WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ giữ lập trường cứng rắn hơn với Trung quốc

WASHINGTON POST: Chính quyền Obama đã thông qua một tiếng nói cứng rắn hơn với Trung Quốc trong những tuần gần đây, như là một phần của một hành động cân bằng ngoại giao, trong đó Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗidậy của Trung Quốc trong một số khu vực, nhưng cũng đối mặt với Bắc Kinh, nơi có những xung đột về lợi ích của Mỹ.

Hồ Cẩm Đào và Obama. Ảnh Bejingreriew.com

Đối mặt với một chính phủ Trung Quốc đang tăng cường thăm dò sức mạnh và đo lường khả năng của Hoa Kỳ, Hoa kỳ đã công bố một chính sách mới bác bỏ những yêu sách chủ quyền của trung quốc trên tòan bộ Biển Nam Trung Hoa. Nó bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi Hoa Kỳ chấm dứt chính sách từ lâu tiến hành các cuộc luyện tập quân sự trên biển Hoàng Hải. Và gây áp lực mới với Bắc Kinh không tăng đầu tư vào năng lượng của Iran mà các công ty phương Tây để lại khoảng trống.

Những động thái của Mỹ đã gây một phản ứng trong các quan chức Trung Quốc và phương tiện truyền thông nhà nước, tố cáo Mỹ đang cố chống lại Trung Quốc. Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã phát đi một tuyên bố rất không bình thường, vào thứ Hai, cáo buộc Hoa Kỳ tham gia với các nước khác chống lại Trung Quốc.

Một viện sĩ hàng đầu, Shen Dingli, của Đại học Fudan, đã so sánh các kế hoạch tập trận của Mỹ trong vùng biển quốc tế của Hoàng Hải với việc triển khai các tên lửa hạt nhân của Nga vào Cuba năm 1962.

Các quan chức Mỹ giải thích các hoạt động trên là một phần của một chiến lược rộng hơn, thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới, nhưng cũng là nhấn mạnh hơn khi những hành vi của Trung Quốc ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ.

Vì vậy, chính quyền vừa đồng thời hoan nghênh Trung Quốc gia nhập nhóm 20 nền kinh tế quan trọng nhất hành tinh, tổ chức các cuộc gặp gỡ lớn nhất giữa các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc và hỗ trợ Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của mình trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, vừa cố gắng để kiềm chế tư tưởng bành trướng của Trung Quốc.

Nhằm mục đích này, chính quyền Obama đã đẩy mạnh ngoại giao của mình và mở rộng quan hệ với các quốc gia khác thuộc châu Á và châu Đại dương, xóa bỏ lệnh cấm các liên kết với các lực lượng đặc biệt của Indonesia và tăng cường sức mạnh của liên minh đồng minh  từ Tokyo và Seoul tới Canberra, Australia.

Chiến lược này đã được hoan nghênh một cách hiếm thấy ở Washington, giữa các cộng đồng nói chung, và ngay cả với giới quan sát bảo thủ nhất về Trung quốc. James Mulvenon, giám đốc nghiên cứu Quốc phòng Group Inc và phân tích tình báo, gọi là “một át chủ bài ngoại giao” với Trung Quốc, mà ông nói “tiếp tục là sự kết hợp nghịch lý của sự huênh hoang, ầm ĩ với sự thận trọng và sự mất an toàn”.

Việc đối đầu với Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa đã được được quyết định vài tháng trước, sau khi các quan chức chính quyền lưu ý rằng vùng biển – nơi tuyến đường thuỷ quốc tế, có hơn 50 phần trăm lượng các tàu thương mại trên thế giới đi qua mỗi năm – đã được biến báo trên ngoại giao thành lợi ích “cốt lõi”của Trung Quốc. Trong tháng Ba, Thứ trưởng Ngoại giao Cui Tiankai nói với hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ rằng, Trung Quốc đang xem xét yêu cầu đòi 1,3 triệu dặm vuông mặt biển, y như việc các tuyên bố đòi Tây Tạng và Đài Loan, một hòn đảo mà Trung Quốc nói là thuộc Bắc Kinh.

Hơn nữa, các quốc gia Đông Nam Á đã thông báo với Mỹ rằng họ cũng đã khó chịu vì những áp lực từ Trung Quốc với các nước và các công ty quan tâm đến việc thăm dò khí đốt và khoáng sản khác trên biển vùng Đông này.Trung Quốc đã cảnh báo để Exxon Mobil và BP ngưng thăm dò ở các vùng ven biển gần Việt Nam. Trung quốc cũng bắt đầu một cách hệ thống ngăn cản hoặc quấy rối các tàu đánh cá của các nước khác, theo các nguồn trong khu vực.

Phản ứng của Mỹ đã được công bố ngày 23 Tháng Bảy tại Hà Nội, khi 12 quốc gia – Việt Nam là nước đầu tiên và Hoa Kỳ là nước cuối cùng- đưa ra vấn đề của biển Đông- tại một diễn đàn hàng năm về An ninh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Gọi tự do đi lại trên biển là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ,  Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã đưa ra giúp việc vận động để lập ra Quy tắc ứng xử trong khu vực. Và sau đó Bà nói:”đòi hỏi chính đáng của không gian hàng hải ở biển Đông nên được rút ra chỉ từ những khuyến nghị hợp pháp với đặc tính nền đất”.

