai 8 năm của ông Bush. TT Obama xài tiền quá nhiều nên đã nợ nần khủng như hiện nay, nợ các nước nay đã lên 6,060 tỷ trong đó nợ Tầu 1,260, nợ Nhật 1,221 tỷ.

Sở dĩ người dân bầu cho Cộng Hòa nắm Hạ viện từ năm 2010 để kiểm soát chi tiêu của Hành pháp.

Người dân chỉ trích kinh tế của Hành pháp Obama trì trệ, đã 6 năm qua tỷ lệ thất nghiệp nay vẫn gần 6 chấm, tỷ lệ tăng trưởng thấp trong khi Trung Cộng đang tiến nhanh tỷ lệ gấp hai Mỹ, Tổng sản lượng của họ nay đã bằng một nửa Mỹ.

Bị mất điểm về kinh tế Obama cũng bị chỉ trích nhiều về chính sách di dân kiếm phiếu người gốc châu Mỹ latin, lời tuyên bô vô trách nhiệm đã khiến người ta ùn ùn kéo vào biên giới Mỹ. Người dân chống đối di dân lậu vì họ không phải đóng thuế nhưng lại được hưởng quyền lợi như người Mỹ, nay ông mới đơn phương ký sắc luật hành chánh hoãn trục xuất 5 triệu di dân lậu để thách đố Lập pháp Cộng hòa, ông đã tự làm giảm tỷ lệ ủng hộ cho chính mình.

Nhưng vấn đề kinh tế, di dân chưa đáng e ngại bằng chính sách đối ngoại nhu nhược khiến tình hình an ninh của đất nước có thể bị đe dọa, đó là lý do khiến cử tri vội vã bầu cho đảng đối lập như đã thấy trong kỳ bầu cử vừa qua.

Mặc dù kinh tế có trì trệ nhưng quốc phòng Mỹ vẫn thừa sức đè bẹp các cường quốc hạng nhì Trung Cộng, Nga. Ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 640 tỷ gấp 3 lần Tầu (188 tỷ) gấp 7 lần Nga (88tỷ).

Hải quân Mỹ có trên 10 hàng không mẫu hạm hạng nặng tối tân trên 100,000 tấn trong khi Trung Cộng chỉ có một tầu sân bay hạng nhẹ 60,000 tấn thuộc loại tân trang có thể chết máy giữa biển khơi bất cứ lúc nào. Sức mạnh quân sự Mỹ cộng với chính sách đối ngoại nhu nhược của Obama đã khiến Hoa Kỳ thành cọp giấy không hơn không kém. Khác với vị Tổng thống tiền nhiệm Bush con quá cứng rắn, ông Obama đã để cho các cường quốc hạng nhì vuốt râu hùm. Chính sách đối ngoại mềm nhũn của Obama đã khiến Trung Cộng ngày càng lộng hành làm trời tại biển Đông. Các nước đồng minh Á châu lo sợ, họ cũng mất tin tưởng vào ông anh cả đồng minh nên đã phải tự vũ trang, mua vũ khí mới, tìm vây cánh để chống bọn bành trướng bá quyền.

Ngày 21-2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống Yanukovvych thân Nga và cử TT lâm thời Turchynov lên thay, Mỹ và các nước Tây phương công nhận chính phủ mới nhưng Nga phủ nhận, hai ngày sau họ đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng Nga để sáp nhập vào Nga. Obama đứng trơ mắt nhìn ngoài vài câu phản đối xuông, sự nhu nhược của ông đã khiến người Mỹ vô cùng bất mãn, họ đâm lo, nay các cường quốc hạng nhì dám giở trò hăm dọa siêu cường, Putin nói “Nga là nước duy nhất trên thế giới biến Hoa Kỳ thành tro bụi.”

Người Mỹ thất vọng vào chính sách đối ngoại Obama và theo nhiều thăm dò, ông được xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ từ sau Thế chiên thứ hai, tỷ lệ ủng hộ tụt xuống còn từ 35 tới dưới 40%.

