WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống của ai?

 

Nước Mỹ đã có lãnh đạo mới là Donald John Trump, tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Lễ nhậm chức của Tổng thống Trump hôm 20/1/2017 đã đánh dấu một cuộc chuyển giao quyền hành êm thắm trong tinh thần dân chủ pháp trị.

Nhưng không khí chính trị nước Mỹ đang chờ đợi những sôi động và nhiều điều khó tiên đoán được với lãnh đạo mới.

Không như ngày này của tám năm trước, cũng là chuyển giao quyền lãnh đạo từ đảng cầm quyền sang cho đảng đối lập mà khi đó lòng dân hân hoan vui mừng và hy vọng.

Sáng ngày 20/1/2009, vùng Vịnh San Francisco tràn ngập niềm vui khi người dân có cơ hội theo dõi trực tiếp truyền hình lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama. Từ học sinh, sinh viên đến các tầng lớp dân chúng hầu hết đều reo mừng khi được chứng kiến một người da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ tuyên thệ nhậm chức lãnh tổng thống. Nhiều người, đặc biệt là người da đen, đã khóc khi được nhìn thấy hình ảnh đó.

 

Sinh viên Đại học Berkeley xuống đường phản đối Tổng thống Donald Trump trong ngày ông nhậm chức 20/1/2017 (ảnh: Bùi Văn Phú)

Sinh viên Đại học Berkeley xuống đường phản đối Tổng thống Donald Trump trong ngày ông nhậm chức 20/1/2017 (ảnh: Bùi Văn Phú)

Sinh viên Đại học Berkeley có truyền thống chống chính phủ, bất kể đó là lãnh đạo từ Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, nhưng hôm đó, một ngày nắng đẹp và se lạnh, tại Sproul Plaza, nơi nổi tiếng với những cuộc xuống đường chống chính phủ từ hơn nửa thế kỷ qua, nhiều nghìn sinh viên chăm chú theo dõi lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama được trực tiếp truyền đi qua màn hình lớn dựng lên giữa sân trường.

Khi Tổng thống Barack Obama vừa dứt lời tuyên thệ bảo vệ hiến pháp, sân trường vang vang những tràng pháo tay bày tỏ nỗi vui.

Năm nay không khí vùng Vịnh San Francisco khác hẳn. Ngay sau ngày bầu cử vào tháng 11 vừa qua với chiến thắng thuộc về Donald Trump, quanh đây đã có nhiều cuộc biểu tình chống đối tổng thống đắc cử. Nhiều người tham gia đã mang theo biểu ngữ với hàng chữ “Not My President” vì quan ngại những thay đổi chính sách sắp được ông Trump đề ra, nhất là về số phận của những người nhập cư lậu mà California hiện có hàng triệu cư dân, và về những phát ngôn mang tính bốc đồng, nhục mạ phụ nữ và sỉ vả mọi giới của ông Trump.

Ngày nhậm chức 20/1/2017 của Tổng thống Donald Trump cũng đã không được cư dân vùng Vịnh San Francisco hân hoan chào đón, mà trái lại từ San Francisco, Oakland, San Jose, Berkeley có xuống đường phản đối, như ở nhiều thành phố khác trên nước Mỹ.

Đến nay cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 còn là tiêu điểm của những điều tra từ các cơ quan công quyền và của giới truyền thông về sự kiện những email bị xóa từ máy chủ của cựu ngoại trưởng và ứng viên tổng thống Hillary Clinton, về những vụ xâm nhập vào mạng của ban vận động của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ và quan trọng nhất là sự kiện cho rằng Nga đã có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử hay không.

 

H02: Kêu gọi phản kháng chống lại Tổng thống Donald Trump (ảnh: Bùi Văn Phú)

H02: Kêu gọi phản kháng chống lại Tổng thống Donald Trump (ảnh: Bùi Văn Phú)

Tổng thống Donald Trump cũng sẽ tiếp tục là tâm điểm của những soi rọi, vì trước khi tranh cử tổng thống ông chưa từng giữ chức vụ nào trong tổ chức công quyền, vì thế nhân thân của ông chưa bị đặt dưới kính hiển vi để được xem xét cặn kẽ từng chi tiết về những gì ông đã làm trong kinh doanh, đã có quan hệ với những ai, cho đến chuyện tình cảm gia đình.

Vì chưa tham gia chính quyền nên ông Trump không có một hồ sơ về chủ trương lãnh đạo và các chính sách, điều này làm cho giới quan sát chính trị Mỹ, đối nội cũng như đối ngoại, và truyền thông hoang mang vì không biết tân tổng thống sẽ điều hành đất nước theo chiều hướng nào.

