WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Điền: Tại Sao Trung Quốc Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ?

images

Liên tiếp trong ba ngày Thứ Ba (11/8), Thứ Tư (12/8), và Thứ năm (13/8), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ mà họ gọi là hạ mức “trung bình chính thức” xuống 1,9,1 ,6% và 1,1%. Trên thị trường hối đoái, đồng nhân dân tệ đã giảm 4.4% chỉ trong vòng 3 ngày.

Theo các nhà phân tích về kinh tế, tài chánh quốc tế cho rằng việc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải lấy biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ vào lúc này là để cứu nền sản xuất đang bị đình đốn một cách bất thường. Theo báo cáo thì sản xuất trong các tháng qua giảm 8%.

Từ năm 1980 đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhờ dựa vào gia công để xuất khẩu hàng hóa là chính, còn tiêu thụ trong nước phải nói là rất yếu. Chính vì lý do đó mà Trung Quốc đã thu hút đầu tư gia công và trở thành “công xưởng” của thế giới.

Từ khi Tập Cận Bình được đưa lên vị trí lãnh đạo số 1 của Trung Quốc vào mùa Thu năm 2013 – nắm 4 chức vụ cao nhất cùng một lúc gồm Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ tịch hội đồng phát triển kinh tế quốc gia – đã có hai chính sách đầy hoang tưởng:

Thứ nhất là thiết lập một số định chế kinh tế và tài chánh như cái gọi là ‘một vành đai, một con đường’, tức là xây dựng vành đai kinh tế qua con đường tơ lụa trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển; “Tân Ngân Hàng Phát Triển” của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi); “Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu” (AIIB). Qua những định chế này, Trung Quốc sẽ vươn lên trở thành trung tâm địa chính trị thế giới, cạnh tranh với Hoa Kỳ giành vị trí số 1. Việc Trung Quốc gia tăng bành trướng và quân sự hóa Biển Đông hiện nay là nằm trong ý đồ nói trên.

Thứ hai là xây dựng Trung Quốc thành một “xã hội khá giả”, với đích nhắm là GDP vào năm 2020 gấp đôi GDP năm 2010 (39,8 ngàn tỷ nhân dân tệ tương đương 6 ngàn tỷ Mỹ Kim). Năm 2010 là năm mà kinh tế Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, đứng thứ 2 Thế giới. Để đạt mục tiêu này, từ đại hội 18 vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình thay đổi mô hình kinh tế từ “lấy đầu tư và xuất cảng làm chính” chuyển sang mô hình “lấy động lực sáng tạo mới làm chính”. Tức là chuyển từ gia công xuất khẩu sang gia tăng tiêu thụ nội địa. Nền kinh tế của Trung Quốc hiện đang nằm trong giai đoạn gia tăng tiêu thụ nội địa là chính. Cho nên, sau thị trường địa ốc là thị trường cổ phiếu được thổi lên, Bắc Kinh khuyến khích dân Tàu nhảy vào chơi cổ phiếu và đẩy cho thị trường chứng khoán chỉ có lên mà không xuống, nhằm kích thích nền kinh tế tiêu thụ lan rộng trên toàn quốc.
Vài năm trước đây, thị trường chứng khoán Trung Hoa đã lên vùn vụt do Bắc Kinh vừa khuyến khích, vừa tạo điều kiện dễ dãi cho dân Tàu vay mượn, thế chấp để nhảy vào đầu tư cổ phiếu. Cuối cùng, thị trường chứng khoán sụp đổ, khiến cho dân Tàu mất toi 3 ngàn tỷ Mỹ Kim vào đầu tháng 7 vừa qua.

Thực tế phát triển trong nhiều năm qua tại Trung Quốc liên tục suy giảm rất lớn. GDP năm 2010 đạt 13,4% nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 7,7%, năm 2014 đạt 7,4%, 6 tháng đầu năm 2015 đạt 7%, dự kiến cả năm 2015 sẽ chỉ đạt 6,8%. Trong tháng 7 vừa qua, mọi chỉ số về kinh tế đều cho thấy nền kinh tế của nước này suy thoái hơn là dự kiến và có thể đang lâm vào tình trạng giảm phát. Mức xuất cảng so với 12 tháng trước sụt 8,3% thay vì sụt 1,5% như dự báo. Mức nhập cảng (để cung ứng cho sản xuất) cũng giảm. Tám năm trước, thời Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, cả hai đều đã liên tục cảnh báo về nền kinh tế “bốn không” của Trung Quốc: không cân xứng, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Đến nay thì tất cả đều bộc lộ.

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã làm nảy sinh hai vấn đề lớn trong xã hội: tình trạng phân hóa giàu nghèo trong người dân diễn ra rất trầm trọng, đặc biệt là ngay trong những thành phố lớn và nhiều vấn nạn xã hội bùng phát rộng lớn do tình trạng phát triển không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là các tỉnh nằm sâu trong Nội Lục như Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu quá nghèo.

