WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nổi sóng hay chìm xuồng

Nổi sóng hay chìm xuồng
Bên lề vụ cảnh sát Jan Jose đánh sinh viên Việt Nam

Ðáng lẽ đã chìm xuồng:

Câu chuyện cảnh sát San Jose ra tay đánh anh du học sinh Việt Nam tại đại học San Jose có thể đã chìm xuồng nếu nội vụ không phơi bày rất ồn ào trên trang nhất số chủ nhật ngày 25/10/2009 trên tờ nhật báo duy nhất còn lại tại địa phương.

Ký giả Sean Webby viết bài trên Mercurynews.com vào thứ bẩy 24/10/09, đăng trên báo giấy sáng chủ nhật. Cả thế giới truyền thông Việt Mỹ biết tin và lưu ý khai thác cấp kỳ. Ðài VOA đăng tin, báo Người Việt quận Cam phỏng vấn và đi liên tiếp nhiều tin tức trên báo giấy và báo điện. SJMN tiếp tục đăng thêm các tin tức và bình luận hàng ngày. Phỏng vấn, quan điểm và thư độc giả.

Nhưng thật ra sự việc đã xảy ra ngày 3-9-2009. Như vậy từ vụ đánh sinh viên cho đến khi báo đăng đã trải qua gần 2 tháng. Tuyệt đối không có ai biết đến. Hồ sơ báo cáo của cảnh sát nộp cho văn phòng coi như chuyện bình thường. Chắc chắn công luận bên ngoài không biết đã đành. Các giới chức trong thành phố hoàn toàn mù tịt. Cảnh sát trưởng có lẽ cũng không biết, hoặc biết mà không quan tâm, nói gì đến văn phòng biện lý quận hạt Santa Clara. Và có thể chính nạn nhân cũng không biết rằng anh là vai chính trong kỳ nổi sóng tại San Jose vào tháng 10 năm nay, 2009.

Bị đánh có thương tích, được đưa đi nhà thương cấp cứu, đem về quận thẩm vấn, bị tống giam, rồi được tha, phải mang thương tích ban đêm đi xe bus về. Rồi lại đi học như thường, chỉ trễ có vài giờ trong buổi học hôm sau.
Ðáng lẽ câu chuyện đã chìm xuồng như bao nhiêu chuyện động trời khác. Nhưng gần hai tháng sau khi nội vụ xảy ra, chuyện này bắt đầu nổi sóng.

Ðầu đuôi ra sao:

Theo báo chí Việt Mỹ đăng tải rất nhiều chi tiết.
Hồ quang Phương là sinh viên du học từ Saigon, đang học năm thứ 3 ban toán tại San Jose State University. Phương qua đây được hơn 2 năm. Lúc đó 18 tuổi. Bây giờ 20 tuổi. Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, đại diện cho Phương nói rằng đây là 1 sinh viên dù du học nhưng gia cảnh eo hẹp nên ở “share” phòng với các sinh viên Mỹ khác. Cậu là người Việt duy nhất ở chung trong nhà trọ này.

Ngày 3/9/09 khi Phương lấy miếng thịt bò trong tủ lạnh ra rửa để nấu ăn thì bạn cùng phòng, một anh Mỹ trắng tên là Jeremy đã đổ xà bông lên miếng thịt. Cuộc tranh cãi xảy ra với sự chứng kiến của nhiều bạn sinh viên ở chung. Anh Jeremy khai là Phương cầm dao đang cắt thịt nói là nếu ở Việt Nam tao sẽ giết mày. Cũng có thể Phương đã nói rằng, ở Việt Nam thì mày chết với tao. Mọi người cười lên coi như là chuyện vui. Nhưng Jeremy gọi cảnh sát. Cảnh sát đến, một toán gồm 4 người. Những chuyện xẩy ra tiếp theo thực sự ra sao vẫn còn đang tranh luận.

