WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắc Kinh reo hò – Boston phản đối

Bắc kinh reo hò

Bắc kinh reo hò

Bắc Kinh đã được chọn đăng cai Olympics Mùa Đông 2022, qua mặt thành phố Almaty của Kazakhstan với tỷ số rất xát nút 44 – 40.

Bắc Kinh từng đăng cai Olympics Mùa Hè 2008, nay trở thành thành phố đầu tiên trên hành tinh đăng cai cả hai Olympics mùa hè và mùa đông.

Mới cách đây hai năm không một ai nghĩ rằng Bắc Kinh có thể giành được vinh dự này. Nhưng gió đã đổi chiều. Một thành phố ở châu Âu rút quyền đăng cai vì lý do chính trị và tài chính.

Thiết tưởng cũng nên nói thêm đôi lời rằng tại những quốc gia phát triển. Dân chúng không mấy mặn mà với việc đăng cai những sự kiện thể thao lớn của thế giới hào nhoáng, khoe khoang, khuếch trương, nhưng đắt đỏ, tốn kém và lãng phí.

Đầu tuần này, Boston, Mỹ đã chính thức rút tên ra khỏi cuộc chạy đua quyền đăng cai Olympics Mùa Hè 2024 vì phần lớn dân chúng không ủng hộ. Người Boston tự thành lập một hội chống lại việc tổ chức Olympics tại quê hương của họ. Người ta dương cao khẩu hiệu trước tòa thị chính: “An toàn đường phố”, “Cần nhà ở”, “Cần trường học”, “Không cần Olympics”. Thị trưởng Boston đã lắng nghe tiếng kêu gào của mọi người trên đường phố.

Boston phản đối

Boston phản đối

Ủy ban Olympics Quốc tế ước tính khoảng 1.5 tỷ Mỹ kim chi phí cho giải Olympics Mùa Đông 2022 từ việc xâ dựng làng Olympic, cơ sở thi đấu v.v. . Nhưng tại Bắc Kinh đã có sẵn, gần như còn nguyên vẹn cơ sở hạ tầng của Olympic Mùa Hè 2008. Nên Bắc Kinh có thể có lời lớn trong việc tổ chức Olympic Mùa Đông 2022.

Olympic Mùa Đông 2014 tại Sochi, Nga tốn khoảng 51 tỷ Mỹ kim, giá đắt đỏ nhất trong lịch sử Olympics. Những quốc gia đã đang cai trong những năm gần đây: 2018: Pyeongchang, Nam Hàn; 2014: Sochi, Nga; 2010: Vancouver, Canada; 2006: Turin, Italy; 2002: Salt Lake City, Mỹ.

Sau khi nghe tin Bắc Kinh thắng cuộc, dư luận thế giới đưa ra hai câu hỏi: Làm thế nào Bắc Kinh có đủ lượng tuyết tự nhiên, đồi núi thiên nhiên cho các môn thi đấu? Bắc Kinh là một chính quyền bất hảo về nhân quyền, cớ gì mà giành được ân huệ này? Tổ chức Nhân quyền Thế giới thông báo: “Quyết định này là một cái tát vào mặt những nhà đang đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Quốc.”

Sau khi nghe tin thắng cuộc, hàng chục ngàn dân Bắc Kinh đổ ra đường, dồn về quảng trường Thiên An Môn tay cầm quốc kỳ, miệng hát vang quốc ca, ăn mừng chiến thắng, Tân Hoa Xã vừa thông báo sáng nay.

August 1, 2015

© Trần Gia Hồng Ân tổng hợp
© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Bắc Kinh reo hò – Boston phản đối”

  1. Minh Đức says:

    Dân Mỹ tính toán tiền bạc hơn thiệt nên Boston không muốn tổ chức Thế Vận Hội. Bây giờ tổ chức Thế Vận Hội tại Mỹ thì sẽ phải tiêu rất nhiều tiền về an ninh để đề phòng khủng bố Hồi Giáo. Dân Boston đã nhìn thấy cuộc chạy đua Marathon tụ tập đông người bị khủng bố đặt chất nổ. Với Thế Vận Hội đông người hơn thì phải bỏ tiền ra cho an ninh nhiều hơn.

    Còn Trung Quốc thì muốn được uy tín, bỏ bao nhiêu tiền cũng không tiếc. Mỹ thì không cần phải tổ chức Thế Vận Hội thì mới chứng minh là nước Mỹ giàu mạnh, tiến bộ.

    Chính quyền Trung Quốc tập trung một số tiền rất lớn trong tay và phóng tay tiêu không tiếc. Việc này ảnh hưởng đến kinh tế ra sao thì có lẽ những người lãnh đạo không cần biết.

