WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy nhìn đây Trung Quốc

Nguồn: tnr.com

Trong mấy mươi năm nay, các viên chức Trung Quốc và những người ngoài cuộc khác đã nhiều lần cam đoan với thế giới rằng Đảng CS của quốc gia này rồi sẽ dự định mở khóa chế độ độc tài đảng trị của họ.   Người ta nói rằng chế độ này rồi sẽ có nhiều cải tổ và giải phóng chính trị lớn lao để đi kèm với những cải tổ kinh tế đã được Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào cuối thập niên 1970.  Vấn đề còn lại chỉ là thời điểm chín mùi mà thôi.  Viết cho tờ Foreign Affair hai năm trước đây, nhân vật có nhiều quan hệ rộng rãi với các viên chức cao cấp ở Bắc Kinh kiêm chủ tịch tổ chức Brookings Institution [một trong những think tank lâu đời nhất ở Hoa Thịnh Đốn] ông John L. Thornton đã cho biết rằng một cựu viên chức lão thành trong ĐCS TQ đã nói với ông rằng “những tranh cãi ở Trung Quốc không còn vây quanh vấn đề Dân Chủ hay là không nữa… mà về vấn đề khi nào và như thế nào.”

Nhiều năm trôi qua, có hàng loạt các giải thích ngắn hạn đã được đưa ra trước câu hỏi tại sao các dự tính của lãnh đạo Trung Quốc về thay đổi chính trị vẫn bị trì hoãn.  Tập thể lãnh đạo của Trung Quốc vẫn còn quá mới mẻ với công việc nên chưa thể tiến hành cải tổ hay là có thể họ đã ngự trị quá lâu?   Không, họ không thể nào nới lỏng tinh thần ngay trước Đại Hội Đảng Cộng Sản xảy ra mỗi 5 năm.  Họ cũng không thể làm gì trong mỗi năm có con số 9 nằm sau cùng (có quá nhiều ngày kỷ niệm nhạp cảm trong những năm này, kể cả ngày kỷ niệm sự kiện đàn áp Thiên An Môn của năm 1989).  Họ không thể mạo hiểm cải tổ chính trị trước Thế Vận Hội Olympic.  Và chắc chắn là không thể nào trong thời điểm khủng hoảng kinh tế hoặc khi kinh tế phát triển chậm – và với lý do tương tự, không trong lúc kinh tế phát triển mạnh hay khi lạm phát gia tăng.

Nếu bạn suy nghĩ kỹ về tất cả các biện luận về sự trì trệ ngắn hạn này trong thời gian qua thì sẽ thấy rằng thời điểm thích hợp nhất cho chế độ độc tài Trung Quốc khởi đầu công cuộc mở khóa thể chế chính trị của họ có thể là ngay trong lúc này.  Năm nhạy cảm với con số 9 đứng cuối vừa trôi qua, TVH Olympic đã xong lâu rồi.  Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cùng giữ chức vụ với nhau hơn 7 năm nay, và Đại Hội Đảng lần kế tiếp vẫn còn 2 năm nữa mới tái diễn.  Có thể vẫn còn đó những lo ngại bồn chồn trong lĩnh vực tài chính, như một bong bóng địa ốc mới chẳng hạn, nhưng nói chung thì kinh tế Trung Quốc đang vững vàng, không trong tình trạng khủng hoảng cũng không tăng trưởng quá nóng đến mức đáng sợ.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy giải phóng chính trị sẽ xảy ra.  Hơn nữa, trong khoảng 1 năm qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những phụ tá của ông ta đã có vẻ như đi ngược hướng khi xiết chặc quản lý đối với các tổ chức chính trị đối lập và kể cả những luật gia đại diện cho các nhà bất đồng chính kiến.

