WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn ở xứ thiên đường

Nhà văn VN, đảng bảo hót sao phải hót vậy? Ảnh minh họa (On the net)

Sinh ra và lớn lên ở xứ Nghệ, xứ sở của những ông đồ thích chữ nghĩa, có lẽ vì vậy, với tôi niềm đam mê văn chương như ngấm vào máu, dẫu đã thấm câu nói của cổ nhân: “Lập thân tối hạ thị văn chương” (lập thân, kỵ nhất là nghề văn chương).

Tâm niệm là vậy nhưng tôi vẫn coi văn chương như là một người bạn luôn song hành cùng đời sống, chiếm một phần rất lớn trong quỹ thời gian của cuộc đời. Văn chương là niềm vui, là nỗi buồn, thậm chí là họa và cả nỗi kinh hoàng.

Cũng vì cái duyên, cái nợ ấy, nên tôi chơi với khá nhiều nhà văn, đủ các chủng loại, cao sang thì những ông được giải này giải nọ, sách in ra bày kín khắp các sạp, uy danh vang khắp bốn bể, rồi những nhà văn làng nhàng nhưng vẫn có số má hẳn hoi, bình dân hơn là các nhà văn… cỏ, thậm chí văn bựa, sặc mùi ngôn ngữ xe ôm nhưng rất nhân văn, có chính kiến đến ngỡ ngàng.

Trong số hàng trăm tác phẩm được xuất bản theo con đường quốc doanh, đều có cái gì đó na ná nhau, khó nói. Đặc biệt là đều không thể thiếu được bóng dáng của sự lãnh đạo này, lãnh đạo nọ, đường lối của nghị quyết này, nghị quyết kia… và kiên định Thiên đường.

Trước thềm đại hội, trên các mặt báo có hàng chục bài viết về ý kiến của nhà văn Y, nhà thơ X, nhà phê bình Z về chuyện nhân sự, chuyện định hướng, chuyện tác phẩm, chuyện sáng tác. Buồn hơn thế là chuyện choành chọe nhau về ông nào sẽ vào chấp hành, ai sẽ nắm chức chủ tịch. Chủ tịch là người thế nào, giỏi nghiệp vụ hay giỏi tổ chức, đức độ hay không…. Có người lại còn đặt tiêu chí chạy kinh phí, chạy dự án lên hàng đầu.

Rằng, ông này có quan hệ tốt với bộ nọ, ngành kia, ngay thềm đại hội đã xin được tưng đây, tưng đây tiền, rồi các dự án đầu tư sáng tác, các hội nghị chuyên đề, giao lưu quốc tế, quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài… xin được tưng đây. Nói đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói khá nổi tiếng của người Anh: “Money talk” có thể tạm dịch là “tiền nói” vậy là đồng tiền sẽ nói hộ nhà văn, hay nói cách khác, Nhà văn sẽ nói thay tiền, hay trần tục hơn: Nói theo cái thìa đổ cơm vào miệng.

Có người bảo rằng, Hội nhà văn là cánh tay nối dài của Tiệc (Party). Hoạt động của Hội nhà văn phải đúng với đường lối của lãnh đạo của Tiệc. Không ai lại đi ủng hộ hay bỏ tiền ra cho những hoạt động không vâng lời với đường lối ấy cả. Nhà văn Nguyễn Duy có ý kiến khá hay đại lý là: chính sự ủng hộ bằng tiền của Nhà nước lại gây nên sự cản trở của chính Hội nhà văn. Vô tình, các nhà văn được “Họa my hóa”. Nhà văn được nuôi trong những chiếc lồng có sẵn và hót theo nguyện vọng của những người bỏ tiền ra mua thức ăn công nghiệp cho nó.

Giữa hiện tượng này và sự còi cọc của văn chương Việt Nam phải chăng có sự liên hệ với nhau?

