WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời thề bốn không ngày 2/9

pobrane

Trong lễ ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh (HCM) đưa ra lời thề hết sức long trọng. Trước khi đề cập đến lời thề ngày 2-9-1945 của HCM, xin sơ lược tiến trình cướp chính quyền của HCM và Mặt trận Việt Minh (VM).

1.- MẶT TRẬN VIỆT MINH

Việt Minh là tên tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Hồ Học Lãm thành lập ở Trung Hoa năm 1936. Hồ Học Lãm có bí danh là Hồ Chí Minh, già yếu, ít hoạt động nên nhóm cộng sản Việt Nam (CSVN) ở Trung Hoa chiếm dụng danh xưng của hội nầy năm 1940. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký, Portland, Oregan: Nhóm Tìm Hiểu Lịch Sử, 1991, tr. 134.)

Lúc đó, nhân cơ hội Quốc-Cộng Trung Hoa liên kết lần thứ 2 từ 22-9-1937 để chống Nhật, đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) hoạt động công khai trở lại. Vào mùa thu 1938, Liên Xô gởi Nguyễn Ái Quốc (NAQ) đến Diên An (Yan An), phía bắc tỉnh Thiểm Tây (Shaan Xi), nơi đặt bộ chỉ huy đảng CSTH. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, University of North Carolina Press, 2000, tr. 11.)

Đầu năm 1939, NAQ xuống Hoa Nam (miền nam Trung Hoa) với bí danh mới là Hồ Quang. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập II: 1925-1945, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1993,tt. 176-178.) Từ đây, Hồ Quang bắt liên lạc và hoạt động với cơ sở hải ngoại của đảng CSĐD do Phùng Chí Kiên phụ trách. (Phùng Chí Kiên là bí danh của Mạch Văn Liệu.)

Năm 1941, Hồ Quang (NAQ), với bí danh khác là Già Thu, về Việt Nam, sống ở Pắc Bó (Cao Bằng), tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSĐD lần thứ 8 từ 10 đến 19-5-1941, lập Mặt trận Việt Minh ở trong nước. Sau đó, Hồ Quang trở qua Trung Hoa , chiếm dụng luôn bí danh Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm từ tháng 8-1942. Hồ Chí Minh (NAQ) bị bắt tại trấn Thiên Bảo (Quảng Tây) ngày 29-8-1942 và được tha ngày 10-9-1943. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168, và Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập II,sđd. tt. 278, 283.)

Gốc là một điệp viên cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh (NAQ, Hồ Quang) gia nhập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách, để do thám. Việt Cách là một tổ chức chính trị Việt Nam tại Trung Hoa theo chủ nghĩa dân tộc, được chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ) hỗ trợ. Với sự đồng ý và giúp đỡ của tướng Tiêu Văn (THQDĐ), Hồ Chí Minh (HCM) đem 22 cán bộ, rời Liễu Châu (Quảng Tây) ngày 8-9-1944, về tới Pắc Bó (châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) vào gần cuối tháng đó. “Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 75.) Tuy trở về với tư cách là thành viên của Việt Cách, HCM chỉ hoạt động cho mục đích của VM cộng sản. Từ đây, HCM chỉ huy VM và trực tiếp chỉ huy luôn đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD).

Một trong những việc làm đầu tiên của HCM là ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, và mở rộng lực lượng du kích VM ở các vùng rừng núi Việt Bắc. Đội nầy ra mắt ngày 22-12-1944 tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, gồm 34 người. Đây là tổ chức tiền thân của quân đội VM cộng sản. Hồ Chí Minh thông báo cho các đồng chí của ông biết rằng thời cơ đang đến, nên gấp rút chuẩn bị hành động.

Tháng 11-1944, một trung uý phi công Mỹ lâm nạn ở biên giới Việt Hoa, bị VM bắt, và HCM đưa qua Côn Minh trả lại cho quân đội Mỹ. Hồ Chí Minh bắt đầu làm quen với người Mỹ, và sau đó hợp tác với nhân viên tình báo O.S.S. (Office of Strategic Services) của Mỹ từ đầu 1945. Khoảng giữa tháng 4-1945, HCM cùng hai nhân viên vô tuyến của O.S.S. về vùng viên giới Hoa Việt ở Cao Bằng. Tháng 5-1945, HCM chuyển đến hoạt động ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Từ đây, Tân Trào trở thành thủ phủ của vùng VM. Ngày 16-7-1945, A. Patti gởi một toán tình báo hỗn hợp do thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy, gồm 6 người (2 Mỹ, 2 Pháp và 2 Việt trong quân đội Pháp), nhảy dù xuống làng Kim Lộng (Tân Trào, Tuyên Quang). (Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tr. 127.)

