WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cái nhìn về nước Mỹ và về thế giới của Donald Trump

hero_wide_640

Ngoài những lời tuyên bố lung tung, câu trước đá câu sau, hôm sau mâu thuẫn với hôm trước, nay mùa tranh cử đã xong, Donald Trump đã thắng cử, đã nhậm chức được một tháng; qua thành phần chính phủ mà ông thành lập, qua một vài việc làm lúc ban đầu, người ta càng ngày càng thấy rõ cái nhìn của ông về nước Mỹ và về thế giới.

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét cái nhìn này:

Người ta có thể tóm tắt cái nhìn này qua câu nói mà ông thường nhắc đi, nhắc lại : « Hoa kỳ trên hết, quyền lợi Hoa kỳ trước tiên. »

Để biểu diễn, làm rõ, ta có thể trình bày qua những vòng tròn đồng tâm: Trung tâm điểm của những vòng tròn là Hoa kỳ, quyền lợi của Hoa kỳ; vòng tròn gần trung tâm nhất bao gồm Canada, Anh quốc, một số quốc gia đồng ngôn ngữ và có những liên hệ chính trị, văn hóa, lịch sử lâu đời với Hoa kỳ ; vòng tròn thứ nhì gồm những thành viên của Khối Bắc đại Tây dương ( OTAN), Nhật bản, Nam Hàn và Do thái ; vòng tròn thứ ba liên quan đến những nước có quan hệ kinh tế và quân sự lâu đời như Phi luật tân, Đài loan, Arabie sahoudite, Úc, Tân tây lan ; vòng tròn thứ tư gồm những quốc gia vừa là đối thủ vừa là đối tác thương mại như Trung cộng, Nga và một số nước khác ; vòng tròn cuối cùng là vòng tròn gồm 7 nước theo Hồi giáo cực đoan như Iran, Yemen, Soudan v.v… cộng thêm Bắc Hàn.

Từ cái nhìn này, Donald Trump đã thành lập chính phủ. Phải công nhận rằng đây là một chính phủ gồm nhiều nhân tài, có đầy kinh nghiệm trên chính trường cũng như thương trường, Thật vậy, chúng ta có thể bắt đầu bằng ông Phó Tổng thống Mike Pence, cựu Thống đốc tiểu bang Indinia. Ông rất có tài hùng biện, qua những kỳ tranh cử thống đốc.

Người thứ nhì là Ngoại trưởng Rex Tillerson, qua sự giới thiệu của 2 người đảng Cộng hòa là bà cựu Ngoại trưởng Rice và ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, với ông Trump. Đây là một cựu Giám đốc hãng dầu lớn ExxoMobil, có nhiều quan hệ với những nhà lãnh đạo thế giới và đặc biệt với Tổng thống Nga Putin. Ông đã từng được ông này gắn huy chương của Nga.

Người thứ ba là Tướng Mattis, nhà quân sự có đầy kinh nghiệm chiến trường, nhất là ở Trung Đông.
Người thứ tư là ông Steven Mnuchi, Bộ trưởng Tài chánh với nhiều kinh nghiệm vế kinh tế, tài chánh và thuế vụ.
Cũng như bà Nikki Haley rất xứng đáng với chức vụ Đại sứ Hoa kỳ ở Liên Hiệp quốc. Cựu Thống đốc tiểu bang Carolina, gốc Ấn độ. Đây là một sự lựa chọn khôn ngoan, vừa nói lên sự thành công của chính sách hội nhập Hoa kỳ, vừa nói lên sự kiện bà là trực tiếp đại diện Hoa kỳ, nhưng cũng gián tiếp đại diện cho Ấn độ, quốc gia có dân số đứng thứ nhì trên thế giới, với 1,34 tỷ người, chỉ sau Trung cộng 1,37.

Ở đây tôi không thể đi quá chi tiết về nội các của Trump.

Tuy nhiên vế chính trị, đối với một chính quyền, cần phải 2 điều kiện chính để thành công : 1) một chính sách hợp lòng dân, hợp lý, rõ ràng, minh bạch, 2) một chính quyền có tài, để thực hiện, không lâm vào cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Thiếu một trong 2 điều kiện cũng không được.

Không ai chối cãi rằng chính quyền Trump là một chính quyền bao gồm nhiều cá nhân có tài. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện ắt có để thành công. Điều kiện đủ, đó là cần một chính sách hợp lý, minh bạch, một sự lãnh đạo cương quyết, nhưng sáng suốt.

Đây có thể là một yếu điểm của chính quyền Trump. Cho tới giờ này, qua những lời tuyên bố tranh cử, người ta vẫn chưa tìm ra được một chính sách chính trị quốc nội lẫn hải ngoại hợp lý của Trump. Nhiều lời tuyên bố của các bộ trưởng đi ngược lại nhau và đi ngược lại với chính ông Trump.

