WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu

Ông Trương Đình Tuyển cho rằng: “Khuyết điểm của Việt Nam là đã để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu. Căn nguyên ở chỗ chúng ta đã không tạo ra thể chế để có thể chuyển ngay được. Cho nên tới đây, cái nào chuyển nhanh sang chiều sâu thì phải chuyển ngay, cái nào chưa có điều kiện phải chấp nhận để chuyển dần”.

Nhà báo Việt Lâm: Thưa quý vị độc giả, chủ đề tái cấu trúc nền kinh tế, hay Việt Nam sẽ phát triển với mô hình nào trong 10 năm tới, đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội từ nhiều tháng nay. Nhất là khi mô hình tăng trưởng cũ chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên thô và sức lao động giá rẻ đã bộc lộ quá nhiều bất cập và cũng là lí do chính khiến nền kinh tế Việt Nam khó phát triển bền vững như mong muốn của lãnh đạo chính phủ.

“Tái cấu trúc kinh tế không phải nói là làm được ngay. Trước hết phải tạo ra tiền đề. Quan trọng nhất là tiền đề thể chế”. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trong khi chờ đợi đến tháng 10, thời điểm dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011, 2012, 2020 dự kiến được công bố để lấy ý kiến nhân dân thì Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện trực tuyến với ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, hiện là chuyên gia cao cấp của Văn phòng Chính phủ.

Thưa ông, có rất nhiều câu hỏi của độc giả gửi tới bàn tròn trực tuyến liên quan đến đề tài kinh tế tưởng như khô khan này. Câu hỏi chung nhất mà nhiều người muốn nghe ông cắt nghĩa: tái cấu trúc kinh tế nên hiểu là gì?

Tạo thể chế phù hợp để tái cấu trúc nền kinh tế

Ông Trương Đình Tuyển: Tái cấu trúc kinh tế đối với thế giới không phải là vấn đề gì mới. Tái cấu trúc kinh tế đặt ra do sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ, sự dịch chuyển lợi thế so sánh từ nước này sang nước khác.

Chúng ta đều biết khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, một số nước đã nắm bắt được sự thay đổi ấy để đầu tư đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì khả năng cạnh tranh của họ tốt hơn. Ngược lại những nước vẫn dựa vào vào cơ cấu kinh tế cũ thì mất đi khả năng cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tình hình đó, làm quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế cũ, tái cấu trúc nền kinh tế diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Khủng hoảng làm cho yêu cầu tái cấu trúc càng trở nên cấp bách  hơn mà thôi.

Ở Việt Nam, gần đây, vấn đề tái cấu trúc được đề cập khá nhiều trong các hội thảo kinh tế và cả trên diễn đàn Quốc Hội. Điều này có lí do như chị nói. Đó là khi mô hình tăng trưởng cũ dựa trên sự gia tăng theo yếu tố đầu vào, bao gồm  tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng thấp nó đã  bộc lộ những hạn chế, bất cập.

Tái cấu trúc kinh tế không phải nói là làm được ngay. Trước hết phải tạo ra tiền đề. Quan trọng nhất là tiền đề thể chế, tạo lập một cách đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường và môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Và tiền đề thứ hai là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao để chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Hiện nay tôi thấy có người sử dụng các cụm từ “tái cấu trúc kinh tế”, “chuyển đổi mô hình tăng trưởng” với cùng nội dung. Cá nhân tôi cho rằng nội hàm của hai khái niệm này không trùng khít với nhau.

Tái cấu trúc kinh tế có phạm trù rộng hơn và bao gồm (1) Tái cấu trúc các ngành sản xuất,  tạo ra những sản phẩm có hàm lượng nội địa cao và  giá trị gia tăng lớn. Nền công nghiệp của chúng ta hiện nay chủ yếu là đang làm công đoạn lắp ráp, mà trong chuỗi giá trị, thì công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp nhất.