Do tin tức tình báo từ phía O.S.S. Mỹ và cả phía CS, HCM biết chắc chắn Nhật sẽ sụp đổ sau khi bị Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử ngày 6 và 9-8-1945, nên HCM triệu tập Đại hội đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, lập “Uỷ Ban Khởi Nghĩa Toàn Quốc” và ra quân lệnh số 1, phát động cuộc tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền ở khắp các tỉnh trong nước.

Lúc đó, đảng CSĐD do HCM lãnh đạo, chưa có Bộ chính trị, chỉ có Ban chấp hành trung ương đảng, khoảng dưới 20 người, tổng bí thư là Đặng Xuân Khu, bí danh là Trường Chinh. Số đảng viên khoảng từ 2,000 đến 5,000 người. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 182.)

Sau hội nghị của đảng CSĐD, HCM tổ chức “Đại hội đại biểu quốc dân” ngày 16-8-1945, cũng tại Tân Trào, gồm khoảng 60 đại biểu, mà VM nói là đại diện các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các sắc dân trên toàn quốc. Do HCM sắp đặt, Đại hội tuyên bố tán thành chủ trương phát động tổng khởi nghĩa của đảng CSĐD, và thành lập “Uỷ Ban Dân Tộc Giải Phóng Việt Nam”, tự xem là có tính cách như Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

2.- VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI

Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945. Tại Đông Dương, bộ tham mưu Quân đoàn 38 của Nhật đóng ở Hà Nội. Người Nhật chủ trương rằng quân đội Nhật bại trận, nhưng sẽ không nhượng chỗ cho quân Đồng minh thắng trận, mà chỉ nhượng cho những ai có khả năng tiếp tục nhiệm vụ lịch sử của Nhật, là giải phóng châu Á ra khỏi tay thực dân da trắng. (Philippe Devillers, sđd. tr. 136.) Vì vậy, khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Nhật tại Đông Dương hạ võ khí, rút lui vào các căn cứ quân sự, chờ ngày bị giải giới, để cho người Việt tự do hoạt động trước khi quân Đồng minh có mặt.

Trong khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim (TTK) không có bộ Quốc phòng, không có lực lượng võ trang để giữ gìn an ninh, trật tự và bảo vệ chế độ. Các cơ quan hành chánh theo truyền thống cũ từ thời Pháp thuộc, chỉ có một số lính lệ hoặc bảo an binh giữ trật tự các cơ quan, không được trang bị đầy đủ, có tính cách hình thức hoặc lễ nghi.

Thời gian nầy không có lực lượng Pháp hay Nhật, cũng không có lực lượng chính phủ, là cơ hội thuận tiện cho lực lượng VM tung hoành, không bị ai ngăn chận. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao chỉ với một lực lượng nhỏ khoảng dưới 5,000 đảng viên, mà VM cướp được chính quyền.

Trong lúc tình hình Hà Nội và miền Bắc xáo trộn, chính phủ TTK ở Huế cử bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn ra Bắc, thay mặt chính phủ giải quyết tại chỗ những vấn đề khẩn cấp. Sau khi gặp các yếu nhân Hà Nội, Hoàng Xuân Hãn gởi điện về Huế, đề nghị lập một cơ cấu chính trị mới gọi là Uỷ ban Giám đốc Chính trị miền Bắc (Comité directeur de la politique du Nord).

Ngày 16-8-1945, chính phủ TTK đề cử thành phần Ủy ban nầy như sau: Nguyễn Xuân Chữ (chủ tịch) và bốn uỷ viên là Phan Kế Toại, Trần Văn Lai, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tường Long. Tuy nhiên, ngoài bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bốn uỷ viên kia đều vắng mặt. (Nguyễn Xuân Chữ, Hồi ký, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1996, tr. 280.) Lý do là vì VM đã tung cán bộ đe dọa từng người. Phan Kế Toại không xuất hiện (có thể đã theo VM, con là Phan Kế Bảo, một cán bộ VM), Trần Văn Lai bận việc ở tòa đô trưởng, Đặng Thai Mai hoàn toàn không ra mặt, Nguyễn Tường Long bị bệnh chưa làm việc được.