Tháng 12 vừa qua, lãnh đạo Trung Quốc đã chính thức tố cáo ông Liu Xiaobo, th lĩnh của phong trào Hiến Chương 08 kêu gọi tự do bầu cử và đòi hỏi tự do ngôn luận, với tội danh “xúi giục lật đổ nhà cầm quyền quốc gia.”  Ông Liu đã bị đem ra xử và kết tội với bản án 11 năm tù giam, mặc kệ những lời thỉnh cầu từ Liên Minh Âu Châu và Hoa Kỳ đòi trả tự do cho ông ta.   Trong lúc đó thì ông Gao Zhisheng đã biệt tích từ gia cư của ông và ngày 4 tháng Hai năm 2009.  Ông Gao là một luật sư nổi tiếng đã từng đại diện cho các công nhân mõ than, giáo dân Công Giáo, và thành viên của phong trào Pháp Luân Công đòi hỏi bồi thường từ chính quyền TQ.  Lãnh đạo Trung Quốc không lên tiếng gì về sự mất tích của ông Gao trong gần 1 năm và rồi chỉ cho biết rằng ông Gao đang “ở nơi mà ông nên ở.”  Tháng vừa qua, các viên chức TQ cho biết rằng ông Gao đã đi làm xa ở tận tỉnh Tân Cương hẻo lánh; vợ chính thức của ông Gao cũng không được phép liên lạc ông ấy.  Vào tháng Hai, nhà tranh đấu bảo vệ môi trường TQ ông Tan Zouren đã bị xử 5 năm tù giam với tội danh “thúc giục lật đổ chính quyền sau khi ông ta liệt kê danh sách các trẻ em bị thiệt mạng trong trận động đất ở Tứ Xuyên.  Những sự kiện nổi bật này là một phần của một loạt các sự kiện tương tự.  Phỏng theo lời của giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) bà Sophie Richardson thì “Những cuộc bắt bớ vẫn còn tiếp diễn không chỉ đối với các nhà phê bình chính quyền nổi tiếng mà kể cả những người biểu tình ôn hòa, phóng viên báo chí, và những người đang tìm cách đòi bồi thường từ việc con cái của họ bị thiệt mạng bời sữa độc và những trường học được xây cất cẩu thả.  Kể cả những thương gia ngoại quốc cũng nói rằng chính quyền Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy họ tôn trọng những quyền tự do con người cơ bản nhất.”

Trung Quốc đã qua được nhiều đợt đàn áp, bắt bớ trong quốc nội trong quá khứ mà không cần đến sự thay đổi tiếp nối nào trong các quan hệ đối ngoại.  Nhưng lần này thì ranh giới nghiêm ngặt về bất đồng chính kiến trong nước đã đi liền với thái độ đặc biệt nhằm củng cố địa vị của họ trong một số các vấn đề quốc tế.  Trong Hội Đồng Bảo An LHQ, Trung Quốc đại diện cho trở ngại chính thức đối với n lực của từ nhiều phía nhằm ngăn chặn Iran sở  hữu vũ khí hạt nhân.  Trung Quốc cũng đa theo đuổi các chính sách vụ lợi chủ yếu bằng cách duy trì tiền tệ ở giá thấp, bỏ mặc nhiều lời kêu gọi từ phía Hoa Kỳ, Âu Châu, và nhiều nơi khác.  Theo nhiều lời tường thuật thì Trung Quốc đã dẫn đầu trong việc cản trở những hành động đáng kể đối với vấn đề thay đổi khí hậu trong hội nghị ở Copenhagen tháng 12 vừa qua.  Sau khi giám sát chặt chẽ chuyến viếng thăm của tổng thống Barack Obama vào tháng 11 vừa qua, lập trường của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn qua vấn đề buôn bán vũ khí cho Đài Loan và qua sự kiện đức ĐaLai Lạt Ma đã viếng thăm Hoa Thịnh Đốn.  Nhưng không chỉ riêng Hoa Kỳ mà thôi, cả khối Âu Châu, Anh, và Ấn Độ.. tất cả cũng đã từng đối đầu với thái độ quyết đoán mới mẻ này của Trung Quốc.