Giới truyền thông khuynh tả sẽ truy tìm để tấn công Tổng thống Donald Trump, cũng như truyền thông khuynh hữu trong nhiều năm đã nhắm tới để hạ uy tín của Tổng thống Obama. Ngay cả chính Donald Trump trước đây vẫn cứ cho rằng Tổng thống Obama không được sinh ra ở Mỹ.

Chiến thắng của Donald Trump làm ngạc nhiên rất nhiều người, nhất là truyền thông Mỹ mà đa số có khuynh hướng ủng hộ Đảng Dân chủ, vì thế đã nảy sinh ra dư luận cho rằng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ bị Nga làm thay đổi khiến cho một dân cử của Đảng Dân chủ là Dân biểu John Lewis mới đây phát biểu rằng Donald Trump không phải là tổng thống hợp pháp.

Nếu điều này là có thực, trách nhiệm trước hết thuộc về Tổng thống Barack Obama vì ông đã để cho tình báo Nga xâm nhập được vào các cơ quan công quyền của Hoa Kỳ.

Tôi ủng hộ những tiếng nói phản đối Tổng thống Donald Trump về những chính sách sắp có dưới sự lãnh đạo của ông, nhưng những người cho rằng ông không phải là một tổng thống hợp pháp tức là họ không công nhận các định chế công quyền của đất nước này.

Trước phát biểu của Dân biểu John Lewis, tổng thống đắc cử Donald Trump đã lên tiếng chê bai vị dân biểu này là người chẳng làm được gì mà chỉ nói – dù trong thực tế Dân biểu Lewis là một trong những người tiên phong của phong trào tranh đấu cho dân quyền thời thập niên 1960. Phản ứng lại với phát biểu của Trump và để bênh vực cho người đồng viện, 62 dân cử của Đảng Dân chủ đã quyết định tẩy chay lễ nhậm chức tổng thống. Trong số những dân cử tham gia tẩy chay có 13 dân biểu từ California, là tiểu bang mà Hillary Clinton đã chiếm được đa số phiếu trong kỳ bầu chọn vừa qua.

Dù biện minh hành động này bằng lí do nào đi nữa, sự việc các dân cử Đảng Dân chủ tẩy chay lễ nhậm chức của một tân tổng thống cho thấy nhiều thành viên của đảng này vẫn còn cay cú với kết quả bầu cử vừa qua.

Donald Trump được bầu chọn làm lãnh đạo Hoa Kỳ vì người dân Mỹ muốn có những thay đổi.

Tôi đã trải qua nhiều kỳ bầu chọn tổng thống Mỹ và nhận thấy là từ năm 1992 cử tri không muốn một đảng cầm quyền lâu quá, nên cứ mỗi 8 năm quyền lực lại chuyển từ đảng cầm quyền sang cho đảng đối lập. Năm 1992 Tổng thống Cộng hòa George H.W. Bush (Cha) chuyển quyền qua cho Tổng thống Dân chủ Bill Clinton. Tám năm sau Tổng thống Clinton chuyển quyền qua cho Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (Con). Năm 2008 có Tổng thống Dân chủ Barack Obama và giờ đây là Tổng thống Cộng hòa Donald Trump.

Hơn nửa thế kỷ qua, từ thời Tổng thống John F. Kennedy đến nay, ngoài 12 năm Cộng hòa liên tục nắm chức tổng thống với Ronald Reagan và Bush (Cha), còn lại đảng cầm quyền chỉ làm chủ Bạch Ốc dài nhất là 8 năm rồi quyền lãnh đạo lại được người dân chuyển qua cho đảng đối lập.

Tôi đã không ủng hộ ứng viên Donald Trump và sẽ lên tiếng phản đối nếu chính phủ mới có những chính sách về kinh tế, thuế, di dân, y tế, giáo dục hay quan hệ quốc tế mà tôi không đồng ý.

Nhưng kể từ hôm nay, Tổng thống Donald Trump là tổng thống của tôi, của mọi công dân Hoa Kỳ.

Với Donald Trump làm tổng thống thì có người vui và cũng có người không hài lòng. Nhưng đó là ý dân đã chọn. Tương lai tốt xấu ra sao tùy thuộc vào những chính sách do ông Trump đề xuất. Đồng ý hay không, bốn năm nữa chúng ta sẽ quyết định bằng lá phiếu của mình.

