Top 10 nhà độc tài đang gặp rắc rối
Những cuộc biểu tình khổng lồ ở Ai cập nhằm trục xuất Tổng thống Hosni Mubarak đánh dấu một thời điểm chưa từng có trong lịch sử Ai cập và hết sức khó chịu đối với Mubarak trong ba thập kỷ chiếm giữ quyền lực của ông ta. Tinh thần của cuộc nổi dậy này dường như đang lây nhiễm. TIME cho chúng ta một cái nhìn lướt qua những kẻ bạo quyền mà sự níu giữ quyền lực lúc này đã yếu hơn bao giờ hết.
1. Hosni Mubarak
Josh Sanburn, TIME, 01/02/ 2011
Trong nhiều năm Ai cập không nằm trong tầm nhìn Trung Đông của hầu hết người Mỹ – cho dù trong thời gian dài Washington là nhà hảo tâm đối với chế độ Cairo. Nhưng Ai cập, có thời từng là lực lượng áp đảo trong khu vực, nay đang ở trung tâm tin tức khi tổng thống Mubarak đang vật vã bám chặt lấy quyền lực trước những cuộc biểu tình chưa từng thấy. Lãnh tụ chuyên quyền này đã lãnh đạo Ai cập từ sau cuộc ám sát Anwar Sadat năm 1981. Mặc dầu chính phủ Mubarak đã cải thiện các cuộc bầu cử năm 2005, đối lập chính trị thật sự từ lâu đã bị đàn áp dưới sự thống trị của ông ta. Muslim Brotherhood, một nhóm chính trị Hồi giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng đã bị đàn áp, và lực lượng cảnh sát Ai cập khét tiếng là tàn bạo đối với những người chống chính phủ. Các cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái bị nhiều người cho là gian lận, và nhiều người Ai cập thấy xấu hổ trước những dấu hiệu đầu tiên Mubarak mở đường cho con trai ông ta lên nối ngôi -
đặt cơ sở cho một triều đại gia đình trị được hậu thuẫn bởi một phái đặc quyền đặc lợi thối nát. Mubarak hiện đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng đối với sự thống trị dài nhiều thập kỷ của ông ta bởi một khối dân chúng tràn đầy phẫn nộ và thất vọng dồn nén từ nhiều năm nay.
2. Ali Abdullah
SalehFrances Romero, TIME, 01/02/2011
Một tuần lễ với các cuộc biểu tình chống đối trên khắp Yemen đã làm thấm nỗi sợ vào tim tổng thống Ali Abdullah Saleh, khiến ông ta vội vã thả nhiều nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo chỉ ít ngày sau khi họ bị bắt giữ. Saleh, người đã trị vì Yemen trong 32 năm, từ lâu đã bị phê phán về chính phủ tham nhũng của ông ta, và được coi như con tốt đen trong những cố gắng chống khủng bố của Mỹ. Saleh cũng có một lịch sử những cuộc thỏa thuận cay đắng với các chiến binh Hồi giáo và những cuộc nổi dậy của nhiều bộ tộc để giữ được chính quyền – một sự kiện mà cộng đồng quốc tế đã và đang quan tâm chặt chẽ kể từ khi al Qaeda ở bán đảo A rập, hoạt dộng chủ yếu bên ngoài Yemen, nhận trách nhiệm về âm mưu năm 2009 đánh bom một máy bay của Northwest Airlines trên đường đến Detroit. Đầu năm nay, quốc hội Yemen đã sơ bộ chuẩn y một biện pháp cho phép Saleh, kẻ đã cai trị hơn ba thập kỷ, được ở lại chính quyền vượt quá sự ủy trị hiến định của ông ta. Tin tức nhắc đến những cuộc biểu tình đã mạnh lên trong nước này kể từ khi có cuộc nổi dậy của Tunisia.
3. Kim Jong
IlKayla Webley, TIME, 01/02/ 2011
Là lãnh tụ tối cao của một trong những nước cô lập nhất thế giới, Kim Jong Il của Bắc Triều Tiên không được biết đến gì nhiều ngoài những những tuyên bố huênh hoang, thường là ngu xuẩn, của những cái mồm chính thức của chế độ. Những sự việc như ông ta đã có lần viết sáu vở opera trong hai năm, “huấn luyện” cho đội tuyển World Cup của nước ông ta bằng công nghệ điện thoại di động tàng hình (mà ông ta sáng chế ra) và ghi được tỉ số thắng 38 điểm trong một trận đấu golf (biến ông ta thành tay golf thủ vĩ đại nhất mọi thời đại). Trong khi những kỳ công về tài nghệ của ông ta là tù mù, thì sự đói khổ cùng cực ở Bắc Triều tiên là rõ ràng. Khi Kim đã xây dựng một trong những quân đội thường trực lớn nhất thế giới, thì các tổ chức viện trợ ước tính khoảng 2 triệu người đã chết từ giữa những năm 1990 do kết quả của thiếu lương thực phần lớn vì quản lý kinh tế tồi tệ. Chế độ toàn trị của Kim đã bị lên án về tra tấn, những vụ hành hình công khai, lao động nô lệ, cưỡng bức phá thai và giết hại trẻ sơ sinh; và khoảng 200.000 người bị giam là những tù nhân chính trị.
Tia hy vọng mỏng manh duy nhất của Bắc Triều Tiên là cái chết của Kim – hiện đang ốm yếu. Trong việc chọn để bổ nhiệm con trai của ông ta là Kim Jong Un, một kẻ trong độ tuổi 20 không có kinh nghiệm gì, làm người kế vị, Kim đã tạo ra một tương lai thiếu chắc chắn khi những thành viên mạnh khác trong gia đình ông ta đua tranh vào chức vụ chóp bu này. Một số người nói rằng sự không chắc chắn này có thể đưa đến việc đổi gác [chế độ] hay thậm chí một cuộc nổi loạn lãnh đạo bởi các sĩ quan quân đội bất mãn.