Nội dung đầu tiên của tái cấu trúc là phải tái cấu trúc các ngành sản xuất theo hướng phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ và làm thế nào cho các sản phẩm này có giá trị gia tăng cao để có thể chiếm được những công đoạn có giá trị lớn, có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Và để làm được việc này phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, không phải dựa trên tăng vốn, không phải dựa trên khai thác  tài nguyên và nguồn nhân lực chất lượng thấp mà phải dựa trên sự áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực có chất lượng cao và kĩ năng quản trị hiện  đại.

Nội dung thứ hai là tái cấu trúc doanh nghiệp theo hai hướng. Thứ nhất, tái cấu trúc về cơ cấu các thành phần kinh tế của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, làm cho loại hình này trở thành phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.

Thứ hai là phát triển mạnh kinh tế tư nhân thành một động lực của tăng trưởng. (Cả hai nội dung này  đã được nêu  trong dự thảo chiến lược và được nhắc lại rất rõ trong bài viết gần đây của Thủ tướng).

Hướng thứ hai, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tái cấu trúc. Vì khi doanh nghiệp đã áp dụng những tiến bộ mới về thiết bị, công nghệ, sản xuất mới thì rõ ràng anh phải thay đổi tổ chức sản xuất và tổ chức quản lí của anh. Nếu anh vẫn giữ nguyên tổ chức sản xuất và tổ chức quản lí của anh thì khoa học công nghệ không thể nào phát huy được tác dụng. Đấy là chưa kể đến yếu tố hoạt động trong thì trường cạnh tranh, doanh nghiệp phải thích ứng với mọi sự thay đổi.

Nội dung thứ ba là điều chỉnh chiến lược thị trường. Với một thị trường tuy là 86 triệu dân nhưng thu nhập dân cư  còn thấp, quy mô thị trường còn bé thì để có thể thúc đẩy sản xuất thì chúng ta phải  coi trọng thị trường thế giới. Do đó, chúng ta phải tiếp tục chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nhưng theo hướng  đa dạng hóa thị trường. Nhưng mặt khác phải rất chú ý khai thác tốt thị trường nội địa, một thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu dùng rất nhanh, đứng hàng đầu thế giới đang bị hàng hoá nước ngoài chiếm lĩnh.

Một nội dung nữa là phải điều chỉnh cơ cấu  thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư nhiều vào khai thác tài nguyên bao gồm tài nguyên đất đai mà không đầu tư vào những ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm mới đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu mới nhất là những lĩnh vực có công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.

Ở ta, nếu  loại trừ kim ngạch xuất khẩu dầu thô, thì từ năm 1987 đến nay, tức là khi chúng ta có luật đầu tư nước ngoài đến nay thì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn nhập siêu chứ chưa xuất siêu. Như vậy  chúng ta cần phải thay đổi cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài. Và điều đó sẽ góp phần thúc đẩy tái cấu trúc các ngành sản xuất. Một số người còn nói “tái cấu trúc vùng”. Tôi cho rằng, tái cấu trúc vùng không phải là  nội dung độc lập mà là hệ quả của tái cấu trúc các ngành sản xuất và dịch vụ được thực hiện trên từng vùng lãnh thổ theo quy hoạch. Bởi các ngành sản xuất, dịch vụ được thực hiện trên từng lãnh thổ cụ thể, khi các ngành sản xuất, dịch vụ thay đổi, cơ cấu kinh tế của vùng đương nhiên sẽ thay đổi theo.

Cứ tuần tự mãi sẽ mất cơ hội

Nhà báo Việt Lâm: Vì sao ông cho rằng chuyển đổi mô hình tăng trưởng là phương hướng chủ yếu để thực hiện tái cấu trúc và nó tác động đến hai nội dung như ông vừa đề cập?