© 2017 Buivanphu

18 Phản hồi cho “Tổng thống của ai?”

  1. HN says:

    Nhìn những tấm hình biếu tình chống Trump hầu hết dân thiểu số, da mầu, Trung đông, Latino.. rất ít Mỹ da trắng

  2. Búa bổ củi says:

    Buá Tạ says:
    25/01/2017 at 00:02
    Uncle Fox noí ngọng rồi. Tổng số phiếu cuả dân bầu cho bà Clinton nhiều hơn cho Trump. Trump thắng phiếu từ cử tri đoàn.
    (hết trích)
    Bà Clinton hơn ông Trump 3 triệu phiếu phổ thông do dân Cali, New york bầu
    Ông Trump được cả nước Mỹ bầu vì họ tin tưởng vào chính sách kinh tế
    Bà Clinton được dân thiểu số, Chà zà, Ma rốc…Cali, New York dồn phiếu tối đa vì họ tin vào trợ cấp, nếu bà thắng cử thì sẽ lãnh oeo phe, fút tem mệt nghỉ….khỏi phải đi làm, cứ nằm ngửa ra mà ăn…

  3. CNN says:

    Từ xưa tới nay người Mỹ có truyền thống chỉ bầu cho một đảng làm hai nhiệm kỳ, sau đó lại bầu cho đảng khác, nghĩa là Cộng hòa 8 năm và Dân chủ 8 năm, người ta sợ độc tài. Trừ hai trường hợp ngoại lệ như thời Thế chiến Thứ Hai Dân chủ làm tổng công 20 năm từ 1933 tới 1953 (Roosevelt, Truman) vì thế giới có đại chiến, sau đó là chiến tranh Cao Ly. Từ 1953 tới nay đã 63 năm qua, chỉ có một trường hợp một đảng làm ba nhiệm kỳ liên tiếp (1980-1992) 12 năm (Reagan, Bush cha, Cộng hòa) vì Reagan là một vị Tổng thống được xếp vào hàng ngoại hạng, còn lại các chính phủ liên tiếp nhau chỉ làm 2 nhiệm kỳ.

  4. John Le says:

    Người Pháp có câu:
    “Le chien aboie, la caravane passe” Chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ đi
    Bất cứ ông Tổng thống nào được dân bầu lên hợp pháp thì cứ cầm quyền và làm theo nguyện vọng dân, bọn chống phá chửi bới chẳng nhằm nhò gì. Chẳng có ông TT nào để ý những lời sủa ăng ẳng

    • Buá Tạ says:

      Có cần nhìn sang Nam Hàn một lần không ? Chắc là không biết tôi muốn noí gì rồi !!!

  5. TTNV: says:

    Hồi tháng 7 năm ngoái, đám GOP thủ cựu cũng phải bấm bụng công nhận Trump là ứng viên Cộng hoà ra tranh cử tổng thống vì ông ta thắng phiếu bầu trong đảng. Lúc đó, phe Dân chủ và dân truyền thông tưởng rằng Hilary với kinh nghiệm chính trường đầy mình sẽ chắc ăn, ai bầu cho lão con buôn trốn thuế hợp pháp, chuyên ngành làm TV show, ăn nói nhăng nhít chẳng từ ai ?!
    Ngày đi bầu chỉ có 58% cử tri sử dụng quyền dân chủ của mình mà tuổi trẻ (18-29 tuổi) tham dự tương đối khá ít. Số còn lại thì tẩy chay hay bận đi câu cá. Đến lúc té ngửa vì kết qủa không vừa ý lại la làng chói lói !
    Đảng Dân chủ hết đổ tại Nga lũng đoạn bầu cử, lại kêu tại FBI khơi vụ Email của bà Clinton ngay trước bầu cử… , nhưng hậm hực đợi 4 năm nữa thì cũng hơi lâu, chỉ có nước cầu nguyện cho Trump sẽ sớm bị đàn hạch (impeachment). Keep dreaming !

    • Buá Tạ says:

      Không ai đi biểu tình để không cho ông Trump làm TT cả…
      Họ đi biểu tình để phản đối ông Trump về một vài phát biểu, thái độ và chính sách cuả ông có tính cách kỳ, độc đoán (Ông Trump có thành kiến và không tin tưởng ngay cà cơ quan tình báo FBI, CIA, ect … Ai đó công khai noí “chụp được cái “húm’ cuả đàn bà lả có thể điều khiển họ … ?)
      Không ai mà không biết mẹ mình, chị mình, em gaí mình, chaú gaí mình và vợ mình là đàn bà. Phaỉ không? ( Ông nào noí như dân “Đá cá lăn dưa” vậy ???”)

