WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cần nói thêm về sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội

Ảnh minh họa: Google

Vấn đề này từ cổ chí kim loài người đã nói nhiều, ngay như tác giả bài viết này cũng đã đề cập khá nhiều trong các bài viết khác nhau đã có dưới nhiều khía cạnh và cách nhìn khác nhau. Tuy nhiên, những gì người nước ngoài viết, những gì trên thế giới đã có, thực chất nó vẫn không phải của ta, không phải chính bản thân của người Việt Nam nói ra. Tất nhiên học hỏi mọi nơi, mọi thời luôn luôn là sự sáng suốt cần thiết và khôn ngoan, thế nhưng người ta không thể bê nguyên cả các thư viện, hay các khối kiến thức khổng lồ của nhân loại vào trong đầu óc, nhất là những đầu óc bình dân của các con người phải hàng ngày bươn chãi, vật lộn cùng cuộc sống. Đó là chưa nói sự tiếp thu máy móc, thiếu suy nghĩ, thiếu nhận định và thiếu tự chủ, kiểu nhận thức qua truyền miệng, qua rỉ tai, qua các lớp đào tạo hời hợt, cấp tốc, ngắn ngày vì các mục tiêu giả tạo, nói chung là theo các kiểu tuyên truyền chính trị có tính mánh lới, thiếu trung thực, trong quá khứ đã xảy ra nhiều nơi trên khắp thế giới, ở khá nhiều nước, và điều đó mang lại các hệ lụy thực tế lịch sử cụ thể ra sao ở mỗi nước như vậy ra sao thì ngày nay mọi người đều rõ.

Bởi vậy vấn đề đặt ra như thế cũng chính là vấn đề mối quan hệ giữa trí thức và thực tế. Trí thức là sự hiểu biết, sự hiểu biết đó phải thật sự khách quan, khoa học, xác đáng, cụ thể, sự ứng dụng vào thực tế của nó mới thực sự mang lại kết quả, nếu không thì ngược lại. Cho nên trí thức trước hết phải trung thực với bản thân mình, với người khác, với xã hội. Ngược lại trí thức phải khom mình, phải nói những điều giả dối, không dám nói lên sự thật khách quan của xã hội, nói về hùa nhau để tự bảo vệ quyền lợi, nói mà không có suy nghĩ, đánh giá tự chủ, tự do, nói mà không tự hiểu được điều mình nói, hoặc chỉ cố tình nói sai một cách vô ý thức, vô trách nhiệm, không quả cảm, liệu cái gọi là trí thức, gọi là hiểu biết, gọi là khoa bảng, gọi là thuộc lớp giai tầng trên của xã hội, ít ra về mặt quyền lực, hiểu biết, hay năng quyền chuyên môn như thế, thì liệu thực chất có ích lợi gì cho người dân, cho xã hội, hay chỉ phản ý nghĩa, phản tác dụng, và đưa lại mọi kết quả thực tế hoàn toàn ngược lại. Cho nên mọi người trí thức đúng nghĩa luôn luôn phải có các cách thức suy nghĩ khách quan, khoa học, mọi xã hội văn minh, mọi nhà nước tiến bộ không thể gò ép trí thức, không thể làm mất sự tự chủ, tự ý thức, tự do tư duy của giới trí thức, đó cũng thật sự chính là điều đáng nói nhất.