Theo tin Bộ quốc phòng Hoa Kỳ các cuộc hành quân Iraq trong 10 năm qua (2003-2013) đã làm hao tổn khoảng 700 tỷ Mỹ kim, cũng có tài liệu khác nói vào khoảng 800 tỷ. TT Obama tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Iraq cuối năm 2011mà ông cho là cuộc chiến sai lầm, ngu xuẩn. Vào ngày 18-12-2011, đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ đã rút khỏi Iraq chấm dứt cuộc viễn chinh của người Mỹ tại đây.

Nhưng ở đời thật không biết thế nào là khôn là dại, khi kéo binh từ Iraq về nước để lấy lòng dân, TT Obama không nghĩ tới hậu quả tai hại của nó sau này. Cái giá mà ông ta phải trả cho quyết định mỵ dân này là cuộc chiến chống ISIS hiện nay.

ISIS bắt nguồn từ lực lượng quá khích chống lại TT Assad tại Syria từ năm ngoái, chúng tiến từ Syria qua Iraq mở nhiều mũi tấn công mạnh từ cuối tháng 5-2014. Trước đà tiến quân của ISIS, lính Iraq hoảng sợ bỏ chạy để lại nhiều vũ khí, nhiều tỉnh thành lọt vào tay đối phương.

Chúng đã chiếm hơn một phần ba đất nước nằm ở phía tây bắc Iraq rồi thành lập Nhà nước Hồi giáo. ISIS tàn ác, sát hại tù binh và cả thường dân vô tội. Mối nguy Đế chế Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa các nước trong khu vực mà cả Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

Trước lời chỉ trích của đảng đối lập và người dân về nguy cơ Iraq sụp đổ, Obama cho oanh tạc phiến quân để yểm trợ cho chính phủ Iraq bắt đầu từ 7-8-2014. Cuộc oanh kích kéo dài mấy tháng qua. Lực lượng phiến quân được ước lượng vào khoảng 80,000 người gồm 50,000 tại Syria và 30,000 tại Iraq.

Kế hoạch oanh kích ISIS đã thất bại không ngăn cản được đà tiến quân của chúng. Khoảng hai tháng trước quân địch đã chiếm được 2/3 tỉnh Kobani, một tỉnh chiến lược tại Syria sát biên giới Thổ sau 3 tuần vây hãm, phiến quân đe dọa tiến vào Thổ. Oanh kích mà không có bộ binh đã thất bại như cuộc chiến tranh Triều tiên đầu thập niên 50 và VN 1964, 65. Nhờ sự chiến đấu gan dạ của người Kurd mà Kobani chưa mất, họ than phiền vũ khí cũ không đối chọi được với phiến quân được vũ trang tối tân hơn. Kobani nay hoang tàn đố nát, bên nào chiếm được cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Sau khi thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2014 vừa qua, ông Obama vội đưa thêm 1,500 quân sang để tỏ ra cứng rắn, mất trộm rồi mới rào dậu. Tuần này ngoại trưởng John Kerry cho biết cuộc chiến chống ISIS sẽ kết thúc cho tới năm 2016.

Nay cuộc chiến Syria đã kéo dài hơn hai năm tổng cộng có từ 202,354 cho tới 282,354 người thiệt mạng và chiến tranh tại biên giới Ukraine do Putin yểm trợ nhóm thân Nga từ bốn tháng qua thiệt hại cả hai bên lên tới từ 4,000 tới 5,600 người. Thế mà ông Tổng thống siêu cường tai ngơ măt điếc coi như không hay biết gì.

Thảm bại của Dân Chủ trong kỳ bầu cử vừa qua tại Lưỡng viện Quốc hội và cả Thống đốc tiểu bang là một bài học đáng ghi nhớ cho các vị chức sắc trong đảng. Đây cũng là cái giá mà họ phải trả cho chính sách mỵ dân giả dối của họ, đã đến lúc Dân chủ phải thấy rõ chính sách mỵ dân đã lỗi thời không còn ăn khách.

Hơn ai hết, ông Obama thừa biết rằng người ta đã chán ngấy cái đảng mỵ dân nhu nhược của ông, thế mà gần đây ông tuyên bố ủng hộ gà nhà. “Năm 2016 bà Hillary sẽ là vị Tổng thống vĩ đại”. Ông làm như người dân không ai hay biết gì.

Người Mỹ là một dân tộc văn minh nhưng họ vẫn có thể lầm lẫn khi bầu lên hai ông Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. TT Bush đắc cử do mấy ngàn cử tri ở Florida bầu nhầm cho ông thì không nói chi, TT Obama thắng cử vẻ vang chứ không gặp hên như ông Bush.

