WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ hóa và xã hội dân sự tại Việt Nam

Kính Hoà, phóng viên RFA

Buổi chiều ngày 30/3/2015, tại Tòa đại sứ Đức tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa một số nghị sĩ của Đức và Thụy Điển với giới xã hội dân sự Việt Nam (RFA)

Buổi chiều ngày 30/3/2015, tại Tòa đại sứ Đức tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa một số nghị sĩ của Đức và Thụy Điển với giới xã hội dân sự Việt Nam (RFA)

Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng sự lớn mạnh của xã hội dân sự tại Việt nam sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa.

Sau đây là cuộc thảo luận về đề tài này giữa Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà nội, và Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu tù nhân chính trị đang định cư tại Hoa Kỳ.

Buổi thảo luận diễn ra tại đài RFA ở Washington do Kính Hòa thực hiện.

Kính Hòa: Xin bắt đầu bằng câu hỏi dành cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Thư ông trong bài viết mới đây ông có trình bày những mô hình có thể cho tiến trình dân chủ hóa Việt nam, trong đó ông tự nhận mình theo cách tiếp cận đến dân chủ hóa bằng xã hội dân sự. Thưa Tiến sĩ ông đánh giá là xã hội dân sự Việt nam đã lớn mạnh hay chưa?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Rất nhiều người nghĩ rằng xã hội dân sự ở Việt nam vừa yếu vừa kém, và không phát triển. Điều đấy cũng là sự thực, nhưng mà nếu mình xét theo khía cạnh lịch sử, tức là nếu chúng ta so sánh Việt nam bây giờ với các nước mà họ đã thành công trong việc chuyển đổi dân chủ, ở cái thời trước chuyển đổi của họ độ khoảng 5, 7 năm thì tình hình xã hội dân sự của Việt nam bây giờ là khá.

Kính Hòa: Thưa Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, từ góc đứng ở Hoa Kỳ, với một khoảng cách mấy chục năm xa Việt nam, quan sát xã hội dân sự Việt nam thì Giáo sư có đồng ý với Tiến sĩ Nguyễn Quang A không?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Điểm đầu tiên tôi đồng ý là nếu mình so sánh về lịch sử thì chỉ khoảng cách đây 5 hay 10 năm thôi thì đã khác rất nhiều.

Và internet là một điều rất là quan trọng, vì thực sự nếu mình nói về xã hội dân sự bây giờ thì trước đây mình không có tại Việt nam có lẽ là vì không có internet. Nó giúp cho xã hội dân sự mặc dù nhà nước chưa cho phép. Ngay cả những người hoạt động xã hội dân sự trong hai mươi mấy hội đoàn thì cũng chưa thể hoạt động dưới đất một cách chính thức được.  Thành ra Internet rất là quan trọng, một điều mà cần phải nhận xét khi nói về xã hội dân sự tại Việt nam, một xã hội dân sự tôi hay gọi đùa là trên trời, và nó đang tìm cách hạ cánh xuống đất.

Đó là điểm thứ nhất, còn điểm thứ hai là nếu chúng ta nhìn xã hội dân sự theo cái mô hình bình thường ở các nước thì chưa có ở Việt nam vì nhà nước không cho phép, nhưng nếu chúng ta nhìn nó là những hoạt động của người dân, thì chúng ta đã có từ lâu rồi, đặc biệt trong thời gian 10 năm trở lại đây. Những hoạt động của người dân ngày càng chủ động và tự động mặc dù nhà nước không cho phép, mà đôi khi còn bắt bớ hay phá nữa. Nhưng mà chúng ta thấy nó đã có và ngày càng mạnh lên.

