WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bảng tên đường VN ở Houston

Tên đường VN ở Houston

Tên đường VN ở Houston

Cách đây khoảng hơn chục năm, Ban Đại diện Cộng đồng của người Việt Quốc Gia ở Houston đã kiến nghị với thành phố để xin lập những bảng tên đường mang ngôn ngữ Việt Nam.

Hồi đó, ai là người Việt Nam cũng náo nức, phấn chấn. Nhất là Ban Đại diện các đoàn thể, các Binh chủng của Hội cựu tù nhân chính trị. Có thể nói là hầu hết những người Mỹ gốc việt ở đây và các nơi trên nước Mỹ, đều hoan hỷ vận động bà con đồng hương đóng góp tiền bạc để giao nộp cho thành phố, mong người Việt ở đây sớm có tên đường mang danh những anh hùng liệt nữ đã có công đóng góp xương máu bảo vệ Tổ quốc như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng .v.v. . .

Tinh thần mang quê hương hiện diện nơi đất khách quê người là một tình cảm, là một khát khao của chúng ta rất đáng trân trọng. Vì ai nấy, tuy xa quê nhưng lòng vẫn hướng về đất nước nơi chôn nhau cắt rốn. Thứ nước thánh làm dịu đi bao đau đớn, nhớ thương, mất mát , đổ vỡ trong cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc đã qua, thời gian đã hơn 40 năm vẫn như còn đâu đây. Không thể quên được. Nếu có quên chăng , thì chỉ những thế hệ sinh đẻ sau này, họ lớn lên trên đất nước đã cưu mang họ. Và lúc đó việt Nam không còn thuần khiết là một quê hương duy nhất . Có còn chăng chỉ là một bàng bạc quê người.

Nay bảng tên đường mang tên danh nhân Việt Nam ở vùng Downtown vẫn còn, song song với những tên danh nhân của dân tộc Mỹ. Nhưng tên đường VN đã bị lu mờ theo tiến trình thời gian. Vì chẳng ai dùng đến! Dù là người Việt Nam chúng ta với nhau. Trong những giao tiếp chính thức , công cộng, hay thư tín , bưu điện.

Thực ra, chính quyền thành phố muốn ưu ái với những sắc dân có nhiều người sinh sống ở đây, như những cư dân Mỹ gốc Tàu hay Phillipine, Ấn Độ chẳng hạn. Trong những chương trình giúp đỡ về phúc lợi xã hội, cấp dưỡng thực phẩm (foodtamp), y tế, thuốc men . . . Riêng tên đường trong thành phố, chỉ có hai sắc dân là Trung Hoa và Việt Nam là được ưu tiên để được dùng để đặt tên đường. Nơi có nhiều người Tàu và người Việt Nam sinh sống. Chẳng qua là các ông nghị viên thành phố ở đây muốn lấy lòng hai sắc dân này để kiếm phiếu , nên họ mới vận động xin đặt bảng tên đường vậy thôi.

Nhất là những năm, khi có mùa bầu cử ở địa phương sắp tới. Vì người Mỹ gốc Tàu và người Mỹ gốc Việt đều muốn ra ứng cử và đã có người được bầu làm nghị viên thành phố và dân biểu.

Việc các Chính trị gia vận động để thành phố chấp thuận đặt tên đường bằng tên Việt Nam. Lúc đầu những sắc dân khác có phản đối. Nhưng cuối cùng, thì tên Việt Nam đã được biểu quyết chấp thuận. Vì ông Dân biểu Huberd Vo là người Việt Nam đã đắc cử chức vụ dân biểu tiểu bang suốt 4 nhiệm kỳ. Và ông Richard Nguyên hiện là đương kim nghị viên thành phố.

Điều cốt lõi để được làm bảng tên đường, là đã đóng đủ tiền chi phí và làm bảng tên đường cho nhà thầu thành phố!

Nhiệm kỳ nghị viên thành phố kỳ này sắp sửa được bầu lại, ngày 4- 11, người ta lại thấy bảng tên đường mang tiếng Việt Nam ở vùng Southwest Houston lại được tiếp tục xin xỏ. Vùng có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh sống lại được quí ông dân cử kêu gọi đồng hương quyên góp một số tiền khá lớn (trên 100 ngàn Mỹ kim) cho việc chi phí làm bảng tên đường.

