WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện cũ cóp lại từ tập Đi Tìm Thương Nhớ

Ngày ấy mẹ cho tôi đi phiên chơ Mơ bằng tàu điện. Từ mấy hôm trước mẹ đã nói đợi phiên chợ Mơ để mua mấy cây về trồng cho mát. Ở cổng chợ đường vào bên chỗ bán cây cảnh. Tôi thấy một bà già ngồi ven cổng hai tay đang giữ một con chó nhỏ. Con chó bé tí lông tơ vàng óng, mắt nó đen lay láy. Mẹ nói – con thích con chó ấy không , mẹ mua về nuôi – Tôi gật đầu. Thế là tôi có con chó con ấy. Bố tôi đặt tên nó là Lu.

Mỗi khi trời chuẩn bị mưa, sấm chớp nhì nhằng. Con Lu không màng ăn, nó cứ nhìn trời mà tru hay rên ư ử. Bố tôi mắng Lu, tôi bao che cho nó.

- Nó nhớ nhà đấy bố ạ.

Con Lu lớn nhanh, tôi đi đâu nó hay đi theo. Sáng đi học tôi phải xích nó vào chân giường, mặc kệ nó giằng giật để đòi theo. Vì có lần tôi đã muộn họn vì nó, hôm ấy nó theo tôi đến tận cổng trường. Các bạn nói, tôi quay lại mới biết nó âm thầm đi theo mình từ bao giờ.

Rồi một hôm công an rất nhiều ập đến nhà tôi, họ khám xét và mang đi nhiều thứ, có cả bố tôi. Lúc đi bố quay người nói với mẹ.

- Mình cố gắng nuôi các con giúp anh.

Mẹ tôi rất cố gắng, nhưng nuôi 6 đứa con ở cái thời gạo châu, củi quế, tem phiếu. Mà gia đình tôi không ai làm nhà nước, chẳng có tiêu chuẩn gì. Gạo đong từng bữa. Có lúc đổ nước vào xong đun sẵn chờ gạo, mà gạo ở đâu thì lúc ấy còn chưa biết, ở đâu đó, ở mẹ mua về, đợi chị đi vay, hay anh được người ta trả công bằng gạo.

Con Lu gầy đi vì thiếu ăn, tất nhiên sẽ là vậy. Vì chúng tôi cũng đủ ăn đâu. Một hôm mẹ tôi gọi người lái chó đến để bán nó. Tôi khóc như mưa, tôi thương nó lắm. Hôm Trung Thu tôi không có đồ chơi, thèm thuồng nhìn lũ bạn. Tôi về nhà chui vào xó lấy bút vẽ lên giấy những đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, trống. Và cả hình bố đang dắt tôi đi Hàng Mã để mua đồ chơi. Tôi gấp những mảnh giấy đã vẽ ấy cất vào chỗ kín. Tôi tự nhủ khi tôi ngủ dậy , tất cả thứ tôi vẽ sẽ thành sự thật như truyện Cây Bút Thần của Mã Lương. Khi tỉnh giấc , tôi lao đến chỗ cất giấy giở ra, chẳng có gì cả, hình vẽ vẫn là hình vẽ. Nước mắt tôi chảy nhiều, tôi khóc không thành tiếng. Con Lu đến bên tôi, nó liếm nước mắt trên mặt tôi. Nó cũng buồn, tôi ôm nó vào lòng. Có người bạn chia sẻ cũng chóng nguôi ngoai.

Mẹ tôi dỗ dành.

- Thôi bán nó đi để nó hoá kiếp sang kiếp khác, chóng thành người con ạ. Và nhà mình có gì cho nó ăn đâu. Càng để nó càng gầy đi.Phải bán nó để mai đi thăm bố , mai mẹ cho con đi vào với bố nhé.

Con Lu nó trụ bốn chân rít từng cơn, mắt nó nhìn tôi cầu cứu. Tôi lên giường nằm , ôm mặt khóc.