Ngày 17-8-1945, Tổng Hội Công Chức do chính quyền TTK thành lập, tổ chức cuộc mít-tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhằm ủng hộ chính phủ TTK. Trong khi các diễn giả của Tổng Hội Công Chức đang nói chuyện ở Nhà hát lớn, thì một người nào đó (chắc chắn là cán bộ VM) ở trên lầu Nhà hát lớn quăng xuống một lá cờ đỏ sao vàng của VM. Thế là cán bộ VM chụp lấy thời cơ, biến cuộc mít-tinh của Tổng Hội Công Chức thành cuộc biểu tình tuần hành, quay qua ủng hộ mặt trận VM. (Theo lời kể của một số người ngày nay lớn tuổi, đã từng tham dự cuộc mít-tinh ngày 17-8-1945 tại Hà Nội.)

Ngày 19-8-1945, VM tiếp tục tổ chức biểu tình, chiếm Bắc bộ phủ (phủ toàn quyền Pháp cũ), cướp chính quyền Hà Nội. Việt Minh làm chủ được Hà Nội từ ngày 20-8-1945, nhưng những cuộc bạo động vẫn tiếp diễn. Bạo động bắt nguồn từ cả hai phía: Bạo động của VM tiêu diệt những phần tử đối kháng; bạo động của những đảng phái quốc gia đối lập chống lại VM.

Ngày 21-8-1945, VM vận động các đoàn thể họp mít-tinh tại Hà Nội, lập ra một kiến nghị gồm ba điểm: 1) Yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và giao quyền cho một chính phủ lâm thời do Mặt trận VM thành lập. 2) Yêu cầu Mặt trận VM thảo luận với các đảng phái khác để thành lập chính phủ lâm thời. 3) Yêu cầu tất cả các đảng phái, các tầng lớp dân chúng ủng hộ chính phủ lâm thời để củng cố nền độc lập quốc gia. Bản kiến nghị nầy được chuyển bằng điện tín về Huế. (Philippe Devillers, sđd. tr. 137.)

3.- VUA BẢO ĐẠI THOÁI VỊ

Sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng và VM lộng hành, đại sứ Nhật ở Huế là Massayuki Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại, đề nghị vua Bảo Đại dùng lực lượng của Nhật tiêu diệt VM. Vua Bảo Đại từ chối đề nghị nầy để tránh nội chiến có thể xảy ra. (Theo lời kể với người viết tại Sài Gòn năm 1993 của ông Phan Văn Vỹ. Vào năm 1945, ông Vỹ là đệ nhị đẳng thị vệ của vua Bảo Đại. Ông cho biết ông là người trực gác buổi tối khi Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại và chính ông đã đánh thức và báo tin với nhà vua, để nhà vua ra tiếp khách.)

Người Nhật còn đề nghị với thủ tướng TTK. Sau đây là lời trong hồi ký của TTK: “Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự”. Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”. Tôi từ chối không nhận.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb Vĩnh Sơn, 1969, tr. 93.)

Vua Bảo Đại quay qua các nước Tây phương, viết thư gởi tổng thống Hoa Kỳ là Harry Truman và thủ tướng lâm thời Pháp là Charles de Gaulle, thống chế Tưởng Giới Thạch, quốc vương Anh, kêu gọi trao trả độc lập lại cho Việt Nam, đừng tái lập nền cai trị Pháp dưới bất cứ một hình thức nào. Các nước Tây phương chuẩn bị kế hoạch riêng nên đều im lặng và không trả lời thư của vua Bảo Đại. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tt. 177-179; và David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, 1995, tr. 361.)

