WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Xin đừng tầm thường hóa việc sửa Hiến pháp’

- Sáng 4/8, hội thảo “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992″ tiếp tục là cuộc thảo luận thẳng thắn của các đại biểu tham dự xung quanh câu chuyện sửa đổi Hiến pháp.

Theo cách nói của TS Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội là “tát nước theo mưa”, dù chưa biết định hướng sửa đổi Hiến pháp sẽ như thế nào, nhưng cứ phải thảo luận để xới vấn đề ra đã.

Hiến pháp là tối thượng

TS Khiển “ngậm ngùi” nhắc lại chuyện từ lần sửa đổi bổ sung năm 2001 (thời ông là Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH), nhiều điểm bất cập của Hiến pháp 1992 trong tổ việc tổ chức các cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp đã được chỉ rõ, “tiếc là lại bị gác lại, bởi ở thời điểm đó lại chỉ tập trung những vấn đề đã đạt sự đồng thuận, như Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hay bỏ điều quy định UBTVQH có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm bộ trưởng giữa thời gian của hai kỳ họp QH”… 

Ông Khiển băn khoăn không biết bao giờ những vấn đề cốt lõi về thể chế nhà nước, về tổ chức Chính phủ mới được xem xét sửa đổi, bởi dường như lần sửa đổi tới đây chỉ giới hạn điều hai điều 112, 114 liên quan đến việc tổ chức bầu ĐBQH và HĐND cùng một ngày, cũng như việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.

Bởi thế, ông Khiển đề nghị cần “tát nước theo mưa” để quyết tâm sửa thêm những điều mà Hiến pháp và luật hiện hành không thống nhất, như chuyện Chính phủ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật (như Nghị định…), rồi chuyện nhà nước có cả công chức và viên chức…

“Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thì Hiến pháp phải là tối thượng. Lẽ ra phải sửa luật theo Hiến pháp, nhưng nay lại phải kiến nghị sửa Hiến pháp theo luật”, ông Khiển băn khoăn.

Không tầm thường hóa

Tinh thần “tát nước theo mưa” của TS Khiển cũng là tâm trạng chung của các đại biểu tham dự hội thảo, khi mỗi người một góc tiếp cận, một đề nghị ở cấp độ khác nhau, nhưng tất cả đều tha thiết mong bản Hiến pháp sửa đổi sẽ thật.

PGS TS Trương Đắc Linh (ĐH Luật TP.HCM) viện dẫn hàng loạt hiến pháp trên thế giới để tha thiết đề nghị sẽ sửa đổi cả lời nói đầu của Hiến pháp, bởi chẳng hiến pháp nào có lời nói đầu dài như của ta.

Nhắc chuyện bỏ HĐND quận, huyện, phường, PGS Linh cho rằng phải bàn vấn đề cốt lõi với chính quyền địa phương, “về lâu dài, phải nghiên cứu chuyển sang tự quản địa phương, bởi trước đây ta theo mô hình Xôviết nhưng mô hình này đã không còn tồn tại trên chính quê hương của nó. Nga theo mô hình tự quản địa phương, Trung Quốc cũng đã chuyển sang mô hình tự quản địa phương, thí điểm ở cấp xã rồi. Ngay Liên hợp quốc cũng đang dự thảo Hiến chương về vấn đề này, không lẽ ta không tham gia Hiến chương LHQ?”.

Theo PGS Linh, nhà nước phong kiến của ta đã thực hiện tự quản địa phương ở cấp làng, và trên làng chỉ có nhà nước. “Người dân khi có oan ức thì sẽ kêu ối làng nước ơi, chứ không ai kêu quận, huyện, phường… cả”.

GS Trần Ngọc Đường (Viện Nghiên cứu lập pháp) lại có cách đặt vấn đề khác khi thẳng thắn đặt câu hỏi “Nếu sắp tới chỉ sửa vài điều phục vụ việc bầu cử rồi lại để QH khóa 13 sửa tiếp những phần còn lại thì quá vội vàng, gấp gáp, trong khi bây giờ còn chưa có nghị quyết trung ương. Rồi việc sửa đổi vài điều này có làm chậm quá trình sửa đổi Hiến pháp cơ bản hơn của QH khóa 13 không? Không lẽ việc sửa Hiến pháp lai bị tầm thường hóa như thế?”.

Với lập luận không thể chỉ thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường ở 10 tỉnh, thành trong 1 năm rồi rút ra ngay kết luận, GS Đường đề xuất hoặc tiếp tục kéo dài việc làm thử, hoặc cứ bầu như cũ, dành thời gian để tổng kết kỹ càng, rút ra được mô hình địa phương “chuẩn”, có phương pháp luận đàng hoàng thì hãy sửa Hiến pháp.

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thì tiếp tục trăn trở với những vấn đề cốt lõi về nhận thức: “Phải xác định rõ quan niệm về Hiến pháp, về những điều chúng ta định quy định trong đó, đừng theo nước này một tý, nước kia một tý thì không biết đi đến đâu. Đừng để làm mà không hiểu vì sao mình làm”.

Khánh Linh, vietnamnet

1 Phản hồi cho “‘Xin đừng tầm thường hóa việc sửa Hiến pháp’”

  1. Le Thien y says:

    “Sưả Hiến pháp theo luật” là làm chuyện ngược đời, lấy ngọn làm gốc; đi bằng đầu, chân chổng ngược! Hiến pháp phải là văn bản cao nhất cuả pháp luật, ai tự ý sửa đổi HP là VI HIẾN.
    Hơn ai hết, đảng, nhà nước PHẢI ĐI ĐẦU trong thực thi HP, nó là sản phẩm cuả chế độ đẻ ra.
    Quan trọng nhất là : BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP, NÓ TỐ CÁO SỰ THIẾU TỰ DO DÂN CHỦ THỰC SỰ!

Leave a Reply to Le Thien y