WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính khả thi về một số chủ trương, hứa hẹn của ông Donald Trump khi tranh cử

images

Nói gì thì nói, đến hôm nay kết quả bầu cử vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã quá rõ ràng, ông Donald Trump đã thắng cử với số phiếu cử tri đoàn là 279. Sau khi ông Trump đắc cử, đã có nhiều bài viết phân tích nguyên nhân sự thất bại của bà Hillary Clinton hoặc những yếu tố đưa đến thành công của ông Trump trong cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc. Bài viết này hoàn toàn không nói đến những chuyện đó, chỉ muốn nói đến các chủ trương, chính sách mà ông Donald Trump hứa hẹn.

Ông Trump tuyên bố sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, nếu ông đắc cử. Giờ ông đã đắc cử rồi, chỉ chờ đến ngày thứ Sáu 20.01.2017 sẽ tuyên thệ nhậm chức. Thử phân tích về tính khả thi của vài hứa hẹn trong những chủ trương, chính sách… của ông Donald Trump.

1. Xây bức tường dài 3.200km (chính xác là 3.145km) dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, phí tổn do chính phủ Mexico phải trả. Muốn biết điều này có thể thực hiện hay không phải căn cứ vào mối liên hệ về kinh tế, chính trị giữa hai nước.

Thật ra, dù đồng ý hay không với dự tính của ông Trump thì bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mễ đã được thực hiện từ lâu, trên hệ thống giám sát bằng computer. Đó không phải là một bức tường bằng gạch và đá vôi, dù điều này đã được thảo luận từ nhiều thập niên qua nhưng không đem đến một kết quả nào. Hiện tại, đa số có khuynh hướng thiết lập một bức tường điện tử, kiểm soát mọi di chuyển giữa biên giới hai nước bằng những camera và dụng cụ phát hiện chuyển động với hệ thống cảm biến (sensor).

Đã có rất nhiều đoạn ở biên giới được xây dựng hệ thống theo dõi bằng camera và máy cảm biến di động. Theo báo cáo vào ngày 09.11.2016, Bộ Nội an (Department of Homeland Security) chính quyền mới dự trù sẽ tập trung việc kiểm soát biên giới ở Arizona bằng hệ thống digital camera. Song song với việc tuần tra, chính quyền sẽ đầu tư thêm $145.000.000 vào việc xây thêm 6 tháp canh và hệ thống sensor cảm biến, camera phát hiện di động giữa các tháp canh. Hãng Elbit Systems của Do Thái đang tiến hành lắp ráp hệ thống quan sát, theo dõi chuyển động tối tân dọc theo biên giới dài khoảng 620km ở Arizona cùng với việc cài đặt các sensor cảm biến trên mặt đất.

Biên giới dài giữa hai nước Mỹ-Mễ thật sư có ý nghĩa về an ninh, hòa bình trong khu vực và quan trọng đối với Mỹ trong vấn đề an ninh nội địa, cũng như thương mại quốc tế. Mỹ là đối tác kinh doanh lớn nhất của Mễ. Năm 2010 Mễ xuất cảng số lượng hàng hóa trị giá $306,9 tỉ, gần như ¾ số thương vụ được thực hiện ở Mỹ, ngược lại Mễ là bạn hàng lớn thứ ba của Mỹ về mậu dịch sau Canada và Trung Quốc. Cả hai đều là thành viên trong hiệp ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement)

Như vậy, việc xây một bức tường bằng gạch, đá vôi theo ý tưởng của ông Trump thật ra chỉ là một lời tuyên bố trong khi tranh cử, khó lòng trở thành hiện thực, bởi sự hiện diện của một bức tường sừng sững, ngăn cách rõ ràng hai nước sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân hai nước, tác động nghiêm trọng đến vấn đề kinh tế, thương mại cho hiệp ước NAFTA.

2. Trục xuất 6 triệu người trong số hơn 11 triệu nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Tại sao là 6 triệu mà không là 2-3 triệu hay tất cả? Đây cũng chỉ là lời tuyên bố trong lúc tranh cử, thỏa mãn tâm lý bực tức của những người Mỹ trước tệ nạn di dân bất hợp pháp mà chính quyền không ngăn chận được.