Kính Hòa: Xin trở lại với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông có viết trong bài viết mới của ông về những giai đoạn của tiến trình dân chủ, thì theo ông Việt nam vẫn đang ở trong giai đoạn chuẩn bị. Thưa ông như vậy có bi quan quá không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Không bi quan. Trong bài viết của tôi có nói đến 3 giai đoạn trong quá trình dân chủ hóa, là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn chuyển đổi, và giai đoạn củng cố. Đó là một sự tổng kết lý luận và thực tiễn kinh nghiệm của hàng chục nước đã dân chủ hóa trong làn sóng dân chủ hóa thứ ba. Và tôi nghĩ rằng xét về tình hình cụ thể ở Việt nam thì Việt nam vẫn chưa bước vào giai đoạn chuyển đổi. mà vẫn còn ở trong giai đoạn chuẩn bị thì nó là một thực tế. Không phải bi quan hay lạc quan mà đấy là một sự thực. Chúng ta phải ghi nhận sự thực ấy, và cái việc chúng ta hoạt động, chúng ta hành động như thế nào để cho nó chuyển sang giai đoạn sau thì đó là cái việc của chúng ta nhận ra được rõ mình đang ở vị trí nào.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Thực sự ra có nhiều cách nhìn bổ sung cho nhau.

Giống như Tiến sĩ A nói là chuẩn bị hay quá độ, thì tôi nhìn theo dạng kinh tế, văn hóa và chính trị. Nhìn như vậy có tính như là chuyển đổi.

Chuyển đổi đầu tiên là về kinh tế. Rồi đến chuyển đổi về văn hóa xã hội, rồi đến chuyển đổi về chính trị là sau cùng. Chính trị ở đây hiểu theo nghĩa là thể chế, cơ chế, chính quyền. Thực sự ra nếu chúng ta hiểu dân chủ theo nghĩa là toàn diện, tức là dân chủ trên kinh tế, dân chủ trong văn hóa xã hội, dân chủ trong chính quyền, thì chúng ta thấy nó đã diễn ra rồi. Vì vậy tôi mới chia làm ba giai đoạn, giai đoạn kinh tế, văn hóa xã hội, rồi đến giai đoạn thứ ba mới là chính trị.

Như thế thì chúng ta thấy từ năm 2011, 2012, lúc mà thảo luận về sửa đổi Hiến pháp chẳng hạ, chúng ta thấy có hai ba bản Hiến pháp đưa ra, tôi thấy đó là đã bước vào giai đoạn chuẩn bị để thay đổi thể chế chính trị. Nhưng kinh tế đã xảy ra rồi, văn hóa xã hội cũng đã xảy ra, vì thế chúng ta mới thấy các NGO (Tổ chức phi chính phủ) ra đời, mặc dù nhà nước chưa cho phép. Đó là cái cách nhìn như thế, nó bổ sung cho nhau.

Tức là dân chủ hóa là một tiến trình đi qua từng giai đoạn như vậy. Và mỗi giai đoạn đều có chuẩn bị.

Từ trái phóng viên Kính Hòa, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, và Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại đài RFA ở Washington ngày 20 tháng 8, 2015

Từ trái phóng viên Kính Hòa, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, và Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại đài RFA ở Washington ngày 20 tháng 8, 2015

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Đó là những cách nhìn khác nhau về một tiến trình dài. Như Giáo sư Hoạt thì nhìn theo những nhân tố cơ bản của một xã hội, là kinh tế, văn hóa, chính trị. Còn chuyển đổi chính trị theo nghĩa chúng tôi hiểu thì nó hẹp hơn một chút.

Ví dụ như là chuyển đổi dân chủ ở các nước Đông Âu thì họ phải làm cả chuyển đổi chính trị lẫn kinh tế. Việt nam bây giờ thuận lợi hơn họ, tức là chuyển đổi về kinh tế thì cơ bản đã xong rồi, chỉ còn chuyển đổi chính trị mà thôi.

Kính Hòa: Liên quan đến sự thay đổi đó, thì theo Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, xã hội Việt nam bây giờ đã có một sự đa nguyên. Tiến sĩ Nguyễn Quang A có đồng ý rằng Việt nam bây giờ đã có một sự đa nguyên hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Bản chất của xã hội là một sự đa nguyên. Các lợi ích khác nhau, các ý kiến khác nhau,… Mình có công nhận hay không công nhận sự đa nguyên thì nó vẫn thế.

Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt: Nó đã có rồi…

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: …Nói đa nguyên ở đây chúng ta đang đấu tranh cho một sự đa nguyên chính trị ở Việt nam. Chứ còn đa nguyên kinh tế ở Việt nam thì đã có các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân thì cũng có đủ loại. Còn những sở thích về văn hóa cũng như vậy.