Những khó khăn kinh tế cùng với sự sụp đổ thị trường chứng khoán hồi tháng 7/2015 đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của dân Tàu.

Song song, trong những tháng gần đây, thị trường nội địa Trung Quốc không còn là miền đất hứa. Theo tin tức thì số doanh thu của các công ty xe hơi quốc tế tại Trung Quốc giảm đáng kể. Số xe hơi bán ra liên tiếp sụt giảm từ 17 tháng qua. Trong tháng 7 giảm 6.6% so với cùng thời gian này năm ngoái. Các hãng xe BMW (Đức) hay Nissan (Nhật) đã phải giảm giá xe và bắt đầu tái cơ cấu lại số lượng sản xuất cho thị trường Hoa Lục. Trung Quốc cũng là nơi tiêu thụ nguyên liệu nhiều nhất thế giới chiếm 50% lượng than toàn cầu, 50% quặng đồng hay 11% dầu mỏ; nhưng nay số lượng tiêu thụ tại Trung Quốc suy giảm gây thiệt hại cho nhiều quốc gia như Brazil giảm 20% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, kế đến là Nga, Úc, Chí Lợi vân vân… Nhưng quan trọng hơn cả là do chất lượng quá kém, gây ra vấn đề sức khoẻ cho người tiêu thụ, nhiều quốc gia trên thế giới đã hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Quốc, đã tạo ra nhiều khốn đốn cho những công ty sản xuất tại Hoa Lục. Chính trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và để cứu các công ty sản xuất xuất khẩu, Bắc Kinh đã lấy biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ mà trước đây nhất quyết không chịu làm dù bị Hoa Kỳ áp lực rất nặng. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc nằm ở khoảng 3% chưa có tác động gì lớn đến các công ty. Muốn có ảnh hưởng, theo Ngân Hàng DBS Singapore thì việc phá giá thích hợp là 10-30%, và phải duy trì trong một năm thì xuất khẩu mới bắt đầu cho thấy có sự thay đổi.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì biện pháp phá giá đồng nhân tệ của Bắc Kinh sẽ có tác động tốt cho những công ty xuất khẩu hàng may mặc, xe hơi hay các nhà bán lẻ nước ngoài có nguồn cung cấp hàng rẻ tiền từ Trung Quốc. Trong khi đó, những nhà nhập khẩu hàng vào Trung Quốc, những công ty đang nợ bằng ngoại tệ và phải chi trả tiền để mua nhiên liệu bằng đồng Mỹ Kim.

Điều đáng chú ý là việc phá giá đồng nhân dân tệ đã có những tác động xấu lên khu vực kéo theo sự xuống giá hàng loạt của một số đồng tiền tệ ở Á Châu.

Riêng Việt Nam, sáng ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước CSVN đã ra thông báo cho biết là việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ có tác dụng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. CSVN đã phá giá đồng bạc mà họ gọi là “điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá USD/VND lên gấp đôi từ 1% đến 2%”. Hiện nay một đồng Mỹ Kim đổi từ 21.240 đồng đến 22.106 đồng Việt Nam.

Tóm lại, với những diễn tiến dẫn đến việc Bắc Kinh phải phá giá đồng nhân dân hiện nay cho thấy là chính sách cai trị của Tập Cận Bình trong 2 năm (2013 – 2015) có vấn đề. Sự phá giá này có thể dẫn đến một cuộc rối loạn tiền tệ do cuộc chay đua phá giá giữa các quốc gia Á Châu để cạnh tranh sản xuất xuất cảng.

Ngày 13/8/2015

© Trung Điền

3 Phản hồi cho “Trung Điền: Tại Sao Trung Quốc Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ?”

  1. NON NGÀN says:

    KINH TẾ VÀ VĂN HÓA

    Xã hội loài người là xã hội nhân văn. Nó không giống xã hội loài vật chỉ có ăn sống còn ngoài ra không gì cả. Đó chính là ý nghĩa tại sao xã hội con người là xã hội nhân văn mà không phải chỉ xã hội sinh tồn thuần túy.

    Từ ngàn đời xưa, phần lớn dân tộc Trung Hoa lấy nhân văn làm trọng. Đó là ý nghĩa tại sao họ có nền văn hóa sớm nhất cũng như có nhiều học thuyết triết học văn hóa nổi danh nhất.

