Tản mạn về Cách mạng tháng 8
Bẩy mươi năm đi qua, một chặng đường chưa dài so với lịch sử, nhưng nó lại rất dài so với một đời người. Kể từ ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đến nay, đề tài này vẫn đang là thời sự cho những ai có quan tâm đến hiện tình đất nước. Mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau, cộng sản Việt nam thì cho đây là cuộc cách mạng “ long trời lở đất”, đưa đất nước Việt nam vào một kỷ nguyên mới , kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việt nam, từ một nước không tên tuổi trên thế giới, trở thành một nước Việt nam có độc lập,chủ quyền, người dân Việt nam từ một kẻ nô lệ trở thành người làm chủ đất nước vv. Ở một góc độ khác, cũng rất nhiều người nhìn nhận cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 là bước ngoặt lịch sử, đánh dấu cho một thảm kịch ra đời và là một thảm kịch lớn nhất trong lịch sử Việt nam. Những người này khẳng định nếu không có cách mạng tháng 8 thì đất nước đã khấm khá hơn, dân tộc Việt nam không thể tụt hậu và không có sự nghèo nàn và lạc hậu như ngày nay.
Trước hết cần nhận ra rằng tại sao có cách mạng tháng 8/1945?. Chúng ta đều biết vào thời điểm đó thế chiến thứ hai đang đi vào giai đoạn kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị hồng quân Nga xô và đồng minh đánh bại. Ở Việt nam, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp, tình thế nước sôi, lửa bỏng. Xã hội Việt nam thời đó vắng bóng các tổ chức chính trị, Việt nam quốc dân đảng đã đi vào thời kỳ suy thoái, các lãnh tụ của đảng hầu hết tẩu thoát ra nước ngoài; tổ chức Đại việt mới được thành lập mà chủ yếu trong giới sinh viên, chưa có kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, phạm vi ảnh hưởng hạn chế.
Vua Bảo đại, một ông vua vô trách nhiệm với đất nước, ham thú vui hưởng lạc; Chính phủ Trần trọng Kim được Nhật hoàng hối thúc thành lập và bảo trợ, chưa đầy bốn tháng tuổi, ngày15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng sau khi cánh quân Sơn đông ở Trung quốc bị đánh bại và sau vụ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagazaki. Vua Bảo đại và chính phủ Trần trọng Kim hoảng loạn vì không còn chỗ dựa và nhanh chóng tan dã. Thực ra chính phủ Trần trọng Kim không có thực lực, không nắm được quyền điều hành đất nước, chỉ mang hình thức trang trí, nói cách khác là” bù nhìn”
Đảng cộng sản Việt nam được sự chỉ đạo, cổ vũ của quốc tế cộng sản là lực lượng duy nhất có sự ảnh hưởng trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Bằng những kinh nghiệm hoạt động lúc bí mật, lúc công khai, nửa công khai từ năm 1930, họ đã biết chớp thời cơ, tập hợp lực lượng quần chúng với những khẩu hiệu đi vào lòng người như “ xóa bỏ bóc lột, người cày có ruộng vv” nên cách mạng tháng 8 được gọi là cuộc cách mạng vô sản đã thành công . Như vậy trong bối cảnh đó một cuộc cách mạng nổ ra như một tất yếu khách quan, nó trở thành cuộc cách mạng vô sản bởi những người cộng sản đã có sự chuẩn bị và biết chớp lấy thời cơ và nếu không có đảng cộng sản thì cách mạng vẫn cứ nổ ra chỉ khác đó là không phải cuộc cách mạng vô sản. Hiển nhiên từ đó Việt nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, kỷ nguyên thoát khỏi ách đô hộ của thực dân.
Việt nam lúc bấy giờ so với các nước trong khu vực như Malaisia, Philipin, Thái lan, Singapo, Miến điện, ta không hề thua kém họ, nếu không muốn nói có phần nổi trội hơn. Bẩy mươi năm qua đi, ngoảnh lại bỗng thấy ta bị tụt hậu xa so với các nước trên. Theo số liệu mới đây được công bố, Việt nam có năng suất lao động thấp nhất khu vực châu á Thái bình dương, thu nhập bình quân của Việt nam chỉ bằng 15% mức trung bình của thế giới, bằng 1/30 Hàn quốc và bằng 1/20 Đài loan, với tốc độ này 100 năm sau ta mới có được một nền kinh tế phát triển như Thái lan hiện nay. Đièu trớ trêu thay đến cả hai nước Lào và Campuchia một số lĩnh vực đã vượt mặt Việt nam. Chiếc xe Ôtô do người Campuchia sản xuất được trưng lên mạng cho thấy sự phát triển rất đáng kể so với thành tích nước ta đã sản xuất được ốc vít như bộ trưởng Công thương Việt nam tuyên bố. Mới đây phó thủ tướng Vũ đức Đam chia sẻ với các doanh nhân trẻ Việt nam “ tại sao ta tốt thế mà vẫn cứ nghèo”?