Và ngay cả quan niệm về mặt chính trị cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Thì thực chất là bản chất của xã hội Việt nam là một xã hội đa nguyên, vốn bản thân nó là như vậy. Bây giờ mình làm sao để mọi người, nhất là giới lãnh đạo chính trị, chấp nhận đa nguyên chính trị nữa.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Đấy mới là điểm hay. Một mặt xã hội và người dân cứ như thế phát triển theo đúng qui luật khách quan của nó. Một mặt những người cầm quyền độc tài chưa chịu chấp nhận nó, nhưng thực sự nó vẫn đang tiến lên rồi.

Kính Hòa: Thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông có một so sánh thú vị trường hợp chuyển đổi dân chủ của Ba Lan và Việt nam. Quan hệ lịch sử giữa nước Ba Lan và nước Nga đế quốc, giữa nước Việt nam và nước Trung Hoa đế quốc. Trong trường hợp Ba Lan, thì có một điểm chung giữa những người cộng sản Ba Lan, những người cộng sản Xô Viết, và những người đối kháng Ba Lan là không muốn có sự can thiệp xảy ra. Trong trường hợp Việt nam là những người cộng sản Việt nam, Trung quốc, và những người đối kháng Việt nam. Thưa ông  hai trường hợp này có giống nhau?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Chưa có một nghiên cứu chi tiết về quan hệ Việt Trung, nhưng tôi cũng có để ý xem là lợi ích của Trung quốc là cái gì, của ban lãnh đạo Việt nam là cái gì, lợi ích của nhân dân Việt nam là cái gì. Tôi nghĩ rằng cả ba đều có những điểm chung với nhau, vì tôi nghĩ rằng nếu có sự can thiệp thô bạo của Trung quốc vào quá trình dân chủ hóa Việt nam thì sẽ làm cho Trung quốc thiệt hại nhiều thứ, mà cái được của họ là không bao nhiêu. Tôi suy ra là cũng giống như quan hệ giữa ban lãnh đạo cộng sản Ba Lan, nhân dân Ba Lan, và Kremlin mấy chục năm trước. Nhưng tất nhiên chỉ là cảm giác thôi, cần nghiên cứu kỹ hơn về các lợi ích, các cái được và mất của các bên thì chúng ta mới rút ra được kết luận chắc chắn.

Kính Hòa: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Tôi nghĩ rằng nó không tương đồng lắm. Ngay cả ban lãnh đạo cộng sản Việt nam và Bắc kinh thì cái lợi ích đã dần dần không tương đồng rồi. Trước đây thì rất tương đồng, bây giờ thì không.

Tôi nghĩ rằng ở đây vấn đề là làm sao giải quyết quan hệ giữa đảng cộng sản Việt nam và Bắc Kinh, để tiến trình dân chủ hóa có thể xảy ra tại Việt nam, vì thực ra đó là một trở ngại lớn. Một trở ngại hai mặt. Một mặc ban lãnh đạop đảng cộng sản Việt nam cũng không muốn đẩy mạnh quá. Vì nếu đi trước Bắc Kinh, làm phật lòng họ thì chưa chắc đã là tốt.

Mặt thứ hai cũng có thể là Bắc Kinh cũng đang có dự án, một ý đồ thay đổi về chính trị, như là một mẫu mực để đảng cộng sản Việt nam hay Việt nam nói chung noi theo. Cũng như trước đây họ cản trở không cho mình vào WTO chẳng hạn.

Tôi nghĩ nếu không tương đồng như vậy thì có lẽ đó là một trở ngại cho tiến trình dân chủ hóa. Nhưng nếu mình biết khai thác thì nó cũng có thể là một cái tốt vì Việt nam có thể đi trước Bắc Kinh. Và nếu như giữa ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam và nhân dân Việt nam, đặc biệt là những người đấu tranh, nếu có những lợi ích chung, càng ngày càng gần nhau, thấy rằng việc dân chủ hóa Việt nam là chuyện không thể thoát được. Và đó là cái lợi ích chung cho cả ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam và dân tộc Việt nam, quốc gia Việt nam, nhất là trước nguy cơ bành trướng của Bắc Kinh, nếu đạt được cái đó thì tiến trình dân chủ hóa Việt nam sẽ đạt được những bước tiến rất mạnh.