Lấy một vài thí dụ về đường lối ngoại giao, cảm tình của những nguyên thủ các quốc gia dành cho ông.

Như chúng ta vừa nói, qua những vòng tròn đồng tâm, thì nước Anh là nước gần Hoa kỳ nhất. Chính vì vậy mà bà Thủ tướng Anh Thérèse May đã dành cuộc viếng thăm Trump đầu tiên. Sau cuộc viếng thăm này, nhiều người hy vọng rằng bang giao hai nước sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng không phải thế, mà có rất nhiều bất đồng giữa bà May và ông Trump : Bà May vẫn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Khối Bắc đại tây dương trong vấn đề phòng thủ Âu châu, vẫn muốn giữ trừng phạt Nga trong việc xâm lấn Ukhraine, về vấn đề ngoại thương, bà không có ý chỉ chú trọng đến những hiệp ước song phương như Trump chủ trương, mà bà vẫn muốn giữ những hiệp ước đa phương, vì bên cạnh Anh còn có khối Thị trường thịnh vượng Anh quốc ( Common Wealth).

Ngay cả cuộc viếng thăm nước Anh cua Trump cũng gặp một số khó khăn. Trump muốn đó phải là một cuộc viếng thăm có tính cách quốc gia ( visite d’Etat ), chứ không phải là cuộc viếng thăm bình thường vì công việc ( visite de travail). Sự khác biệt : nếu là một cuộc viếng thăm quốc gia thì vấn đề nghi lễ phải trịnh trọng rườm ra hơn, phải có 21 phát súng đại bác, nguyên thủ quốc gia hay nữ hoàng phải ra đón, có ít nhất một buổi tiếp tân trịnh trọng, khách và chủ nhà đều có đọc diễn văn v.v.. Tuy nhiên Nữ hoàng Anh hiện nay còn chần chờ chưa muốn tiếp kiến Donald Trup vì những lời tuyên bố của ông ta.

Đối Nga : Mặc dầu Poutine và Trump có những tương đồng cá nhân : hai người đều chủ trương chủ nghĩa dân tộc, nếu không muốn nói là cực đoan, đều thực tế, thực tiễn và có khuynh hướng độc tài. Trong những ngày đầu, bang giao giữa hai người có vẻ rất đằm thắm.

Nhưng tuấn trăng mật này kéo dài được bao lâu?

Chúng ta nên nhớ mục đích tối hậu của Poutine là thiết lập lại chế độ Liên Xô cũ, trở về thế giới lưỡng cực, tranh giành quyền lãnh đạo với Hoa kỳ, tất nhiên là thế nào làm yếu thế giới tây phương, trong đó có Hoa kỳ và các nước Âu châu. Đây là điều khác biệt lâu dài và căn bản giữa cái nhìn của Poutine và Donald Trump : một bên muốn duy trì thế độc tôn của mình, một bên muốn phá vỡ nó. Từ đó người ta có thể nói tuần trăng mật Poutine – Trump không thể kéo dài lâu.

Đối với nước Tàu cũng vậy. Từ ngày trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế, nước này tìm đủ mọi cách để thách thức vai trò độc tôn của Hoa kỳ.

Lợi dụng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, bắt đầu từ Hoa kỳ, liền sau đó năm 2009, Trung cộng thành lập Khối BRICS ở Thượng hải ( B= Brésil, R = Russia, I = India, C= China, S= South Africa ), không những thách thức Hoa kỳ mà còn thách thức tất cả những tổ chức quốc tế do Hoa kỳ thành lập ra, như Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới, Quĩ tiền tệ thế giới v.v…, vì Khối BRICS này thành lập ra một ngân hàng, chủ trương không dùng Đô la Hoa kỳ làm phương tiện trao đổi.

Nhưng kết quả đi về đâu ? Khối BRICS gần như đi vào vào lãng quên, hầu như những nước chính đều đi vào khủng hoảng kinh tế. Kinh tế Trung cộng không còn tăng trưởng ở 2 con số. Vì giá dầu hỏa xụt, Tổng sản lương của Nga nay chỉ còn 1 800 tỷ $, không bằng nửa Tổng sản lượng của Đức, khoảng 3 800 tỷ, thua Anh và Pháp, trên dưới 2 700 tỷ. Nước Brésil hiện nay không những bị khủng hoảng kinh tế, mà còn khủng hoảng chính trị, bà Tổng thống Roussef đang bị đe dọa cách chức. Ấn độ, mặc dầu kinh tế ổn định, nhưng nước này từ xưa không muốn quá dính vào tranh chấp giữa những cường quốc. Nước Nam Mỹ ( South Africa thì quá nhỏ và ở xa.

