WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư gửi bạn bên nhà (số 2): Ông Lê Công Phụng lưỡi hơi bị cứng

Ông Lê Công Phụng từng là trưởng ban đàm phán về biên giới của Việt nam những năm 1996 đến 2000; ông cũng từng là trưởng ban biên giới, là thứ trưởng ngoại giao, nay là đại sứ Việt nam tại Hoa kỳ.

Tháng 10 vừa qua ông đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc, tạp chí Văn hoá ở Nam Cali (Hoa kỳ), nói về 2 Hiệp định Việt – Trung về biên giới : Hiệp định 30-12-1999 (trên bộ) và Hiệp định 25-12-2000 (về Vịnh Bắc bộ). Mục đích của ông Phụng là thanh minh rằng 2 hiệp định ấy rất công bằng, bình đẳng, hợp lẽ, hợp luật quốc tế, phía Việt nam không hớ, không bị ép, không thua thiệt gì cả.

Là người theo dõi tình hình, tôi đã gửi đến ông Lý Kiến Trúc và ông Lê Công Phụng 7 câu hỏi, để yêu cầu ông Phụng trả lời – trả lời riêng hay chung thì tuỳ ông – nhằm soi sáng công luận trong và ngoài nước về một vấn đề cực kỳ hệ trọng của đất nước.

Ngay sau đó, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở  Marseille (Pháp), tác giả cuốn sách “Biên giới Việt – Trung, 1885 – 2000 “, 856 trang, đã lên tiếng chứng minh rằng ông Phụng đã nói không đúng sự thật, nghĩa là sai, nói dối, đặc biệt về các khu vực Ải Nam Quan, thác Bản Dốc, vùng Bằng Tường, Quảng Ninh, Hà Giang và Vịnh Bác bộ…

Ông Phụng im thin thít, cho đến nay. Ông có thể trả lời riêng, hoặc gửi báo Văn hoá của ông Lý Kiến Trúc, hoặc qua một tờ báo ở trong nước, hoặc qua mạng thông tin internet của Bô ngoại giao.

Tôi không hỏi ông Phụng về một địa danh cụ thể nào. Tôi chỉ hỏi ông về một số nét không bình thường, khác lạ và yêu cầu ông giải thích sao cho hợp lý, trôi chảy. Đây không phải những vướng mắc riêng, mà là của khá đông bạn bè tôi. Xin nhắc lại vài câu hỏi để bà con ta cùng biết.

* Trước hết, tại sao từ khi đàm phán (năm 1992) đến khi kết thúc (năm 2000), không thông báo cho nhân dân, cho dư luận biết về quá trình đàm phán diễn ra, như hồi đàm phán Việt – Mỹ (1968 – 1973) : công khai hoá mỗi buổi họp, ai tham gia, đề tài tranh cãi, thông báo về từng phiên họp, từng buổi tiến triển ra sao…; tại sao cũng không báo cáo cho Quốc hội, hay cho Ban thường trực quốc hội ? Sau khi ký đến 6 tháng mới báo cáo cho quốc hội (ngày 9-6-2000), mà báo cáo quá sơ sài, không có thảo luận, chất vấn gì cả, đối với một vấn đề hệ trọng đến vậy? Ông suy nghĩ ra sao về tình hình như thế? Nó không bình thường ở chỗ không công khai, như có nhiều điều khuất tất, cần che dấu nhân dân, không tận dụng sức ép của công luận, của dư luận và thế giới.

* Tại sao 2 hiệp định đều ký vào những ngày cuối cùng của năm (30/12 và 25/12), và cứ vào mỗi giữa năm phía Trung quốc đều nhắc rằng “lãnh đạo cao nhất của 2 đảng đã thoả thuận sẽ ký xong trước khi năm nay kết thúc”. Đó là sức ép ghê gớm. Họ ép tổng bí thư phía Việt nam phải hứa, lấy đó ép đoàn đàm phán. Có ai đi đàm phán lại bị động, để đối phương ép thời hạn buộc phải thoả thuận có lợi cho họ như thế !