Kính Hòa: Có những ý kiến cho rằng việc thương thảo để vào TPP và chuyến thăm vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng đến nước Mỹ, có thể là một điểm rất quan trọng cho sự thay đổi cho Việt nam từ đây trở về sau. Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Đoàn Viết Hoạt có đồng ý với ý kiến đó không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Mối quan hệ Việt nam và Hoa Kỳ rất là quan trọng, trong suốt 20 năm qua nó ngày càng nồng ấm. Tôi tin là trong tương lai sẽ càng mật thiết hơn nữa, và đó là cái điều tốt cho Việt nam, tốt cho Hoa Kỳ, tốt chung cho cả thế giới.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ mang tính biểu tượng ghi nhận lại sự phát triển trong 20 năm qua. Nhưng tôi không lạc quan, hay là đánh giá quá cao cái việc đó như là một sự thay đổi mang tính đột phá, và là một sự chuyển trục sang phía Mỹ của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam.

Tôi nghĩ không phải như vậy mà đây là một quá trình tiệm tiến từ từ. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực trong nước. Người dân nếu ủng hộ sự phát triển này, gây sức ép 24/7 với chính quyền, thực sự là để giúp bản thân chính quyền thực hiện những cái họ nói.

Bây giờ cái mà họ nói, và cái họ làm khoảng cách tương đối là xa. Nhân dân chỉ muốn là các ông nói như thế, thì cũng làm như thế. Chúng tôi chỉ giúp các ông thực hiện những việc mà các ông nói rất là hay đó.

Nếu chúng ta thực hiện được những việc là bên trong đấy ra, bên ngoài thì kéo để cho cái không gian hoạt động chính trị, không gian xã hội dân sự mở rộng ra. Khi không gian này được mở rộng thì quá trình dân chủ hóa dễ xảy ra hơn, và xảy ra một cách ít tốn kém cho dân tộc.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Nhìn chung chúng ta thấy là từ khi đảng cộng sản Việt nam chấp nhận đổi mới kinh tế, chấp nhận tham gia sự hội nhập quốc tế, thì Việt nam ngày càng dễ phát triển. Cái đó rất là rõ. Và khi anh càng hội nhập quốc tế bao nhiêu thì anh càng phải nới rộng, giống như Tiến sĩ A nói, cái không gian cho người dân. Anh không thể nào thắt chặt cái không gian của người dân nếu anh muốn hội nhập vào không gian chung của thế giới. Thành ra cái việc vào TPP hay xích lại gần với Mỹ là một xu thế bắt buộc. Không thể nào đi ngược lại. Vậy nên cái đó nếu mà chậm thì chỉ làm chậm lại sự phát triển thôi. Và đó là một cái không thể cưỡng lại được.

Kính Hòa: Câu hỏi cuối cùng xin dành cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A là với tư cách một người thành danh tại Hungary. Mà Hung nay có vẻ là một sự chuyển đổi dân chủ khá thành công trong sự chuyển đổi ở Đông Âu. Vậy theo ông Việt nam có thể học được những gì từ mô hình đó?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Thực sự thì không chỉ có kinh nghiệm của Hungary. Kinh nghiệm của nước này cũng có những bài học dở mà chúng ta nên tránh. Trong 10 năm qua tôi đã nghiên cứu tất cả các trường hợp của Đông Âu, kinh nghiệm các nước Nam Âu, kinh nghiệm các nước Mỹ latinh, Nam Phi, và quan trọng là những nước láng giềng của chúng ta như Indonesia, Philippines, Đài Loan, Hàn quốc. Từ kinh nghiệm của các nước ấy, các nước khác nhau một trời một vực, về địa lý, về văn hóa, về kinh tế, về môi trường chính trị, nhưng có những bài học chung để chúng ta có thể học, hoặc chúng ta có thể tránh.

Tôi nghĩ rằng từ những bài học đó, chúng ta có thể hình dung ra là chúng ta nên hoạt động như thế nào để quá trình dân chủ hóa ở nước mình nó tiến hành một cách suông sẻ hơn, nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn.