Theo luật lệ hiện hành, việc trục xuất một người nhập cảnh vào Mỹ không có giấy tờ hợp lệ rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, thủ tục phiền phức. Sở di trú và quan thuế ICE (Immigration and Customs Enforcement) phải thực hiện đúng thủ tục trục xuất để bảo vệ quyền lợi cho người bị trục xuất. Một người bị bắt trong khi làm việc, tại nhà hoặc do một tai nạn lưu thông, không chứng minh được giấy tờ hợp lệ… cảnh sát sẽ liên lạc với cơ quan ICE để xác minh tình trạng di trú của đương sự. Thủ tục này đòi hỏi sự trao đổi dữ kiện, lý lịch giữa cảnh sát, cơ quan ICE, nhà tù, nếu quá 48 giờ cơ quan ICE chưa thể đúc kết tình trạng di trú của nghi phạm thì cảnh sát phải thả họ ra.

Cơ quan ICE cũng không tìm cách giam giữ người nhập cư lậu khi bắt được họ, thông thường họ trả tự do cho những người có con nhỏ theo đúng cách cư xử của các nước tự do, dân chủ và nhân bản, nhưng không vì vậy mà tình trạng cư trú của người nhập cư trở nên hợp pháp. Cơ quan ICE sẽ tiếp tục trao đổi, thu thập dữ kiện, tin tức và một lúc nào đó những người được thả ra vẫn có thể bị trục xuất.

Trục xuất một người như vậy, đòi hỏi thời gian, sự làm việc của nhiều phòng, sở liên quan… nhiêu khê, khó khăn, rắc rối, thế thì làm sao trục xuất 6 triệu người nếu luật lệ về di trú hiện nay không thay đổi? Muốn thay đổi lại phải đưa ra quốc hội, hạ viện, thượng viện bàn cãi, biểu quyết…

Đó là chưa kể đến những phí tổn để trục xuất một người nhập cư bất hợp pháp. Theo ước tính của các chuyên viên tài chánh, trung bình để trục xuất một người, chính quyền Mỹ phải tốn bình quân khoảng $10.070. Vậy để trục xuất 6.000.000 người, chính quyền của ông Donald Trump cần khoảng trên 60 tỉ đô la. Đó là chưa kể thiệt hại về kinh tế, dù là di dân lậu nhưng họ vẫn làm việc và đóng góp vào GDP của Mỹ. Thử tưởng tượng mất đi 6 triệu lao động với đồng lương rẻ mạt, nền nông nghiệp của các tiểu bang California, Washington, Georgia…sẽ đi về đâu?

Cho dù cả Hạ và Thượng viện đều nằm trong tay đảng Cộng Hòa, chủ trương trục xuất 6 triệu dân nhập cư bất hợp pháp trên nước Mỹ là điều hoang tưởng bởi nước Mỹ không phải là chế độ CSVN. Họ không thể áp dụng chính sách, đường lối như CSVN đã làm với người Tầu năm 1979.

Hơn thế nữa, việc trục xuất 6 triệu người cũng gây ra nhiều trở ngại khác, nhất là ở những tiểu bang như California, Georgia, Washington… nơi mà nền nông nghiệp cần đến những công nhân lượm trứng trong các trại gà, thu hoạch cam, nho, dâu, táo… ở các nông trại rộng mênh mông hoặc làm những việc lao động khuân vác, phụ giúp xây dựng với đồng lương bình quân khoảng $50/ngày. Những công việc kể trên chỉ dành cho người Mễ nhập cư lậu, người Mỹ trắng không ai làm những việc lao động không cần hoặc chỉ cần rất ít kiến thức phổ thông này.

3. Cấm tất cả những người theo đạo Hồi (Muslim) nhập cảnh vào nước Mỹ. Không thấy ông Trump nói rõ những người theo đạo Hồi ở các nước đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Kuwait… có bị tính chung trong số những người ông muốn cấm không?