Cảnh cát hỏi tên Phương là người được báo cáo dọa giết Jeremy. Trong báo cáo cảnh sát ghi là Phương chống cự nên phải dùng võ lực để còng tay. Khi Phương trả lời phỏng vấn, anh nói là bị rơi mắt kính, không nhìn thấy nên cúi xuống nhặt kính. Sinh viên này bị cận 7 độ.

Cảnh sát liền dùng baton ruột kim loại, bọc cao su đánh Phương hơn 10 lần, kể cả 1 lần sau khi đã còng tay. Một cảnh sát khác bắn anh bằng cây súng điện.
Sau cùng Phương bị tống lên xe cảnh sát đưa đi cứu chửa các vết thương kể cả vết thương bị đánh trên đầu. Rồi đem về sở cảnh sát thẩm vấn. Bị tống giam. Gần sáng thả cho về.

Tất cả sẽ trôi qua như cơn ác mộng, nếu không có đoạn phim của anh bạn cùng phòng thu được cảnh bạo hành của cảnh sát vào máy điện thoại. Ðoạn phim này đem bán cho một luật sư Việt Nam tại San Jose, ông Nguyễn Hoàng Duyên và hồ sơ được mở ra. Ðại diện cho thân chủ Hồ Quang Phương, luật sư Duyên liên lạc với SJMN. Tòa báo mời các chuyên viên đến xem phim và tham khảo. Hầu hết cho biết đây là trường hợp nghiêm trọng. SJMN với sự đồng ý của luật sư đại diện nguyên cáo, đưa tài liệu cho sở cảnh sát mở cuộc điều tra.

Ðồng thời, SJMN đưa ngay câu chuyện lên báo chủ nhật. Họ không cần chờ kết quả điều tra, và cũng không cho rằng tin tức đã cũ từ hai tháng trước.

Câu chuyện nổ ra như trái bom tin tức đúng vào lúc San Jose tương đối bình yên, Thị trưởng và các nghị viên thành phố, bà chánh biện lý quận hạt Santa Clara, báo chí địa phương và toàn quốc, cộng đồng Việt Nam khắp mọi nơi mới biết rõ nội vụ. Và câu chuyện chìm xuồng đã nổi sóng. Ðó là giá trị của truyền thông tự do và một bông hồng phải dành cho SJMN, tờ nhật báo duy nhất của miền Bắc đang sống dở chết dở trong nền kinh tế suy sụp của Hoa Kỳ.

Những bài học sau cùng:

Tại San Jose, tin tức về cảnh sát và cộng đồng Việt Nam luôn luôn đưa lại cho chúng ta những bài học. Mấy năm trước, chuyện cô Bích Câu bị bệnh tâm thần, chính người chồng gọi 911 cầu cứu cảnh sát. Cảnh sát đến đã bắn chết vợ. Những cuộc biểu tình đấu tranh của cộng đồng tương đối có kết quả. Cảnh sát bị đình chức. Một đại bồi thẩm xử công khai có bản án. Sau cùng là phiên tòa dân sự có bồi thường. Công lý được thực thi sau khi công luận nổi sóng.

Tiếp theo, mới đây một thanh niên Việt Nam cũng bị bệnh tâm thần, người nhà gọi 911 cầu cứu. Cảnh sát đến cũng bắn chết đương sự. Nội vụ lần sau coi như chìm xuồng, không sóng gió như lần trước. Báo San Jose Mercury News yêu cầu được biết nội dung cuộc đối thoại với 911. Ðây là chứng cớ rất quan trọng xác định rằng khi cảnh sát được gọi đến tại chỗ đã biết rõ tình hình hay không. Bà biện lý Dolores Carr, người mặc áo dài Việt Nam duyên dáng trong các lễ hội đã từ chối không tiết lộ tin tức từ hồ sơ cảnh sát. Và thành phố cũng như quận hạt địa phương cùng thỏa hiệp không cần đại bồi thẩm đoàn xử công khai. Do đó không ai biết họ đã bàn những gì trong phiên xử. Kết quả, viên cảnh sát bắn người vô can.