    Tới thời Mao Trạch Đông, theo chủ thuyết duy vật tầm thường và chủ thuyết kinh tế tầm thường của Mác, đó chính là thất bại có một không hai về văn hóa của đất nước Trung Quốc. Duy vật tầm thường vì suy nghĩ ngoài vật chất không có gì cả. Kinh tế tầm thường vì nghĩ kinh tế trao đổi trực tiếp mới là ưu việt, còn thị trường, tiền tệ, có chế lao động xã hội chỉ là mang tính giai cấp, mang tính bóc lột, mang tính lạc hậu.

    Kết quả xã hội công xã ngu ngốc, phản tiến hóa, phản lịch sử của Trung Quốc thời Mao đã hoàn toàn phá sản, đưa dân tộc Trung Hoa thành điêu đứng về mọi phương diện, không phải chỉ về kinh tế, bởi kinh tế và chính trị nông nỗi, tai hại đã kéo theo tất cả.

    Bởi vậy mới xuất hiện thuyết mèo trắng mèo đen của Đặng Tiểu Bình để nhằm cứu vãn và chẫn chỉnh lại. Song xã hội đó chỉ thay đổi cái ngọn mà không thay đổi cái gốc. Cái gốc Mác Lê Mao vẫn cố giữ nguyên, chỉ thay đổi cái ngọn là kinh tế thị trường, trở thành chủ nghĩa tư bản sơ khai đi lên lại bằng mọi nhược điểm mà kinh tế tư bản tiên tiến đã trải qua trước đó hàng nhiều thế kỷ.

    Chính kiểu kinh tế nửa nạc nửa mỡ, lai tạp không thuần chủng đó tuy có thành công nhưng vẫn còn nhiều thất bại, tuy thất bại it hơn kiểu kinh tế bao cấp, công xã, tập thể, trao đổi trực tiếp trước kia. Có nghĩa giờ đây TQ không còn chạy theo kinh tế tập thể kiểu Liên Xô ngày trước nữa, mà chạy theo kinh tế kiểu thị trường và kiểu tiền tệ theo lỗi Mỹ.

    Nhưng có điều Mỹ vốn có cơ chế xã hội năng động và toàn diện về mọi mặt, trong khi đó xã hội TQ chỉ mới chập chững, chưa thật có một kiểu triết lý chính trị nào khoa học hay vững chắc cả, bởi vậy chỉ bắt chước theo bề ngoài mà không quán triệt được ý nghĩa bên trong.

    Do đó các thử nghiệm bương lên của Tập Cận Bình ngày nay quả thật cũng không hay chưa có mấy căn cơ. Chẳng qua cũng chỉ là những quan điểm kinh tế xã hội lai tạp, vá víu, bị động như thời Mao Trach Đông hay Đặng Tiểu Bình thế thôi.

    Nên nói tóm lại văn hóa kinh tế của Trung Quốc đến nay vẫn thật sự chưa có, vì chưa có nền tảng, chưa có chiều sâu, chưa có ý thức hay chưa có kinh nghiệm rạch ròi hoặc chính sách rạch ròi nào cả. Nên sự phát triển kinh tế của TQ vẫn chưa thoát khỏi khống chế của chính trị, đó là một sức ỳ lớn nhất của ý thức hệ Mác xít mà xã hội đó đã vướng phải. Đó là hiện tượng chính trị hóa mọi mặt, kể cả chính trị hóa văn hóa, thật sự là một tai hại kinh khiếp nhất của xã hội TQ cận đại và hiện đại.

    Bởi vậy ch

    • TRĂNG NGÀN says:

      Bởi vậy chỉ khi nào nền kinh tế TQ được phi chính trị hóa, như kiểu nền kinh tế Mỹ hay nền kinh tế mọi nước tư bản tự do dân chủ khác, khi đó nó mới trở nên con rồng trắng đáng sợ. Điều đó không những giải thoát được cho thế giới nhân loại cái bóng đêm ma quái mà cũng giải phóng được về mọi mặt não trạng và mọi mặt tinh thần và ý thức của toàn thể người dân Trung Quốc. Mọi cái tệ hại ngày nay của TQ đối với thế giới thật sự cũng chính là sự tệ hai đối với cả nhân dân của họ chính là ý nghĩa như thế. Sự phá giá đồng nhân dân tệ của TQ hiện nay khiến ảnh hưởng đến nhiều nước chung quanh kể cả toàn thế giới cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ đã nói như trên vậy thôi.

      ĐẠI NGÀN
      (17/8/15)

  2. Minh Đức says:

    Nhân dân tệ Trung Quốc định giá theo đồng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ lên thì nhân dân tệ cũng lên theo khiến cho hàng Trung Quốc đắt hơn. Nay Trung Quốc phải giảm giá đồng nhân dân tệ. Đánh sụt giá trị tiền tức là toàn thể nước đó bán hàng ra ngoại quốc với giá rẻ hơn. Toàn thể quốc gia chấp nhận lời ít hơn để bán được hàng.

Phản hồi