Ông Trương Đình Tuyển: Có hai nội dung quan trọng của tái cấu trúc chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nội dung chịu tác động nhiều nhất là tái cấu trúc các ngành sản xuất và nội dung thứ hai tức là tái cấu trúc doanh nghiệp. Nếu muốn thực hiện tái cấu trúc hai nội dung này thì rõ ràng chúng ta phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Có chuyển từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng hiện nay  sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu theo điều mà tôi đã nói nhiều lần tức là dựa vào sự áp dụng của những tiến bộ khoa học công nghệ,  nguồn nhân lực chất lượng cao và  kĩ năng quản lí hiện đại, thì mới tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn, có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển mạnh công nghiệp hộ trợ…

Mặt khác, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ buộc phải tái cấu trúc doanh nghiệp cả về cơ cấu thành phần cả về mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Ở đây có một vấn đề là trong dự thảo chiến lược nói: “kết hợp hợp lí giữa phát triển  theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu”. Trong bài viết mới đây của Thủ tướng cũng nêu lại  cái ý này.  đồng thời giải thích thêm tại sao chúng ta chưa thể từ bỏ ngay hoàn toàn mô hình phát triển theo chiều rộng. Đặt vấn đề như vậy, theo tôi là đúng  và thể hiện cái nhìn thực tế. Bởi lẽ:

Thứ nhất, để chuyển sang phát triển theo chiều sâu thì phải đầu tư các thiết bị công nghệ mới nhằm sản xuất ra các sản phẩm với năng suất, chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, phát triển công nghiệp hỗ trợ,  và như vậy phải có một quá trình tích tụ vốn và tích tụ năng lực công nghệ chứ không phải nói một cái là có thể làm được ngay ở mọi ngành sản xuất. Nói như vậy không có nghĩa “cứ từ từ mà tiến” cụm từ đa nghĩa mà một thời ta vẫn dùng vì “dân cần nhưng quan không vội” mà phải làm quyết liệt, tạo tiền đề và  chuyển nhanh sang phát triển theo chiều sâu ở những lĩnh vực mà khoa học công nghệ phát triển nhanh và chúng ta có lợi thế, mà không phải chờ cho đủ các tiền đề rồi mới làm.

Vì tiền đề chưa phải đã thật đầy đủ, đồng bộ nhưng cơ bản đã hình thành. Ở đây, hoàn toàn không có ý gì thể hiện tư tưởng tiếp tục ưu tiên phát triển theo chiều rộng. Những lĩnh vực khoa học công nghệ phát triển nhanh, vòng đời của sản phẩm thường ngắn, nếu chúng ta cứ đi tuần tự thì luôn luôn là tụt hậu, không thể cạnh tranh được; chúng ta phải nắm ngay cái hiện đại và đó là ưu thế của của những nước đi sau. Ở đây, phương châm của chúng ta là “tiến nhanh, bắt kịp”.

Tôi thích dùng cụm từ “tiến nhanh bắt kịp” hơn cụm từ “đi tắt đón đầu” nói thì rất kêu nhưng chưa bao giờ làm được, thậm chí, cũng không biết :đón đầu” là đón ở đâu, trên bược ngoặt nào của khoa học công nghệ. Những lĩnh vực phát triển nhanh như vậy chúng ta phải chuyển trước, nếu cần thì dồn vốn và nhân lực vào. Còn những lĩnh vực khác  chúng ta phải có  thời gian tích lũy vốn, đầu tư  công nghệ đồng thời có việc quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay chúng ta  mới có khoảng 30% nguồn nhân lực được đào tạo.(kể cả đào tạo ngắn ngày,lấy chứng chỉ). Chúng ta đang rất mất cân đối về nguồn nhân lực nên ta không thể làm ngay một lúc được. Đó là lí do thứ nhất.

Thứ hai là hiện nay mỗi năm chúng ta phải giải quyết việc làm cho gần 2  triệu lao động, phần lớn từ nông thôn, trong khi đất nông nghiệp ngày càng giảm đi. Đó là yêu cầu rất bức thiết. Muốn phát triển bền vững mà anh không tạo ra được việc làm thì nó tác động rất mạnh đến an sinh xã hội. vì phát triển bền vững nghĩa là đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế kết hợp với tiến bộ xã hội, bảo vệ mội trường.