Hiện nay có khoảng 3,3 triệu người theo đạo Hồi sống trên nước Mỹ, tức vào khoảng gần 1% dân số. Nhiều người trong họ đã có quốc tịch Mỹ, làm việc trong chính quyền, trong quân đội… Những người này có thể có thân nhân, họ hàng, bạn bè ở các nước Hồi giáo, nếu cấm không cho người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ thì thân nhân, bạn bè của những công dân Mỹ có xuất xứ từ các nước Hồi giáo cũng bị dính chùm luôn. Những công dân Mỹ theo đạo Hồi sẽ nghĩ sao?

Hơn thế nữa, luật lệ hiện hành không cho phép cảnh sát sở di trú (Customs Officers) ở phi trường, hải cảng, biên giới… được phép hỏi hành khách nhập cảnh theo tôn giáo nào vì trên mẫu khai báo nhập cảnh (Customs Declaration 6059B) không có câu hỏi về tôn giáo. Ngoài ra cũng có không ít những người ở các nước Trung Đông theo Thiên Chúa giáo hay Tin Lành.

Vậy căn cứ vào điểm nào để nhận ra một người Hồi giáo để cấm không cho họ nhập cảnh vào Mỹ? Nhân dáng bên ngoài, y phục, khăn đội đầu (Turban, Hidschab, Niqab, Burka…), tên họ trên thông hành, ngôn ngữ…?

4. Tạo ra 25 triệu việc làm mới bằng cách giảm thuế sản xuất các mặt hàng trong nước, đánh thuế nặng trên hàng hóa nhập cảng, rút các công ty Mỹ ở ngoại quốc ( Apple, General Electric, Caterpillar, Microsoft, Wal-Mart, Chevron, Cisco, Intel, Stanley Works, Merck, United Technologies, và Oracle …) về nước.

Việc đưa các hãng, xưởng ra nước ngoài (Outsourcing, Offshore) sản xuất trong thập niên vừa qua đã làm mất đi khoảng 2,4 triệu việc làm trên nước Mỹ. Nếu kể luôn từ những thập niên trước, số người mất việc trên nước Mỹ vào khoảng 8 triệu kể từ khi có làn sóng đưa hãng, xưởng sản xuất ra nước ngoài với nhân công, chi phí sản xuất rẻ hơn nội địa nhiều lần, nhưng ngược lại người dân Mỹ có được những hàng hóa, sản phẩm rẻ, giá phải chăng, vừa túi tiền của đại đa số, nhất là các mặt hàng gia dụng, quần áo, giầy dép, cellphone, tablet, microwave, TV, DVD-Player và hàng trăm thứ khác, đồng thời các mặt hàng sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Hãy thử hình dung, một chiếc Iphone 6 mới ra lò, còn nóng hổi, vừa thổi vừa bấm, sản xuất ở Trung Cộng, giá khoảng $700 (không có hợp đồng sử dụng), đem về lắp ráp tại Mỹ sẽ có giá thành bao nhiêu? Chắc không dưới $1.400. Ai có tiền mua? Làm sao cạnh tranh được với những smartphone của Samsung Galaxy S7 giá chỉ $500?

Ngoài ra, cũng đừng quên rằng trong 8 năm cầm quyền của tổng thống Obama, tình trạng thất nghiệp đã giảm xuống ở mức thấp kỷ lục 4,9% theo thống kê vào tháng 08.2016. Liệu những chính sách của ông Donald Trump có thể hạ mức thất nghiệp của Mỹ tiếp tục xuống nữa hay ngược lại?

Trên đây là 4 trong 10 điều hứa hẹn của ông Donald Trump trong khi tranh cử. 4 điều này theo ý của người viết, rất khó lòng thực hiện, bởi những trở ngại cũng như ảnh hưởng đến xã hội với những tác động ngược như đã phân tích.

