Dân chủ phụ thuộc vào bản chất đảng cầm quyền
LTS: Nhận thấy cần thiết để hiểu những người cộng sản lý luận ra sao về dân chủ và đa đảng, Đàn Chim Việt cho trích đăng bài xã luận dưới đây của Tiến sĩ Lê Văn Bảo trên tờ Quân Đội Nhân Dân, ra ngày 8 tháng 8 vừa qua.
Trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá xã hội chủ nghĩa. Một trong những mũi nhọn chúng thường sử dụng là đả phá mô hình chính trị-xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó đặc biệt là chế độ một Đảng Cộng sản cầm quyền. Chúng tuyên truyền một đảng là không có dân chủ, muốn có dân chủ phải chấp nhận tồn tại nhiều đảng…
Đảng là một tổ chức chính trị của những người có chung một mục tiêu, lý tưởng tồn tại trong một chế độ xã hội nhất định. Đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay. Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều “tự do”, “bình đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ. Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây, về thực chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Đa đảng đưa lại một số tác động tích cực nhất định cho các đảng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho họ khả năng tránh nguy cơ độc quyền, độc đoán, thông qua cọ xát, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Tuy vậy, thể chế đa đảng cũng dễ khuyến khích các lực lượng đối lập vì lợi ích cục bộ chỉ biết phản đối tất cả những gì của đảng cầm quyền, bất chấp phải-trái, đúng-sai, không tôn trọng những lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực tế đã và đang diễn ra ở không ít các quốc gia là các đảng tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thậm chí, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đã đẩy một số nước lâm vào khủng hoảng chính trị, chẳng những quyền dân chủ của người dân không được đảm bảo mà tính mạng của họ cũng bị đe dọa. Cuộc xung đột giữa những người “áo đỏ” với Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan và cuộc xung đột giữa chính phủ và phe đối lập Cư-rơ-gư-xtan vừa qua là những ví dụ.
Ở Việt Nam, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là bản chất, là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ khi ra đời đến nay Đảng là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó không phải là ý chí chủ quan về chính trị mà là tất yếu khách quan của lịch sử. Việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam không có sự cần thiết khách quan cho việc hình thành chế độ đa đảng đối lập. Vì trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện chân chính duy nhất cho lợi ích và nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống, quyền tự do, dân chủ và hạnh phúc. Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam không có một đảng phái hoặc một lực lượng chính trị nào có thể đưa ra được những cương lĩnh, đường lối cho cách mạng Việt Nam, có thể đồng thời giải quyết hai mục tiêu dân tộc và dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cũng đã có lúc trên đất nước Việt Nam có nhiều đảng, nhưng những đảng khác không vượt qua được những thách thức gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân chủ; sứ mệnh lịch sử của dân tộc ta chỉ do Đảng Cộng sản Việt Nam gánh vác. Những lần vượt qua khó khăn, thách thức đã thể hiện bản lĩnh vững vàng và trách nhiệm lớn lao của Đảng đối với vận mệnh của dân tộc và cuộc sống, quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Để thực hành dân chủ rộng rãi, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến hành tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp để thể chế hóa quyền lực của nhân dân. Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền nhằm khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và bản thân Đảng cũng tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều bước tiến quan trọng. Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng việc bảo đảm cho mọi người dân quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do người dân lựa chọn. Trong các kỳ họp của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phần đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên của Chính phủ đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đông đảo các tầng lớp nhân dân theo dõi và được ghi thành biên bản, nghị quyết để giám sát tổ chức thực hiện. Đây thật sự trở thành diễn đàn để người dân thông qua đại biểu do họ bầu ra chất vấn về chính sách, cách thức điều hành, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức. Cũng như nhiều đại hội trước, các văn kiện dự thảo Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ được phổ biến rộng rãi để xin ý kiến của nhân dân. Việc làm đó thể hiện dân chủ, tôn trọng những ý kiến đóng góp của nhân dân trong xây dựng đường lối lãnh đạo đất nước. Đó là sự thực hiển nhiên chứng tỏ Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng bảo đảm cho mọi người dân phát huy quyền làm chủ trong xây dựng và quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chính mình, điều mà nhiều nước đa đảng không làm được.