Thưa ngài phó thủ tướng! ta nghèo vì cả một quãng thời gian dài, những người chèo lái con thuyền đất nước ta đã đặt lợi ích dân tộc đứng thứ sau lợi ích gọi là “quốc tế vô sản”. Nói theo cách nói cộng sản là “ tình nghĩa quốc tế vô sản cao cả hơn nghia tình đất nước”, điển hình là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai miền nam- bắc “ ta đánh là đánh cho Liên xô, Trung quốc và cả phe xã hội chủ nghia”( Lê Duẩn, tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam). Như vậy là cuộc chiến huynh đệ tương tàn trong suốt 30 năm qua làm cho đất nước tàn phế bao hàm cả yếu tố quốc tế vô sản.
Một thể chế xã hội chủ nghĩa được dập khuôn theo mô hình Liên xô, Trung quốc và các chủ chương, chính sách được nhập khẩu từ hai nước đàn anh trên đã góp phần tàn phá đất nước. Liên xô, Trung quốc xây dựng “ nông trang tập thể”, Việt nam dồn dân vào hợp tác xã; Trung quốc có “cách mạng văn hóa”, Việt nam có “ nhân văn giai phẩm”; Liên xô, Trung quốc tiêu diệt các nhà tư bản, Việt nam có chính sách “cải tạo công thương”. Trung quốc tập trung cải tạo những người xã hội cũ, Việt nam thành lập các “trại tập trung cải tạo” những người đã bại trận; Liên xô thực hiện chính sách “cải tổ”, Trung quốc tiến hành “ cải cách”, Việt nam tiến hành “ đổi mới”.v.v.
Khi Liên xô, các nước đông âu tan dã, Trung cộng phản trắc, Việt nam ngơ ngác tìm đến các nước tư bản như một kẻ “ tha phương cầu thực”, tự hào là kẻ biết thức thời. Chính sách “ lá mặt, lá trái” không thể che mắt được thiên hạ, cộng sản Việt nam một mặt hổ thẹn vì đất nước tụt hậu, nguy cơ dẫn đến phá sản chế độ nên sốt ruột đẩy nhanh phát triển kinh tế mà lối duy nhất là phát triển tư bản, mặt khác cố níu bám lấy thể chế độc tài vì ở đó họ được tận hưởng những đặc quyền đặc lợi một cách vô tận. Trên tinh thần đó, một thể chế vận hành được ra đời đó là “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, một thể chế quái gở vì nội hàm của nó chứa đựng đầy những mâu thuẫn , nghịch lý. Vì chủ nghĩa xã hội bản chất của nó là nền kinh tế tập trung, công hữu về chế độ sở hữu là trung tâm, nòng cốt của bản chất chế độ. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đó là lý do Việt nam đang kêu gào các nước phát triển công nhận Việt nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, nhưng đều bị thế giới quay lưng lại.
Một thể chế chính trị độc tài là tác nhân gây ra sự nghèo đói. Trên thế giới chưa có một nước cộng sản nào trở thành giàu có. Liên xô, Trung quốc chưa thể bước vào ngưỡng cửa của các nước phát triển, Việt nam, Cu ba, Bắc hàn đang trong tốp nghèo nhất thế giới. Đó là hình ảnh thực tế không thể chối cãi.
Tại sao ta nghèo! Ta nghèo chính vì ta có đội ngũ “ tiên phong” cầm lái con thuyền ngơ ngác trước những diễn tiến của thời cuộc, không đủ cả tâm, không đủ cả tầm để chèo lái con thuyền.
Cách mạng tháng tám đã mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, đó là hiển nhiên, nhưng cũng nhận thấy rằng cách mạng tháng tám cũng đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên tụt hậu một cách thê thảm.