Hình như Bảng tên đường Việt Nam là lợi khí “ru ngủ“ một số người , dùng làm phương tiện đấu tranh này nọ mục đích dùng để kiếm phiếu trong kỳ bầu cử Nghị viên Hội Đồng Thành phố sắp tới đây.

Chức vụ dân cử chúng ta cần phải bầu cho người xứng đáng, có tài, có đức và có lập trường Quốc gia chánh trị rõ ràng chứ không phải là chỉ vì mấy bảng tên đường mị dân này nọ để lừa gạt một số người cả tin, nhẹ dạ, chỉ phục vụ cho lợi ích phe nhóm. Còn cá nhân của Y thì khả năng không đủ để lãnh nhận trọng trách mà đồng hương giao phó.

Mục đích của bài viết này không nhằm để cổ vũ hay hạ bệ một ai, nhưng quá trình thời gian nhiệm kỳ vừa qua, cử tri đều đã rõ, vì chúng ta đóng thuế để trả lương cho họ. Tôi không muốn đi sâu vào vấn đề tế nhị này.

Theo sự suy luận của nhiều người Việt , nếu bảng tên đường mang tên chữ Việt thì khỏi mang tên chữ Mỹ và ngược lại. Thí dụ : Đại lộ Sài Gòn thì không còn Đại lộ Bellaire, hay đường Nguyen Khoa Nam thì không còn tên Beechnut St nữa. Chứ một con đường mà mang tên cả Mỹ lẫn Việt Nam thì không còn ý nghĩa gì. Vì tên chữ Việt Nam chẳng ai gọi. Ngay cả người Việt Nam với nhau! Vì trước đây những bảng tên đường ở Downtown Houston cho đến nay, chẳng ai gọi bằng tên Việt Nam . Mà có gọi cũng không ai biết con đường đó nằm ở đâu. Thư từ bưu điện lại không được sử dụng bằng tên . . . nước ngoài là tên Tàu hay tên Việt Nam.

Việc dùng tên chữ Việt đặt cho những con đường ở Southwest Houston hiện nay là không có ích lợi thiết thực (vì không có ai dùng) như đã nói ở trên. Và rất tốn kém. Nếu chúng ta dùng số tiền lớn (trên 100 ngàn Mỹ kim) này, để hỗ trợ cho những người và những tập thể, những công việc đấu tranh cho Tự do Dân chủ ở trong nước, hay dùng số tiền đó để cứu giúp những người dân ở trong nước đang bị đói hay bạc đãi thì sẽ có ý nghĩa nhiều hơn, lợi ích nhiều hơn.

Nếu việc vận động đặt tên đường Việt Nam có lợi chăng, chỉ là những Thành tích dùng để tranh cử mị dân của những người muốn ra ứng cử này nọ, như Chủ tịch Cộng đồng, Dân biểu, Nghị viên vậy thôi. Hoặc giả có thể để ve vuốt một số người “ yêu nước “ rởm.

Ở đây chúng ta cũng cần nói lại cho rõ . Tên của những vị Tướng đã tuẫn tiết sau ngày 30- 4- 75 mà Ủy ban của ông Nghị viên Richard Nguyên dùng để đặt tên đường, được sánh ngang tầm với những thành tựu của những vị anh hùng cứu quốc từ ngàn xưa, có công dựng nước và giữ nước , đã được lịch sử công nhận. Cần phải xem xét lại.

Thành tích của những vị tướng tuẫn tiết đó thật đáng được kính trọng. Nhưng những cái chết đó, chỉ sau khi tên Tổng thống bù nhìn Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng trên đài phát thanh Việt Nam , đồng thời kêu gọi các đơn vị và chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa giao nộp vũ khí cho (Cách mạng) Việt cộng, vì lệnh của ai đó đứng đằng sau thúc ép. Trong khi Vùng 4 Chiến thuật và Quân Đoàn 4 của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam vẩn còn vũ khí, quân lương và binh sĩ , đã chấp hành lệnh của Dương Văn Minh buông vũ khí không chiến đấu. Chết , chứ không đầu hàng giặc!

Chúng ta sẽ kính phục biết bao. Nếu Tướng Nguyễn Khoa Nam và các vị Tướng Tư lệnh khác ở Quân Đoàn 4 , Vùng 4 Chiến thuật còn tiếp tục chiến đấu cho đến khi không còn khả năng chống cự được với Cộng quân nữa . Thì việc tự sát quên mình của các vị ấy hoàn toàn vì Nước vì dân “ Tướng chết theo thành “ như Hoàng Diệu làm uy danh cho mầu cờ sắc áo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Đằng này các vị tuẫn tiết vì những lý do có thể lý giải như ; Chấp hành mệnh lệnh cấp trên theo Quân kỷ , hay không muốn làm tổn thất thêm, hy sinh thêm những chiến sĩ khác , hoặc vì tự ái hoặc sợ bị cộng sản bắt , làm mất danh dự của một vị tướng . . . Hay thà chết chứ không chịu hàng giặc .v.v. . .