Và bây giờ đến vụ Hồ Quang Phương.

Nhưng lần này đoạn video mờ mịt trong máy tel. cầm tay có được những âm thanh hết sức quan trọng. Tiếng nói, tiếng đánh đập, tiếng la khóc.
Chắc chắn sau những âm thanh này sẽ còn nhiều tin tức bình luận, ý kiến của mọi người, mọi giới và mọi phía.

Kinh nghiệm từ hai vụ trước, gọi 911 để báo cáo cầu cứu nhưng kết quả lại bị cảnh sát giết, vấn đề liên quan đến an ninh và giáo dục.
Lần này, vẫn là nhu cầu an ninh và giáo dục, nhưng câu chuyện của 1 du học sinh Việt Nam, vấn đề còn liên quan đến ngoại giao. Anh sinh viên này là người Việt Nam, vấn đề liên quan đến cộng đồng. Việc cảnh sát San Jose bạo hành với người Việt, vấn đề liên quan đến sắc tộc. Sau cùng vì Hồ Quang Phương là sinh viên đến từ Thành Hồ, vấn đề lại còn liên quan cả ý thức hệ Quốc Cộng ?

Ngay sau khi bài báo của SJMN đăng lên, cảnh sát đã đình chức 4 cảnh sát viên liên quan đến nội vụ. Ảnh hưởng lớn lao của truyền thông xứ tự do là ở chỗ này. Cảnh sát San Jose bắt đầu học lại bài học của họ. Học đi học lại mà họ vẫn không quên.
Hai anh chàng cảnh sát liên quan chính, một anh đã có hơn 10 năm công vụ và 1 anh trên 3 năm công vụ. Chỉ 1 buổi chiều vung tay quá trán, cả sự nghiệp uy quyền bổng lộc có thể tan thành mây khói. Hai anh cảnh sát đi cùng, dù không làm gì cả, nhưng cũng phạm tội tòng phạm, nếu sau nay các can phạm chính ra tòa bị án. Tuy nhiên đó là bài học của cảnh sát.

Bài học của chúng ta.

Người dân thường khi đụng phải cảnh sát, nhất cử nhất động đừng để cho họ hiểu lầm. Nói nhiều vô ích, giơ tay giơ chân, hấp tấp lật đật, móc túi lấy đồ, đứng lên ngồi xuống đều có thể bị đòn hay ăn đạn. Nếu phải thi hành theo lệnh, phải làm theo thật chậm và bình tĩnh. Lưu ý quan trọng nhất là dù chúng ta vô tội và không nguy hiểm nhưng cảnh sát không biết như vậy. Hai trường hợp người Việt bị bệnh tâm thần bị cảnh sát bắn, chính gia đình nạn nhân gánh trách nhiệm rất thương đau và quan trọng. Rất nhiều điều đáng tiếc nhưng không thể nói thêm được.

Tuy nhiên, bài học quan trọng hơn cả là không thể tin vào các nhà dân cử, dù ở bất cứ chức vụ nào hay sắc tộc nào. Người Việt hay không phải gốc Việt. Thị trưởng, nghị viên, chánh biện lý, cảnh sát trưởng v . v . . . Tất cả những màn dân cử khăn đóng áo dài, Cờ Vàng, chống Cộng cùng với những lời tuyên bố hứa hẹn hoa mỹ chỉ là đồ trang trí giai đoạn.

Trong vụ cảnh sát bạo hành tại SJSU xẩy ra từ đầu tháng 9-2009, nếu không có báo Hoa Kỳ đăng tin, chắc chắn các giới chức tại San Jose sẽ không bao giờ biết đến. Rồi bây giờ, câu chuyên nổ bùng như tạc đạn thì quý vị cầm quyền lại yêu cầu bà con ta bình tĩnh. Chuyện đâu còn đó. Hãy chờ công lý phán xét. . Sự thực, sau này khi dư luận nổi sóng, công lý được sáng tỏ, kết quả phần lớn nhờ ở công luận Hoa kỳ bắt đầu từ báo chí. Nếu còn phải chờ công lý hơi lâu, xem ra cậu sinh viên 20 tuổi nên nhịn nhục ăn miếng thịt bò xào với chút xà bông lại còn dễ chịu hơn nhiều.