* Vì sao các tập bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/25.000 được ghi nhận là “bộ phận cấu thành của hiệp định” lại không được công bố, bị dấu kỹ đến nay ? Viện lý do bản đồ lớn quá, in không hết được, là không ổn, vì có thể phổ biến trên mạng internet, tỷ lệ mấy cũng đủ.

Cuối năm nay, 2 bên sẽ đặt xong hơn 2 ngàn cột mốc dọc 1400 km biên giới, sẽ ký Hiệp định kết thúc việc cắm mốc, kèm theo bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/5.000, phía Việt nam có ý định công bố cho nhân dân biết tập bản đồ biên giới cực kỳ chi tiết này hay không ?

* Về phân chia Vịnh Bắc bộ, ông Phụng có biết khi tranh cãi chủ quyền của một vịnh, đã có những tiêu chuẩn và kinh nghiệm là :
- số dân mỗi bên sinh sống nhờ vào vịnh là bao nhiêu ? (số dân Việt nam ở đông Bắc bộ và bắc Trung bộ là  24 triệu, số dân ở phía Tây đảo Hải Nam và bán đảo Lôi châu chỉ có 8 triệu, nghĩa là 3/1);
- chiều dài đường cơ sở ven bờ biển và ven các đảo (Việt nam có hàng ngàn đảo, Trung quốc chỉ có 4 đảo, đường cơ sở phía Việt nam gấp hàng trăm lần phía Trung quốc );
- số sông mỗi bên với tổng lưu lượng nước chảy hàng năm cùng tổng số phù sa đóng góp vào hình thành Vịnh của mỗi bên :  phía Việt nam có hơn 20 con sông lớn nhỏ, các sông Hồng, Lô, Đà, Thương, Đáy, Mã, Chu, Lam, Gianh… trong khi Trung quốc chỉ có 2 con sông nhỏ, về lượng nước và phù sa, phía ta gấp hàng chục lần Trung quốc. Ta có đòi 3/4 diện tích Vịnh Bắc bộ cũng là thoả đáng.

Trong khi chờ lưỡi ông Phụng khỏi cứng, xin kể chuyến đi thăm thác Bản Dốc do Sứ quán Tàu ở Hà nội tổ chức, mời phóng viên các báo, quan chức vụ báo chí bộ thông tin truyền thông và bộ ngoại giao Hà nội, được nhà báo Điếu Cày và cô phóng viên Nụ kể lại rất sinh động.

Đoàn xe sang trọng, từ Hà nội, qua Bằng tường đi sâu sang đất Quảng Tây rồi quay lại phía Nam, ghé thăm đệ nhất Hùng Quan ở Phương Nam, một thắng cảnh giá trị và ăn khách du lịch bậc nhất ở phía Nam, với khách sạn 3 tầng, nhà nghỉ hiện đại mái đỏ như son, bãi xe rộng lớn. Các phóng viên Việt nam sững sờ, ngỡ ngàng, khám phá ra chuyện lạ: đây chính là khu Bản Dốc của Việt nam ta đã bị lấn chiếm và chính thức hoá bằng Hiệp định 25-12-2000. Các bạn cay đắng nói với nhau :
“Ôi! thì ra mình được họ rước về thăm ngôi nhà của…chính mình!”. Không biết nên cười hay khóc ! Các quan chức bộ thông tin vẫn hý hửng một cách lỳ lợm, còn lườm nguýt bộ hạ : “Cấm nói với nhau bằng tiếng Việt, các đồng chí bạn giỏi tiếng Việt lắm đấy, nghe không !”.

Xin hỏi ông Phụng: ông nghĩ gì về sự kiện chủ nhà được mời về thăm ngôi nhà của chính mình? Và ông biết chăng, nhà báo Điếu Cày đang nằm trong tù một phần do dám khóc trước sự kiện kỳ quặc này đấy.

Paris 14-11-2008

© 2008 www.danchimviet.com

Phản hồi