Hành vi Tuẫn tiết của các vị tướng tá sau ngày 30 -4 – 75 , tất cả chúng ta đều ngậm ngùi và rất kính phục . Nhưng những hy sinh to lớn đó, có được gọi là Chết để bào vệ Tổ Quốc vì chống xâm lăng hay không? Sau này sẽ do lịch sử phẩm định. Chứ không thể vì cảm xúc nhất thời mà đánh đồng với những hy sinh lớn lao của các bậc anh hùng liệt nữ khác như Trần Hưng Đạo , Hai Bà Trưng , Quang Trung .v.v. .. Và gần đây nhất là sự hy sinh anh dũng chống quân Trung quốc xâm lược của Thiếu tá Hải quân QLVNCH Ngụy Văn Thà.

© Quỳnh Thi

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Bảng tên đường VN ở Houston”

  1. Nguyen Thuc says:

    Tác giả Quỳnh Thi là Việt cộng nằm vùng ở Mỹ.

  2. UncleFox says:

    Mỗi khi đi qua những con đường ấy, lòng ta sẽ dâng lên niềm biết ơn, niềm hãnh diện . Chúng ta chỉ cần giữ riêng cho chúng ta, những cựu công dân VNCH và lớp hậu duệ . Đâu cần những tên đường ấy phải được ghi vào niên giám điện thoại hay địa chỉ chính thức của bưu điện .
    Những lần trong nước bị thiên tai, quý vị thiện nguyện viên gây quỹ kiếm vài mươi nghìn gửi về cho đồng bào một cách dễ dàng . Thế thì việc vận động CĐ đóng góp 100nghìn để duy trì các tên đường mà chúng ta đã vất vả đấu tranh, kiến nghị mới có được thì đâu phải là chuyện to tát ngoài tầm tay .

    Viện lẽ này lý nọ kêu gọi dẹp bỏ bảng những con đường mang tên những vị tướng lãnh bất khuất của chúng ta thì một là muốn chiều theo ý muốn của Việt Cộng, hai là ngu, ba là bất lương .
    Luận điệu của tác giả không khác gì những người kêu gào “Chúng ta yêu quý cờ Vàng, nhưng hãy để cho Cờ vàng đi vào quá khứ vì nó (?) đã làm tròn vai trò lịch sử” … Nghe có mùi thum thủm quá !

  3. Tân says:

    các chiến binh VNCH cờ vàng hãy vùng lên! Thật oai hùng để cả thế giới phải khâm phục. Hãy tiến lên kẻo quỹ thời gian chúng ta chẳng còn được bao lâu. Chỉ vài năm nữa thôi là chúng ta đã về với thiên tổ rồi. Còn nước còn tát. hãy cố lên./.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe lời kêu gọi, biết ngay nà thứ….ngu trời gầm…

      Các chiến binh VNCH cờ vàng, nay em nào còn sống sót, thì đã…cúp bình thiếc. Hưỡn đâu nữa mà ra nghề…uýnh Cộng láo?

      Cò mồi cứ mần như nà ai cũng tham quyền cố vị như Hồ chí Minh mí Phạm văn Đồng.

      Mẹ họ, một đứa thì nàm …chủ tịch cho đến chết, còn một đứa thì ngồi lì ghế thủ tướng gần…40 năm…
      Dân miền Bắc vì những lãnh đạo như thế, không…ngu, không đói mờ con mắt, cũng nà chuyện…lạ năm châu.

      Trẽ khôn qua, già lú lại. Có đứa nào trong xã hội cộng sản dám đứng lên: Hê, mày…già rồi, nên…về hưu, để cho trẽ thông minh năng động chúng nó lên…thế.

      Thông minh, năng động mới biết cách…update kinh tế, giáo dục. Để mấy anh già mà…dốt, quay lâu năm vậy, coi sao được?