Niềm tin vào cuộc đời

Nhận xét riêng của chúng tôi, sóng gió lần này có nhiều lý do để chúng ta đặt niềm tin vào cuộc sống. Trước hết không có án mạng chết người. Rõ ràng là anh sinh viên sau khi bị đòn oan, đã có lúc sợ bị trục xuất mất Visa, học hành lỡ dở. Ðược tha cho về là may.

Nhưng nay chuyện đổi khác. Anh không ngờ là công lý Hoa Kỳ quả thực khác với quê hương. Chuyện bất công dù đã qua đi nhưng vẫn có thể thành chuyện tranh tụng trong hiện tại. Ở đây không có chuyện phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Ở đây không có Ðảng, không có Ðoàn. Ở đây chỉ cần một chút ánh sáng công lý và một phần may mắn. Cái phôn tay kỳ diệu thu hình là món quà của thượng đế. Tiếp theo, ông luật sư Việt Nam đã gõ đúng cánh cửa công luận của truyền thông Hoa Kỳ. Báo San Jose Mercury News dứt khoát không hề quản ngại gì sở cảnh sát San Jose. Họ cũng không cần phải che dấu cho thành phố và biện lý cuộc. Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha.

Ðoạn phim thu được đưa cho cảnh sát điều tra nội bộ, nhưng báo chẳng cần chờ đợi kết quả. SJMN tung bản tin ngay trang nhất ngày chủ nhật. Ðó là những người làm báo vô tư và can đảm. Họ không bận tâm về mối tình “đồng hương Hoa Kỳ” mà cho nội vụ chìm xuồng.

Tiếp theo, dư luận đọc giả Mỹ, cũng như các nhà chuyên môn trong giới luật gia đều đồng loạt cho rằng cảnh sát đã dùng bạo lực không cần thiết. Hai vụ bắn chết người nói ở phần trên, dù sao cũng rõ ràng có phần tai nạn và bất cẩn. Cả hai anh cảnh sát đều hấp tấp nổ súng. Dù bị buộc tội hay không, khi biết rõ bắn lầm cũng phải ân hận một đời.
Ðối với trường hợp sinh viên Hồ Quang Phương, hoàn toàn không có gì là hiểu lầm, hấp tấp vội vã. Từ tốn nhẩn nha, tay cảnh sát nện dùi cui vào cả đầu nạn nhân và dáng thêm cú cuối cùng sau khi đã còng tay đương sự được coi là cú quyết định cho bản án bạo hành.

Sau khi hoàn tất công tác, cảnh sát tha anh sinh viên và làm báo cáo vô sự. Văn phòng điều tra nội bộ trong sở cảnh sát không hề nhận được báo cáo vi phạm. Chưa ai biết nội dung bản báo cáo vô sự của cảnh sát. Có ghi chở nạn nhân đi nhà thương hay không. Nếu có ghi thì tại sao có thương tích ? Thương tích vì ăn đòn. Tại sao bị đòn? Vì chống cự. Nếu chống cự, tại sao lại tha cho về mà không truy tố? Từ trên xuống dưới, cả sở cảnh sát chẳng ai quan tâm đến nội vụ. Tất cả đều bình yên cho đến khi đọc báo San Jose Mercury News buổi sáng chủ nhật ngày 25 tháng 10-2009

Mấy tháng nay, thường đọc tin SJMN trên internet, đã toan bỏ không mua báo hàng ngày, hôm nay gửi chi phiếu mua thêm năm 2010 cùng với chút niềm tin vào cuộc đời

Bài do tác giả gởi Đàn Chim Việt Online

Phản hồi