© Vi Đức Hồi
© Đàn Chim Việt
Bản thân HCM là Cán bộ Xách-động của CS Liên xô ,có căn cước và ăn lương hẳn hoi. Vì thế cái gọi là “CM tháng 8″ chỉ là Cuộc Cướp Chính quyền theo kiểu CS !! Sau lưng HCM là Cộng Đảng Sô-Viết. Trong lúc hậu thuẩn của phe Quốc gia không có. Cụ thể VNQD đảng trông cậy vào Quốc dân Đảng của Tưởng giới Thạch ,khi giải giới quân Nhật. Nhưng các Tướng Tàu tại Hanoi lúc đó đả bị HCM mua chuộc bằng Vàng-Bạc ,mà y quyên góp (lấy) được từ nhân dân !! (tài liệu của Trần gia Phụng ). Câu nói của Cự hoàng Bảo Đại khi qua được Hồng ko6ng :” Cuối cùng chúng ta già trẻ lớn bé,kẻ có học củng như kẻ không học đều bị bọn du côn lừa’(hồi ký ) Thật chí lý !!
Xem ra thì bác Vi Đức Hồi phải liên lạc ngay với ông Trần Gia Phụng mau đi thôi!!!! Nếu trễ quá, thì khi nhắm mắt chào từ biệt cõi đời, ông Hồi vẫn còn ngỡ rằng “dù sao thì Hồ chí minh và đảng CSVN cũng có chút công lao trong việc giành lại nền ĐL cho VN”. Hiểu như thế là đã Lầm To lắm đấy!!!!
Trích: “… Ở Việt nam, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp, tình thế nước sôi, lửa bỏng. Xã hội Việt nam thời đó vắng bóng các tổ chức chính trị, Việt nam quốc dân đảng đã đi vào thời kỳ suy thoái, các lãnh tụ của đảng hầu hết tẩu thoát ra nước ngoài;…”
Điều này ông Vi Đức Hồi nói không đúng, vì hầu hết các đảng viên và thành phần chủ chốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng, và các đảng phái khác đều bị Hồ Chí Minh và đồng bọn của ông Hồ giết chết!
Trích: “Vua Bảo đại, một ông vua vô trách nhiệm với đất nước, ham thú vui hưởng lạc;
(Nhật đầu hàng)… Vua Bảo đại và chính phủ Trần trọng Kim hoảng loạn vì không còn chỗ dựa và nhanh chóng tan dã, Thực ra chính phủ Trần trọng Kim không có thực lực, không nắm được quyền điều hành đất nước, chỉ mang hình thức trang trí, nói cách khác là” bù nhìn”
Đoạn nói trên chứa đụng rất nhiều sai lầm, có vẻ như được trích ra từ các loại sách học tập của cộng sản, từ “lịch sử đảng cọng sản” do nhà xuất bản sự không thật của cộng sản in ấn phát hành bắt mọi người dân dưới ách cai trị của bọn cộng sản Hồ chí Minh chuyên gia rước giặc Tàu vào Việt nam, phải đọc, học thuộc lòng
Trích: “Nhật tuyên bố đầu hàng sau khi cánh quân Sơn đông ở Trung quốc bị đánh bại và sau vụ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagazaki.” (Bài chủ)
Lại mọt nhận định sai lầm nữa! Có đến mọt triệu trận đánh Sơn đông gì đó của Trung quốc, cũng không khiến Nhật phai đầu hàng! Trận đánh Sơn Đông nào đó của Trung quốc có nguy hiểm đối với Nhật bằng các trận đánh của quan Mỹ, tấn công, chiếm đóng các quần đảo & vị trí phòng thủ của Nhật trấn giữ trước đó không?
Trận đánh Sơn Đông nào đó của Trung quốc có dữ dội bằng quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ thả xuống đất Nhật không?
Sau quả bom thứ nhất, Nhật vẫn bình thản, Mỹ nhắc lại những cảnh cáo, dòi hỏi Nhật đầu hàng, nhưng Nhật vẫn không đếm xỉa đến, buộc lòng Mỹ phải thả thêm trái bom thứ 2, bấy giờ Nhật mới xin đầu hàng, với điều kiện được giữ lại Vua Nhật, chính quyền Nhật, (trước đó đã có một cuộc đảo chánh trong cung đình Nhật, nhằm chống lại việc đầu hàng, nhưng bất thành)
nhưng phía Mỹ lắc đầu, đòi hỏi mọt cuộc đầu hàng vo điều kiện. số phận vua Nhật ra sao, không phai là một điều kiện của cuộc đầu hàng, số phận Vua Nhật sẽ ra sao, là điều tuỳ thuộc vào Mỹ sau khi Nhật đầu hàng,
Cuối cùng thì Nhạt phải đầu hàng vô điều kiện
Trích: “Chúng ta đều biết vào thời điểm đó thế chiến thứ hai đang đi vào giai đoạn kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị hồng quân Nga xô và đồng minh đánh bại.”(Vi Đức Hồi,,bài chủ)
Nhận định trên rất sai lầm, Nga cộng không có một cong lao nào trong việc chấm dứt đệ nhị thế chiến, Nga cộng chỉ được cái tài đánh hôi, nhân lúc Nhật bản lúng túng vì bị Mỹ đánh bại, nhân lúc Nhật bản cuống cuồng đầu hàng Mỹ sau 2 quả bom Nguyễn tử, Nga cộng bèn đánh hoi, cướp đoạt 4 hòn đảo của Nhật bản
Ông Vi đức Hồi có thể tìm đọc lại mọt bài viết gần đây của ông Bùi Tín để thấy rõ chính là Mỹ và đòng minh mới là những lực lượng đánh bại Đức Quốc xã, chấm dứt WW2.