Muốn tiến bộ xã hội, trước hết phải đảm bảo mọi người dân đều có việc làm. Với trình độ lao động thấp, chúng ta không thể buộc mọi người làm việc trong điều kiện  công nghệ cao. Vì thế, chúng ta không có lựa chọn nào khác là phát triển theo hướng toàn dụng lao động càng nhiều càng tốt trong một thời gian. Có những ngành chúng ta vẫn phải chấp nhận giai đoạn phát triển nguồn nhân lực thấp hơn, để tận dụng lao động.

Đó là lí do phải phát triển theo chiều rộng kết hợp với phát triển theo chiều sâu một cách hợp lý.

Tâm lý chạy theo hư danh

Nhà báo Việt Lâm: Tức là như ông vừa nói, xét trên điều kiện thực tế của Việt Nam thì yêu cầu vừa duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trong thời gian tới đây kết hợp với việc chuyển nhanh sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu ở một số ngành là giải pháp khả thi?

Ông Trương Đình Tuyển: Đó là một giải pháp thực tế. Nếu chúng ta không thực tế, chúng ta sẽ mắc bệnh duy ý chí, rồi luôn phê phán nhau mà không tìm ra được nguyên nhân gốc. Rõ ràng, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang rất thấp. Chúng ta muốn đưa vào công nghệ cao thì phải có con người. Phải có thời gian cho việc đó.

Điều quan trọng là chúng ta quyết tâm làm, làm nhanh, không được dựa vào lý do khách quan  để kéo dài tình trạng trì trệ, duy trì mãi mô hình phát triển cũ ( mà thực ra  khách quan phần lớn có nguồn gốc chủ quan- về mối quan hệ giưa cái khách quan và cái chủ quan cũng là chủ đề rất đáng thảo luận, nhưng xin hẹn một dịp khác). Chúng ta đã có tiền đề, dù chưa đồng bộ, đầy đủ. Không phải cứ đợi cho có  đầy đủ thì mới bắt tay vào làm, phải làm ngay ở những nơi , lĩnh vực có điều kiện. Đồng thời với việc này là phải hoàn thiện hai tiền đề quan trọng: tạo lập được môi trường cạnh tranh và phát triển mạnh nguồn nhân lực, chú ý đến cơ cấu đào tạo.

Hiện nay, chính sách của ta tôi thấy chưa ổn lắm. Trong khi chúng ta đang rất thiếu nguồn lao động công nhân kĩ thuật cao (trong thời bao cấp, chúng ta đã tạo ra được đội ngũ công nhận cơ khí có tay nghề rất cao – bây giờ đã bị mai một đi), thì chúng ta lại đi đào tạo rất nhiều tiến sĩ, chưa biết để làm gì. Có thể tôi nhận thức sai, nhưng với tư cách một công dân có quyền nhận xét về chính sách, tôi xin nói thẳng như vậy. Chúng ta phải hết sức chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Ta mở trường ĐH ở rất nhiều nơi nhưng khâu đào tạo nghề, đào tạo thợ theo kiểu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” lại rất yếu.

Nhà báo Việt Lâm: Vậy thì theo ông, trách nhiệm thuộc về ai, khi mà rất nhiều DN thời gian qua đã kêu ca về tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Ngay cả những DN nước ngoài công nghệ cao như Intel vào Việt Nam cũng gặp khó vì không thể tuyển được nhân lực?

Ông Trương Đình Tuyển: Xét đến cùng, trách nhiệm này thuộc về quản lý nhà nước, ở hai khía cạnh: cơ cấu đào tạo, phân bổ ngân sách cho đào tạo không hợp lý; chế độ tiền lương cũng không hợp lý Ngay cả chế độ tiền lương khuyến khích người ta trau dồi tay nghề cũng rất hạn chế.

Hệ số Lương công nhân, dù là công nhân bậc 7 (cũ) cũng còn rất thấp. Một công nhân bậc 7 thực tế có giá trị hơn nhiều một kĩ sư mà trình độ “tầm tầm”.