Chỉ có một lời tuyên bố của ông Trump có thể thực hiện dễ dàng, ít gặp trở ngại nhất, là việc thay đổi luật “Sinh ra trên nước Mỹ, bất kể chủng tộc nào đều là công dân Mỹ không cần biết đến tình trạng cư trú của cha mẹ”, bởi vì sau cuộc bầu cử ngày 08.11.2016 vừa qua, đảng Cộng Hòa đã nắm luôn cả lưỡng viện quốc hội.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Tính khả thi về một số chủ trương, hứa hẹn của ông Donald Trump khi tranh cử”

  1. Trần Tưởng says:

    Hoan hô tổng thống Donald Trump . Ước vọng của dân Mẽo đã thấy thấp thoáng cuối
    đường hầm : “Make America Stup Again ”

    Cả nước bị nó cho ăn thịt lừa .

  2. Tudo.com says:

    Trích: “1. Xây bức tường dài 3.200km (chính xác là 3.145km) dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, phí tổn do chính phủ Mexico phải trả.”

    Nếu mấy ô/bà ở Capital Hill cũng như ở hạ-thượng viện của các tiểu bang muốn lấy phiếu di dân rồi vận động, hứa hẹn 3 năm 5 năm sau sẽ cho di dân lậu được hợp thức hoá thành công dân Mỹ thì dù có xây 10 bức tường ở biên giới cũng vô ích.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Chính xác 101%. Bravo 3x
      Quan điểm lập trường thay đổi.
      Chính sách thay đổi theo tức thì.

      Bức tường ô nhục Bá Linh được vội vã xây
      Vẫ không ngăn đươc lòng người hướng về phía Tây
      Cũng như sau này bị phá bỏ, tạo vết đen trong lịch sử.
      Đó là nhờ diệt tan được cái gọi là Cộng hoà Dân chủ Đức !

      Không thể chữa triệu chứng, phải chữa nguyên nhân.
      Phải áp lực mạnh lên chính quyền tham nhũng bất lực Mễ
      Nếu không Mỹ vẫn là thiên đường của những người Mễ !
      Và dân Mễ vẫn tiếp tục đào thoát khỏi địa ngục nước mình.

      Suy luân rộng ra:

      Muốn T+ không xâm lăng Việt Nam ?
      Thủ tiêu nhanh V+ bằng mọi giá :-) !

  3. Tỷ Phú Thời Gian says:

    Chịu thày LMC, có hai ông anh thày cho cả hai hết đi tầu bay giấy lại cho đi tầu lượn!

    TĐL cẩn thận, tầu lượn không có động cơ đâu, rớt là … thôi đấy.

    Bảo trong.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Xin lỗi phải FAIR PLAY
      Hay khen dở chê :-) !

      Thú thật dù chê cũng kính nể
      Thứ nhất chịu khó viết bài dài dài
      Thứ hai chỉ chê chỗ nào ko đồng ý

  4. Dao Cong Khai says:

    Tôi cũng chẳng thích ông Trump bỏ tiền ra xây bức tường ngăn ở biên giới Mễ, phí tiền. Chỉ cần rút hết Mỹ ở Âu Châu, Phi Châu, Phi Luật Tân, Nam Hàn và Nhật Bản về rải ở biên giới; thằng nào vượt biên giới thì binh sĩ sẽ nổ súng. Tôi bảo đảm 1 tháng sau là không còn thằng nào nhập cư lậu bằng đường đó nữa.

    Đem lính qua Á Châu mà không dám đánh Bắc Hàn và Tàu thì đem qua làm gì cho tốn tiền của dân Mỹ. Nhưng chính phủ Mỹ nó có mục đích khác, nó muốn làm một tên sen đầm quốc tế, nó muốn xía vào nội bộ của tất cả nước khác để gây khó khăn cho chính quyền người ta. Nhận ra bản chat đó của Mỹ nên tổng thống Phi ông ta mới giận không them bang giao với Mỹ nữa, ông ta ngả theo Tàu cho Mỹ tức. Ngày xưa nước Cuba nó cũng ngả theo Nga chính là vì lúc đầu Mỹ đã xen vào nội bộ của nó đòi lật đổ tổng thống Castro của nó nên ông tổng thống Castro mới cho Nga mang hỏa tiễn qua chỉa vô Mỹ và nổ ra vụ khủng hoảng Vịnh Con Heo.

