Thấy gì qua việc hai tờ báo chấm dứt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức?
Sự việc báo Người Việt và RFA chấm dứt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức, theo tôi, là một hình thức « McCarthyism » ở mức độ thấp. Nhưng hệ quả của nó thì có thể lớn lao.
Khoảng đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, Albert Einstein đã lên tiếng cảnh báo chủ nghĩa McCarthyism là một nguy hiểm cực kỳ lớn, hơn cả (sự phá hoại có thể) của thiểu số vài tên cộng sản trà trộn trên nước Mỹ. Albert Einstein cho rằng những cuộc truy lùng cộng sản kiểu « witch hunt » (đuổi tà ma) hoặc đe dọa « Red Scare » (hiểm họa đỏ) của McCathy đã hủy hoại sâu xa những giá trị cơ bản của nền dân chủ Mỹ.
Ngày trước, thời chiến tranh lạnh, Nghị sĩ McCathy nhân danh bảo vệ an ninh xã hội nước Mỹ đã mở các cuộc « ruồng bố » nhằm lật mặt những tên cộng sản nằm vùng. Nhưng chủ trương này lần hồi biến tướng, nhìn đâu cũng thấy cộng sản. Việc này đã tạo ra sự nghi kỵ và chia rẽ trong giới trí thức và nghệ sĩ. Nhà bác học Oppenheimer cũng là nạn nhân của vụ « đuổi tà » này. (Oppenheimer là cha đẻ chương trình Manhattan chế tạo hai quả bom nguyên tử đầu tiên của nước Mỹ). Cuối cùng McCarthy đã bị Quốc hội khiển trách, cô lập chính trị, ông chết vì bệnh nghiện rượu.
Tôi không hề bênh vực ông Lê Diễn Đức. Trong một « status facebook » gây sóng gió của ông Đức, tôi có góp ý rằng ông Đức đã sai lầm. Ghi lại như sau :
« anh Lê Diễn Đức nên nghĩ lại bon IS hôm nay, chỉ vũ trang bằng lòng căm thù mù quáng, với cây AK và trái bom ôm trong bụng, họ đánh Mỹ và đồng minh cũng như quân chính qui của các nước Iraq, Afghanistan, Syrie… chạy tóe khói. VC ngày xưa cũng vậy, cũng như IS thời nay, vũ khí của họ là tuyên truyền và khủng bố. Lại còn có LX và Tàu cộng trợ giúp sau lưng. Quân VNCH đánh được như vậy là giỏi hơn rất nhiều quân các nước Trung đông vừa nói trên. Vì vậy lời phê bình của anh về VNCH có vẻ thiếu công bằng. Nhiều người phản đối là nên thông cảm cho họ. Còn vụ MT HCM, theo tôi có mặt trắng và mặt đen. Lúc ban đầu ông Hồ cũng không khác gì ông HC Minh, quân số chỉ gồm vài mống (đồng chí thân cận). Nhưng nước lã quậy nên hồ. Âu cũng là số phận và thời cơ. H Cơ Minh đi làm kháng chiến lúc Mỹ và các nước Tây phương đã chạy dài, thời cơ không có. Thất bại là điều hiển nhiên. Có điều tục ngữ có câu: đùng lấy thành bại luận anh hùng. Thành viên nhóm VT phản đối anh cũng là điều dễ hiểu. »
Ý kiến của ông Đức về VNCH là sai lầm. Ý kiến của ông về MT HCM là phiếm diện. Người ta có thể phản biện, với bằng chứng cụ thể, làm cho ông Đức phải tâm phục khẩu phục. Ông Đức là người cầm bút. Số phận nghề nghiệp của ông sẽ do độc giả quyết định. Tôi cho rằng sớm muộn gì, nếu ông Đức vẫn cố chấp không nhìn nhận sai lầm của mình, sẽ không có bao nhiêu người đọc bài viết của ông.
Nhưng RFA và Người Việt đã quyết định chấm dứt hợp đồng với ông Đức. Hiển nhiên là do áp lực chính trị kiểu đuổi tà « McCarthyism ».
Có người biện hộ cho việc sa thải này bằng cách so sánh ông Đức với một số trường hợp nhà báo đã vinh danh Nazism, hay nhà báo đã biểu lộ việc kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, giới tính…
Dĩ nhiên so sánh khập khễnh, vì ý kiến của ông Đức không hề vinh danh một chủ nghĩa giết người hay có nội dung vi phạm nhân quyền.
Có người biện hộ việc sa thải ông Đức bằng « chủ nghĩa tư bản », với việc « thuận mua vừa bán ». Độc giả không bỏ tiền ra để đọc những bài viết của ông Đức.
Dĩ nhiên đây cũng là lời ngụy biện, đánh lạc hướng dư luận, bằng cách thay thế áp lực chính trị Bolsavism, ViệtTân(ism) với việc mua bán. Anh chưa có kết toán kinh tế thì không thể kết luận sa thải vì lý do kinh tế. Dầu thế nào, việc khai thác chính trị để phục vụ cho mục tiêu kinh tế luôn là điều ghê tởm.
Ý kiến của ông Đức không vi phạm luật pháp ở bất kỳ điều luật nào.