Trong lúc vua Bảo Đại lúng túng, chính phủ TTK xin từ chức ngày 20-8-1945. Ngày 21-8, vua Bảo Đại lại nhận được điện tín từ Hà Nội của VM yêu cầu nhà vua từ chức. Trần Trọng Kim khuyên nhà vua giao quyền cho VM. (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 92-93.) Bên cạnh vua Bảo Đại, lúc đó viên tổng lý văn phòng (thư ký của vua) là Phạm Khắc Hòe đã trở mặt với hoàng gia, ngầm theo VM, hết sức hù dọa nhà vua và hoàng gia. Vua Bảo Đại cảm thấy vừa lo sợ, vừa cô đơn và bị bỏ rơi (Bảo Đại, sđd. tr. 184.)
Vua Bảo Đại cô thế, lại không biết lai lịch HCM và VM. Cũng như nhiều người Việt lúc đó, nhà vua lầm tưởng rằng HCM và VM là những người yêu nước, được quần chúng ủng hộ, và được cả các nước Đồng minh giúp đỡ (theo lời tuyên truyền của VM), nên cuối cùng nhà vua quyết định từ chức, giao quyền cho HCM và VM.

Ngày 25-8-1945, vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị và thông báo cho đại diện VM ở Huế biết. Chiếu thoái vị được niêm yết ở Phu Văn Lâu, nơi công bố các chiếu dụ, mệnh lệnh của nhà vua, kết quả thi Hội và thi Đình. Sau đó lễ thoái vị diễn ra ngày 30-8 tại Ngọ môn, Huế. (Ngọ môn là cửa chính nhìn về hướng nam của hoàng thành.) Nhà vua trao bảo kiếm và quốc ấn, tượng trưng uy quyền của triều đình nhà Nguyễn, cho phái đoàn đại diện VM từ Hà Nội vào là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Chiếc ấn mà vua Bảo Đại trao lúc đó là “Hoàng đế chi bảo”, bằng vàng ròng, nặng khoảng 10,5 Kg. (Võ Hương An, Trong ngõ ngách sử Việt, California: Nxb. Nam Việt, 2014, tr. 171.)

4.- LỜI THỀ BỐN KHÔNG

Sau lễ thoái vị của vua Bảo Đại tại Huế ngày 30-8, thì tại Hà Nội, HCM gấp rút ra mắt chính phủ lâm thời VNDCCH ngày 2-9-1945, tại bãi Cột Cờ (Rond point Puginier), mới được chính phủ TTK đổi tên thành công viên Ba Đình từ đầu tháng 8-1945. Hồ Chí Minh gấp rút ra mắt chính phủ mới nhằm tạo thế hợp pháp chính thống liên tục từ chế độ cũ qua chế độ mới. Hơn nữa, phải chăng HCM chọn ngày nầy vì 2-9, hiểu một nghĩa khác là ngày có 2 số 9, theo câu “cửu cửu càn khôn dĩ định” trong Sấm Trạng Trình?

Mở đầu buổi lễ, HCM đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, rồi HCM mạnh mẽ hô to các lời thề gồm có hai phần: “Lời thề của chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” và “Lời thề của Quốc dân”.

Sau đây là nguyên văn “Lời thề của chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”: “Chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Quốc dân đại biểu đại hội cử lên, xin thề rằng: Chúng tôi sẽ kiên quyết lĩnh đạo toàn dân giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh, đang mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Trong lúc giữ nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi khó khăn, nguy hiểm dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ.”

Lời thề của Quốc dân, cũng do Hồ Chí Minh đọc: “Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ủng hộ chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin thề! Chúng tôi xin thề cùng chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng. Xin thề! Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam [sách song ngữ Việt-Anh], Hà Nội: Nxb.Thông Tấn, 2005, tr. 26.)

Tuy thề thốt quyết tử, “chúng tôi quyết vượt mọi khó khăn, nguy hiểm dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ”, và cương quyết thực hiện bốn không: “không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp”, nhưng khi Pháp đem quân từ Nam ra Bắc đe dọa, HCM sợ Pháp tấn công và lật đổ thì HCM, VM và đảng CS chẳng những mất độc quyền chính trị, mà có thể còn bị tiêu diệt, nên HCM vội vàng nuốt lời thề.

Nguyên theo tối hậu thư Potsdam, sau khi Nhật đầu hàng, quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng vào Đông Dương giải giới quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16, còn quân Anh giải giới quân đội Nhật ở nam vĩ tuyến 16. Pháp lợi dụng thời cơ tái chiếm Đông Dương.

Đầu tháng 10-1945, chính phủ Pháp bổ nhiệm Jean Saiteny làm Đại diện chính phủ Pháp tại Bắc Kỳ. Sainteny gặp HCM lần đầu ngày 15-10-1945 và lần thứ hai ngày 1-12-1945. Sau hai cuộc gặp mặt, người Pháp bí mật giao cho HCM ngày 7-12-1945, một bản dự thảo hiệp ước giữa hai bên để VM nghiên cứu.