Kính Hòa: Mời Giáo sư Hoạt.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Các nước rất khác nhau, đặc biệt là so với Việt nam rất là khác. Cái khác lớn nhất theo tôi là đảng cộng sản Việt nam. Ở những nước kia không có cái tổ chức như là đảng cộng sản Việt nam. Từ lúc sinh ra, lớn lên trong bao nhiêu cuộc đấu tranh choho đến bây giờ, nó có bao nhiêu kinh nghiệm, cái cách cai trị rất đặc biệt,  vì thế đó là một trở ngại rất là lớn. Nếu đảng cộng sản không đưa ra được những con người mới thì quá trình dân chủ hóa vẫn rất khó khan, mặc dù là sự đấu tranh của quần chúng đặc biệt là của giới trẻ, mà tôi có niềm tin là ngày càng mạnh. Điều đó sẽ là một áp lực rất lớn và áp lực ngay lên nội bộ đảng cộng sản để cho những khuynh hướng cởi mở hơn, cấp tiến hơn sẽ thắng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Không có nước nào giống nước nào cả, ngay cả các nước xã hội chủ nghĩa với nhau. Nhưng cũng có những điểm chung. Chẳng hạn như các nước cộng sản Đông Âu mà tôi sống ở đó 13 năm, thì tôi thấy giống đảng cộng sản Việt nam lắm, từ bộ máy nhà nước đến các tổ chức quần chúng.

Hoặc chúng ta nhìn sang Đài Loan, cái bộ máy tổ chức của Quốc dân đảng rất giống cộng sản.

Nhìn cái sự so sánh như thế thì tôi có sự lạc quan hơn so với Giáo sư Hoạt cho rằng Việt nam rất là đặc biệt, vì người ta cho rằng Việt nam nó khác.

Tôi nghĩ rằng Việt nam đúng là khác, nhưng Việt nam không phải là một ngoại lệ.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Tôi không phải không lạc quan đâu, bởi vì người Việt nam nói chung, kể cả người Việt nam cộng sản, nó rất là đặc biệt, và cái đặc biệt đó sẽ giúp bung phá tình hình.

Kính Hòa: Xin Cám ơn hai ông.

Nguồn: RFA

 

3 Phản hồi cho “Dân chủ hóa và xã hội dân sự tại Việt Nam”

  1. NON NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ

    Hiểu sai nguyên lý chính quyền
    Tội này ắt hẳn ngàn năm sau bàn
    Bởi vì mục đích con người
    Tại sao chính trị lại thành ưu tiên ?

    Chẳng qua kiểu nắm chính quyền
    Lợi mình trước hết còn dân kể gì
    Thay vì phục vụ dân thì
    Bắt dân phục vụ lại mình mới ưng !

    Cho nên khẩu hiệu thành rừng
    Mỹ từ thành núi cũng đều ngoa ngôn
    Nếu mà dân chủ không còn
    Tự do không có hỏi còn ra chi !

    Thế nên chính trị độc tài
    Sai trong trứng nước ích gì cãi nhau
    Nhân danh vẫn chuyện hàng đầu
    Con người không thánh dễ đâu lại thần !

    Dầu hô “giai cấp” trăm phần
    Vạn phần cũng chỉ bụng mình mà ra
    Xưa kia Mác chẳng thấy xa
    Đưa điều mê tín làm đời u mê !

    Con người mãi vẫn nhiêu khê
    Tuy ngoài văn hóa trong toàn bản năng
    Thế thì nguyên lý làm răng
    Tự do dân chủ nhập nhằng thế kia !

    Nên cần luật pháp rõ ràng
    Không ai lợi dụng nói quàng nói xiên
    Phải đưa dân chủ mọi miền
    Vào trong luật pháp mới nên công bằng !

    Chớ còn thiểu số lăng nhăng
    Nhân danh đủ thứ cũng bằng như không
    Dân luôn đứng đó mà trông
    Quyền hành ai nắm mình mong nỗi gì

    ĐẠI NGÀN
    (29/8/15)

  2. Nguyễn thị Mương Lớn says:

    Việt Nam đang cần cải cách toàn diện về đất nước và con người, mà thái độ vô cảm của đa số đang là trở lực chình.