Liền sau đó mấy năm, Trung cộng còn thành lập ra Ngân Hàng quốc tế Á châu phát triển hạ tầng ( AIIB). Tuy nhiên ngân hang này cũng chỉ có tiến mà không có miếng. Những việc làm từ đó đến này là gì ? Ngưới ta không rõ.
Ngoài những thách thức có tính chất kinh tế, Trung cộng thách thức quân sự: chiếm thêm những hòn đảo và cho xây cất những công trình quân sự, trái với quyết định của Tòa án quốc tế La Haye.

Donald Trump có tuyên bố tìm đủ mọi cách để ngăn chặn cạnh tranh trái phép của Trung cộng trên thương trường quốc tế, không công nhận chủ quyền của nước này trên 7 hòn đảo chiếm đoạt trái phép, và ngăn chặn sự bồi đắp nhân tạo trái phép trên những hòn đảo này.

Phải chăng đây chỉ là những lời tuyên bố có tính cách lý thuyết, nhưng trên thực hành thì khác; vì nhân dịp Lễ đầu năm Am lịch, Trump đã viết một bức thư chúc tết Tập cận Bình. Không những vậy, ông còn cho con gái và đứa cháu đến ăn tết ở Tòa Đại sứ Trung cộng ở Hoa thịnh đốn. Chúng ta hãy chờ những việc làm tương lai của Donald Trump. Hiện nay còn quá sớm để đưa ra những kết luận.

Có người cho rằng thương trường cũng giống như chính trường, người nào thành công trong thương trường, rồi cũng sẽ thành công trong chính trường. Có một phần đúng, nhưng không hoàn toàn, vì đã giản tiện hóa vấn đề.

Người Việt Nam chúng ta có câu: “Có chí làm quan, có gan làm giầu.” Làm quan đây là chính trường, làm giầu đây là thương trường. Nếu chúng ta xét những dịp may trong chính trường, thì chúng ta thấy nó đến rất ít, phải đợi thời gian lâu, nên để thành công phải có chí, kiên trì. Ngược lại, trên thương trường, thì dịp hên đến rất thường, người buôn bán chỉ cần gan lì, thất bại keo này, ta bày keo khác. Sự thất bại trên thương trường chỉ liên quan đến một người hay ít người. Ngược lại sự thất bại trong chính trường liên quan đến nhiều người, đến cả một dân tộc. Vì vậy nhà chính trị giỏi phải có một cái nhìn rộng lớn, thật xa và kiên trì.

Liệu Donald Trump, người đã tương đối thành công trong thương trường, sẽ thành công trong chính trường hay không?

Đây là một câu hỏi cần phải có thời gian, quan sát và suy nghĩ kỹ mới có thể trả lời.

Hơn thế nữa, khẩu hiệu mà được Trump nhắc lại nhiều lần: “ Hoa kỳ trên hết, quyền lỡi Hoa kỳ trước tiến “, câu này nói lên một phần nào chính sách tự cô lập của Hoa kỳ. Chính sách này có đúng, hợp thời và có mang lại quyền lợi cho Hoa kỳ không ?

Như trên đã nói, ngày hôm nay quyền lợi quốc gia trộn lẫn với quyền lợi quốc tế. Để phân biệt và để có một sự lựa chọn đúng thật là khó.

Trở về lịch sử cận đại của Hoa kỳ và của thế giới. Lấy mốc điểm thời gian là sau Đệ Nhị thế Chiến ( 1939 – 1945) với Chiến tranh Lạnh, thế giới được lảnh đạo bởi 2 khối, Khối tây phương ( Hoa kỳ) và Khối Cộng sản ( Liên xô). Rồi Khối cõng sản sụp đổ (1991), có thể nói thế giới bước vào độc cực, nhất là vào những năm đầu thập niên 90 với Chiến tranh Koweit chống Irak của Sadam Hussein, được cả thế giới ủng hộ. Tổng thốn Hoa kỳ lúc đó là ông Bush ( cha) đã hãnh diện tuyên bố khi bắt đầu cuộc chiến : “ Hoa kỳ được kêu gọi để dẫn dắt thế giới qua những vùng trời u ám của độc tài, để tới những vùng trời sáng sủa của tự do, dân chủ. “ Từ đó đến nay trải qua 3 kỳ tổng thống, Bill Clinton, Georges Bush ( con ), Barak Obama, và hôm nay bắt đầu với Donald Trump.

Cái nhìn của Donald Trump «Hoa kỳ trên hết, quyền lợi Hoa kỳ trước tiên” là một cái nhìn có thể làm vừa lòng một số người, nhưng quá đơn giản hóa vấn đề, vì như trên đã nói, ngày hôm nay quyền lợi quốc gia và quốc tế trộn lẫn nhau, nhất là đối với một cường quốc như Hoa kỳ. Tưởng rằng chọn quyền lợi quốc gia, bỏ quyền lợi quốc tế, làm như vậy là lợi cho quốc gia, nhưng đôi khi không phải vậy, mà có hậu quả ngược lại.

Hơn thế nữa, thái độ này đi đến chỗ tự cô lập.