Trong khi đó, đô đốc D’Argenlieu, cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đến Sài Gòn ngày 30-10-1945. Ngày 27-2-1946, đô đốc D’Argenlieu phát động cuộc hành quân Bentré, chuyển 21,000 quân từ miền Nam ra Hải Phòng, để tái chiếm Bắc Kỳ. Pháp muốn sớm chiếm lại Bắc Kỳ trước khi nhà cầm quyền VM được củng cố và trước khi mùa mưa đến ở đất Bắc từ tháng 5 hằng năm. (Stein Tonnesson, “La paix imposée par la Chine: l’accord Franco-vietnamien du 6 mars 1946”, Les Cahiers de l’Institut D’Histoire Du Temps Présent, Paris: Charles-Robert Ageron và Philippe Devillers chủ biên, số 34, tháng 6-1996, tt. 36-38.)

Tại Hà Nội, được tin hạm đội Pháp xuất hiện ở ngoài khơi Hải Phòng vào chiều ngày 5-3-1946 và chuẩn bị đổ bộ vào sáng ngày hôm sau (6-3-1946), HCM vội báo cho Jean Sainteny biết là ông ta đồng ý ký hiệp ước với Pháp, mà Pháp đã bí mật giao bản dự thảo ngày 7-12-1945 (đã viết ở trên).

Vào chiều ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến, HCM ký thỏa ước Sơ bộ với Pháp. Cùng ký văn kiện nầy, ngoài HCM, còn có Vũ Hồng Khanh (lãnh tụ VNQDĐ), phó chủ tịch Quân sự uỷ viên hội của chính phủ. Đại diện chính phủ Pháp là Jean Sainteny.

Thỏa ước nầy gồm 2 điều chính: 1) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 2) Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật. Tuy HCM ký thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 với Jean Sainteny ở Hà Nội, nhưng Jean Cédile, đại diện Pháp tại nam Đông Dương, tuyên bố rằng thỏa ước nầy chỉ có giá trị ở miền bắc, và không có giá trị ở miền nam vĩ tuyến 16. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập A: 1939-1946, Houston: Nxb Văn Hóa, 1996, tr. 319.) Điều đó có nghĩa là lúc đó, Pháp chưa chịu để miền Nam tái sáp nhập vào Việt Nam.

Ngoài ra, bên cạnh thỏa ước Sơ bộ, cũng trong ngày 6-3-1946, hai bên ký một phụ ước quân sự, minh định hoạt động quân đội mỗi bên. Theo điều 1 của phụ ước nầy, VM đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16, nghĩa là quân đội Trung Hoa sẽ rời khỏi Việt Nam, dầu Việt Nam không ký kết thỏa ước với Trung Hoa. Lực lượng Pháp lên đến 15,000 quân.

KẾT LUẬN

Như thế HCM và VM không chống Pháp khi Pháp trở lại Việt Nam như lời thề mạnh mẽ ngày 2-9, mà VM lại ký thỏa ước hợp thức hóa chính thức sự hiện diện của quân đội Pháp tại Việt Nam. Hơn nữa, sợ thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 chưa đủ hiệu lực, cần phải được một cấp bậc cao hơn thừa nhận, HCM còn qua tận Paris, xin ký thêm bản Tạm ước hay Đường lối sống (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946 với bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại là Marius Moutet, gồm 14 điều khoản, theo đó VM để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam, hai bên sẽ nghiên cứu về tương lai ngoại giao Việt Nam và vấn đề Nam Kỳ,. Bản Tạm ước có hiệu lực kể từ 30-10-1946.

Những hành động nầy phản bội hoàn toàn lời thề bốn không của HCM, quyết liệt chống Pháp trong buổi lễ trình diện chính phủ vào ngày 2-9-1945. Từ không nay thành có; chẳng những bốn có, mà Pháp có tất cả những điều Pháp muốn khi trở lại Việt Nam. Hồ Chí Minh đúng là tên ĐẠI BỊP CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM. Bịp ngay cả trong lời thề thiêng liêng trước Dân tộc và Tổ quốc.