    Chế độ toàn trị tận dụng các chính sách tuyên truyền về một ý thức hệ giả tạo và mọi phương thức khủng bố toàn dân, nên vô cảm trước các vấn đề vẹn toàn lãnh thổ, tồn vong dân tộc và chính sách bất công trở thành một thái độ “khôn ngoan” cho nhiều người.

    Vì muốn tiếp tục độc quyền lãnh đạo nên Đảng sẽ không dại gì mà khởi xướng thay đổi. Đảng cũng không muốn người dân có ý thức về giá trị dân chủ mà còn quy kết ai kêu gọi dân chủ là thế lực phản động và suy thoái đạo đức. Bầu cử tự do không xãy ra vì chế độ Đảng cử dân bầu nên không tác động. Khi đa số Đảng viên tin là còn Đảng còn mình, thì thiểu số Đảng viên có ý thức dân chủ cũng không thể thay đổi quan điểm của lãnh đạo và đa số.

    Vì lo sợ là sẽ hỗn loạn hơn mà dân chúng không muốn thay đổi triệt để chế độ, do đó mà không có phong trào đấu tranh trực diện và toàn diện. Dân oan đòi công lý là chỉ muốn bồi thường thoả đáng và công nhân đòi hỏi thay đổi điều kiện làm việc tốt đẹp hơn.

    Các phong trào đối kháng và xã hội dân sự đang hình thành và đã có một thiểu số khả kính, ý thức về dân chủ, can đảm lên tiếng, nhưng không có nhân sự và chương trình để thu hút đa số. Thỉnh thoảng có một vài thỉnh nguyện thư nhưng không khích động đủ mạnh và không đủ tư thế để đối thoại như tại Đông Âu, Miến Điện hay Á Rập.

    Thuận lợi nhất hiện nay là cư dân mạng ngày càng quan tâm nhiều hơn các vấn đề nóng bỏng; phương tiện truyền thông xã hội ngày càng đa dạng giúp cho việc truyền bá thông tin đấu tranh nhanh chóng hơn. Nhưng làm sao để các lực lượng đầu tàu này mạnh và chừng nào mạnh, thì không ai biết.

    Phương Tây và Việt Kiều quan tâm hơn đến tiến trình chuyển hoá, nhưng không thể lo hết mọi chuyện nội bộ như dân chủ và nhân quyền. Tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền có tác dụng nhất định, cụ thể là có những thương lượng trong một vài trường hợp cá biệt, nhưng kết quả đổi chát lại làm giảm hiệu năng cho phong trào chung và không đem lại cải thiện cho toàn hệ thống. Vi phạm nhân quyền tai Syria trầm trọng hơn Việt Nam và quốc tế không ai can thiệp, thì hy vọng Mỹ trực tiếp can thiệp khi Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền là thiếu thực tế.

    Một số người lạc quan cho rằng khi Trung Quốc suy vi hay Việt Nam chịu tham gia vào TPP thì Việt Nam sẽ có ngay dân chủ. Dân chủ là một vấn đề tự ý thức và một tiến trình dài của người Việt và không phải là quà tặng hay do áp lực của bất cứ ai và không có mối liên hệ nhân quả trực tiếp trong các ràng buộc về thoả hiệp mậu dịch hay chuyển biến nội bộ của Trung Quốc và sự hình thành trào lưu dân chủ của Việt Nam.

    Có lập luận cho rằng đa số người Việt đang mong muốn có dân chủ, nhưng thực tế bi quan hơn, vì giáo dục suy tàn và thiếu nỗ lực khai sáng cá nhân nên không có thay đổi văn hoá chính trị, tạo điều kiện cho trào lưu mới. Trước nguy cơ này thì tìm đâu ra sự đồng thuận về các giá trị cơ bản cho Việt Nam mới. Do đó, giá trị mới chưa thành hình trong khi giá trị cũ không còn nữa, và bế tắc này sẽ còn kéo dài.

  3. Minh says:

    Xã hội dân sự của Việt Nam cách đây vài năm, cách đây nhiều năm và bây giờ vẫn chẳng có gì là …lớn mạnh cả !