Phải chăng chính sách này, về ngắn hạn thì có vể hợp lý.

Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn về lâu, về dài, thì chính sách tự cô lập này chưa chắc đã có lợi, ngoài ra nó còn tạo ra khoảng trống trong lãnh đạo thế giới, tạo cơ hội cho những cường quốc khác trỗi dậy, như Trung cộng, Nga, Đức, Pháp, Nhật v.v…

Và thế giới sẽ trở nên đa cực, quyền lãnh đạo độc tôn của Hoa kỳ sẽ không còn nữa?

Đây cũng là một câu hỏi lớn, mà câu trả lời cũng cần phải có thời gian, quan sát và suy nghĩ kỹ.(1)

Paris ngày 19/02/2017

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

39 Phản hồi cho “Cái nhìn về nước Mỹ và về thế giới của Donald Trump”

  1. Châu Âu đang bỏ rơi nước Mĩ đó là nhận định của các chính trị gia Áo và Đức, Pháp. Với sự hống hách của Trump đòi châu Âu phải bỏ tiền nuôi NATO trong khi châu Âu chẳng có ai xâm lược cả, chỉ vì Mĩ mâu thuẫn với Nga mà khuấy đảo khu vực này biến châu Âu thành kẻ nuôi mình và phải chi một nguồn tiền lớn. cho nên các chính phủ châu Âu đã phớt lờ kêu gọi bơm tiền của NaTo của ông Trump. Nhiều nước kêu gọi bình thường hóa và bỏ lệnh cấm vận Nga. Đây sẽ là hậu quả tai hại cho Mĩ

    • Tien Ngu says:

      Dóc.

      Âu châu mà không có Mỹ, là họ…thấy mẹ với cái em mặt ngựa lâu rồi.

      Nông dân Nga, nông dân Việt ngu lâu vì bị Mặt Ngựa với Cộng láo nó khũng bố tinh thần lâu năm.

      Nhìn không ra cái em Mặt Ngựa.

      Nhưng dân Âu châu khác nhe em…

      Mày tàn sát dân Ba Lan, dân Hung gà Ry, dân Rô Ma Ní, dân Tiệp Khắc…

      Cho dù có qua một nghìn măm nữa, tao cũng không qưên. Có dịp là…chết cha mày nghe mày…

      Đó là ý tưởng thật sự trong đầu dân Âu Châu đó em.

      Trump Tréo cúp …vốn, nhầm nhò cái con bà gì với họ?

      Xưa Cộng láo nó bóp nghẹt, họ còn lây lất, sống hùng, sống…chờ thời được mà?

  2. Chuyên gia phương Tây: Mỹ nên giải tán NATO, thành lập liên minh mới có Nga
    Theo hãng tin USA, một chuyên gia thuộc Đại học Antwerp (Bỉ) cho biết Tổng thống Donald Trump đã đúng khi nói NATO lỗi thời và nó phải được thay thế bằng một liên minh mới có sự tham gia của các nước châu Âu và châu Á.
    NATO đã bị Donald Trump gọi là một tổ chức “lỗi thời”.
    Ông Tom Sauer, trợ lý giáo sư thuộc khoa Chính trị Quốc tế tại Đại học Antwerp cho biết: “NATO nên phải được cải tổ hoặc thay thế bởi một tổ chức an ninh Âu – Á mà trong đó Nga phải là một thành viên. Điều đó sẽ có lợi cho Ukraine và các nước Baltic”.
    Ông Sauer tin rằng việc NATO tiếp tục mở rộng số lượng thành viên là “sai lầm lớn nhất” của tổ chức này. Ông cũng nhấn mạnh rằng các nước châu Âu đáng lẽ nên yêu cầu Nga trở thành “một thành viên của một liên minh an ninh châu Âu” sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
    Đây là quan điểm mà các quan chức và chuyên gia Nga rất ủng hộ. Vào ngày 18/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhắc đến một cộng đồng an ninh chung trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị An ninh Munich.
    “Nga luôn chân thành trong việc khuyến khích các quốc gia cùng nhau hợp lại để tạo ra một cộng đồng an ninh chung, có quan hệ bền vững. Căng thẳng trong những năm gần đây giữa Bắc Mỹ, Châu Âu và Nga là bất bình thường và nó đi ngược lại với lẽ thường”, ông nói.
    Ông Sauer tin rằng bất kỳ liên minh quốc phòng nào đều chỉ có ý nghĩa tạm thời bởi chúng được tạo ra nhằm theo đuổi một mục đích nào đó và đều giải tán khi đạt được mục đích này. “Thật khó tin khi NATO vẫn còn tồn tại vào thời điểm hiện tại”, ông cho biết. “Sự tan rã của Khối Warsaw và Liên Xô đáng lẽ phải khiến NATO biến mất”.
    Nhiều người cho rằng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đang tìm kiếm kẻ thù ở bên ngoài để chứng minh mục đích tồn tại của mình.
    Ông Sauer nhận định rằng trong suốt hai thập kỷ rưỡi qua NATO đã đối mặt với tình trạng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự xuất hiện của những quốc gia không được thừa nhận, xung đột sắc tộc và khủng bố, nhưng nhìn chung họ không được chuẩn bị để đối mặt với những thách thức này.
    “Những gì NATO làm được sau Chiến tranh Lạnh là không nhiều. Ngoại trừ khu vực Balkans, các chiến dịch can thiệp quân sự của NATO tại Afghanistan và Libya đều thất bại. Đây không phải là điều ngạc nhiên, bởi các liên minh quốc phòng không được lập ra để tiến hành các chiến dịch quân sự gìn giữ hòa bình”, ông Sauer cho biết.
    Chuyên gia người Bỉ cho rằng Tổng thống Trump hiểu rõ rằng NATO không phải là giải pháp tốt nhất cho những thách thức hiện tại.
    Ông cho biết mặc dù Washington vẫn giữ nguyên cam kết của mình với liên minh, song chính quyền Mỹ hiện tại sẽ ít chú ý hơn vào nó so với trước đây và đây là cơ hội để châu Âu thành lập một liên minh an ninh mới.
    “Lần đầu tiên kể từ trước tới nay, chúng ta có một Tổng thống Mỹ dám gọi NATO là lỗi thời. Nguyên thủ các nước châu Âu nên bình tĩnh lại và chấp nhận quan điểm này”, ông nói. “Châu Âu chưa bao giờ có cơ hội tốt hơn nhằm củng cố an ninh quốc phòng”.