Điều gì đã dẫn đến cử chỉ gần đây của chính quyền Trung Quốc?  Giải thích hiển nhiên nhất, và cũng là giải thích nhiều lần được đưa ra nhất, là việc Trung Quốc cuối cùng đã nhận thức được uy lực đang gia tăng của chính mình.  Theo lý luận này thì kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu của năm 2008 và những thâm thủng trong ngân sách Hoa Kỳ, lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được rằng họ có được lợi thế kinh tế để đòi hỏi nhiều hơn, để nhấn mạnh những yêu cầu thay đổi nguyên trạng, và nói chung là để nói với mọi người hãy tránh ra.  Và vì thế, chúng ta có thể xem rằng mình đang chứng kiến sự trả đũa của Trung Quốc đối với phương Tây cho tất cả những sự s nhục mà TQ đã hứng chịu kể từ cuộc chiến Nha Phiến [giữa Anh và TQ, thế kỷ 19].

Vấn đề ở đây là lời giải thích này có vẻ như không đầy đủ cho lắm.  Đúng, Trung Quốc gần đây có một cách nhìn mới và đầy đủ hơn về sức mạnh kinh tế của họ so với các nước khác – nhưng điều này không nhất thiết phải dẫn đến thái độ bất trị rõ ràng mà thể chế này đã thể hiện.  Thật ra trong quá khứ thì nhận thức về sức mạnh của mình đã dẫn đến một thái độ rất khác trong tầng lớp cai trị của Trung Quốc – đó là thái độ bình thản uy nghi đối với thế giới bên ngoài. (Thái độ này này được biểu hiện qua câu nói nổi tiếng vua Càn Long đã đối đáp trước lời khẩn nài mở cửa thông thương của sứ thần nước Anh, Lord Macartney.  Câu trả lời đó là: “Chúng tôi chưa bao giờ xem trọng những sản phẩm trí tuệ, cũng như chúng tôi chưa bao giờ cần đến gì từ các nhà sản xuất ở nước ông.” )  Những vị quân chủ uy quyền nhất của Trung Quốc lúc nào cũng, dù giả dối thế nào, có thái độ khiêm tốn trong quan hệ đối xử với người ngước ngoài.  Khi tổng thống Richard Nixon gặp g Mao Trạch Đông lần đầu tiên, ông ta nói với Mao rằng tư tưởng của Mao đã vận chuyển Trung Quốc và thay đổi thế giới.  Mao đã chần chừ trả lời: “Tôi đã không thể thay đổi nó, tôi chỉ có thể thay đổi một vài nơi trong phạm vi lân cận Bắc Kinh.”  Phô trương quyền lực, nói một cách khác, không bao giờ là truyền thống kiên định chưa từng đứt đoạn của Trung Quốc.

Thật ra thì thái độ khẳng định gần đầy của Trung Quốc đôi lúc có vẻ phản hiệu quả theo nhiều kiểu mà chính sách đối ngoại của Trung Quốc chưa bao giờ có.  Thường xuyên hơn, Trung Quốc dày dặn kinh nghiệm với chính sách uyển chuyển, chân mềm;  mục đích chính là khiến các cường quốc khác chia rẽ và khi có thể, cạnh tranh với nhau khi cố gắng tạo ảnh hưởng với Bắc Kinh.  Nhưng các chính sách gần đây của Trung Quốc đối với vấn đề nhân quyền, với việc duy trì nhân dân tệ ở mức độ thấp, và với vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu, tất cả đã nhắc cho dân Hoa Kỳ và dân Âu Châu nhớ lại những lợi ích mà họ cùng chia xẻ khi giao tiếp với Trung Quốc.

Nếu chính sách đối ngoại của Trung Quốc (ở nhiều mức độ khác nhau) đã trở nên phản hiệu quả, đó có thể là vì mục tiêu mà Trung Quốc nhắm đến không phải là Hoa Thịnh Đốn hoặc Brussels [thủ đô của Bỉ].  Đó có nghĩa là sách lược giao tiếp quốc tế của Trung Quốc càng ngày càng bị chi phối bởi các đợt sóng ngầm quốc nội.  Vị thế lãnh đạo của Trung Quốc có vẻ như gần mất đi quyền kiểm soát.  Trong nhiều năm qua, họ đã phải lo ngại về sự phát triển của một phong trào đại chúng có thể so sánh với những phong trào đã dẫn đến những cuộc “cách mạng màu” ở Ukraine và Georgia.  Trong năm qua, Trung Quốc cũng đã quan sát sự tăng trưởng của Phong trào Tuổi Trẻ Xanh (Green Movement) ở Iran.  Đối với người ngoài cuộc, lối so sánh này có vẻ ngớ ngẩn; hai quốc gia nào không thể nào khác nhau hơn nữa.  Trong mấy mươi năm nay, Iran đã có nhiều phong trào ở nhiều dạng khác nhau khởi động bởi tầng lớp trung lưu (không kể đến các cuộc bầu cử).