    Bắc Hàn nó chế bom nguyên tử thì kệ mẹ nó, hơi đâu mà Mỹ xía vô chửi nó, chửi rồi chỉ toàn đánh võ miệng thôi chứ nào dám đụng vô nó. Thằng Tàu thì để Nhật nó trị được rồi, Nhật đã từng đô hộ Tàu và nếu không có Mỹ thì Nhật nó đâu có bại trận và thua kém thằng Tàu. Cái ngu là Mỹ đã nuôi thằng Tàu rồi bây giờ nó phản mà Mỹ thì chỉ dám đánh võ miệng. Vấn đề không phải Mỹ ngu đâu, tất cả chỉ vì quyền lợi của tư bản Mỹ, bọn tư bản Mỹ đang đầu tư ở bên Tàu. Ông Trump lên ứng cử không có đường lối hợp với tài phiệt Mỹ nên ông ta bị truyền thông Mỹ chơi đểu, mặc dù chính ông ta cũng là 1 tư bản thứ thiệt. Cái mới lạ trong chính trị Mỹ là chỗ đó, coi chừng ông ta trở thành một Kenedy thứ 2.

  5. Tuan mien Nam says:

    Bài viết nghèo nàn, tư liệu ít, chỉ toàn là võ đoán một chiều y như VC,
    Viết một bài cho nhiều người đọc mà tài liệu tham khảo nghèo nàn thế này thì viết làm chi?
    Toàn bài chỉ là chê bai chửi bơi y như báo chợ Bolsa

  6. John T says:

    Chuyện ruồi bu

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Thạch Đạt Lang viết rất hay trong bài phân tích này. Bravo 3x

    • tonydo says:

      Quan Đốc bốc thơm Thạch Kiếm Sĩ lên 9 tầng mây, chắc phải có tình ý với nhau sao đó?
      Em nói vậy vì, để mắt đã lâu, rất ít khi Quan Đốc khen người khác.

      Thạch đàn anh hỏi bố Trump rằng: (trích bài chủ)

      (Ngoài ra, cũng đừng quên rằng trong 8 năm cầm quyền của tổng thống Obama, tình trạng thất nghiệp đã giảm xuống ở mức thấp kỷ lục 4,9% theo thống kê vào tháng 08.2016.
      Liệu những chính sách của ông Donald Trump có thể hạ mức thất nghiệp của Mỹ tiếp tục xuống nữa hay ngược lại?) (thôi trích)

      Thưa đàn anh Tổ Sư Y Trị:
      Hỏi vậy là ấm ớ hội tề, là không cư ngự trên đất Hoa Kỳ Quốc!
      Sao thế?

      Máy tốt mấy, chạy hoài cũng phải cho nghỉ lấy sức, chạy tiếp. Đất Mỹ, ai cũng biết, trồng gì lên đó, nhưng cứ ba năm, người ta phẳi cho nó nghỉ một mùa. Đưa tàu bè qua biển đông khoe mẽ, dăm tháng cũng phải mang về thay cái khác……

      Người cũng vậy, 100 người, cho 5 người thay nhau nghỉ ngơi, nạp bình ắc quy, khi trở lại làm việc mới hăng say.

      Ấy là chưa kể: Xã hội Mỹ tiến bộ quá nhanh, thay đổi hàng ngày, người ta phải cho một số người nghỉ việc, quay lại trường lớp để được học cái mới.

      Vì thế, thất nghiệp chỉ có tăng, sao giảm được?
      Kính!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Chỉ giỏi nói bậy.
        Hay khen dở chê

        Các lần trước viết dở òm
        Ta chê túi bụi rất khách quan

        Thạch là bạn cố tri của ta đấy nhé
        Y biết ta chẳng vị nể mà bẻ cong tay gõ

        Thach chẳng là kí-lô-tôn gì mà phải tâng bốc

Leave a Reply to Trần Tưởng