Vậy mà vấn đề giàu nghèo và ý nghĩa của giai cấp trong đời sống xã hội vẫn luôn là một thực tế trong cuộc sống, cho nên vô hình chung nó vẫn là vấn đề luôn luôn đập vào mắt và cần nói đến nhất. Tuy nhiên nói thế nào cho thật sự khách quan, chính xác, đúng đắn, trung thực mới chính là yêu cầu quan trọng nhất. Bởi vì mọi ý nghĩa đặt ra là để nhằm giải quyết, để tìm hướng đi cụ thể, tìm lối ra thích đáng, không phải chỉ nói suông, đặt ra cho có, hoặc chỉ giải quyết một cách trật chìa, vô bổ, kém hiệu quả, phi hiệu quả, hoặc thậm chí phản hiệu quả. Nói như thế để thấy rằng phương pháp luận nhận thức thực tiển và khoa học phải cần luôn luôn có, bởi vì có như thế thì mới đưa lại được các phương pháp luận hành động cũng thực tế, đúng đắn và kết quả, nếu không thực chất chỉ là điều viễn mơ, sự không tưởng, sự nhảm nhí, nhất là những phản tác dụng kinh hồn trong đời sống. Đó chính là ý nghĩa phân biệt giữa lý thuyết và thực tiển, giữa tư duy và áp dụng, giữa chuyên ngành và tổng quát, giữa ý thức và sự nhận thức chẳng hạn. Nói chung cái nguyên lý cần luôn luôn hướng dẫn cái cụ thể. Bởi nếu không, trường hợp cái nguyên lý sai lại tưởng rằng đúng, hoặc chỉ chăm bẳm vào cái thực tế mà không quan tâm đến nguyên lý đúng, cũng đều là những điều ngờ nghệch và phản hiệu quả trong chính mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Thế thì chúng ta hãy trở lại với một hình ảnh cụ thể. Như có một dãy sườn đồi nhấp nhô nào đó chẳng hạn, các hạt thông từ những trái thông già nơi các cây thông rụng xuống, tất yếu nó có thể di chuyển tự nhiên bằng trăm ngàn cách. Tức khi gió lặng thì rơi ngay xuống gốc, nhưng khi gió nhiều, mưa bão, nước cuốn, hoặc các côn trùng tác động đến, tất nhiên mọi đích đến hay các kết quả sau cùng đều không đơn giản. Có nghĩa các hạt thông đều không thể tự chọn lựa nơi để mọc, chúng cũng không thể làm thay đổi địa mạo, tức hình thể mặt đất nơi chúng nẩy mầm và lớn lên. Tất cả những điều đó đều là các thực tế khách quan cùng là những quy luật ngẫu nhiên. Rồi thế hệ này đến thế hệ khác của chúng cũng tương tự như vậy. Rừng cây nhìn bên ngoài tưởng như luôn luôn không thay đổi, nhưng thực chất bên trong là hoàn toàn khác, chúng có thể có những biến chuyển nào đó không ngừng, có thể tự bên trong mỗi cá thể, có thể do các nội lực hay ngoại lực khác nhau tác động vào những mảng, những số đông của nhiều cây khác nhau, cũng như vị trí tồn tại trong không gian giữa lớp trước, lớp sau không phải luôn giữ nguyên trạng mà hoàn toàn thay đổi. Đây, ý nghĩa của lịch sử và ý nghĩa của thực tại đời sống khách quan nó luôn luôn là như vậy, trong thiên nhiên vật chất cũng như trong đời sống có ý thức, có nhận thực của xã hội con người.

Có nghĩa không có cá nhân nào chọn cha mẹ, chọn giai cấp, chọn hoàn cảnh để sinh ra ở đời. Chỉ khi ra rồi mới biết cha mẹ mình ra sao, mới biết điều kiện xuất thân của mình thế nào, rồi đến khi lớn lên, trưởng thành, mới hoàn toàn biết được tất cả mọi điều gì xảy ra trong chính các môi trường sống và những điều kiện lịch sử khách quan đã gắn với thân phận, điều kiện sống, cũng như mọi hoàn cảnh cụ thể khác nhau của mình. Đó cũng chính là ý nghĩa về sự tương quan giữa nội lực và ngoại lực. Tức con người không phải ai là sản phẩm thuần túy của bản thân hay sản phẩm thuần túy của xã hội, mà chỉ là sự giao thoa, hay là sản phẩm kết hợp hoặc tổng hợp của cả hai. Quy luật của sự tất yếu và quy luật của sự tình cờ như luôn luôn đan xen vào nhau, đôi lúc cũng không ai rõ được đâu là sự tất yếu hay sự tình cờ, đâu là kết quả của nổ lực bản thân hay đâu là ý nghĩa của điều ngẫu nhiên hay ngay cả mang tính cách siêu nhiên, tức ngoài tất cả mọi dự kiến, trong cuộc sống. Bởi vậy, nếu đem những điều này ra để nói về sự giàu nghèo, nói về ý nghĩa của các giai cấp hay giai tầng trong xã hội thực tế, cũng không phải hoàn toàn không có ý nghĩa hoặc vô lý. Do đó, cái cốt yếu là mỗi người hãy tự suy nghĩ về bản thân mình, kiểm nghiệm lại lịch sử toàn bộ đời sống của mình, phản tỉnh lại các trải nghiệm riêng biệt, đặc thù của mình, còn nếu chỉ sống một cách vô ý thức, hoặc hoàn toàn mê muội nghe theo lời nói của những người khác, dù trong góc độ hay khía cạnh nào có khi cũng hoàn toàn không đúng.