Nhưng thật ra, những tiến triển gần đây ở Iran và Trung Quốc có những tác động đối với nhau đến bất ngờ.  Ngay sau khi cuộc bầu cử uyên náo ở Iran xảy ra vào tháng 6 năm vừa qua, bộ ngoại giao TQ đã lên tiếng ủng hộ Ahmadinejad và nói rằng họ hy vọng Iran có thể duy trì “sự ổn định và tinh thần đoàn kết.”  Khi các cuộc nổi loạn xảy ra ở tỉnh Tân Cương, TQ vào tháng 7 vừa qua, chỉ vài tuần sau cuộc bầu cử tại Iran, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã rút ngắn chuyến đi Âu Châu của mình và trở về xử lý tình hình.  Trung Quốc nhanh chóng cắt bỏ đường truyền mạng Internet trong cả khu vực.  Chỉ trong 2 tháng trước đó, tờ báo chính thức của ĐCS TQ tờ Nhật Báo Nhân Dân (People’s Daily) đã cảnh báo vai trò của mạng Internet tại Iran và đặc biệt liên đới nó với Hoa Kỳ:  “Những rối loạn liên tục sau đợt bầu cử tại Iran đã diễn ra như thế nào?  Đó là một cuộc chiến tin học khởi động bởi Hoa Kỳ với những lời tuyên truyền gây chia rẽ, kích động và gieo nỗi bất hòa được truyền qua YouTube và Twitter.”

Trong lúc đó thì lãnh đạo TQ đã phải xoay trở với một vấn đề chính trị quốc nội từ một hướng khác.  Đó là một vấn đề tự họ hình thành: một chủ nghĩa dân tộc vang dội hơn bao giờ hết của người Trung Quốc.  Nhà cầm quyền TQ đã nung đốt lòng yêu nước này để thay thế những giá trị CS chỉ còn một vài người Trung Quốc tin tưởng vào mà thôi.  Sự thật là qua 60 năm sau khi Tưởng Giới Thạnh bỏ lục địa TQ trốn sang Đài Loan, nhà cầm quyền TQ đánh bại ông ta đã và đang tạo nên một Chủ Nghĩa Dân Tộc Trung Hoa khác, với đầy dẫy những nhũng nhiễu của chủ nghĩa cũ.  Nhưng càng khuyến khích chủ nghĩa dân tộc, giới lãnh đạo TQ càng phải lo ngại thêm về khả năng chính họ bị xem là cúi đầu trước ngoại bang.  Họ đã cho phép các cuộc biểu tình chống Mỹ được bùng phát sau khi phi cơ Mỹ dội bom ngay lãnh sự quán TQ ở Belgrade, Serbia.  Họ đã cho phép các cuộc biểu tình chống Nhật xảy ra một ài năm sau đó.  Trong hai trường hợp này, nhà cầm quyền TQ đã phải ra sức ghìm đám đông phản kháng lại khi các cuộc biểu tình có nguy cơ bung to hơn mức độ có thể kiểm soát.  Niềm lo sợ lớn nhất là vào một ngày nào đó, chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ quay lại đối đầu với chính nhà cầm quyền TQ.

Ở Hoa Kỳ và Âu Châu, phản ứng đối với sự cứng rắn này nói chung là lo ngại.  Thật ra thì chúng ta hiện nay đang chứng kiến sự tan rã dần dần của viễn ảnh và sách lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời hậu chiến-tranh-lạnh.  Một phân tích viên kỳ cựu về Trung Quốc ông David Shambaugh gần đây đã mô tả tình trạng trí thức gay go hiện nay với một phát biểu cô đọng:  “Những bình luận gia đã cho rằng quốc gia này [TQ] đang vững tiến đến những cải tổ và mở rộng chính trị lớn đã bắt đầu kiểm soát lại những gì mình đã thừa nhận từ bấy lâu nay.”