Ông Vi Đức Hồi cũng có thể dọc tiểu sử nhà thơ Nguyễn Chí Thiện để biết tại sao bọn cọng sản Hồ chí Minh & bọn cộng sản VNDCCH tội ác vong bản ngoại lai tay sai giặc Tau, bắt giữ nhà thơ (trong lần bị bắt đầu tiên), thì sẽ biết, không có bọn Nga cộng nào góp phần chấm dứt cuộc WW2
BÀN VỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Lý luận chính trị là sự lý giải bằng hiểu biết cũng như sự bày tỏ ý kiến ngay thẳng về các vấn đề cùng sự kiện chính trị có liên quan chúng đến mọi người.
Như vậy ý nghĩa của lý luận chính trị phải là ý nghĩa khách quan, khoa học, mang tính đúng đắn, đồng thời cũng phản ảnh một ý thức trung thực và mang lại một giá trị hữu ích nào đó.
Có nghĩa nếu các ”lý luận” chính trị nào đó mà không hội đủ hay không đạt được các mục đích trên, coi như chỉ nói cuội và cũng không phản ảnh một ý nghĩa nhân cách nào đáng nói cả. Lý luận chính trị kiểu “quần chúng” thường tình hay kiểu cán bộ tuyên truyền đều thường mang tính cách xu hướng này, nó bị hạn chế bới mọi sự hạn hẹp và cũng không mang lợi ích thật sự gì cho ai nếu không muốn nói đôi khi còn tai hại.
Nhân ông Vi Đức Hồi nêu vài ý kiến tản mạn của ông trong bài viết về Cách mạng tháng 8, tôi thấy cũng cần nêu thêm chút ý nhỏ như sau.
Nói về cuộc Cách mạng này, hay về bất kỳ sự kiện lịch sử nào, người ta đều cần xét về hoàn cảnh, điều kiện, ý nghĩa phát sinh của nó, các diễn tiến và hệ lụy đã có của nó, và đặc biệt mọi kết quả mà nó mang lại chung lâu dài sau đó. Tuy vậy trong ba yếu tố đó, chính yếu tố thứ ba hay yếu tố sau cùng như nói trên là quan trọng nhất. Như vậy luận về cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 của nước ta, chính yếu tố mang lại sau cùng của nó là điều gì đặc biệt đáng nói nhất. Điều này chính ông Vi Đức Hồi cũng đã nói nhiều rồi.
Vậy nên phải nói cuộc Cách mạng tháng 8 thực chất là cuộc cách mạng cộng sản theo chủ nghĩa Mác hay nói chung là chủ nghĩa mác xít lêninít. Như vậy đánh giá về ý nghĩa hay tính chất của cuộc cách mạng này cũng là đánh giá đánh giá về học thuyết hay chủ nghĩa có liên quan và cách hành xử của nó về những vấn đề xã hội đã có mà không là gì khác.
Ngày nay mọi vấn đề của chủ nghĩa Mác hầu như mọi người đã thấy rõ, trừ phi những người vì lý do nào đó vẫn không thấy hay không chịu thấy. Có nghĩa tính chất khoa học hạn chế của nó, các tính cách cực đoạn hay quá khích của nó về nhiều mặt đối với con người và đối với xã hội đã cho thấy nó để lại nhiều di hại các mặt hơn là các kết quả mà người ta mong muốn hoặc trông đợi.
Đây cũng là kết luận chung về ý nghĩa và kết quả cuộc cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta. Nó đã gây rất nhiều các yếu tố tiêu cực về con người và về xã hội mà ai cũng rõ. Chính tính cách phi khoa học của chủ thuyết Mác và tính cách chuyên chính sai trái của nó đã cho thấy tất cả và bất kỳ ai đúng đắn đều khó biện minh cho nó được.