Vậy ý nghĩa đặt ra, chính sự khác biệt về tình trạng giàu nghèo của mọi người trong xã hội tạo thành giai cấp kinh tế hay là điều ngược lại. Cái gì là cái có trước, đó có thể là điều mà có nhiều người chưa kịp suy nghĩ. Nếu giai cấp có trước, điều gì tạo nên giai cấp ? Nếu sự giàu nghèo có trước, điều gì tạo nên sự giàu nghèo ? Chẳng lẽ hai cái có cùng lúc hoặc không hề có cái nào tạo ra cái nào, và như vậy thì cũng đâu còn có điều gì đáng nói. Đây có thể là điều vô cùng thú vị để mọi người cùng suy nghĩ. Bởi vì thật ra, toàn bộ xã hội con người cũng chỉ là một tập đoàn sinh học cùng khai thác mọi miền trên trái đất để tồn tại và phát triển. Trên toàn bộ diện tích đồng bằng của mỗi nước không thể không có khai thác nông nghiệp, tức không thể không có những người nông dân, thời nào cũng vậy, bao giờ cũng vậy, chỉ khác là phương thức canh tác, chất lượng đời sống, tức điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, và điều kiện lao động sản xuất mà thôi. Tất nhiên, mặt biển cũng vậy, rừng rú cũng vậy, hầm mỏ cũng vậy, và nói cho cùng thì các đô thị mọc lên cũng vậy. Bởi vì chẳng có đô thị, thành phố nào từ trên trời rơi xuống, mà chính là sự phát triển của xã hội thôn quê tạo thành thành thị. Đó chỉ là ý nghĩa tự nhiên của đời sống kinh tế khách quan của phát triển xã hội cũng như kể cả sự phát triển của lịch sử sử thế giới nói chung. Có nghĩa không một dân tộc, đất nước, quốc gia nào tách khỏi được lịch sử thế giới tự cổ chí kim, đó là điều mà ngày nay ai ai cũng có thể nhận biết.

Pages: 1 2 3

1 Phản hồi cho “Cần nói thêm về sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội”

  1. 1/86 tr. con chim says:

    Có tài để trở nên giầu có, làm giầu trong phạm vi pháp luật là rất tốt và cần phải có trong xã hội phát triến lành mạnh. Đó là những ngươi suất chúng, những người miệt mài cố gắng và đã thành công trong công việc của mình và có khả năng tổ chức sản xuất cho xã hội được nhờ! Không có nhà nước hay tư nhân nào trách móc họ gì cả!
    Nhưng nhận lương nhà nước vài chục triệu VND/ tháng, mà sở hữu vài chục triệu hay vài tỷ $ thì đó là ăn cắp của dân và làm hỏng đất nước!
    Chớ nên biện bạch kiểu nửa vời là “nếu không có giai cấp giầu thì đồng ruộng không bao giờ thành nhà cao ốc”.
    Hay là buôn ma túy xong rồi có tiền mua nhà hàng triệu $ ở VN. rồi thắc mắc sao mọi người không tôn trọng tôi, tôi tuy rằng chân đất mắt toét nhưng cũng có nhà to đây này.v.v. nó kệch cỡm lắm!

    Ghi chú: đây là ý kiến riêng của tôi và không muốn phản bác Tác giả của bài viết!

Phản hồi