Sách lược đối phó với Bắc Kinh của Hoa Kỳ trong gần hai thập niên qua đã dựa vào việc sử dụng mậu dịch và quan hệ kinh tế để đưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tế hiện tại và dần dần nhích họ về hướng giải phóng thể chế chính trị – như chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ ông Richard Hass đã từng nói, “để kết hợp Trung Quốc vào một trật tự thế giới dẫn đầu bởi Hoa Kỳ.”

Sách lược này cần một khoảng thời gian để kết tinh.  Trong suốt thập niên 1970 và 1980, chính sách về Trung Quốc của Hoa Kỳ hoàn toàn được đặt trên khái niệm TQ là đồng minh cùng đối phó với Liên Bang Xôviết trong thời kỳ chiến tranh lạnh.  Lúc đó không ai nói gì đến việc đâm thọc thể chế chính trị của Trung Quốc, cho dù một số người ở Hoa Thịnh Đốn tin rằng Đặng Tiểu Bình sẽ kèm theo những đổi mới kinh tế của ông ta với những thúc đẩy thay đổi chính trị tương đối.

Sau những đợt nổi dậy của 1989 – đợt biểu tình ở Thiên An Môn cùng vụ đàn áp đẫm máu cộng với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh trong cùng năm sau đó – giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã phải xoay trở khó khăn để lập ra nền tảng cơ sở mới để ứng xử với Trung Quốc.  Sách lược ứng xử đầu tiên đến từ TT George H.W. Bush.  TT Bush đã chọn sách lược thương lượng theo “giao kết” khi tìm cách giải thích những mối quan hệ tiếp tục giữa Hoa Kỳ với một chế độ vừa mới xả đạn vào chính người dân của họ.  Danh từ được chọn là một danh từ kỳ lạ. Nhóm từ “giao kết có tính cách xây dựng” đã được dùng bởi chính phủ Reagan một vài năm trước đó như lời giải thích cho chính sách thân thiện với Nam Phi trước n lực phê chuẩn ngăn chặn mậu dịch của quốc hội đối với chế độ tách biệt chủng tộc của nhà cầm quyền Nam Phi.  Dù sao đi nữa thì khi áp dụng với Trung Quốc, danh từ “giao kết” đã được chọn sử dụng một cách khá rộng rãi.  Trong hai thập niên qua, nó đã được sử dụng để diễn tả không chỉ những mối quan hệ với Bắc Kinh mà còn với những nhà cầm quyền áp bức khác trên toàn thế giới từ Miến Điện đến Sudan đến Iran.

Dù vậy, như nhiều người đề xướng nó đã thừa nhận, danh từ  “giao kết” chính nó cũng chỉ  là một mưu lược, một giao ước để họp mặt, chứ không phải là một sách lược.  Sách lược là việc mà chính quyền Clinton đã phải nghĩ ra.  Hoa Kỹ đã hy vọng mở rộng được thể chế chính trị của Trung Quốc.  Và phương tiện để đạt được sự thay đổi đó sẽ là mậu dịch thương mại và đầu tư thị trường.  Sách lược này dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế rồi sẽ dẫn đến giải phóng thể chế chính trị.  Trong sự phân tích này, Trung Quốc sẽ đi theo đường lối chính trị mà các quốc gia láng giềng Đông Nam Á của họ đã đi.  Nam Hàn và Đài Loan hai quốc gia này đã chuyển đổi từ chủ nghĩa độc tài sang thể chể dân chủ vào thập niênn 1980.

“Các anh đang đứng bên lề trái của lịch sử.”  Clinton đã nói với Chủ tịch Giang Trạch Dân như thế trong một buổi họp báo tại Hoa Thịnh Đốn năm 1997 – theo quan điểm thời hậu chiến-tranh-lạnh của Francis Fukuyama về việc lịch sử sẽ vững tiến về hướng chủ nghĩa tự do, với một vài thay đổi.   Clinton đã nói về thay đổi chính trị ở Trung Quốc như là “một việc không thể tránh, như việc không thể tránh trong sự sụp đổ của bức tường Bá Linh.”