    Kinh tế Trung Quốc đang bị chậm lại vì không có cầu cho xuất cảng nên phải dựa vào thị trường nội địa. Thị trường nội địa không tiêu thụ hàng mạnh cho lắm vì dân Trung Quốc cũng chẳng có tiền nhiều. Dân không tiêu thụ nhiều nên tăng trưởng kinh tế không gia tăng nhiều. Nhà nước Trung Quốc có 4 ngàn tỉ đô la dự trữ. Đó là số tiền lấy từ dân. Các món tiền bạc tỉ tiêu cho lễ hội, cho Olympic cũng lấy từ dân. Nếu hàng ngàn tỉ đó không nằm trong tay nhà nước mà ở trong dân chúng thì sức tiêu thụ của người dân sẽ cao hơn và kinh tế sẽ tăng trưởng khá hơn. Thị trường chứng khoán Thượng Hải bị tuột dốc bị mất hàng ngàn tỉ đô la nghe qua là nhiều nhưng số tiền trên thị trường Thượng Hải chỉ chiếm 15% GDP của Trung Quốc mà thôi. Trong khi tại các nước tư bản số tiền trên thị trường chứng khoán cao bằng GDP hoặc còn lớn hơn GDP của nước đó. Điều đó cho thấy dân Trung Quốc không có nhiều tiền để mua cổ phiếu và điều đó có nghĩa là việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Trung Quốc không hữu hiệu bằng ở các nước tư bản khác. Nhà nước nắm nhiều tiền và tiêu phung phí làm cho dân nghèo và nước kém mạnh.

  2. Le Quoc Trinh says:

    Thân chào các bác,

    Có hai chi tiết làm tôi quan tâm, đó là:

    1)- Olympic Mùa Đông SuShi ở Nga (2014) chi phí cao nhất: 51 tỷ US$. Cho đến bây giờ dưới sức ép câm vận kinh tế của Tây Phương, Putin (Nga) lấy đâu ra tiền để trả nợ cho chi phí khổng lồ này, trong khi tất cả mọi cơ sở hạ tầng cho công trình Olympic đó không được sử dụng và khai thác tối đa để lấy ngoại tệ.

    2)- Tôi còn nhớ Olympic Mùa Đông ở Vancouver (Canada) suýt nữa bị thất bại ê chề chỉ vì đến gần ngày khai mạc vẫn không đào đâu ra tuyết để chơi thể thao trượt tuyết. Chi phí cho Olympic Vancouver rất ư khiêm nhường chỉ hơn 2 tỷ US$, cho nên không phải là gánh nặng cho người dân sau này.

    Những nước CS mới “trưởng thành tư bản đỏ” kiểu TQ hay Nga rất thích chơi “nổ” để kích động tinh thần “yêu nước cực đoan”, một kiểu cai trị CS muôn thuở. Tôi nghe nói trong 1 tháng trời tổ chức Olympic Mùa Hè tại Bắc Kinh (2008), chính quyền CS TQ đã ngang nhiên khai thác mọi nguồn nuớc từ các vùng tự trị xa đem về phục vụ cho khách du lịch, khiến cho hàng triệu người dân bị “chết khát”.

    Dân chúng HK đã thực sự trưởng thành để biết rằng tổ chức Olympic bây giờ không khéo sẽ đưa quốc gia vào vòng xoáy nợ nần không dứt. Hãy xem gương Hy Lạp sau Olympic Mùa Hè 2004 thì biết.

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • Minh Đức says:

      Trích: “Olympic Mùa Đông SuShi ở Nga (2014) chi phí cao nhất: 51 tỷ US$. Cho đến bây giờ dưới sức ép câm vận kinh tế của Tây Phương, Putin (Nga) lấy đâu ra tiền để trả nợ cho chi phí khổng lồ này,”

      Nga khác với các nước Tây phương là chính quyền Nga lúc đó có rất nhiều tiền bán dầu hỏa và lập ra nhiều quỹ dự phòng mỗi quỹ hàng trăm tỉ đô la nên không phải vay mượn. Chỉ có điều, ngày nay tiền bạc của Nga không còn dồi dào như trước. Giá dầu hỏa thấp làm các hãng dầu hỏa khắp nơi trên thế giới giảm thu nhập. Công ty dầu lớn nhất của Nga là Rosneft giảm thu nhập 80%. Các công ty Mỹ như Exxon, Chevron cũng bị giảm thu nhập.

  3. Peter_the Great says:

    Hy vọng có nhiêu cây đuốc sống Tây Tạng ở Olympics Mùa Đông 2022 để thế giới thây rỏ bộ mặt nhem nhuốt, xảo trá và tàn bạo của mấy chú Chệt

  4. Trần Văn Phúc says:

    Đề nghị ĐCV việt đổi tựa bàn tin này thành:

    Boston ỉa ra – Bắc Kinh đớp vào

    Trần Gia

  5. Buá Tạ says:

    Cái này phải goị là “Boston ‘thải’, Bắc Kinh ‘xực’”

Phản hồi