Năm 2008 giới trẻ đã nhiệt tình rủ nhau đi bầu cho đông để đưa một vị cứu tinh dân tộc giả hiệu lên ngôi và chính họ phải chịu trách nhiệm về quyết định, về lá phiếu của họ.

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Từ Tổng Thống Bush tới Tổng Thống Obama”

  1. Baó chí Mỹ đưa câu hỏi cho tổng thống Putin là liệu người Mỹ mời ông làm tổng thống ông có nhận làm không? Ông Putin trả lời ngay: không!
    Vì sao? Vì nước Mỹ có nhiều vấn nạn nhất thế giới, đó là nạn phân biệt chủng tộc, quan chức tướng lĩnh tham nhũng, lòng người ly tán mất đoàn kết.
    Vậy theo ông thì ai có thể làm lãnh đạo nước Mỹ tốt nhất, chuyển biến nhất?
    Không nghĩ ngợi ông ta nói ngay:
    – Ông Kim Jong Un

    • Putin, Kim Un in says:

      Putin là Tổngthống Nga, một nuóc còn lạc hậu, dân Nga thuộc giống Slave bị Hitler khinh bỉ tàn sát thẳng tay hồi Thế chiến thứ hai
      Băc Hàn còn lạc hậu mọi rợ
      Vậy mà dám nói Putin, Kim Ủn ỉn làm Tổng thống Mỹ?.
      Putin, Kim Ủn ỉn sang Mỹ thì đi làm bồi bàn may ra

  2. DâM TiêN says:

    Tổng thống có quờn như Đức Dzua, hay Bí thư đoảng Cộng phỉ hôn?= KHÔNG!

    TT Cờ Hoa có nhiệm kỳ bốn cuốn lịch, hên ra thì tám cuốn. Vậy những chính
    sách, chương trình của Cờ Hoa kéo dài vắt vẻo qua những 10 niên, 20 niên, thì
    ông TT mần răng… Vậy nên hiểu rang, Chính sách Dài hạn được kiểm soát thi
    hành bời một quyền lự, ví von như cái ” Bọ chính trị” của Cộng Khỉ vậy…

    Vậy ai ơi, ông Đạt khóa 3/70 Con Cá KBC 4100 ơi, xin ông nới tay một tí đối với
    hai ngài Bush Con và Khe Sanh Obama…(DâM miễn cho … 50 cái hít đất!)

  3. DâM TiêN says:

    Bush – y và Obama- ian

    Mỗi ông, tui có ghét có thương, tí.

    Ghét Bush vì nói…lái : VN Cộng Hòa không chiến đấu bảo vệ nền
    Tự do của mình. ” Bush nói…lái, vì DâM tui cùng lớp lớp hùng binh
    VNCH còn trên kháng tuyến, mà…CIA nó…thúc ông MINH phải ra
    lịnh cho DâM và lớp lớp tinh binh VNCH phải…buông súng…chứ ai
    nào mà chịu buông súng ra đi như quần thần ông Thiệu … trong đó
    có ông Tá hay văn vẻ là …Giao Chỉ

    Khoái Bush: Vì Bush ra lệnh,Cộng Sản phải thay đổi từ nội bộ CS.

    Về TT Ô Bá Mờ…thì tui chỉ có khoái chí thôi, bởi vì trong diễn văn
    nhậm chức, ông đã nhắc tới KHE SANH, sự liên hệ của Hoa Kỳ
    với VNCH. Cái Moral Obligation là gì, thưa tổng thống?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Cái Moral Obligation là gì, thưa tổng thống?”- Quá Ghê !

      “Kụ ” Ý mà làm nghề đòi nợ thì không có ma nào thoát !

      Merry X’mas et Happy New Year “Kụ” Ý !