Mỗi lần ra nước ngoài, tôi đều giành thời gian tha thẩn đi vào các hiệu sách lớn, rồi tranh thủ hỏi một vài người ở xứ đó xem họ biết gì về văn chương Việt. Hỏi mãi rồi cũng có kết quả, hầu hết người ta nhắc đến một vài tên tuổi, trẻ thì có Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng Bất tận” rồi Đỗ Hoàng Diệu với “Bóng đè”. Già hơn thì có Nguyễn Huy Thiệp với “Tướng về hưu” Dương Thu Hương với “Thiên đường mù”…

Hầu hết những tác phẩm này đều không phải được sáng tác ở các trại do kinh phí của nhà nước tài trợ.

Ai đó đã với tôi: Nhà văn cần không gian rộng lớn để thả cảm xúc và tự do sáng tác. Cái đó, người ta vẫn gọi là quyền tự do ngôn luận. Đó là sự tự do phát biểu, tự do viết, tự do sáng tác mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế (freedom of expression). Đó còn là sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào.

Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các “Quyền dân sự và chính trị”. Những thứ này, với những người dân Việt vẫn là những điều xa xỉ, trong đó, Nhà văn vẫn không phải là một ngoại lệ.

Phải chăng đó vẫn là khát vọng của nhà văn ở xứ Thiên đường!

Nguồn: Blog Phan Thế Hải

2 Phản hồi cho “Nhà văn ở xứ thiên đường”

  1. Vũ thiện Tâm says:

    Hội nhà văn VN dưới triều đại CS ngày nay 99.99% toàn là tư tưởng của chổi cùn và giẻ rách.
    Thật đáng buồn cho đất nước.

  2. Vũ Đình Kh. says:

    Trước 1975, các nhà văn, nhà thơ nhà báo ở miền Nam VN, được tự do viết lách và cà xuống đường biểu tình chính quyền. Và điều quan trọng nhất, họ không sống bám vào chính quyền đương nhiệm. Họ sống bằng chính tài năng của họ. Có người có nhà cao, cửa rộng và cả xe hơi riêng. Vì thế, nền văn học miển Nam đa dạng và phong phú; do đó, tác phẩm nào được nhà xuất bàn tư nhân in cũng đứng vững trên thị trường văn học nghệ thuật. Vì lẽ, chất xám của họ được khai thác tối đa bằng sự kiên trì cố định. Vì thế, nhà văn ở miền Nam VN, họ có thực tài và được trọng dụng. Và nhất là họ không bị nhốt trong một cái lồng văn chương chỉ định.

    Nhiều lần, tôi về VN khi trở qua Canada, mỗi lần mua trên 2.000.00 US sách trong nước để đọc, nhưng tôi vô cùng thất vọng, vì không có mấy đầu sách có giá trị văn học để đọc!

    Ba lần như thế, và tôi không bao giờ mua nữa.

    Tôi cho rằng làm nhà văn, nhà thơ… mà sống bám vào người khác như tìm một kế mưu sinh là HÈN! Đó là sự không tự trọng chính bản thân mình!

    Một khi anh sống bám vào ai đó, thì dĩ nhiên anh phải nói, viết những gì người ta cho anh: Cái- Có- Để– Mà- Ăn- Đút vào miệng! Mà nhà văn thì thừa hiểu: Miếng ăn là miếng tồi tàn nhất!

    Nhưng sao họ vẫn lao đầu vào? Nhân sĩ đâu? Tri thức đâu? Lòng tự trọng đâu?

    Vì thế, tôi không lạ khi mua hàng núi sách mà chỉ đọc được vài chục cuốn. Tất cà những “con Chim”
    nó hót quá Tồi, vì bị nhốt trong lồng quá lâu nên tiếng nó bị rè như hàng triệu cái loa phát tán âm thanh hết cở trên đất nước VN đã quá “đát”, quá cũ.

    Tôi hoan nghênh nhà văn Nguyễn Huệ Chi và một số nhà văn vừa ký kiến nghị, rằng: Nhà văn VN không nên ăn bám vào chính quyển nữa!

    VN còn những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà… ăn bám này, thì đất nước này sẽ không ngóc đầu nổi bời một lũ Ống Bình Vôi tân thời và… hèn mạt.

    Vũ Đình Kh.

    Canada.

Phản hồi