      Đừng say men chiến thắng mà “mủ nĩ che tai”, làm “ngưa bị che mắt”
      Đâu có cần phaỉ chờ đến 4 năm. Cứ nhìn vào Nam Hàn thì hiểu …
      Tổng thống mà làm việc không xong, không dúng, có hại cho nhân dân cho tổ quốc thì cũng … vào khám như chơi..
      Nên nhớ là Quốc Hội có thể mời môt Tông Tông xuống ghế, nếu họ xét thấy Tông Tông này … không ra gi`.

    • Trần Tưởng says:

      Đổ thừa cho phe Dân Chủ phá hoại ,mưu lược để truất phế ông Trump ,thì cũng không
      hợp lý cho lắm . Nếu ông Trump bị truất phế, ông phó sẽ lên thay . Cộng Hoà vẫn giữ
      thế áp đảo . Chả có lợi gì cho phe Dân Chủ

  6. Buá Tạ says:

    Chờ đến 4 năm sau ??? South Korean đâu có chở lâu như vậy đâu ? TT thì mặcTT, chứ làm không xong không đúng thì cũng có đường vào … khám chứ.
    Đâu phaì TT là có quyền “quậy” .

  7. Haile says:

    Hiện-tượng quần-chúng Mỹ từ trong nước, với nhân-dân nước ngoài hùa theo xuống đường biểu-tình chống Tổng-Thống Mỹ Trump ! Lấy cớ “Kỳ-thị phụ-nữ” Vì Tổng-Thống Trump tại sao chỉ lấy có BA phụ-nữ làm vợ hợp-pháp mà thôi ? Với lý-do nầy. Liên tưỡng nhớ lại thời-kỳ năm 1963 tại Nam Việt-Nam. Thích-trí-quang lợi-dụng đam-mê tin-ngưỡng của quần-chúng Phật-tữ. Dựng chuyện “Kỳ-thị Phật-giáo”. Sách-động Phật-tữ trong nước xuống đường biểu-tinh chống Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm. Vì Tổng-Thống Diệm theo đạo Thiên-chúa. Cũng có nhân-dân nước ngoài trong đó có Mỹ xuống đường hùa theo ! Cuối cùng là do Chính-trị đối-lập dựt dây.

  8. Nguyễn Hưng says:

    Thứ bảy 1/ 21/ 17, 2.6 triệu phụ nữ ở 50 tiểu bang Hoa kỳ và 32 quốc gia khác xuống đường biểu tình phản đối Trump khinh miệt phụ nữ, kỳ thị chủng tộc :

    Hoa Thịnh Đốn : 500,000 người
    Nữu Ước: 400,000 người
    California: San Francisco : 100,000 người . Oakland: 60,000 người
    Boston ( Mass.): 100,000 người

    http://www.usatoday.com/story/news/politics/2017/01/21/womens-march-aims-start-movement-trump-inauguration/96864158/

  9. Victor Nguyen says:

    Khổ quá ông tác giả ơi
    Câu cuối cùng sai bét…. ông không bỏ phiếu bầu TT mà là cử tri đoàn ông a.

    • Bùi Văn Phú says:

      Bạn Victor Nguyễn nếu đã tham gia bầu cử ở Mỹ thì sẽ thấy trên lá phiếu bầu hôm 8/11/2016 có tên của dăm bảy ứng cử viên, trong đó có Donald Trump/Mike Pence.

    • John says:

      Cử tri đoàn bỏ phiếu theo phiếu bầu của cử tri, không phải cử tri đoàn muốn bầu cho ai thì bầu

    • UncleFox says:

      Khổ quá ông Victor Nguyen ơi ! Nếu không phải đa số quá bán cử tri (theo từng tiểu bang) chọn, thì cử tri đoàn có bầu cho ông Trump không ?

      • Buá Tạ says:

        Uncle Fox noí ngọng rồi. Tổng số phiếu cuả dân bầu cho bà Clinton nhiều hơn cho Trump. Trump thắng phiếu từ cử tri đoàn.

      • Michael says:

        Bác Uncle Fox đã mở ngoặc (theo từng tiểu bang), nếu bác chưa(chịu) hiểu e rằng bác cần đọc thêm chút về luật bầu cử!

      • UncleFox says:

        Thôi đi cha nội . Hãy đọc thật kỹ xem người ta viết cái gì rồi hẵng phán . Dùng Búa Tạ mà bạ đâu giáng đấy thì phiền lắm .

Leave a Reply to Trần Tưởng