      Ki’nh

  4. Nguyễn Cao says:

    Nước Mỹ luôn là tác giả và là nguyên nhân của căng thẳng và chiến tránh, bất ổn của thế giới. Bất kỳ đời tổng thống nào cũng vậy, ngoại trừ thời của tổng thông Bill Clinton là tử tế và có ý nghĩa nhất mà thôi. Hãy đọc bài báo sau đây từ chính báo chí Mỹ đã viết để thấy:
    Mỹ, NATO đang khơi dậy chiến tranh lạnh chứ không phải Nga

    Chủ nhật, 14/12/2014, 19:14 (GMT+7)
    (Quốc tế) – Hai nhà bình luận chính trị Mỹ nhận định rằng chính Mỹ chứ không phải Nga mới là kẻ khiêu khích ở Ukraine, khơi dậy cuộc chiến tranh lạnh và thêm rằng các đồng minh châu Âu đã và đang đe dọa nước Nga trong nhiều năm – bản tin của PressTV loan tải.
    >> Trung Quốc đề nghị trợ giúp quân sự Iraq chống IS >> Nga phản hồi về cáo buộc suýt đâm vào máy bay Thụy Điển >> Nga: Báo cáo của Mỹ về chương trình tra tấn tù nhân là “gây sốc” >> Người biểu tình tiếp tục làm rung chuyển nước Mỹ >> Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ?
    “Mỹ đã chi 5 tỉ USD để lập nên cái gọi là chính quyền dân chủ dẫn đến cuộc đảo chính ở Kiev hồi tháng 2” – Joe Iosbaker, lãnh đạo Ủy ban phản chiến của LHQ trả lời Press TV.
    chien tranh lanh, My va NATO
    “Đã từ lâu Mỹ và NATO đã có những hành động khiêu khích ở châu Âu. Trong 20 năm qua, NATO đã thu nhận nhiều quốc gia vào liên minh quân sự của mình. Họ đang cố gắng đe dọa và khống chế nước Nga” – ông thêm.
    Trước đó, vào đầu tuần Ngũ Giác đài đã đe dọa Nga bằng cách tái triển khai hỏa tiễn hành trình mang đầu đạn hạt nhân tại châu Âu, buộc tội Moscow đã vi phạm 2 thỏa ước về kiểm soát vũ khí.
    Mỹ cũng kết tội Nga đổi thêm dầu vào ngọn lửa khủng hoảng ở miền đông Ukraine, dẫn đến những hoạt động quân sự của chính quyền Kiev từ tháng 4 để dập tắt cuộc “nổi loạn” tại đây. Điện Kremlin bác bỏ tất cả các cáo buộc.
    PressTV cũng dẫn lời nhận định của nhà phân tích Joe Iosbaker lưu ý rằng chính quyền Mỹ không phải là “một chính quyền yêu hòa bình” (peace-loving government) như họ thường nói mà thực chất là một “chính quyền gây chiến” (war-making government).
    “Chính phủ Mỹ cứ làm bộ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một nền dân chủ đệ nhất thế giới và nước Mỹ đang nỗ lực để chống lại những hành động khiêu khích của các quốc gia khác” – Iosbaker nói.
    Trong một bài viết khác, US reigniting Cold War with Russia: Analyst – Nước Mỹ đang khơi lại cuộc chiến tranh lạnh, nhà phân tích Daniel Faraci nói với PressTV rằng nội các của ông Barack Obama đang khơi lại những âu lo về một cuộc chiến tranh lạnh với Nga.
    Ông Daniel Faraci – giám đốc một trung tâm tư vấn chính trị tại Washington, nhận định rằng tổng thống Mỹ, quốc hội và NATO đang làm gia tăng những căng thẳng vốn có từ thời Liên Xô cũ bằng cách thúc đẩy những xung đột xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
    “Có những nỗ lực khởi đầu từ tổng thống Obama để làm bất ổn Ukraine, Syria và khơi mào một cuộc chiến tranh lạnh với Nga” – ông nói.
    “Có một chiến dịch bẩn hòng gây hiểu lầm đối với công chúng Mỹ và quốc hội để tiếp tục xuất khẩu vũ khí đến các khu vực đang xảy ra xung đột” – nhà phân tích nhìn nhận.
    Ông cũng nhấn mạnh rằng chính sách gây hấn của Mỹ đã dẫn đến số người bị thiệt mạng lên đến một con số lớn và gây căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế. “Nó đang khiến nhiều sinh mạng bị mất đi và sự căng thẳng đang leo thang”.
    Nói về vấn đề Ukraine, ông nhận định rằng những thách thức mà nền kinh tế và chính trị của nước này đang phải đối phó chính là xuất phát từ cuộc “đảo chính” chống lại chính quyền của ông Viktor Yanukovych do Moscow hậu thuẫn vào tháng 2.
    Ông cho biết cuộc cấm vận do Mỹ cầm đầu chống lại Nga xoay quanh vấn đề Ukraine về lâu dài sẽ gây tổn thương đến nhân dân Mỹ và các nền kinh tế châu Âu. Cũng chính vì lệnh trừng phạt mà dẫn đến việc Nga đã tìm cách gia tăng hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ và đang tiến tới quan hệ chặt chẽ hơn với Triều tiên và Iran cùng các nước Nam Mỹ, sân sau của Hoa kỳ trước đây.
    Lê Huỳnh Lê (dịch)