    • Tien Ngu says:

      Thưa, Nga…mặt ngựa thì đàn em mướn cò mồi đi hát, cũng…mặt ngựa…

      Cái màn fake news, coi bộ cũng nà…lợi khí.

      Tiếc có cái, đăng báo ở VN, ở Nga, thì coi bộ còn kiếm chác được chút đỉnh.

      Nhưng đây là diễn đàn quốc tế, em?

      Kiếm chác cái con bà gì được ở đây?

    • Tudo.com says:

      Trích:”Với sự hống hách của Trump đòi châu Âu phải bỏ tiền nuôi NATO trong khi châu Âu chẳng có ai xâm lược cả”
      “Lần đầu tiên kể từ trước tới nay, chúng ta có một Tổng thống Mỹ dám gọi NATO là lỗi thời. Nguyên thủ các nước châu Âu nên bình tĩnh lại và chấp nhận quan điểm này”, ông nói. “Châu Âu chưa bao giờ có cơ hội tốt hơn nhằm củng cố an ninh quốc phòng”.

      Nghe người ta chê Mỹ, chửi Mỹ thì tui. . .khoái thiệt, nhưng đoạn trên nói Trump phách lối còn đoạn dưới thì chấp nhận quan điểm của Trump để cũng cố an ninh quốc phòng.

      Có ai xâm lược đâu mà cũng cố quốc phòng?

      Thiệt, nghe sao giống Phạm Công Hoà chửi cha Phạm. . . Cong Quẹo, phải không?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Phạm Công Hoà,

      Liên Hiệp Quốc có Hội đồng Bảo an LHQ là lực lượng quân sự duy nhất, nhằm hổ trợ hữu hiệu cho các lệnh lạc của LHQ khi cần thiết.

      Gần như tương tự thế ta có thể miễn cưỡng xem NATO hổ trợ quân sự cho Liên Âu (EU). Đã có những nỗ lực giữa Pháp và Đức muốn thành lập một lực lượng quân sự riêng của EU.

      Nên biết Nga vẫn là mối đe doạ thường trực và hàng đầu ở Tây Âu nói riêng và Âu Châu nói chung. Ngoài ra khi cần biểu dương lực lượng ở đâu đó, như ở Bắc Phi, Trung Đông … là những nơi có nhiều quyền lợi của Tây Âu; cũng như khi ở nơi nào đó ở Đông Âu (Ba Lan, Ukraine ..), ở ba nước ở biển Baltic (Lithuania, Letland, Eastland), Liên Âu và Mỹ đã phải dùng đến NATO (không thể dùng lực lượng của Bảo an LHQ bởi Nga và Tàu có quyền phủ quyết/ veto làm vô hiệu hoá các nghị quyết của LHQ).
      Hiện nay EU lo ngại nhất là đám Hồi giáo Ả Rập quá khích quốc tế như El Queda, IS …, lại càng cần có lực lượng quân sự riêng trấn áp, thay vì chỉ trông cậy vào Mỹ như xưa. Chưa hết các nước Hồi giáo quá khích như Iran, Iraq, Afghanistan, Lybia … cũng là mối lo mất ăn mất ngủ cho EU.
      Hồi tưởng trong quá khứ khi thế giới CS ở Đông Âu sụp đổ, nhất là ở Liên bang Nam Tư gây ra nội chiến kéo dài giữa Serbia với các nước khác nằm trong Liên bang Nam Tư (Slovania, Kroatia, Bosnia Herzegovina …), EU đã cùng Mỹ sử dụng NATO để can thiệp mạnh ở đó.

