WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Văn hóa cám ơn

Hai tuần trước là ngày kỉ niệm ngày 22 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa của Việt Nam. Theo truyền thống đạo lí của người Việt chúng ta phải ghi ơn những người đã nằm xuống trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền đất nước. Nhưng rất tiếc hình như trong giới quan chức ít ai nhớ đến ngày này, đến nổi báo chí không thấy nhắc đến cụ thể.

Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xã hội. Khoảng 2 năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam “phàn nàn” rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt còn ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lí của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo,ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và, sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt.

Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây còn cho thấy hình như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn còn khá khó khăn. Anh là một kĩ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm đến chất lượng đến nổi cẩn thận gõ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá.

Một câu chuyện “quên” cám ơn khác có liên quan đến Giáo sư Bùi Trọng Liễu, người vừa mới qua đời khoảng 10 ngày trước ở Paris. Gs Liễu là một người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, đóng góp hàng trăm bài viết để cải tiến giáo dục và chuẩn mực giáo sư. Gs Liễu cũng là một trong những người sáng lập ra Đại học dân lập Thăng Long, nay là Đại học Thăng Long. Sau 1 tuần Gs Liễu qua đời, tôi tò mò vào trang web của Đại học Thăng Long xem ban giám hiệu có lời nào về sự ra đi của Gs Liễu. Hoàn toàn không. Tôi rất ngạc nhiên. Nhưng nay thì tôi không còn ngạc nhiên nữa.

Câu chuyện bên Úc mà tôi thuật ở đây cho thấy người phương Tây có cách thể hiện sự tri ân một cách thiết thực. Viện nghiên cứu y khoa Garvan của chúng tôi có nhu cầu thành lập một phòng thí nghiệm mới chuyên về phân tích di truyền, và may mắn thay, chúng tôi được một “đại gia” trong ngành bảo hiểm tài trợ để trang bị phòng óc và các thiết bị quan trọng. Hội động quản lí của Viện quyết định lấy tên của nhà tài trợ đặt tên cho phòng thí nghiệm. Ngày khai mạc, chúng tôi mời nhà tài trợ, phu nhân và con của ông đến tham dự, phát biểu ý kiến, và cắt băng khánh thành. Tôi để ý thấy chẳng những phòng thí nghiệm mang tên ông, mà ngay cả trước phòng thí nghiệm còn có một bảng đồng khắc một đoạn văn ghi ơn ông đã hỗ trợ tài chính cho việc thành lập phòng thí nghiệm. Đó là một cách ghi ơn của người phương Tây.

Thật ra, trong xã hội Âu Mĩ, việc ghi nhận đóng góp của các nhà từ thiện được xem là một đặc điểm của văn minh. Ở các đại học, thỉnh thoảng các thương gia tài trợ cho một ghế giáo sư hay ghế chủ nhiệm một bộ môn khoa học, trường đại học thường lấy tên nhà tài trợ đặt cho chức danh giáo sư. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta thấy một số giáo sư Âu Mĩ, chẳng hạn như ông bạn tôi kí tên là “Rebecca Cooper Professor of Medicine” để cho thấy người giữ chức danh giáo sư y khoa đó là do bà Rebecca Cooper tài trợ.

Ngay cả trong các hội nghị khoa học có sự tài trợ của các công ti dược, ban tổ chức còn gửi thư nhắc nhở các nghiên cứu sinh hay các nhàn nghiên cứu trẻ đến quầy của các công ti dược để nói một tiếng cám ơn. Nếu không có tài trợ của các công ti đó, chắc gì các nghiên cứu sinh được đi dự hội nghị. Lời cám ơn ở đây rất quan trọng, vì đó không chỉ là một cách tri ân người hỗ trợ, mà còn là một cử chỉ bày tỏ rằng ở trên đời mọi người đều phải tùy thuộc nhau mà sống.

Có thời người Việt chúng ta có cảm nhận không đúng với người phương Tây. Hồi còn nhỏ, tôi thỉnh thoảng nghe người ta nói người phương Tây tuy bề ngoài tỏ ra lịch sự nhưng tâm thì họ vô đạo đức lắm, vô ơn lắm. Nhưng khi có dịp sống và làm việc chung với người Mĩ, Anh, Úc và Âu châu nói chung, tôi thấy quan điểm đó quá sai. Tôi thấy cám ơn và xin lỗi gần như là một nét văn hóa của người phương Tây. Ngày tôi mới sang Úc, tôi thấy hai chữ “thank you” (cám ơn) và “sorry” (xin lỗi) giống như là những chữ nằm lòng. Thật ra, ngay từ ngày mới vào học tiếng Anh, người ta dạy khi được hỏi “How are you today” (Hôm nay anh khỏe không), thì câu trả lời lúc nào cũng kèm theo hai chữ cám ơn –thank you. Phải có chữ cám ơn đằng sau. Đi chợ mua hàng, sau khi trả tiền, người bán hàng cũng “cám ơn”, và mình (người mua hàng) cũng “cám ơn” lại. Bên Mĩ, họ còn lịch sự hơn nữa: cám ơn, và chúc ông/bà một ngày tốt đẹp.