Hơn nữa, xã hội chúng ta có tâm lý không thật lành mạnh: thích “oai”, chạy theo hư danh, thích là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… tạo ra phong trào chạy đua bằng cấp. Trong khi một đội ngũ hết sức quan trọng là công nhân bậc cao thì chúng ta không hướng tới. Chúng ta đã không tạo ra được tâm lý xã hội tốt cho thanh niên đi theo hướng này.

Nhà báo Việt Lâm: Nói về bằng cấp, lại liên quan đến tâm lý xã hội, thang giá trị và chuẩn mực xã hội. Một câu chuyện đang rất thời sự hiện nay là không ít cán bộ cố gắng tìm mọi cách để có bằng, dẫn đến chuyện làm tiến sĩ ở đại học nước ngoài không cần biết tiếng Anh, làm tiến sĩ chỉ mất 6 tháng… Sâu xa là từ chế độ tuyển dụng công chức, cán bộ của ta vẫn coi trọng bằng cấp. Để thay đổi điều này thật không dễ dàng, phải không?

Ông Trương Đình Tuyển: Không dễ nhưng không phải không làm được. Quan trọng là chúng ta phải định hướng cho đúng và khuyến khích họ đi theo hướng này. Trước đây, chúng ta gọi đội ngũ doanh nhân là con buôn, thương lái  với ý nghĩa  kì thị. Dần dần xã hội thay đổi, cơ chế thay đổi, dẫn tới điều chỉnh theo. Ta phải chủ động tôn vinh họ mới tạo được đội ngũ doanh nghiệp mạnh. Và thực tế, bây giờ, ta có rất nhiều cách  tôn vinh DN. Họ đã thực sự được đánh giá là người đóng góp có  tính quyết định cho sự phát triển của  nền kinh tế.

Cái nào chuyển nhanh sang chiều sâu được thì phải chuyển ngay

Nhà báo Việt Lâm: Trở lại câu chuyện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, rõ ràng là chúng ta duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng một quãng thời gian ta chưa có đủ điều kiện để chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Vấn đề đặt ra cho Việt Nam, như ông đã từng nêu trong một hội thảo khoa học trước đây  là: mô hình tăng trưởng theo chiều rộng là cần thiết để tích lũy vốn, nhưng Việt Nam đã duy trì mô hình này quá lâu với nhiều bất cập, đặc biệt là khai thác tài nguyên thô và lao động giá rẻ, không chú ý tới môi trường. Thời gian tới, khi vẫn phải tiếp tục mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta sẽ giải quyết những bất cập, hệ lụy do mô hình này để lại như thế nào?

Ông Trương Đình Tuyển: Trước hết, phải khẳng định không phải Việt Nam sẽ duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà chúng ta buộc phải như thế trong những năm đầu của thời kỳ chiến lược. Muốn chuyển hoàn toàn cũng không làm được. Tuy nhiên, chúng ta phải phát triển hợp lý mô hình, phát triển ở mức hợp lý và ở những lĩnh vực hợp lý.

Nghĩa là phải tránh tối đa việc khai thác tài nguyên thô, bán với giá rẻ. Chúng ta có thể phát triển một số ngành nghề lao động chất lượng thấp, để thu hút họ vào, nhưng hoạt động của các ngành này không được phá hủy môi trường.

Phải chấp nhận duy trì một giai đoạn phát triển theo chiều rộng không đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận phát triển tự phát, không có lựa chọn.

Chúng ta phải rà xét lại, cái gì có thể tiếp tục chấp nhận trong từng lĩnh vực.

Đúng là ở tất cả các nước bắt đầu CNH, nước nào cũng phải trải qua chặng phát triển theo mô hình chiều rộng. Khuyết điểm của Việt Nam là đã để mô hình này trong thời gian dài quá. Căn nguyên ở chỗ chúng ta đã không tạo ra thể chế để có thể chuyển được. Do vậy tới đây cái nào chuyển nhanh sang chiều sâu được thì phải chuyển ngay, cái nào chưa có điều kiện phải chấp nhận để chuyển dần.