      Nói như thế để hiểu dù Mỹ có rút khỏi NATO đi chăng nữa để lập ra một liên minh quân sự với Nga, các nước trong EU sẽ duy trì NATO như thường.
      Nói trắng ra EU muốn tạo thế chân vạc với các cường quốc ngoài Âu châu, như Mỹ, Tàu và cả với Nga nữa. Như thế NATO và sau này có thể thêm lực lượng quân sự của riêng EU hiện diện là điều bắt buộc (a Must) !

      Tạm thời trao đổi như thế để bạn thấy rõ hơn, các bài báo bạn tham khảo phân tích chưa sâu sát đâu. Chúng tôi ở Âu châu nên luôn luôn “hồi hộp” trước biến động có ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia Tây Âu nơi mình đang tị nạn và xem như tổ quốc thứ hai.

  3. tuan says:

    ko đăng đc

  4. Theo tôi Trump cũng giống tổng thống OBama đều là con vịt què cả thôi, không muốn uống rượu mừng lại uống rượu phạt. Bị cả thế giới lên án, bị ngay nhân dân Mĩ phỉ nhổ, sau cùng thế nào cũng bị Thiên Lí Mã đá cho cú đá kinh hoàng. Còn ở Đông Nam Á nói to mồn mà đâu giám vào trêu ngươi Trung quốc.

  5. Mỹ hủy cuộc gặp đầu tiên với Triều Tiên dưới thời Trump
    Ông Trump lại mắc một sai lầm nghiêm trọng nữa khi đã tự ta khi tự mình bốp chết hy vọng đàm phán hòa bình với Bình Nhưỡng. Đó là những nhận định của các nhà quan sự và chính trị châu Âu. Kế hoạch tiếp xúc đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump đã bị hủy sau khi Washington từ chối cấp thị thực cho phái viên hàng đầu của Bình Nhưỡng.
    phái viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui
    Phái viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui. Ảnh: Yonhap
    Wall Street Journal hôm nay đưa tin cuộc gặp giữa phái viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui và các cựu quan chức Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 1 và 2/3 ở New York nhưng đã bị hủy sau khi bà Choe bị từ chối cấp visa.

    Không rõ tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ lại không cấp visa cho bà Choe nhưng việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hôm 12/2 và nghi án ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị sát hại có thể là nguyên nhân.

    Cuộc gặp tại New York nhẽ ra sẽ là lần đầu tiên một phái viên cấp cao của Triều Tiên đến Mỹ kể từ năm 2011 và là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa đại diện hai nước sau khi ông Trump nhậm chức.

    Bà Choe, người phụ trách các vấn đề Bắc Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên, trước đó từng gặp gỡ các cựu quan chức và học giả Mỹ, lần cuối là hồi tháng 11/2016 tại Geneva, Thụy Sĩ, trong các cuộc trao đổi không chính thức.

    Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 23/2, Tổng thống Trump đã bày tỏ quan ngại về các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên và nói rằng “đây là một tình trạng rất nguy hiểm”. Ông không loại trừ việc gặp ông Kim Jong-un trong tương lai trong một số trường hợp nhất định, nhưng cho rằng việc này có thể là quá muộn. Người ta thấy ông Trump như bị bệnh trees tính khí thất thường, lúc dại, lúc khôn, lúc đáng yêu, lúc như kẻ khùng người đại diện cho người dân Mĩ sẽ dẫn dắt nước Mĩ vào các cuộc phiêu lưu không có mô hình định sẵn và nguy hiểm, không được lòng người trên khắp hành tinh này. Âu cũng là nghiệp báo của nước Mĩ chăng?

    • Tien Ngu says:

      Trật!

      Đó chỉ là cái nhìn của lũ cò mồi Cộng láo mắt…hí.

      Mỹ nó nhân đạo vòng quanh thế giới, xưa nay ai cũng biết.
      Nhưng lũ cò mồi…mắt hí bị nhồi sọ rang thì nà Mỹ…đế quốc, sen đầm quốc tế, chuyên làm chuyện gian ác.
      Còn Cộng láo ta là…nhân dân tiến bộ, đánh thắng cả Mỹ…

      Mắc cười quá…

      Bắc Triều Tiên nó không nà cái éo gì dưới cặp mắt của Mỹ, kể cả Tàu Cộng nữa em à.

      Không có Mỹ ra tay giúp đở, Tàu Cộng làm gì mà góp gió làm bão được, em?