(Toronto, 02-09-2015)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Lời thề bốn không ngày 2/9”

  1. rùa đen says:

    Tượng Đài Chồn …

    Tượng đài ai đặt tại đường
    Sát nhân, dâm tặc … bốn phương chê cười
    Vậy mà cái lũ đười ươi
    Tôn là sư tổ của người Việt Nam

    Bây giờ xây được cứ làm
    Dịp may chấm mút gã tham nào từ
    Dân tình biết rõ thực hư
    Người xô, kẻ bứng loại trừ quỷ ma

    Xưa nay vẫn vậy đó mà
    Chồn ma thí dụ gần xa một ngày
    Luật trời giải xóa nạn tai
    Đồng tan đá bể kịch hài… hết bi.

    Muôn dân nước Việt cười khì
    Nhìn xem chồn cáo … tranh đi …vào mồ
    Chia xương xẻ cốt lão hồ
    Làm bùa chuộc tội … bi bô: “lỡ lầm” !!!

    Rùa Đen (8-2015)

  2. rùa đen says:

    Trích: Phương Hoa – Minh Quân – says:
    02/09/2015 at 05:47

    TRÍ TUỆ VIỆT NAM ĐANG VƯƠN LÊN – SÁNH VAI CÙNG CÁC CƯỜNG QUỐC , 5 CHÂU !

    Chỉ riêng Thế Hệ Trẻ Việt Nam Ngày Nay – Mỗi năm – Hàng trăm ngàn SV của nước CHXHCN Vietnam , tung hoành ngang dọc khắp nơi – lục tung cả tri thức nhân loại , cả tận trong sào huyệt cựu thù Mỹ >>> Đã đủ thấy : Những hiểu biết và thực tế của lớp trẻ – hơn hẳn mấy lão già bảo thủ , thường lọm cọm comment nơi xó đây rồi !

    Hehe …! (hết trích)

    Nghe mà mắc địt … Đúng là “giọng điệu” con chồn cháu cáo !!!

    Toàn là lũ học lóm, xài ké và XIN XỎ, ĂN MÀY và tệ hơn nữa là “CHÔM CHĨA” …của thiên hạ kể luôn cả kiến thức … mà cứ như những con ếch phình bụng rồi tưởng mình là bò & TỰ SƯỚNG ( = thủ dâm đó hiểu chưa = kết quả sẽ là chết non & uổng tử)

    Ngay cái đinh, con ốc vẫn chưa làm được … mà ‘tung hoành khắp năm châu” .. châu chấu & cào cào thì đúng hơn …hahaha

    40 năm trước miền nam đã có “La DaLat” hôm nay thì Miên đã sản xuất được xe hơi điện với giá 5000 đô US … Còn xã hội chó ngáp của con cháu chồn lùi thì đang ở chỗ nào? làm được cái giống chi? => Xin chỉ dùm MỘT cho bà con xem coi sao.

    Không muốn chấp nhất … với cái đám con cháu cáo hồ ly “chữ nghĩa còn tanh mùi chồn” làm chi … nhưng không quăng vài cục kiến thức phổ thông & căn bản cho thì sợ “bị nhục lây” cho cả giống nòi Tiên Rồng!

    Trước mắt, dân Việt (cộng) đi đến đâu cũng bị nhận diện là dân “CHỒN LÙI”… Nếu là loại chân dẫm khắp năm châu thì ai cũng thấy & biết chuyện này rồi … Ngoại trừ, mấy con ếch ngồi đáy giếng “ở trên”.

  3. TRỰC NGÔN - HỘI SV VN DU HỌC HẢI NGOẠI - says:

    BIẾT THÌ THƯA THỐT – KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE !

    CHẲNG NÊN QUÀNG XIÊN ĐỂ HÒNG BẺ CONG LỊCH SỬ – KHI MÀ THỰC TẾ HIỂN NHIÊN CÒN ĐÓ : NẾU KHÔNG LÀ VIỆT MINH DO HỒ CHÍ MINH VÀ CSVN LÃNH ĐẠO – THÌ MẤY THẰNG THỰC DÂN ĐẾ QUỐC TO KIA – NÓ CÓ CHỊU CÚT NHÀO VÀ BỎ CHẠY ???

