WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Gánh nặng Âu Châu trên đôi vai của Thủ Tướng Merkel

angela-merkel

Bà Angela Merkel chẳng những không có nét sắc xảo của cố Thủ Tướng nước Anh Margarett Thatcher hay vẻ cương nghị của cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, dáng dấp của bà còn giống như một người phụ nữ bình thường và hiền lành của Âu Châu. Vậy mà trên đôi vai của bà mang nhiều gánh nặng, các quyết định của Thủ Tướng Merkel sẽ để lại hậu quả lâu dài đến hai cơ cấu quan trọng nhất của Âu Châu từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh lạnh chấm dứt tức liên minh quân sự NATO và khối tiền tệ chung Euro. Hai cơ cấu này tuy đủ mạnh để tồn tại trong giông bão, nhưng nếu kém lèo lái sẽ bị tổn hại trầm trọng trong nhiều thập niên sắp tới – vị trí mà nước Đức và bà Merkel hiện đang giữ vai trò trung tâm.

Nếu mục tiêu trước mắt của nước Nga nhằm ngăn chận không cho Ukraine trở thành một thành viên của NATO thì khối Âu Châu đang lo ngại trường hợp Tổng Thống Putin tiến thêm bước kế tiếp nhằm vạch trần tính vô hiệu của điều khoản số 5 của NATO quy định rằng khi một quốc gia trong liên minh bị tấn công thì toàn khối sẽ phản ứng đáp trả.

Mục tiêu của Putin nhắm vào ba quốc gia hội viên vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithunia bằng cách cho quân nhân Nga trá hình trà trộn vào tập thể số đông người gốc Nga sinh sống trong khu vực để khuấy động và đòi tự trị như từng làm tại bán đảo Crimea hay ở vùng Đông Ukraine.

NATO sẽ bị chia rẽ bởi quyết định can thiệp quân sự hay không khi đối diện với hình thức chiến tranh phi quy ước trong lúc căng thẳng có thể leo thang đến mức trực tiếp đối đầu với quân đội Nga trên một vùng đất vốn chưa từng là trọng tâm của Âu Châu? Hoa Kỳ và Ba Lan chắc chắn sẽ đòi bảo vệ vùng Baltic trong khi Putin đã thu phục được vài chính quyền Âu Châu theo khuynh hướng ít nhiều thân thiện hay thỏa hiệp với Nga gồm Hung Gia Lợi, Áo và Hy Lạp. Ngay bây giờ thì Putin có thể đang thăm dò quyết tâm của NATO và nhất là của Anh- Pháp- Đức trước khi quyết định liệu có ra tay ở vùng Baltic hay chỉ dừng lại ở chổ làm tiêu mòn ý chí và sự đoàn kết của NATO bằng cách liên tục khuấy phá Ukraine.

Thủ tướng Merkel là một trong số ít người hiểu Putin nhất do bà thông thạo tiếng Nga và đã lớn lên ở nước cộng sản Đông Đức. Bà sang Hung Gia Lợi vào tháng 2-2015 để thuyết phục Thủ Tướng Viktor Orban đoàn kết với khối EU nhưng tỏ ra nguội lạnh khi ông này hô hào về một nền dân chủ “phi tự do” (!).

Khó khăn kế tiếp của bà Merkel khi chính quyền cánh tả vừa được bầu lên tại Hy Lạp lại khơi dậy lịch sử và manh nha đòi nước Đức bồi thường cho Chiến Tranh Thứ Hai với mục đích khích động dư luận nhằm tạo thế mạnh khi thương lượng về số tiền nợ Hy Lạp đang vướng mắc. Chẳng những thế mà Thủ Tướng Hy Lạp Tsipras còn tỏ thái độ kình chống khối EU bằng cách bênh vực Nga.