Dịch ra, điều này có nghĩa rằng Trung Quốc đòi toàn bộ biển là” không có giá trị “, một quan chức cấp cao đã nói vậy, bởi vì, không có người sinh sống trên các mỏm đá và các sạn san hô mà họ nói là thuộc về Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Yang phản ứng bằng cách rời khỏi cuộc họp trong một giờ. Khi quay lại, ông ta đã đưa ra một bản phản ứng dài 30 phút, trong đó ông cáo buộc Mỹ âm mưu chống lại Trung Quốc trong vấn đề này, có vẻ mỉa mai quyền hạn của xã hội chủ nghĩa Việt nam và có vẻ như đe dọa Singapore, theo các quan chức Hoa Kỳ và châu Á có mặt trong cuộc họp.”Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, và đó là một thực tế,” ông ta nói, nhìn thẳng vào Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore George Yeo.

Ngày thứ hai, Yang đã ban hành một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao, nói rằng không cần phải quốc tế hóa vấn đề, rằng Trung Quốc vẫn giữ ý định giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán song phương và quan điểm này của Trung Quốc đại diện cho lợi ích của”các đồng nghiệp Á châu.”

Tuyên bố còn cho biết : “Sau cuộc gặp đó, hàng tá đại biểu châu Á đã bày tỏ lời chúc mừng của họ đến Trung Quốc,” bất kể những gì xảy ra trong cuộc họp đã chỉ rõ ràng rằng hầu hết những người tham dự, đều ủng hộ quan điểm của Mỹ.

Chính quyền  Obama cũng bác bỏ các báo cáo, đặc biệt là báo cáo của Quân đội Giải phóng nhân dân, về kế hoạch diễn tập quân sự trên biển Hoàng hải, cách hàng nghìn dặm về phía Bắc. Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã lập kế hoạch diễn tập sau vụ chìm tàu Hàn Quốc ngày 26 tháng ba,  khiến 46 người chết. Một cuộc điều tra quốc tế đã chỉ định Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này.

Nhưng chính Trung Quốc tự can thiệp vào tranh luận, và đưa ra khuyến cáo rằng bất kỳ cuộc tập trận quân sự nào ở Hoàng Hải sẽ được nhìn nhận như là một sự đe dọa với Bắc Kinh – một cái gì đó như cố làm phức tạp thêm một cách không cần thiết , trong khi thực ra chỉ là một thông điệp đơn giản về tình đoàn kết giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ trước cuộc tấn công của Bình Nhưỡng.

Ngày 03 Tháng 7, tướng Ma Xiaotian, Phó Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân, nói với đài truyền hình Phoenix rằng “tương xứng với cuộc diễn tập được thực hiện trong vùng lân cận hải phận Trung quốc, chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ”. Tuy nhiên, trong tháng mười một, tàu sân bay USS George Washington đã từng có mặt trên biển Hoàng Hải mà không hề gây ra sự chỉ chích của Trung Quốc.

Trong một nỗ lực để làm nguội sự giận dữ của Trung Quốc, chính quyền tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trong tuần này với tàu sân bay USS George Washington trên biển Nhật Bản (cũng được biết đến là Biển Đông) cách xa hơn bờ biển của Trung Quốc.

Nhưng một phần vì Trung Quốc đã làm vấn đề thành nguyên tắc, cuộc diễn tập thứ hai cũng đã được lập kế hoạch – sẽ thực hiện trên biển Hoàng Hải. Các quan chức Mỹ đã báo trước rằng Washington George sẽ sớm quay lại khu vực – lần này là biển Hoàng Hải.

Cuối cùng, chính quyền Obama tiếp tục thúc ép Trung Quốc trong sự vụ Iran. Hoa Kỳ đã giành được sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc trừng phạt của LHQ đối với Iran hồi tháng Sáu, sau khi Tehran từ chối chấm dứt chương trình làm giàu uranium của mình.

Trong khuôn khổ hiệp định, việc xử phạt đã được giữ mức tương đối thấp, và Trung Quốc, một nhà đầu tư quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của Iran và là khách hàng dầu lửa lớn thứ ba của Iran, đã được miễn trong số nhiều người bị phạt khác.

Nhưng hiện nay, quan chức Mỹ lo sợ rằng khi phương Tây áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với Iran – Mỹ, Canada và EU đang soạn thảo trong mấy tuần qua – công ty năng lượng quốc doanh của Trung Quốc sẽ không chấm dứt đầu tư như phương Tây và Nhật Bản, làm cho bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng sẽ trở nên kém hiệu quả.

“Chúng tôi chưa làm gì Iran cả »”, một quan chức lãnh đạo nói. “Chúng tôi đang tìm kiếm sự kiềm chế tối đa của Trung Quốc.”

Bùi Quang Vơm dịch

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Hoa Kỳ giữ lập trường cứng rắn hơn với Trung quốc”

  1. DO NGHE says:

    MY va TAU.
    MY co TIEM NANG TRI TUE KINH TE DAN CHU TU DO
    TAU co MUU THAM QUY QUYET GIAN MANH TOT CUNG
    CAN BA cua MY thai ra NUOI SONG DAN TAU hom nay
    NHAT va NAM HAN theo MY tro nen CUONG QUOC
    BAC HAN va VIET NAM an can ba TAU roi SE RA SAO
    OBAMA khong nhap hang TAU dan TAU chet doi
    VIET NAM xuat hang qua MY dan VIET thai binh
    HO CAM DAO chi la cop giay OBAMA hoa ra cop thiet

Phản hồi