    • Cù Lần Lửa says:

      TAO là sen đầm quốc tế đó, làm gì đượcTAO ?

      Không có tao, thì từ Âu sang Á, loài người nghẹt
      thở mí Phát xít, mí râu xồm Mác Lê.. mí Tàu Ô…

      Không vái lạy tao thì chớ, càm ràm nỗi chi, con?
      Đi mí tao, có cơm canh nóng sốt, đi vối Râu xồm
      Mác Lê thì ráng nhai bo bo trọn đời, biết chưa?

  5. Hai đồ tể này chẳng khác nhau là bao nhiêu. Một kẻ thì giết hại bao dân thường Irac còn một kẻ thì giết người gián tiếp đưa Syria và Ucraina vào chiến tranh qua cách mạng mầu trong khi người da mầu bị phân biệt đối xử.

    • tudo says:

      Chánh quyền TC từ ngày Cố Chủ Tịch MAO-TRACH-ĐÔNG đến nay , luôn nhớ đến ƠN 2 Vị Nixon + Kiss…. chí đến năm…… 2014 trải qua các Vị Tổng Thống của nước Mỷ…nhờ cách họ thực hiện tình hửu nghị nên nước Trung Hoa phát triễn mổi ngày mỗi giàu lênh ….có thể tương lai là MỘT …..NƯỚC TRUNG HOA……khó có nước nào sánh bằng… .

  6. Tudo.com says:

    Bài nhận định tổng kết nầy của Trọng Đạt quá trung thực và bổ ích cho cử tri khi bỏ phiếu trong tương lai. Cử tri Mỹ có thể ân hận, tiếc nuối vì sự Tự chọn lựa của mình cho hai vị tổng thống cũng chỉ có 16 năm thôi. Nhưng rồi họ sẻ chọn một tổng thống khác để có một quốc sách đúng hơn, cải thiện đời sống họ phồn thịnh hơn và xã hội họ sẻ hưởng được nhiều phúc lợi hơn.
    Trong khi dân VN không lựa, chả chọn mà phải cúi đầu mang gông gánh ách, từ đời ông đến đời cháu hơn Bảy mươi năm qua. Và không biết bao lâu nữa những ông vua Đỏ mới tha cho?
    Dân Mỹ lẽ ân hận khi lựa chọn, nhưng dân Việt chắc chắn căm hận!

  7. Trung sĩ DâM TiêN says:

    Ông Trọng Đạt chạy vượt thời gian, 400,000 ki lo mét /giây !

    TT Obama còn tại chức, đã làm cái gì cho ông Đạt buồn đâu,

    mà đã phân biệt đối xử não nề mí ông Khe Sanh O bá mờ?

    Dzui tí, Trung sĩ DâM, Phòng Chiến Thuật KBC 4100, ra phạt
    Con Cá NTĐ… Khóa 3/70 , năm chục hít đất, vì lo chạy vượt
    thời gian ! Trung sĩ DâM, Cử nhân Binh bị Đại học..sĩ. Lóp 3)

  8. Lại Mạnh Cường says:

    Cám ơn tác giả tổng kết lại các diễn biến chính quá khứ thật hay.

    ÔN CỐ TRI TÂN luôn luôn là điều cần thiết cho mọi người.

    Chúc cuối tuần nhiều đìêu vui và sang năm mới nhiều bài mới :-) !