Thách thức của bà Merkel là bảo vệ được sự đoàn kết của NATO trong lúc Putin tận dùng đủ thủ đoạn để chia rẽ các quốc gia kể cả đe doạ bằng quân sự hay nhử mồi khí đốt; nhưng đồng thời bà không thể để căng thẳng với Nga leo thang đến mức không còn vãn hồi vì quyền lợi kinh tế và an ninh của Âu Châu vẫn gắn liền với Nga; bên cạnh đó còn vấn đề làm thế nào để giúp Ukraine ổn định và phát triển trong hoàn cảnh Putin dùng mọi phương cách về kinh tế và quân sự để khuấy phá nhằm tạo ra gánh nặng cho Âu Châu.

Nếu đối phó với Putin là vấn đề của toàn khối Tây Phương thì nước Đức và bà Merkel giữ vai trò quyết định trong việc giải quyết khủng hoảng kinh tế ở các nước Nam Âu. GDP của Hy Lạp chỉ bằng của một tiểu bang trung bình ở Mỹ như Lousiana nên dù có phá sản vẫn không thể ảnh hưởng toàn khối Âu Châu. Nếu Hy Lạp tiếp tục nằm trong khối Euro cũng như một ung nhọt không thể chửa vì nước này không thể phá giá đồng bạc nhằm phục hồi kinh tế; còn tách ra khỏi Euro là tạo ra một tiền lệ quan trọng không khác gì NATO vi phạm quy định phòng thủ tập thể. Nhưng còn một tiền lệ khác ít được nhắc đến trong trường hợp Hy Lạp là “moral hazard” hay ỷ thế làm liều nay áp dụng cho một quốc gia thay vì chỉ một xí nghiệp trong nền kinh tế. Đối với Hy Lạp và không ít các chuyên viên kinh tế Âu-Mỹ thì áp đặt chính sách khắc khổ trong khủng hoảng là quyết định kinh tế sai lầm nếu không muốn nói là biện pháp trừng phạt quá đáng; nhưng đối với không ít người Đức thì đây chỉ là luật công bình có vay có trả nên nguyên tắc này không thể bị vi phạm.

Ngoài việc đối phó với nước Nga và khủng hoảng kinh tế lại còn thêm vấn nạn của khủng bố Hồi Giáo và làn sóng chủ nghĩa dân tộc chống di dân và chống Hồi Giáo. Các thử thách đều vô cùng nghiêm trọng, gánh nặng trách nhiệm chia xẻ không đồng đều nên đè nặng trên đôi vai của bà Thủ Tướng Merkel.

 