    • TNT says:

      Chuyện thế giới là chuyện của các nhà chính trị quốc tế, mình chỉ là dân ngu cu đen biết cái quái gì mà phế phán, lo ngày hai bữa chưa xong còn lo chuyện thiên hạ sao được

    • Tudo.com says:

      Trump coi vậy chứ. . .nhát lắm.

      Nghe đồn chuyên gia VN qua triều cường (lộn) triều tiên dạy làm bom hạt. . .sen nên Trump sợ bà Choe bỏ túi mấy hột rồi qua cho nổ banh nước Mỹ sao?

      Thôi, để bả ở bển chế tên lửa hành trình hay hành. . .tỏi gì đó ở đây còn đở lo hơn.

  6. Hoang anh says:

    Thâý møį Ngůøi suy nghî bűn cűøi.
    Bây giö đąt ngůøc laį vân Đě.
    Donald Trumpf đã nói.
    Nűøc Mý không phãi là trên hět
    Nůøc Mý không phãi là Cuã Công Dân My.
    Nuőc Mý là Cuã nguöi Di Ců .
    Nűøc Mý có bőn phâņ phãi lo cho Thë giői.
    Chính phů My phãi có Nghiã vų chi Tiën cho Liên hięp Quőc.
    Nůøc My phãi đón tiĕp Moį Ngůøi .khi ho múôn vào Mý
    Nůøc My không Đůøc trųc Xuät nhůng Ngůøi di cû Bât høp pháp.
    Nêú Trumpf Donald nói vây.
    Nghe kì kì thě naò âý nhì.
    Haizzzzz Ahihi.

  7. Tam thất says:

    Trump ” đíu chống TQ ” như đa số người Việt ủng hộ Trump đã lầm tưởng . Chiến tranh Mỹ Trung chẳng qua là cái bánh vẽ được thổi phòng cho những mục tiêu chính trị quốc nội tại Mỹ lẫn TQ , là ván cờ bịp xoay trục và TPP của Mỹ gài Tập vào thế để lộ dã tâm cho cả thế giới nhìn rõ về bản chất bành trướng bá quyền hiện tại của Đảng CSTQ .

    Tổng Trọng cũng lợi dụng yếu tố chiến tranh Biển Đông để đàn áp thành phần đấu tranh dân chủ chống TQ , không xét duyệt luật biểu tình , triệt tiêu phe đổi mới tại chóp bu Trung uống Đảng .

    Chiến tranh Biển Đông nếu có xảy ra thì chẳng có lợi gì cho Mỹ lẫn TQ , cả hai sẽ thảm bại về kinh tế như nhau . Khác chi ngao cò tranh nhau chỉ tổ cho các lão ngư ông cường quốc khác đắc lợi .

    Trump chưa từng là dân biểu quốc hội Mỹ nên Trump ” đíu ” biết về luật chơi bí mật quốc gia cần được bảo toàn bởi luật pháp cấm kỵ . Lên làm tông tông rồi mới ngã ngữa à thì ra vậy , không phải muốn thay đổi một sách lược ngoại giao tuỳ hứng là dễ dàng .

    Trump lên làm tông tông là một thắng lợi to tạt cho đảng Cộng Hoà nhiều hơn cho cá nhân Trump . Phải thừa nhận Trump như một con chốt sang sông của CH . Nên tội nghiệp cho Trump cả những người Mỹ cảm thấy ân hận đã tuyên bố vì đã bỏ phiếu cho Trump .

    • Tien Ngu says:

      Bớt cái tật…láo, khoái lên lớp giùm anh Ngu đi em…

      Mẹ họ, nhìn lại cái bản thân mình trước khi…lên lớp, em?

      Em nà cái …éo gì mà nổ như lựu đạn, hát như thiệt vậy?

  8. Ông Trump giỏi buôn thôi còn mù tịt về quân sự. Triều tiên đã không để Trung quốc trong mắt mình mà lại đi nhờ Trung quốc gây áp lực với Bình nhưỡng. Các nhà bình luận quân sự khẳng định, cứ đà này Mĩ và Nam hàn sẽ bị cái vả không thể gượng được của Triều tiên.

    • Tien Ngu says:

      Nghe hát, biết ngay thứ…ngu mà khoái lên lớp.

      Trước khi…sa địa ngục, về gặp…bác, Kim cha phải đắt Kim con qua Tàu trình diện, em?

      Cha con nó bao nguyên một chuyến xe lửa, qua trăn trối, gửi gấm con côi ở Bạch đế Thành, í quên ở Bắc kinh.

      Không có Tàu Cộng thì bắc Triều Tiên nó…thấy mẹ lâu rồi.

  9. Mĩ chắc chắn phải bình thường hóa với Triều tiên vì Trung quốc thực ra không thể kìm chế được nước này. Với hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân và hàng chục tấn hóa chất cực độc khiến cả Bắc Kinh còn sợ huống là Mĩ và Nam triều tiên. Cách tốt nhất Trump phải hòa với quốc gia này mà nghênh chiến với Trung quốc như các chuyên gia chiến tranh của Việt nam và Sinhgapo đã nhận định.