    TỪ TRONG NÔ LỆ DƯỚI ÁCH THỰC DÂN – VIỆT NAM NGÀY NAY ĐÃ HOÀN TOÀN THỐNG NHẤT ĐỘC LẬP – VÀ THỰC SỰ ĐƯỢC CẢ MỸ ; ANH ; PHÁP ; TRUNG ; NGA ,….VÀ CẢ THẾ GIỚI CÔNG NHẬN ! – ………

    ĐÓ LÀ MỘT SỰ THẬT HIỂN NHIÊN – KHÔNG AI CÓ THỂ PHỦ NHẬN !

    ĐỪNG NÊN : NHƯ THẰNG MÙ -RỜ ĐÍT VOI – MÀ QUÀNG XIÊN NÓI BẬY !

    NHƯ THẾ – CHỈ LÒI RA CÁI MẶT : CCCĐ HẬN THÙ MÙ QUÁNG MÀ THÔI !!!

    • ming says:

      Từ trong nô lệ dưới ách thực dân, ngày nay hàng trăm ngàn lao công VN đi làm lao nô khắp năm châu. Phụ nử VN được cho vào tủ kính đấu giá tại Malaysia, Singapore cấm cửa, lấy vốn cùa mình để kinh doanh tai Nga, Tiệp khắc…
      VNCH trước kia cùng được cả thế giới công nhận và có chân trong LHQ. Riêng thằng VNDân chửi công hoà miền bắc chí có mấy nước trong khối Xuống Hố Cà Nút công nhận.
      Nếu ngon thì cầm vài cây cờ máu đến đường phố Cali hay Texas xem…cờ nhuốm máu. Ha ah

    • Phương Hoa - Minh Quân - says:

      TRÍ TUỆ VIỆT NAM ĐANG VƯƠN LÊN – SÁNH VAI CÙNG CÁC CƯỜNG QUỐC , 5 CHÂU !

      Chỉ riêng Thế Hệ Trẻ Việt Nam Ngày Nay – Mỗi năm – Hàng trăm ngàn SV của nước CHXHCN Vietnam , tung hoành ngang dọc khắp nơi – lục tung cả tri thức nhân loại , cả tận trong sào huyệt cựu thù Mỹ >>> Đã đủ thấy : Những hiểu biết và thực tế của lớp trẻ – hơn hẳn mấy lão già bảo thủ , thường lọm cọm comment nơi xó đây rồi !

      Hehe …!

      • rùa đen says:

        Nghe mà mắc địt … Đúng là “giọng điệu” con chồn cháu cáo !!!

        Toàn là lũ học lóm,xài ké và XIN XỎ, ĂN MÀY và tệ hữa là “CHÔM CHĨA” …của thiên hạ kể luôn cả kiến thức … mà cứ như những con ếch phình bụng rồi tưởng mình là bò & TỰ SƯỚNG ( = thủ dâm đó hiểu chưa = kết quả sẽ là chết non & uổng tử)

        Ngay cái đinh, con ốc vẫn chưa làm được … mà ‘tung hoành khắp năm chấu” hahaha

        40 năm trước miền nam đã có “La DaLat” hôm nay thì Miên đã sản xuất dược xe hơi điện với giá 5000 đô US … Còn xã hội chó ngáp của con cháu chồn lùi thì đang ở chỗ nào? làm được cái giống chi? => Xin chỉ dùm MỘT cho bà con xem coi sao.

        Không muốn chấp nhất … với cái đám con cháu cáo hồ ly “chữ nghĩa còn tanh mùi chồn” làm chi … nhưng không quăng vài cục kiến thức phổ thông & căn bản cho thì sợ “bị nhục lây” cho cả giống nòi Tiên Rồng!

        Trước mắt, dân Việt (cộng) đi đến đâu cũng bị nhận diện là dân “CHỒN LÙI”… Nếu là loại chân dẫm khắp năm châu thì ai cũng thấy & biết chuyện này rồi … Ngoại trừ, mấy con ếch ngồi đáy giếng “ở trên”.

        Ngay cái đinh, con ốc vẫn chưa làm được ..

        40 năm trước miền nam đã có “La DaLat” hôm nay thì Miên đã sản xuất dược xe hơi điện với gia 5000 đô US … Còn xã hội cho ngáp của con cháu chồn lùi thì đang ở chỗ nào => chỉ dùm cho bà con xem coi.