      Kết quả thấy rỏ,

      Thời Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, đói chết mẹ, dốt chuyên khoe ta, tự sướng
      Thời sau Hồ mí Phạm, đói chết mẹ, cũng…dốt tự sướng.
      40 năm không có sáng tạo được cái con bà gì cả.
      Đất đai biển đảo bị Tàu…gậm, éo dám đòi

      Chỉ có cái nghề, tung cò mồi đi phun láo, tự sướng là không chê chổ nào được

  4. NGÀN KHƠI says:

    TỪ BẢO ĐẠI ĐẾN
    DƯƠNG VĂN MINH

    Bây giờ mọi chuyện qua rồi
    Nhưng hai điểm mốc người đời chẳng quên
    Đầu tiên hoàng đế Việt Nam
    Là ông Vĩnh Thụy buông ngai ném cờ

    Ông tuyên bố thật bất ngờ
    Làm dân độc lập từ đây tự mình
    Hơn vua nô lệ chẳng vinh
    Trong tay người Pháp đinh ninh rõ ràng

    Bốn lăm rồi tới bảy lăm
    Thêm ông Tổng Thống rụt tay buông cờ
    Miền Nam lần nữa bất ngờ
    Dương Văn Minh đó bây giờ kém đâu

    Nay dù lịch sử đổi màu
    Tướng tài vẫn lộ hai người không sai
    Một là tướng Nguyễn Khoa Nam
    Lê Văn Hưng cũng nêu danh thật cừ

    Hai ông quả chẳng ngần ngừ
    Tường mà thua trận tự mình xử thôi
    Màng tai súng sáu kê vào
    Bóp cò như vậy cuộc đời mới vinh

    Nên thôi thế sự gập ghình
    Mai sau còn mãi sự tình như trên
    Cuộc trần dâu bể đảo điên
    Anh hùng một bận nêu danh vạn đời

    NON NGÀN
    (15/9/15)

  5. Nguyễn Thanh says:

    Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là niềm tự hào của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa và những thế hệ con cháu cho đến ngàn đời sau.

    Nhà văn quân đội Phạm Phong Dinh:…Trong lúc những chiếc khăn rằn và những chiếc áo xanh màu rêu mốc của cộng quân tràn ngập khắp phố phường thủ đô Sài Gòn sau 10 giờ sáng ngày 30.4.1975, thì dưới Quân Khu IV, các vị tướng lãnh vẫn còn chưa chịu đầu hàng dễ dàng như vậy. Vài ngày trước đó Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng đã cùng soạn kế hoạch phòng thủ Quân Khu IV, chỉnh đốn binh lực, tu sửa doanh trại, công sở tại Cần Thơ để làm thủ đô phòng thủ và đón chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ Sài Gòn di tản về tiếp tục chiến đấu. Bản kế hoạch điều động và phối trí các đơn vị được giao cho một đại tá trong ban tham mưu quân đoàn để liên lạc với các đơn vị đã không đến tay các đơn vị trưởng để được thi hành. Người đại tá này đã bỏ ngũ và biến mất, có lẽ ông ta đã di tản được ra khỏi Việt Nam. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng chỉ có thể lắc đầu, thời gian và tình thế không còn thuộc về phía Việt Nam Cộng Hòa, nói chính xác hơn Miền Tây trong ngày 30.4.1975.

    Vận nước đã đến lúc tang thương như thế này, thành mất thì tướng phải mất theo thành, cho tròn tiết tháo và dũng khí người làm tướng. Hai vị Tướng đứng dưới cột cờ trong sân Bộ Tư Lệnh, thần thái vẫn ung dung và từ giã nhau sau cái bắt tay vĩnh biệt. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của ông lần cuối cùng. Những ánh mắt u sầu của những chiến sĩ bất hạnh nhìn vị Tư Lệnh, hy vọng người sẽ bảo bọc chở che cho trong những giây phút thê thảm ấy. Thiếu Tướng Nam mắt đẫm lệ nhìn những người chiến sĩ thân thương của ông, người rùng mình không dám nghĩ đến những chuyện ghê rợn mà quân cộng sẽ đối xử với những người thất trận thương phế này, sau khi ông đã vĩnh viễn đi thật xa sang một thế giới khác. Có một lần khi người xem cuộn phim Đường 9 Nam Lào tịch thu được trong một cuộc hành quân, với cảnh Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị cũ của ông, bị sa vào tay giặc, Thiếu Tướng Nam thở dài nói với một sĩ quan ngồi gần bên: “Nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, chắc mình phải tự sát”. Giờ đây cái ý tưởng không chịu cúi đầu sống nhục trong cùm xích cộng sản và lấy cái chết để báo ơn Tổ Quốc trở lại và hiện rõ hơn bao giờ hết. Mối thương cảm vận nước, chiến hữu và thương binh đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên.