Viễn ảnh thẳng lợi mà trong đó Hoa Kỳ thay đổi Trung Quốc không có gì là Dân Chủ hay Cộng Hòa, không có gì là cởi mở hay bảo thủ cả.  Người kế vị Clinton, TT George W. Bush đã tuyên bố, “Hãy tự do làm thương mại với Trung Quốc, thời gian sẽ đứng về phía bạn.” (Sau khi Trung Quốc tố giác Hoa Kỳ sử dụng sách lược “diễn biến hòa bình” để ngầm phá hoại sự cai trị của ĐCS TQ, các viên chức Hoa Kỳ từ các cấp thường thừa nhận rằng họ thật đã tin tưởng vào diễn biến hòa bình.)

Những tiên đoán về vận mệnh thay đổi chính trị của Trung Quốc đơn thuần là một phần của phong cảnh bình luận thuộc tầng lớp trí thức chính trị của những năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.  Trong một cuộc hội thảo tại ĐH Stanford năm 1996 nhằm để phác họa một Trung Quốc trong năm 2010 sẽ như thế nào, nhân vật giỏi nhất và lừng danh nhất trong những nhà Hán học của Hoa Kỳ ông Michel Oksenberg đã tiên đoán như sau:  “Tôi rất muốn tiên đoán rằng thành phần lãnh đạo tối cao của Trung Quốc (trong năm 2010) sẽ được trực tiếp chọn thông qua một nghị trường đa đảng quốc gia do dân bầu, thế giới bên ngoài và trạng thái lũng đoạn của những ranh giới ở Trung Quốc sẽ khiến việc cưỡng lại khuynh hướng này trở nên khó khăn đối với giới lãnh đạo ở TQ.”

Điểm chủ yếu của sách lược kết hợp, trong giới hạn của chính sách, là sự thành công trong nỗ lực đem Trung Quốc vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO).  Với sự thành công đó, chính phủ Hoa Kỳ đã chấm dứt quá trình bầu cử quốc hội thường niên để gia hạn quyền trao đổi mậu dịch của TQ ở Hoa Kỳ (một đề tài tranh cãi sôi nổi đầu thập niên 90 mà rốt cuộc chỉ là một nghi lễ trống rỗng.)

Trong tiến trình bào chữa cho việc gia nhập Trung Quốc vào danh sách thành viên WTO, chính phủ Clinton đã nói với công chúng Hoa Kỳ về tác động nó sẽ dẫn đến bên trong Trung Quốc.  Biện luận này được sắp xếp rất cẩn thận, nhưng cũng đủ rõ ràng.  TT Bill Clinton năm 2000 đã nói: “Gia nhập TQ vào WTO không bảo đảm rằng họ sẽ chọn cải tổ chính trị, nhưng tăng tốc tiến trình này, tiến trình thay đổi kinh tế, sẽ buộc Trung Quốc đối diện với sự lựa chọn đó nhanh hơn, và nó sẽ khiến sự lựa chọn đúng đắn trở nên khẩn thiết hơn…  Tôi hiểu rằng hành động này [việc gia nhập TQ vào WTO] chính nó không pải một vấn đề nhân quyền.  Nhưng tuy vậy, nó sẽ rất có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nhân quyền và tự do chính trị.”

Một thập niên sau, sách lược thay đổi Trung Quốc qua mậu dịch thương mại này có vẻ như đã phản tác dụng.  Nói cho đúng hơn thì địa vị thành viên của TQ trong WTO đã có sc ảnh hưởng kinh tế rất to lớn.  Đối với những ai muốn đầu tư vào Trung Quốc hoặc muốn chuyển bộ phận sản xuất vào nội địa Trung Quốc, địa vị thành viên WTO đem đến sự vững bền dài hạn và khả năng ước đoán trong việc làm ăn.  Các công ty có được sử bảo vệ của WTO; họ không cần phải lo sợ về việc quyết định từ hội nghị quốc hội thường niên sẽ ảnh hưởng đến khả năng họ có thể tiếp tục làm ăn hay không.