3 Phản hồi cho “Gánh nặng Âu Châu trên đôi vai của Thủ Tướng Merkel”

  1. Sách lược gây sức ép lật đổ ông Putin là của Mỹ nên bà thủ tướng Đức có nhiệt tình đến mấy cho hòa bình ở Ucraina chỉ là tạm thời mà thôi rồi sẽ lại tái phát khủng khiếp hơn và chỉ được châm dứt khi Nga trực tiếp đưa quân vào giải phong Ucraina lập một chính phủ mới. Nhưng điều đáng nói tới là bà thủ tướng Đức đã giúp cho nhiều nước trong Liên hiệp châu Âu biết được bọ mặt của Mỹ để không theo đuôi vô lý.
    Sau đây là một bài báo nói về điều đó:
    EU đang quay lưng với đồng minh lớn nhất?
    Từ cách đây vài tháng, người ta đã nói đến việc EU mâu thuẫn với Mỹ trong chính sách với Nga. Ngay từ đầu, đã có thông tin cho rằng EU không hề muốn áp dụng chính sách trừng phạt đối với Nga bởi bản thân EU hiểu rất rõ, trừng phạt Nga chính là làm tổn thương đến chính họ. Tuy nhiên, dưới sức ép mạnh mẽ của Mỹ, EU buộc phải ra tay với đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của họ. Đây là điều đã từng được một quan chức cấp cao của Mỹ thừa nhận.
    Trong quá trình áp dụng chính sách trừng phạt Nga, mâu thuẫn giữa EU và Mỹ lại càng lớn hơn. Nhiều nước EU bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đòn trừng phạt nhằm vào Nga đã thể hiện sự phản đối đối với chính sách mà phương Tây và Mỹ đang áp dụng với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine . Người đầu tiên phải nói là thủ tướng Đức.
    Sự bất mãn của phương Tây càng tăng khi nhìn sang phía Mỹ, họ thấy rằng nước dẫn dắt họ đi trên con đường gây sức ép, trừng phạt Nga lại không bị hề hấn gì mấy trong khi các nước EU lại chịu tổn thương sâu sắc, không kém gì Nga.
    Trong một diễn biến mới nhất thể hiện sự không thống nhất của mặt trận phương Tây chống Nga, các ngoại trưởng EU đã tỏ ra không mấy mặn mà trong việc tiếp tục tung ra các đòn trừng phạt mới nhằm vào Moscow dù giới chức Mỹ liên tiếp lên tiếng đề cập đến viễn cảnh này.
    Các ngoại trưởng EU có mặt trong cuộc họp hôm 7/3 vừa rồi để bàn về việc gây áp lực hơn nữa lên Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã thể hiện quan điểm về việc không ủng hộ những đòn trừng phạt thêm nữa nhằm vào Nga. Các nước này cho biết, họ muốn cho thỏa thuận ngừng bắn mong manh ở Ukraine một cơ hội trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc tung ra thêm các đòn trừng phạt Nga. Hầu hết ngoại trưởng các nước thành viên EU có mặtở thủ đô Latvia đều đặt hy vọng vào thỏa thuận Minsk mới nhất và nhất trí rằng EU chỉ nên tính đến việc tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga nếu như lệnh ngừng bắn vị vi phạm nghiêm trọng, ví dụ như lực lượng ly khai miền đông tấn công vào thành phố cảng Mariupol.

    Ngoài việc phản đối tung thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, EU còn quay lưng với lời kêu gọi từ những “cái đầu nóng” ở Mỹ trong vấn đề cung cấp vũ khí gây sát thương cho chính quyền Kiev.
    Hồi cuối tuần vừa rồi, EU đã tuyên bố thẳng thừng và công khai rằng nước này sẽ không bị lôi vào một cuộc đối đầu với Nga. Các quan chức EU đều đồng loạt thống nhất rằng tình hình ở Ukraine đang tiến triển và rằng họ đang đi tìm một lệnh ngừng bắn chứ không phải là một sự leo thang.
    Rõ ràng, EU đang nóng lòng, sốt ruột muốn tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine để từ đó họ có thể thoát ra khỏi “cuộc chiến sứt đầu mẻ trán” với Nga.

  2. Tôi tin là nhiều người Việt nam cũng kính trọng bà thủ tướng Đức. Bà là người yêu hòa bình và có công lao làm nước Đức hùng mạnh. Chỉ có điều vấn đề Ucraina bà không thể quyết định được mà phải do Mỹ mà thôi. Bà dù biết Mỹ là nguyên nhân gây bất ổn và chiến tranh ở đây, bà kiên quyết muốn đàm phán hòa bình nhưng Mỹ sẽ phá thôi. Xin chia buồn cùng bà nhé.

  3. Bà thủ tướng là một người khả kính, đáng trân trọng. Bà có tầm tìn xa trông rộng và thực sự muốn hòa bình ở Ucraina và muốn quan hệ thân thiện với Nga cũng như các nước. Nhưng Mỹ và Anh và một số nước luôn phá rối tiến trình hòa bình mà Đức, Nga, Pháp cùng các bên ở Ucraina đã thực thi. Vì họ muốn gây rối Nga. Chỉ có đoàn kết và kiên quyết thì chắc chắn sẽ chiến thắng, ý tưởng của bà sẽ thành sự thật.
    Chúc bà mạnh khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp của mình.
    Nguyễn Hoàng Hà

Phản hồi