Mời theo dõi tiếp kỳ 2

Nguồn: vietnamnet

2 Phản hồi cho “Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu”

  1. dien van vu says:

    Doc bai phong van , vn. chung minh sao noi phet qua (liar like the dog ) toan la ly thuyet lop ba truong lang, vc cai tri toan the vn. chua lam duoc cai ding trong vong 35 nam? chi giet nhau la gioi .nguoi co tien bo vao tui chuan bi chay khoi nuoc, v.v. dat nuoc phat chien duoc khong ?

  2. Pleiku says:

    Túm lại là:

    - Điều 1: Có chuyển từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng hiện nay sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu theo điều mà tôi đã nói nhiều lần tức là dựa vào sự áp dụng của những tiến bộ khoa học công nghệ, nguồn lực chất lượng cao và kĩ năng quản lí hiện đại, thì mới tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn, có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển mạnh công nghiệp hộ trợ…

    Có nghĩa là, năm tới thay cho Vinashin, đảng sẽ có Vinacomp. Thay vì mua tàu cũ về sơn / vẻ lên tên Vinashin, thì Vinacomp sẽ mua ổ cứng cũ, thanh nhớ cũ, motherboard x286, thẻ hình cũ vẻ lên tên Vinacomp thay vì vẻ ở ngoài vỏ máy. Rồi bán ra thị trưòng với nhãn hiệu “the best server of Vinacomp”. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu :”áp dụng của những tiến bộ khoa học công nghệ, nguồn lực chất lượng cao và kĩ năng quản lí hiện đại, thì mới tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao”.

    -Điều 2: “Hệ số Lương công nhân, dù là công nhân bậc 7 (cũ) cũng còn rất thấp. Một công nhân bậc 7 thực tế có giá trị hơn nhiều một kĩ sư mà trình độ “tầm tầm”.

    Hơn nữa, xã hội chúng ta có tâm lý không thật lành mạnh: thích “oai”, chạy theo hư danh, thích là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… tạo ra phong trào chạy đua bằng cấp. Trong khi một đội ngũ hết sức quan trọng là công nhân bậc cao thì chúng ta không hướng tới. Chúng ta đã không tạo ra được tâm lý xã hội tốt cho thanh niên đi theo hướng này.”

    Túm lại là thay vì 20 nghìn tiến sĩ, ta sẽ có 20 nghìn công nhân bậc 7 để “tiến ra biển lớn.” Thế thì có cả 20 nghìn ông thợ máy dưới gầm tàu còn trong phòng lái chỉ có bác… Rứa với bác Dũng lái tàu ra biển lớn. Taù ta chạy tha hồ nhanh nhé, vui nhé. Quay phải nè, quay traí nè, đi tới 2 hải lý, quay lùi 20 haỉ lý vị chi ta đi tổng cộng 22 hải lý nè… tha hồ vui nhé… Đúng là từ cực đoan này nhảy qua cực đoan khác. Các bác chỉ được kêu là to.

    -Điều 3:”Nghĩa là phải tránh tối đa việc khai thác tài nguyên thô, bán với giá rẻ. Chúng ta có thể phát triển một số ngành nghề lao động chất lượng thấp, để thu hút họ vào, nhưng hoạt động của các ngành này không được phá hủy môi trường.”

    Túm lại sẽ không có khai thác bauxit đâu nhé. Các bác phản động tha hồ … chới dzới vì uýnh vào không khí nhé. Mà đã không có khai thácthì bọn công nhân “nước lạ” sẽ về nước nhé. Ủa quên, không khai thác mà sao chúng vào cả chục nghìn đưá làm gì ta???? Bác này làm tớ rối trí cả lên. Sau đó là rừng đầu nguồn cũng vẫn được giữ nguyên nhé. Chúng ta cứ xé hợp đồng với bọn nước lạ coi chúng làm gì ta nào. hoan hô các bác trong đảng nhé. Chừng nào xé hợp đồng nhớ họp báo chụp hình nhé.

Phản hồi