4. Alexander Lukashenko
Josh Sanburn, TIME, 01/02/2011
Thường được mô tả như “nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu”, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã cai trị nước Đông Âu này trong 16 năm. Để chống đỡ cho nền cai trị của mình, những tiếng nói đối lập thường xuyên bị chặn, còn phương tiện truyền thông độc lập thì từ có ít đến không có. Các đối thủ chính trị thường xuyên bị theo dõi bởi công an mật Belarus, trong nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ này nó vẫn còn được gọi là KGB. Lukashenko bắt đầu kiểm soát đất nước từ năm 1996 khi quốc hội xem xét kết tội ông ta, ông ta liền lập tức giải tán nó. Lukashenko sau đó tự tay chọn ra một quốc hội kế tục, và nắm lấy quyền kiểm soát ngành tư pháp của đất nước. Tháng 12 vừa qua, nhà độc tài này đã được bầu lại với 80% số phiếu, nhưng nhiều nhà quan sát độc lập cho biết có sự gian lận phổ biến. Từ đó, Lukashenko đã lãnh đạo một cuộc đàn áp tàn bạo các đối thủ chính trị, trong đó có một vài người ra tranh cử với ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống. Cộng đồng quốc tế đã áp đặt trừng phạt Belarus vì những hành động này của ông ta.
5. Omar Hassan al-Bashir
Alexandra Silver, Time, 01/02/2011
Omar Hassan al-Bashir, người lên cầm quyền ở Sudan sau khi lãnh đạo một cuộc đảo chính năm 1989 (ông ta là tổng thống từ năm 1993), có một danh hiệu nhục nhã là nguyên thủ quốc gia đương chức đầu tiên mà Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt. Ông ta bị truy nã về tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và theo một lệnh bắt thứ hai năm 2010, tội diệt chủng ở Darfur. Những bản cáo trạng này không phải là thách thức duy nhất mà al-Bashir phải đối mặt. Trong tháng Giêng 2011, cùng tháng người miền nam Sudan đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để ly khai, các sinh viên miền Bắc đã chiếm các đường phố để phản đối chế độ của al-Bashir.
Pages: 1 2
Tiec qua, khong co mot nhan vat VN nao trong ” bang phong than” nay.
Có gì đâu mà tiếc với rẻ. Tên độc tài Hồ chí Minh; nó đã chết toi từ hồi nào. Nông Đức Mạnh đã không học theo cái nghề QUỈ KẾ của cha nó được; vì nó ảnh hưởng lâu dài vào giòng họ MẸ là người NÙNG; họ đâu có mưu mô như dân xứ NGHỆ.
Riêng; CSVN đã hoàn toàn sụp đổ sau khi KHỐI LIÊN SÔ TAN RÃ; và bị TÀU dạy cho nó bài học năm 1979. CSVN ê-càng vì bị bẻ rụng cả hai.
Bây giờ; CSVN đã bị bao vây KINH TẾ bỡi phải dùng tiền dollars để nhập cảng đồ tiêu dụng; nó giống như con KHỈ TÔN NGỘ KHÔNG trong chuyện HUYỀN TRANG qua TÂY TRÚC và nó bị BÙA KIM-DOLLARS bọc đầu nó lại.
Hồi nào, đuổi Mỹ; Thắng Tây;
Bây giờ; mang mặt ăn mày khắp nơi.
Thì Độc Tài nữa thì chỉ có ĂN CÁI GIẢI ?
Hồi nào; Người việt vượt biên là khép tội bán nước.
Bây giờ; mà không phải bây giờ… từ năm 1989 khi VIỆT KIỀU về làm giấy tờ để bảo lãnh thân nhân họ đi… những tên nón cối túm lại THƯA BÁC CHO CHÁU XIN I dollars để sống.
Bọn CON LAI MỸ; bị chúng coi như ghẻ lở. Nhưng sau đó CON LAI MỸ là quí hơn thỏi vàng; khi phải cài chúng vào để con VC được đi…
Nếu ghép ĐỘC TÀI CÁ NHÂN như các nước trên thì VNCS không có; nhưng ghép ĐỘC ĐẢNG thì thiếu MẸ chi đấy ! nó còn ngồi lâu ăn bám NHÂN DÂN cả đống như ĐỖ IO; LDA; VNG etc.. tên nào cũng ngồi ăn bám NHÂN DÂN cả 3;4 chục năm cả.
Chăm chú đọc từ đầu đến cuối, không thấy có Việt Nam, buồn.
Ngáo vừa thôi bạn Thanh
Tất cả mọi cá nhân, đảng, chế độ nào còn bức hiếp dân, khinh thị dân; ĐI NGƯỢC TRÀO LƯU TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN ĐỀU LẦN LƯỢT PHẢI CÁO CHUNG . ĐÓ LÀ QUI LUẬT TẤT YẾU ẮT XẢY ĐẾN CHO NHỮNG KẺ, NHỮNG CHÍNH QUYỀN NÀO CÒN “NÚP-BÓNG-DÂN-CHỦ” ĐỂ THA HỒ ĐỘC TÀI, DỐI TRÁ, BẤT CÔNG, ĐI NGƯỢC LỢI ÍCH CUẢ QUỐC GIA – DÂN TỘC .
10 sao chi co 4 ?
BBT: Bạn bấm vào số “2″ ở bên dưới để xem trang tiếp theo.