    Khi Thiếu Tướng Nam trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế buổi tối cùng ngày, ông nhận được tin Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ súng tự kết liễu tại văn phòng Tư Lệnh Phó, ông điện sang bà quả phụ Thiếu Tướng Hưng an ủi. Người tự biết giờ ra đi của mình cũng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nữa thôi. Có một viên thiếu tá địch xin vào gặp Thiếu Tướng để tiến hành việc bàn giao, vẫn giữ uy phong của một vị Tư Lệnh, người đã dõng dạc trả lời: “Chúng tôi sẽ thu xếp, nhưng các anh không được phép bạo động. Nếu trái lại, tôi sẽ không bảo đảm ngay chính mạng sống của anh”. Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ quân phục tác chiến màu xanh ô liu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trong chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa súng lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía trái.

  6. Tien Ngu says:

    Cò mồi Cộng láo nằm vùng đóng kịch…lịch sự, trí thức, tử tế…

    Để…dụ dân ngu?
    Dụ các em có máu…ham vui trở cờ?

  7. @ Quỳnh Thi says:

    Tôi nghĩ tác giả bài viết trên đây đã soi mói quá sâu về tên tuổi của tướng Nguyễn Khoa Nam và về cái chết của ông. Tác giả có quyền phản đối tên đường tiếng Việt đó là quyền của tác giả, nhưng để nhận định về cái chết và tính anh hùng của một vị tướng đã tuẩn tiết trong ngày đau thương của dân tộc thì không nên. Hơn nữa đường Nguyễn Khoa Nam dù có hay không có thì tên tuổi của ông đã nằm trong tim óc của Người Việt tị nạn cộng sản như một trong những vị tướng anh hùng. Nếu so sánh việc cộng sản VN đặt tên đường cho những tên khủng bố hại dân, hại nước thì việc đặt tên đường cho tướng Nguyễn Khoa Nam cũng không có gì để chê trách vì đó hình ảnh anh hùng mà người Việt Nam hải ngoại vẫn luôn khắc ghi và muốn để lại cho con cháu sau này biết về ông và các vị tướng tá khác đã tuẩn tiết trong và sau ngày 30-4-1975. Tác giả cho rằng việc dùng tiền vào các tên đường tiếng Việt là vô ích, nhưng theo tôi số tiền 100K không nhiều lắm vì nó không làm ảnh hưởng đến các gia đình người Việt tại Houston, không ảnh hưởng đến khoản thu nhập của đông đảo dân lao động Việt tại Houston và vùng phụ cận. Họ cũng vẫn sẵn sàng ủng hộ các nhân vật đấu tranh trong nước hay làm từ thiện song song với việc đặt tên đường này…Còn tác giả so sánh tướng Nguyễn Khoa Nam với anh hùng liệt nữ khác như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Quang Trung thì cũng không hay, bởi mỗi thời đều có những gương hy sinh cao đẹp. Nguyễn Khoa Nam cũng thuộc vào bậc con cháu của các anh hùng liệt sĩ kể trên nhưng cái chết của ông dù không đánh trả cộng sản đến giây phút cuối cùng thì cũng không thể suy luận hay đánh giá thấp được. Người có thể vì thương lính và biết rằng có đánh cũng không giữ được nước nên chọn cái chết cho riêng mình mà không phí xương máu binh sĩ và nhân dân trong hoàn cảnh lực bất tòng tâm…Cho nên không nên so sánh anh hùng này với anh hùng kia, mỗi người ở mỗi hoàn cảnh thời đại khác nhau và khi chết vì danh dự quê hương đất nước đều đáng vinh danh. Nên nhớ vua Quang Trung, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo đều được đúc tượng và có tên đường, còn Nguyễn Khoa Nam mới chỉ có tên đường ở một nơi không phải quê hương của ông do tình đồng hương kính nhớ mà đặt tên thì cũng có gì là to tát…Lẽ ra tác giả nên so sánh HCM là tên đại gian ác mà ai dám lấy cả một thành phố Sài Gòn mang tên hắn? Chẳng lẽ hắn hơn cả tiền nhân có công chống giặc giữ nước như Trần Hưng Đạo hay Vua Quang Trung?

Leave a Reply to Tân