    Lại Mạnh Cường

  9. vb says:

    1) Về chuyện di dân
    *Một bản tin từ NHK( Nhật) ngày hôm qua, cho biết cứ 10 người sinh ra ở Mexico thì có một người đang sinh sống tại Hoa Kỳ. (10% dân số bỏ quê hương để đi kiếm sống, ghê chưa!).

    *Một “đòn bẩn” về chính trị được đảng Dân chủ qua TT Obama khi ký sắc lệnh về di dân là sẽ làm cho cuộc bầu cử TT nhiệm kỳ sắp tới “nghiêng” về đảng DC. Thay vì luật từ QH sẽ có tính cách lâu dài, hay vĩnh viễn thì Sắc Luật được Obama ban hành sẽ bị vị TT kế tiếp vô hiệu hoá, (hoặc tiếp tục tùy khuynh hướng DC hay CH). Những cử tri Latino sẽ bỏ phiếu bầu cho TT thuộc đảng nào, Dân Chủ hay CH? Bầu cho đảng Dân Chủ thì nhiều phần sẽ còn duy trì những điều mà Sắc Lệnh đang có hiêu lực, nếu bầu cho đảng Cộng Hoà thì nắm chắc SL sẽ bị TT cuả đảng CH vô hiệu hoá.

    2) Sau khi nói về thắng lợi cuả Đảng Cộng Hoà trong kỳ bầu cử “giữa nhiệm kỳ” tháng 11/2014 vừa qua, mà CH dành được cả Lưỡng Viện lẫn các ghế Thống Đốc các Tiểu Bang, ông Trọng Đạt đưa ra kết luận:”…Kỳ này CH chiếm đa số tại Hạ Viện kể từ 1946 và chiếm đa số tại Quốc Hội (Hạ viện và Thương Viện) kể từ năm 1928.”
    Nếu ý ông TĐ muốn nói rằng kể từ năm 1946 ĐẾN NAY, CH ở Hạ Viện mới chiếm được đa số và kể từ năm 1928 ĐẾN NAY, CH mới làm chủ được cả hai viện, thì tôi e rằng ông TĐ nhầm.
    Cách đây đúng 20 năm, dưới thời TT Clinton, trong cuộc bầu cử giữa kỳ (tháng 11/1994), CH đã chiếm đa số tại Quốc Hội (lưỡng viện), đó là Quốc Hội thứ 104( 104th Congress). Những người theo dõi sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ sẽ không quên cái gọi là “Contract with America” do đảng CH đưa ra hứa cải tổ 8 điểm nếu được dân chúng HK tín nhiệm ( đồng tác giả cuả bản văn này là Newt Gringich, sau này làm chủ tịch Hạ Viện). Nhờ có những lời hưá cải tổ mà Đảng CH đã thắng ở cả hai Viện.
    Tại Hạ Viện, CH có 230 dân biểu, DC được 204 và một vị độc lập, tổng cộng 435 dân biểu.
    Ở Thượng Viện, CH chiếm 53 ghế nghị sĩ, DC có 47. TC là 100 vị.

    Có hai điều đáng nhớ cuả QH thứ 104 là việc CÂN BẰNG NGÂN SÁCH, và cải tổ Welfare. Đối với một số đông đồng hương VN mới qua Mỹ theo diện HO ,việc cải tổ này đã gây ra một số trở ngại cho họ.

    • td says:

      Cám ơn ông vb
      Thực ra là Kỳ nay 2014 Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện nhiều nhất (largest) kể từ 1946 và chiếm đa số (nhiều nhất ) tại Quốc hội kể từ 1928.
      CH kỳ này chiếm đa số Ha vien với số lượng người lớn nhất tại Hạ viện từ 1946
      Và chiếm đa số Quoc hoi với số lượng người nhiều nhất tại Lưỡng viện từ 1928

  10. nguenha says:

    Tôi nhớ rất rỏ khi Ông Obama tranh cử với Ông McCain ,ông nói :”Bầu cho Mc Cain có nghĩa là bầu cho TT Bush nhiệm kỳ 3″. Bây giờ đến lượt Bà Hilary Clinton ( đảng Dân Chủ) ra ứng cử thì Ông Obama
    ăn nói làm sao với cử tri.! Khi Ông còn tệ hơn TT Bush nửa. Đúng là “cái miệng” làm khổ “cái thân” ./

Phản hồi