Sa thải một người vì lý do chính trị, trước hết đã phủ nhận nguồn gốc tị nạn chính trị của mình. Nước Mỹ, nước Pháp, các nước dân chủ tự do… đã mở rộng tay đón tiếp chúng ta, những người tị nạn chính trị. Trong xã hội này những người cầm bút được hưởng thụ không gian tự do vô giới hạn về sáng tác, về biểu lộ ý kiến… Người ta không thể nhân danh bất cứ một danh nghĩa nào, hay chịu khuất phục trước bất kỳ một áp lực chính trị hay kinh tế nào, để trừng phạt một người chỉ vì người đó có ý kiến khác với chúng ta.
Hành vi trả thù một người (vì lý do chính trị) chỉ hiện hữu ở những chế độ độc tài, duy ý chí.
Trong xã hội dân chủ tự do, cái cách trả thù như vậy cũng thể hiện sự độc tài, duy ý chí.
Trương Nhân Tuấn (Facebook)
1976 Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Mỹ mời tướng Cao Văn Viên viết cuốn The Final Collapse. Sau này tướng Viên đưa cho ông Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt. Cả hai bản này đều có thể đọc được trên net. Thử đọc “Chương 5: Bắt đầu của Một Kết Thúc” xem VNCH sau 1973 có như lời Lê Diễn Đức “Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành” không nhé.
Trận Phước Long là trận đầu tiên sau Hiệp Định Paris. Theo tướng Viên thì “Cuộc tấn công của CSBV vào Phước Long không phải là một bất ngờ, ngoài ước đoán của chúng ta.” Xin trích vài đoạn:
“CSBV tấn công Phước Long với một lực lượng mạnh: hai sư đoàn rưỡi bộ binh, ba trung đoàn phòng không, thiết giáp, và pháo binh, cộng thêm vài đơn vị đặc công…
Lực lượng bảo vệ Phước Long gồm năm tiểu đoàn Địa Phương Quân, với cấp số 750 đến 900 mỗi tiểu đoàn, và 48 trung đội Nghĩa Quân tổng cộng khoảng 1000 người. Pháo binh yểm trợ đến từ 4 pháo đội của tiểu khu. Khi thấy một số tiền đồn của chúng ta rơi vào tay địch, quân đoàn III tăng viện cho Phước Long tiểu đoàn 2 (trung đoàn7/sư đoàn 5 BB), và hai pháo đội gồm 6 đại bác 105 ly và 4 đại bác 155 ly. Thêm vào đó, quân đoàn còn cho thêm ba đại đội trinh sát của các sư đoàn 5, 7, và 25BB…
Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh quân đoàn III, trình bày về tình hình của Phước Long nói riêng và của quân đoàn, nói chung. Để giải cứu Phước Long, tướng Đống đề nghị xin một sư đoàn bộ binh, hay sư đoàn Nhảy Dù. Quân tăng viện sẽ đổ bộ xuống hướng bắc Phước Long bằng trực thăng dưới sự yểm trợ tối đa của không quân. Trình bày xong ý kiến, tướng Đống xin được từ chức, viện cớ là từ khi nhậm chức tư lệnh quân đoàn, ông đã không đủ khả năng giải quyết được tình hình quân sự của vùng…
Bộ Tổng Tham Mưu không còn quân tổng trừ bị: hai sư đoàn Dù và TQLC đang được xử dụng cho vùng I và tình hình không cho phép hai đơn vị rời khỏi mặt trận. Tình hình chiến sự ở hai vùng II và IV cũng không cho phép giảm thiểu quân số nếu muốn cán cân quân sự được quân bình và an ninh được bảo đảm. Riêng tại vùng III, hai sư đoàn cơ hữu của quân đoàn là sư đoàn 18 và 25BB được dùng án ngữ khu vực Tây Ninh, cản áp lực của Công Trường (sư đoàn) 5 và 9 CSBV đang hướng về Saigon.
Trong trường hợp tìm được quân để tiếp viện, lực lượng tiếp viện này phải được di chuyển bằng không vận vì đường bộ dẫn về Phước Long bị cắt. Ngoài các đơn vị không quân cơ hữu của quân đoàn III, lực lượng không vận cần có thêm là 2 phi đoàn trực thăng UH-1, 1 phi đoàn trực thăng CH-47, kèm thêm một số phi cơ khác để yểm trợ và oanh tạc. Bộ Tổng Tham Mưu có thể trưng dụng các phi đoàn trực thăng UH-1 từ Vùng II và IV, nhưng các phi đoàn trực thăng CH-47 thì không tìm được đâu ra. Các phi đoàn CH-47 tân lập ở Vùng II và IV có khả năng hoạt động rất giới hạn: mỗi phi đoàn chỉ cung cấp được từ bốn đến sáu phi cơ mỗi ngày và đó là con số tối thiểu quân đoàn cần phải có cho các phi vụ khẩn cấp ở mặt trận của họ. Ngoài ra, trực thăng UH-1 không thể bay thẳng từ Biên Hòa đến Phước Long, và trực thăng CH-47 thì không thể bốc chở đại bác 155 ly được.
Về tiếp tế: Không quân có thể thả 60 đến 100 tấn đồ tiếp tế cho quân phòng thủ từ bảy đến mười ngày, với điều kiện họ kiểm soát an ninh cho một vùng nhận hàng lớn. Nhưng nếu không quân phải tiếp tục thả viện trợ trên mười ngày thì các quân khu khác phải hy sinh khả năng không vận của họ cho cuộc tiếp tế ở Phước Long. Bộ Tổng Tham Mưu phỏng định không quân sẽ bị thiệt hại cao trước hỏa lực phòng không của địch đang có mặt chung quanh Phước Long. Sự thiệt hại về không lực sẽ không được thay thế vì ngân quỹ dành cho không quân không còn nữa.”