Trong khi kiên định chế độ dân chủ do một Đảng Cộng sản cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ quên nguy cơ của một đảng cầm quyền, nhất là nguy cơ chuyên quyền độc đoán, mất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ chân chính của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không phủ nhận tình trạng vi phạm dân chủ, hay dân chủ hình thức còn diễn ra ở một số nơi. Nhưng tình trạng đó không bắt nguồn từ bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ chế độ một đảng cầm quyền, mà trước hết do sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và những sơ hở, thiếu đồng bộ của những cơ chế, chính sách cũng như những khiếm khuyết trong phương thức lãnh đạo. Đảng ta luôn nghiêm túc khắc phục những thiếu sót và có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Như vậy, dân chủ hay không dân chủ không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị, vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa đảng đối lập. Trong từng thời điểm cụ thể, nhà nước nói riêng và xã hội nói chung đều phải do một đảng lãnh đạo. Có hay không có dân chủ, dân chủ trình độ cao hay thấp, tất cả phụ thuôc vào bản chất của đảng cầm quyền, chứ không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các đảng phái chính trị.
Tiến sĩ Lê Văn Bảo
Nguồn: Quân Đội Nhân Dân
May vị com rãnh thì đi kiếm việc làm đi.đừng ở đó mà nói linh tinh. Nếu phản đối ý kiến thì qua nước có chế độ đa đảng mà sống. Chứ đừng bắt chứơc nước khác mà phản động
Cùng ông Le văn Bảo
Thú thực khi đọc lướt bài của ông mà tôi có cái cảm giác lợm giọng khi thấy ông nhai đi nhai lại cái đống giẻ rách “chánh quyền nhăn răng” của ông. Xin bỏ bớt 2 chữ tiến sĩ đàng trước tên ông vì nếu không, tôi e rằng đó sẻ là một sự sĩ nhục cho các vị có học vị TS.
Đất nước VN hiện nay rất cần một Tiến Sĩ Tướng Lảnh như Tiến Sĩ Trung Tướng Lưu Á Châu của Trung Quốc. (và như vậy cái gọi là TS của ông chắc đất nước này không cần). Tướng Châu đã phát biểu:
(xin trích từ báo Đàn Chim Việt)
” … Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi “.
“… Liên Xô sụp đổ là vì cải cách chính trị tiến hành quá muộn, chứ không phải vì cải cách chính trị quá mức”.
Để thay cho lời kết, ông có biết rằng nếu có trưng cầu dân ý tự do, trực tiếp, và kín thì hơn 90% đảng viên CS của nhà ông sẽ bỏ phiếu để tống cái đảng ch. đ. này vào thùng rác như Liên Xô, và khối Đông Âu cũ hay không. Tóm lại, chế độ ưu việt mà ông ra sức chèo chống chỉ tồn tại bởi quyền lực từ nòng súng mà thôi. Ông biết “các thế lực thù địch” mà ông và cái đảng của ông kinh sợ nằm ờ đâu không? Xin thưa cái thế lực thù địch đó hiện đang nằm sẳn trong tuyệt đại đa số nhân dân VN (trong đó có hơn 90% đảng viên của ông đấy). Sau cùng, xin nhắc ông cho nhớ, nhóm hành quyết vợ chồng Ceaucescu chính là các cựu đảng viên CS “quang dzinh” của cái chế độ mà ông cho là ưu việt đấy!!!
Trân Trọng.
Đối thoại Tư do, Dân chủ với kẻ cầm diu cui, còng sắt và cai tù như tên trung tướng công an
N V Hưởng hay với “tiến sỹ” quân đội cấp tá này, kẻ suốt ngày chỉ học tập, ôn luyện chỉ thị của cấp
đảng thì không khác chi nói tâm sự với …cầu tiêu khi có nhu cầu và thời gian. Cái gọi là
“Tư do, dân chủ” do csvn nặn ra nó đểu giả đén nổi hai thằng em là Lào và Cămpuchia
nuốt không chôi mà nhả cũng không xong. Tấm hình Linh mục Nguyễn văn Lý bị đặc vụ csvn
bịt mồm ngay tại phiên toà và gần đây nhà văn Trần Mạnh Hảo bị bịt miệng trong đại hội các
“nhà văn” vn làđủ để chứng minh tính “yêu viiẹt’ của “tự do dân chủ ” theo kiểu độc tài csvn.
Cầm quyền vn thay vì đi tìm những nguyên nhân khách quan đã tiêu tàn CNXH ở đông âu, trong đó
có cả một cường quốc nguyên tử và Vũ trụ một thowì là Nga Xô (một trong những nguyên nhân cơ
bản nhất là vi phạm Tự do,Dan chủ và quyền con người vô cùng trầm trọng) thì cố tình chiu rúc đầu
vào bãi rác của lịch sử, tìm mọi cách nguỵ biện và rao bán cái giá trị đểu của cái gọi là tự do, dân
chủ XHCN. Nếu “ngài” “tiến sỹ” còn tin vào điều đã viết trên thì chẳng qua là tự lừa dối mình mà thôi,
“ngài” và cái đảng mà “ngài” tôn thờ đã không tiếp tục lừu bịp đưọc đại đa số dân việt nam nữa rồi.