Do đó mọi lý luận ở đây cũng đi theo chung với các điều đó như thế. Có nghĩa đó có phải là lý luận khoa học và thẳng thắn hay không để phân tích, đánh giá và kết luận về nó, hay chỉ là các lý luận một chiều nhằm biện hộ cho các tiên kiến cảm tính nào đó, hay chỉ nhằm biện hộ quyền lợi riêng hay quyền lợi phe nhóm của mình. Tính cách vì đâu và vì ai trong lý luận chính trị, đó mới là ý nghĩa cao nhất và và hữu ích cao nhất hay chỉ hoàn toàn ngược lại ở đây đó mới chính là ý nghĩa hay tính cách cốt lõi nhất mà chẳng cần phải nói gì nhiều.
NGÀN KHƠI
(11/9/15)
BÀN VỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Lý luận chính trị là sự lý giải bằng hiểu biết cũng như sự bày tỏ ý kiến ngay thẳng về các vấn đề cùng sự kiện chính trị có liên quan chúng đến mọi người.
Như vậy ý nghĩa của lý luận chính trị phải là ý nghĩa khách quan, khoa học, mang tính đúng đắn, đồng thời cũng phản ảnh một ý thức trung thực và mang lại một giá trị hữu ích nào đó.
Có nghĩa nếu các ”lý luận” chính trị nào đó mà không hội đủ hay không đạt được các mục đích trên, coi như chỉ nói cuội và cũng không phản ảnh một ý nghĩa nhân cách nào đáng nói cả. Lý luận chính trị kiểu “quần chúng” thường tình hay kiểu cán bộ tuyên truyền đều thường mang tính cách xu hướng này, nó bị hạn chế bới mọi sự hạn hẹp và cũng không mang lợi ích thật sự gì cho ai nếu không muốn nói đôi khi còn tai hại.
Nhân ông Vi Đức Hồi nêu vài ý kiến tản mạn của ông trong bài viết về Cách mạng tháng 8, tôi thấy cũng cần nêu thêm chút ý nhỏ như sau.
Nói về cuộc Cách mạng này, hay về bất kỳ sự kiện lịch sử nào, người ta đều cần xét về hoàn cảnh, điều kiện, ý nghĩa phát sinh của nó, các diễn tiến và hệ lụy đã có của nó, và đặc biệt mọi kết quả mà nó mang lại chung lâu dài sau đó. Tuy vậy trong ba yếu tố đó, chính yếu tố thứ ba hay yếu tố sau cùng như nói trên là quan trọng nhất. Như vậy luận về cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 của nước ta, chính yếu tố mang lại sau cùng của nó là điều gì đặc biệt đáng nói nhất. Điều này chính ông Vi Đức Hồi cũng đã nói nhiều rồi.
Vậy nên phải nói cuộc Cách mạng tháng 8 thực chất là cuộc cách mạng cộng sản theo chủ nghĩa Mác hay nói chung là chủ nghĩa mác xít lêninít. Như vậy đánh giá về ý nghĩa hay tính chất của cuộc cách mạng này cũng là đánh giá đánh giá về học thuyết hay chủ nghĩa có liên quan và cách hành xử của nó về những vấn đề xã hội đã có mà không là gì khác.
Ngày nay mọi vấn đề của chủ nghĩa Mác hầu như mọi người đã thấy rõ, trừ phi những người vì lý do nào đó vẫn không thấy hay không chịu thấy. Có nghĩa tính chất khoa học hạn chế của nó, các tính cách cực đoạn hay quá khích của nó về nhiều mặt đối với con người và đối với xã hội đã cho thấy nó để lại nhiều di hại các mặt hơn là các kết quả mà người ta mong muốn hoặc trông đợi.
Đây cũng là kết luận chung về ý nghĩa và kết quả cuộc cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta. Nó đã gây rất nhiều các yếu tố tiêu cực về con người và về xã hội mà ai cũng rõ. Chính tính cách phi khoa học của chủ thuyết Mác và tính cách chuyên chính sai trái của nó đã cho thấy tất cả và bất kỳ ai đúng đắn đều khó biện minh cho nó được.
Do đó mọi lý luận ở đây cũng đi theo chung với các điều đó như thế. Có nghĩa đó có phải là lý luận khoa học và thẳng thắn hay không để phân tích, đánh giá và kết luận về nó, hay chỉ là các lý luận một chiều nhằm biện hộ cho các tiên kiến cảm tính nào đó, hay chỉ nhằm biện hộ quyền lợi riêng hay quyền lợi phe nhóm của mình. Tính cá