    • Tien Ngu says:

      Kiến thức…cò mồi Cộng láo.
      Chưa hề biết…ngượng nà gì, hát tỉnh, như thật.

      Thấy …thãm quá.

      Cố gắng học hỏi thêm nhiều nhiều. Bỏ cái nghề mần cò mồi kiếm cơm đi em.

  10. Trung quốc đặt tên lửa ở Trường sa để đón chào bạn Mĩ
    Các tin tức về việc hoàn thành nhiều công trình xây dựng để thiết trí tên lửa “đất đối không” trên một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa được các chính trị gia, nhà báo và chuyên gia thảo luận rộng rãi mấy ngày nay, đặc biệt là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Tin này được Reuters phát đi từ Washington, và lan truyền đến mọi nơi. Dường như trên các đảo nhân tạo, được mở rộng từ các rạn san hô do Trung Quốc chiếm giữ, đã được bố trí khoảng hai chục nhà chứa tên lửa. Toàn bộ hệ thống cần phải trở thành “chiếc ô” bảo vệ các hòn đảo, mà Trung Quốc cho là của mình, khỏi bị tấn công. Vậy Trung Quốc phòng thủ trước đối thủ nào? Không nghe thấy trả lời cho câu hỏi này từ phía Bắc Kinh, mặc dù thông cáo chính thức của chính quyền Trung Quốc về những hành động gần đây của Mỹ ở Biển Đông đều cho thấy chính Hoa Kỳ là kẻ thù là số 1 của Trung Quốc trong vùng này.

    Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng những tên lửa này không thể đe dọa sức mạnh quân sự của Mỹ. Cả ông Chas Freeman, một trong những chuyên gia Mỹ về vấn đề Trung Quốc, cũng nêu ra ý kiến theo nghĩa là Mỹ sẽ không thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo. Nếu cần thiết, ông nói,- hãy dành việc đó cho người Việt Nam, Philippines, Malaysia thực hiện. Có nghĩa là, người Mỹ muốn quay hướng các mũi tên về phía bất cứ quốc gia nào trong Đông Nam Á. Hãy để họ tự tranh đấu với Trung Quốc vì các hòn đảo.

    Tại thủ đô các nước ASEAN người ta quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Nhiều lần, kể cả trong những ngày diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Philippines, họ bày tỏ mong muốn Trung Quốc dừng lại việc tiến hành hoạt động quân sự trên các đảo.

    Theo tuyên bố mới nhất của Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, lãnh đạo của nước này coi việc tiến hành các cuộc tranh chấp với Trung Quốc là vô nghĩa, đặc biệt là việc dẫn đến xung đột quân sự.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng nhắc lại những thỏa thuận trước đây của các bên tranh chấp chủ quyền sở hữu các đảo ở Biển Đông, chỉ sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao để giải quyết mọi quan điểm khác biệt. Điều tương tự cũng đã được các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và Trung Quốc nói ra trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng trước.

    Nhân dân các nước Đông Nam Á không muốn chiến tranh với Trung Quốc, và họ đã hành động đúng. Chúng ta nhớ lại cuộc chiến tranh Việt — Trung vào năm 1979. Trong thực tế, bên cạnh chiến thắng bằng vũ khí của Việt Nam, là sự đau khổ và mất mát về con người, nền kinh tế bị hủy diệt, và mối quan hệ ổn định trong khu vực bị phá hoại.

    Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cũng cho rằng, các nước ASEAN hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Cuộc xung đột quân sự giữa hai siêu cường không đem lại lợi ích cho các dân tộc Đông Nam Á.

    Vậy thì tên lửa Trung Quốc bố trí tại quần đảo Trường Sa là để chống lại ai? Câu hỏi ai cũng biết là để thịt Mĩ chứ còn ai nữa. Người ta đang chờ câu trả lời từ phí Trump .

    • Tien Ngu says:

      Nghe…thãm quá…

      Cò mồi Tàu Cộng, cò mồi VC…, can dạy sao, hát lại như thiệt.

      Mở con mắt hí lên, em.

      Cái mẹ gì mà Tàu Cộng nó có ngày nay để hù đàn em, đều từ Mỹ mà ra cả…

      Cái …ăn cắp, cái…bắt chước.

      Tàu Cộng nó có sáng tạo ra được cái mẹ gì đâu?

      Thành ra, vũ khí náo của Tàu Cộng, Mỹ nó đều…rành cả.

      Nhào vô đi rồi…kiếm ăn, em?

      Lâu nay, từ …ăn mày, nhờ Mỹ nó giúp đở, có ăn, có sướng đã hơi quen.

      Tàu Cộng nó đâu có ngu mà đi ghẹo Mỹ?

Leave a Reply to Tudo.com