        Không muốn chấp nhất … với cái đám con cháu cáo hồ ly “chữ nghĩa còn tanh mùi chồn” làm chi … nhưng không quăng vài kiến thức căn bản cho thì “bị nhục lây” cà giống nòi Tiên Rồng! Đi đến đâu cũng bị nhận diện là dân “CHỒN LÙI”

    • Tu Do says:

      bác và đảng điều công bố là thừa cơ hội mà cướp chính quyền trên giấy trắng mực đen sao mà có du học sinh không biết nhẩy?
      Chắc là du học nhờ bố mẹ lắm tiền, lịch sử của đảng mà lơ mơ như thế là hỏng, nàm sao mà xách động quần chúng.

    • nguyenha says:

      Ông Trần gia Phụng là nhà nghiên cứu Sử học,tất cả những gì Ông nói đều có bằng chứng sử sách,”nói có sách mách có chứng” đó là phong cách của người hiểu biết. Bạn nhân danh “hội du học sinh VN’ mà ăn nói một cách ‘hàm hồ”,với lý lẻ “biết thì thưa thớt,không biết thì dưa cột mà nghe”, và nhiều ngôn từ thô lổ khác …,như thế chính Bạn đả bôi-nhọ thành phần du -học-sinh và cả chính Bạn nửa !! Tôi không đôi-co với Bạn,vì không đáng ! Nhưng bạn sẽ trả lời như thế nào,khi mà chính những người có Công dựng lên Chế độ, đả phủ nhận cái “Công lao” mà DCS đả có !! Cụ thể như Nhạc Sị Tô Hải-Nhà văn Dương thu Hương- Cựu Đại tá Bùi Tín …Riêng tôi ,có lời nhắn nhủ với bạn : Trên thế gian nầy chưa có một Quốc gia nào mà vừa mất Đất-mất Biển-mất Đảo…mà bảo rằng Thống nhất cả.! Dân tộc Vn bước từ “cái lồng Thực dân” sang “cái Lồng CS”do VM lảnh đạo. Nhưng cái Lồng CS tàn bạo gấp ngàn lần Thực Dân : Cải cách ruộng Đất đả CM điều đó!. Học sinh VN học sử Lê-văn Tám(trong đó có bạn)nên không biết điều nầy ./

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Bớt nói…vẹt chút cho diễn đàn thoãi mái tí, em?

      Mở cái cặp mắt…hí của em lên nhìn cho rỏ, cái ông Phụng này đã gần…cúp bình thiếc, ổng bẻ cong nịch sử để nàm cái gì?

      Đá Trương tấn Sang ra rìa, lên mần…chủ tịch, kiếm…sướng, kiếm danh hão? nàm gì có chuyện đó, em? Xí quách đâu nữa?

      Cho nên, Cộng láo cò mồi quen cái tật bẻ cong lịch sử, nói theo…vẹt. Rồi chúng tưởng ai cũng vậy.

      Bụng cò mồi ra bụng…người. Mắc cười quá.

      Cò mồi của Cộng mà nó khoe…lịch sử, nghe thật…thãm…

  4. TƠ NGÀN says:

    KIÊN CƯỜNG

    Bác Hồ từng đã kiên cường
    Quyết làm Quốc tế mọi đường mới hay
    Trường Sơn dẫu đốt một ngày
    Cũng cần cương quyết có đâu ngần ngừ

    Bao năm kháng chiến trường kỳ
    Dứt xong người Pháp Mỹ thì lại sang
    Chiến tranh “ý hệ” không oan
    Chiến trường đẫm máu lại càng tiến lên

    Bảy Lăm chiến thắng vang rền
    Giữa khi Quốc tế tênh hênh rã rời
    Tính sao qua được ông Trời
    Nên thôi Bác đã ngậm ngùi ra đi

    Bây giờ nghĩ lại cũng kỳ
    Người ta hô Bác xuất dương ngày nào
    Chỉ lòng yêu nước là cao
    Chớ đâu Quốc tế như “Người” vẫn mong

    PHIẾM NGÀN
    (02/9/15)

  5. Tu Do says:

    Cám ơn bài viết chi tiết của bác Phụng.
    Nhưng cái đám thổ tả vịt cọng bây giờ nó có 4 không khác: không nghe, không thấy, không biết, và không nhất trí là như thế! Vì vậy chúng nó thành công kinh lắm về mặt phá hoại đất nước, chỉ biết đếm đô la, uống Vỉagar ăn chơi theo gương bố chúng nó “hịch chủ tồ”.

Leave a Reply to ming