    Tất các các xã hội dân sự tại Việt Nam mà ta thấy hoặc do Đảng Cộng láo lập ra công khai hay ngấm ngầm hậu thuẩn đằng sau lung hoặc do các phe nhóm trong Đảng lập ra công khai hoặc ngấm ngầm hậu thuẩn đằng sau lung, hoặc do dân lập ra nhưng mà hoạt động…lậu và bị bắt.

    Tổ chức hội đồng Công án Bia Sơn, hai mươi mốt người nhận án tù nặng nề phi lí là một thí dụ. Bây giờ các bạn không tin thử mở hiệp hội dân sự thuyền nhân Việt Nam xem coi co bị bắt không? Hay là hội những gia đình bị thảm sát ở Huế chẳng hạn.

    Càng ngày, bọn trí thức càng láo lếu cố lừa bịp nhân dân nhằm dàn xếp êm suôi mọi chóng đối để Hoa Kỳ và Cộng sản Hà Nội có thể em thắm thi hành những đối sách Vụ lợi bất chấp đau thuơng của dân tộc Việt Nam.

    Chúng ta cần phải bám chặt Và dương cao cờ Vàng bằng mọi giá để phá Vở những buôn bán đổi chác thân phận dân tộc Việt Nam bởi Cộng láo. Chưa có Việt nam Cộng Hòa thì dân tộc chúng ta càng khốn đốn trong nghèo khó bất công

    Đừng tin những gì bọn trí thức như Đoàn Viết hoạt , Nguyễn Quang A…phán mà phải tin vào chính sự nghiên cứu học hỏi tìm tòi của CHÍNH BẠN ….để khám phám ra Cộng láo tinh vi ra làm sao, bôi nhọ chính nghĩa cờ Vàng ra làm sao cũng như âm mưu bán rẽ thân phận dân tộc Việt Nam cho các siêu cường của Cộng láo ra làm sao.

    Dân tộc ta đã bị Hồ Chí Minh lừa năm 1945 để rồi bị bán rẽ cho Trung cộng, dân tộc Việt Nam ta lại bị Lê Duẫn lừa năm 1969 để rồi dân tộc Việt Nam ta lại bị bán rẽ cho Liên Xô mà đổ máu tan hoang. Dân tộc ta lại bị bọn Nguyễn Văn Linh Đổ Mười Lê Đức Anh lừa năm 1991 để rồi dân tộc ta lại bị bán rẽ cho Trung Cộng. Rồi na , Cộng láo đang âm mưu bán rẽ dân tộc này cho Mẽo miễn là còn tồn tại trên quyền lực.

    Để có thể em thắm đu dây bán rẽ Việt Nam cho Hoa Kỳ , Cộng láo cần tạo ra một hoàn cảnh tiến bộ dân chủ bịp bợm, tạo ra nhiều tiếng nói dân chủ bịp để trên bề mặt , sự hợp tác bán buôn giữa Cộng láo Với Mẽo được trơn tru.

    Từ đó , các trí thức rõm , các “đặc công dân chủ ” được tung ra hải ngoại Với đủ mọi hình thức từ hợp tác , mạn đàm, chửa bệnh hay tị nạn để tấn công cờ Vàng tới tấp , và đòi hỏi “Đa Nguyên” theo kiểu , “đa nguyên về hình thức , Đảng lãnh đạo về nội dung”.

    Hãy nhanh chóng dương cao ngọn cơ Vàng khắp nơi từ Nam chí Bắc để cuộc mua bán trao đổi thân phận Việt nam của Cộng sản Hà Nội không còn cơ hội tiếp tục

    Việt nam Cộng Hòa- Người Cày có Ruộng chính là cứu tinh cho dân tộc, cho tương lai đất nước có dân chủ tự do Và độc lập .

    Việt Nam Cộng Hòa- Người Cày có Ruộng là của dân , hãy đấu tranh để người dân thấy được cờ Vàng trên khắp ba miền nam trung bắc.

    Việt nam Cộng Hòa- Người Cày có Ruộng Muôn Năm

Leave a Reply to NON NGÀN