Ở xã hội Âu Mĩ, trẻ em ngay từ lúc còn rất nhỏ đã được dạy phải có trách nhiệm xã hội, phải biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”, và nói thật lòng chứ không nói qua quít. Khi lớn lên, họ chẳng những trở thành những người rất lịch sự mà còn rất có đạo đức, có trách nhiệm với cộng đồng. Họ không bao giờ quay mặt với một tai nạn để cho nạn nhân nằm chết trên đường lộ như ở Việt Nam ta.

Ngược lại với Âu Mĩ, ở Việt Nam, tôi thấy hình như tần số của hai chữ “cám ơn” còn khá thấp. Dự nhiều hội nghị trong nước tôi ít thấy khi nào diễn giả cám ơn cộng sự hay nghiên cứu sinh, làm như tất cả slides và dữ liệu là tự họ sáng tạo ra vậy (một điều không thể)! Vào quán ăn, ăn uống xong và được nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ việc tính tiền (hay cho thêm tiền “tip”), nhưng không hay ít nói lời cám ơn. Viết đến đây, tôi nhớ đến câu chuyện của Mahatma Gandhi rằng khi ông ăn trưa trong một quán ăn bình dân, sau khi trả tiền ông nói với người phục vụ lời nói cám ơn, và người phục vụ tâm sự: “Thưa ông, tôi sẽ nhớ ông mãi vì hơn 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe ai nói cám ơn”.

Trong thời buổi hội nhập quốc tế, tôi thiết nghĩ chúng ta nên thực hành văn hóa cám ơn. Thật ra, văn hóa này chẳng xa lạ gì với người Việt Nam. Như nói trên, người Việt có câu “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” để ghi ơn những người đi trước đã tạo nên nền móng cho ngày nay. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời có nói một câu đơn giản mà nổi tiếng: sống trên đời cần phải có một tấm lòng, phải sống tử tế với nhau. Sống tử tế với nhau cũng có nghĩa là ghi nhận sự đóng góp và giúp đỡ của người khác. Cám ơn chẳng những tỏ lòng tri ân người mình thọ ơn mà còn là một cách tôn trọng nhân phẩm của người đó.

Nguồn: Blog NguyenVanTuan

8 Phản hồi cho “Văn hóa cám ơn”

  1. nuocviettoi says:

    Tuy nhiên cũng có một câu chuyện khá khôi hài như sau:
    Cách đây tuần trước, tôi và bà xã vào mua hàng tại Costco, trong khi xếp hàng chờ tính tiền thi cũng có một bà xồn xồn Việt nam một mình đứng xí chỗ sẵn cách tôi 2 người, cùng lúc ấy bà ngoắc tay cô con gái đang đấy xe hàng ở đàng sau tôi lên chỗ bà đứng trước một cô gái người Mễ. Sau khi con gái bà đẩy xe lọt vào chỗ đó, bà bèn tỏ ra là người thừa lịch sự quay lại cô gái Mễ nói “thank you”. Cô gái Mễ bèn ra dấu “It;s OK, no problem” . Đứng loay hoay một lúc, không hiểu suy nghĩ ra sao, bà lại một lần nửa quay sang cô Mễ “thank you” , lần này cô Mễ phất tay ra ý nói “đã cut line mà còn vờ vĩnh lắm chuyện”.
    Chuyện chỉ có vậy nhưng làm tôi suy nghĩ rằng người mình học văn hóa “CÁM ƠN” nhưng đôi khi lại lạm dụng tiếng cám ơn.

    • sjman says:

      tôi cũng có chuyện costco, cách đây vài tháng trong costco có bán thuốc súc miệng, buy one get one free, tôi mua được vài chai. Đang xếp hàng trả tiền, thì một bà việt nam sồn sồn, tiếng anh thuộc loại broken english, phang ngang cut the line và hỏi tôi, “hey, you where you get it?” vừa nói vừa chỉ vào chai nước súc miệng. Tôi hơi bực mình vì cái lối nói mất dạy như vậy. Nhưng tôi cũng ráng lịch sự chỉ cái quầy để bà ta đến đó lấy hàng. Khoảng chừng chưa tới 30 seconds, tôi thấy bà ta tất tả trở lại. “hey, I can’t find it!”, lúc này tôi cũng hơi nổi sùng vì cái lối nói như vậy, nhưng lần nữa lại ráng lịch sự, vì biết bà ta cũng là dân mit như mình lại mấy người đang đứng xếp hàng cũng hơi ngạc nhiên vì lối nói trổng như vậy. Tôi cũng dằn cơn giận lại trả lời vì tôi chưa thấy ai mất dạy như bà này. có lẽ họ hết hàng rồi. tôi trả lời bằng tiếng Anh. Thế nhưng bà ta lại tiếp tục “hey, you, you share with me”, bà ta vừa nói vừa chỉ vào mấy chai nước. Đến đây, tôi không thể chịu nổi nữa, trợn mắt nhìn bà ta vì không thể tưởng tượng có một loại người như vậy. Thế là bà ta nhe răng ra cười rồi bỏ đi tỉnh bơ, như không có chuyện gì xảy ra.
      Thằng bạn tôi siêng năng đi tập thể dục trong gym, nó kể nhiều chuyện vui, Việt nam vào gym nói chuyện ầm ỉ như đang ở chợ cá, xuống hồ bơi họ bắt phải tắm trước cho sạch sẻ trước khi xuống, nhưng các bà vẫn tỉnh bơ, phóng xuống ào ào, không chịu dội nước trước. Sợ các mệ không hiểu tiếng anh, ban quản lý nhờ ai đó ghi cả tiếng việt dán to đùng, thế mà các mệ vẫn tỉnh bơ, làm tàu lặn không cần tẩy uế. Chưa hết ban quản lý, gọi thằng bạn tui lại, bảo nó ra nói với mấy mệ đừng ở dơ như vậy nữa. Thằng bạn tôi quê độ đeo bình hơi lặn kỷ, không tới gym đó nữa :-)
      Weekend rồi tôi đưa cả gia đình đi coi phim Alice in the wonderland (3D), hai đứa con thích lắm, nhưng tôi bực mình không thể tả, vì một bà mít cũng dẫn 3-4 đứa con cháu gì đó đi coi, trong phim mấy đứa nhỏ tha hồ nói chuyện bàn về cuốn phim đang chiếu, còn bà mẹ thì móc phone ra gọi ai đó nói chuyện tỉnh bơ như đang ở nhà bếp của mình, có lẽ vì không hiểu tiếng anh thành ra coi phim cũng đếch biết là cái gì, thành ra móc phone ra nói chuyện vậy :-(((

      • Bui Hao says:

        Đâu liên quan gì tới chuyện “cám ơn “Bạn nổi giận vì bị đồng hương hỏi khiếm nhả (có lẻ hỏi Mỹ thì khác ?)ở Cosco; mấy mệ VN làm quê độ tại cái Gym, 3 -4 mẹ con mít ồn ào nơi rạp hát. Có ai giống ai đâu?.Cho tiền lẻ người đứng vỉa hè cũng đã khác rồi. Có: thank you or god blesss You; lắc đầu : có khi bị “Fu..you “.Trong trường hợp này chỉ biết nín re , rảo bước ,

  2. Khong tuong says:

    Thank you is the first word I learned when I come in US in 1975. Sometime your life depend on it.

  3. monique says:

    bai hay

  4. KimJackson says:

    Bạn vào một tiệm ăn Việt, cô hầu bàn đem bát đũa ra để trên bàn giống như ném vào bàn cuả bạn. Các cô cậu hầu bạn Mỹ làm trong các tiệm ăn, nhât là các tiêm lớn, thường rất lễ phép, lịch sự làm cho các khách cho rất nhiều tiền tip. Các chủ tiệm thường lựa những nhân viên lễ phép, lịch sự với khách hàng và huấn luyện nhân viên phải làm như vậy. Bên Việt nam mình thì khác: Bạn đến một cửa hàng, bạn hỏi mua rồi không mua, bạn có thể bị nghe chửi không tiếc lời, nhất là vào buổi sớm mai. Hình như thay vì dùng tiếng cám ơn thì bên Việt nam có nhiều người, không phải tất cả thay bằng chữ Đ–.!

    • sjman says:

      hôm qua, sau khi viết comment ở trên, tôi có dịp ghé ngang tiệm bán fast food Hương Lan ở San Jose, đang đứng xếp hàng để order bánh mì, có một anh cũng khoảng trên 50 tuổi phang ngang cut the line, tôi chỉ anh ta ra đàng sau tôi get in the line, vì đã có người xếp hàng sau tôi. Thế là có một anh khác, bạn của anh đấy, đang chen ngang line bên cạnh quay sang chào hỏi anh bạn và chưởi đống “D.M, nó tưởng tiếng anh của nó ngon lắm GET ON THE LINE”. Tôi tiếng anh không giỏi nhưng cũng không dốt mà nói một câu như vậ/y. tôi vừa buồn vì cái dốt nát và cái hành xử vô giáo dục của anh ta. Không thèm trả lời, thế mà anh ta tưởng là mình nói hay qúa, cứ oang oang lập lại cái câu tiếng anh bồi của anh ta. khổ thật, tôi cũng đành im miệng vì đôi co với hạng người này chỉ thêm bực mình.

      • Bui Hao says:

        Có những người hay lấn lướt đồng hương như vậy (không dám chen vào line nơi chợ Mỹ ).Thấy ai mua ít đồ đứng sau mình ,nếu không gấp thì nhường người ta 1 chút cũng OK.

Leave a Reply to KimJackson