Nhưng những thay đổi kinh tế lan rộng đã không thôi thúc được quyết định tiến hành cải tổ chính trị của Trung Quốc như Clinton và nhiều người khác đã dự đoán.  Thay vào đó, giới lãnh đạo TQ đã trì hoãn quyết định này, nếu có.  Vị thế thành viên WTO đã giúp gia tăng phát triển kinh tế nâng cấp đời sống của người dân thành thị với nguồn vốn đầu tư to lớn hơn trong cấp bậc chính trị hiện tại.  Người dân Trung Quốc có nhiều khả năng tự trị ở mức cá nhân hơn so với một thập niên trước đây (trong phạm trù phong cách sống, quần áo mặc, và việc tự do đi lại), nhưng những tổ chức bất đồng chính kiến hoặc đối lập với nhà cầm quyền ở mức tối thiểu vẫn bị đàn áp triệt để như 10 năm trước.  Từ ch đứng của giới lãnh đạo Trung Quốc, những thay đổi kinh tế của 10 năm qua có nghĩa là gia tăng dự trữ mậu dịch quốc tế và tất nhiên là gia tăng lợi thế chưa bao giờ có trong thương lượng với các quốc gia khác.  Tại sao phải làm gì hơn để lay chuyển con tàu?

Pages: 1 2

3 Phản hồi cho “Hãy nhìn đây Trung Quốc”

  1. Giết hết tầu khựa ! says:

    lại nói về tầu , mới hôm 14 tháng 4 này , bên thanh hải ,tầu ,xẩy ra động đất 7 độ .

    tôi tự hỏi động đất chỉ xẩy ra ở những nơi cốt đất không chắc chắn thôi chứ . thanh hải nơi đó là một cao nguyên nền đất hàng ngàn đời , sao dễ dàng có động đất được .

    hơn nữa , nơi đó là nơi cư ngụ của dân tộc ..Tạng . Một dân tộc mà tầu khựa muốn chế ngự .Sau vụ động đất này có đến hơn 3000 người Tạng xấu số ra đi . xem tin tức thì bảo có gần 2000 . ???

    liên kết mấy vấn đề lại tôi nghĩ : liệu có phải người tầu muốn hạ gục Dalai lama và dân tộc Tạng nên ngấm ngầm cho quả bom hạt nhân nào đó chôn ở đường hầm chỗ cao nguyên thanh hải nổ cái bùm hay không . sau vụ nổ này thì động đất xẩy ra .

    ừ hứ , mà toàn ngươi tạng chết , dân tầu khựa có thấy đâu .

    ………………………… đôi dòng bức xúc ………………..

  2. phuc hong says:

    the co nghia la: NHA CAM QUYEN CSVN PHAI CHO CAC VI LANH DAO TQ AN NO, MONG TO ,DIT HIP, CHONG MONG LEN DANH 1 PHAT RAM , DUA MUI NGUI, DE TAN HUONG HIT MUI XONG ,SAU DO MOI CAN DAM THAY DOI THE CHE HAY KHONG THAY DOI THE CHE…?that la 1 lu uon hen csvn…

  3. Denhathaohoa says:

    Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “người Việt Nam là lũ CÔN ĐỒ, ta phải dạy cho chúng một bài học”. Câu nói này đúng, tuy nhiên chỉ đúng một phần. Ông ta chỉ biết một mà không biết hai, biết người mà chẳng biết ta. Chính ông ta và cái đảng cộng sản không ra gì mới là lũ côn đồ, và đáng bị trừng trị, chúng hành xử giống hệt tập đoàn khủng bố Polpot ngày nào (đồng minh của chúng). Chúng giấu diếm sự thật ư? Chính ông ta và tập đoàn khủng bố Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải lùi vào bóng tối, bởi nó đại diện cho quỷ dữ. Nhân dân Trung Hoa sẽ trở lại với bản chất anh hùng như cha anh họ trong lịch sử.

Phản hồi