Mấy hôm sau tôi đi lang thang tìm nó, tôi đi lếch thếch lên chợ Long Biên, ngày đó chợ mua bán chó họp gần cầu, trong những cái lồng sắt bao nhiêu chú chó nằm buồn bã, không thấy Lu đâu.
Tôi đi qua Ô Quan Chưởng thấy có hàng cầy tơ bảy món. Mùi chả thơm phức, trong nhà đám người ăn nhồm nhoàm. Ở trên cái móc có cái đầu chó nhe răng trắng nhởn.

Lúc nào nhớ Lu tôi lại đi tìm nó ở các lồng chó ở chợ.

Mấy năm sau bố tôi về, nhà tôi lại khấm khá. Bố cho tôi tường mua sách đọc thường xuyên. Tôi mua được cuốn Con Bim Trắng Tai Đen. Đọc xong vừa thương con Bim, vừa nhớ con Lu. Tôi khóc đến mức bố tôi mắng là thằng đồng cô lai gái. Tôi đưa sách cho bố nói – Bố xem đi có thương không ?. Bố đọc một mạch từ chiều đến tối. Quên cả cơm chiều. Đọc xong bố trả tôi nói- Các cụ nói, khuyển mã chi tình con ạ. Nghĩa là con chó và con ngựa là giống tình cảm trung thành với người nhất. Con khóc khi đọc truyện này là tốt. Đấy là xúc động, mà muốn là người tốt thì phải biết xúc động.

Lúc ấy tôi không biết xúc động là gì, sau này lớn tôi ít xúc động vì cuộc sống cần thực tế quá. Bởi thế tôi chưa thành người tốt như bố tôi hy vọng.

Nhưng Con Bim Trắng Tai Đen vẫn là tác phẩm gây cho tôi nhiều cảm xúc nhất, trong nhiều năm nhất. Cho đến tận bây giờ.Ở Việt Nam có rất nhiều dịch giả. Thường thì các dịch giả ngày trước dịch sách theo dòng sách mà mình yêu thích hay quan tâm. Khi đọc tên dịch giả ta có thể biết là cuốn sách ây thể loại gì. Như Trương Vinh Ký thì lịch sử, Nguyễn Hiến Lê chuyên về sách giáo dục đức tính con người. Dương Tường của thể loại văn học kinh điển…. gần đây các dịch giả mới thì dịch sách theo thị hiếu, trào lưu với mục đích kinh tế. Khó có thể nhìn dịch giả mà biết được sách thế nào. Ngày trước đọc một cuốn sách dịch ít nhiều hiểu được người dịch ra sao, vì cuốn sách dịch mang theo cả tấm lòng, cảm nhận và tri thức của người dịch. Có những dịch giả chỉ dịch một hai cuốn mà thôi. Họ dịch bởi họ muốn chia sẻ cùng bạn đọc.

Người dịch cuốn Con Bim Trắng Tai Đen là Tuân Nguyễn. Một cái tên có lẽ khá xa lạ với nhiều bạn đọc. Thậm chí là cả nhiều nhà văn. Tôi đã từng thấy có nhà văn luôn khoe khoang tác phẩm mình là đỉnh nhất, là xuất sắc nhất. Tôi hỏi có biết Tuân Nguyễn là ai không. Nhà văn lắc đầu nói tỉnh bơ

- đéo biết là ai.

Cái đéo biết của nhà văn ấy, như thể Tuân Nguyễn là hạt cát mờ mịt bên cạnh những ngôi sao sáng ,tinh tú trên nền trời văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay,mà một trong ngôi sao sáng ấy ắt hẳn có nhà văn kia. Tôi không muốn kể tên nhà văn này. Vì chắc chắn khi nghe tên, ít nhất là 280 người trong số 300 bạn ở blog tôi sẽ lại buông câu.

- đéo biết là ai.

Tháng trước qua một quán cà fe, có hai nhà văn đang ngồi nói truyện. Nhà văn nữ thấy tôi vào quán chị reo.

- A thằng mọt sách đây rồi.

Chị giới thiệu tôi với nhà văn nam. Chị ấy cũng nói nhà văn nam đã ra một cuốn sách mà ông vừa sưu tầm, biên soạn. Nhà văn hỏi tôi có biết Tuân Nguyễn không. May mắn là tôi vừa đọc Ba phút sự thật của Phùng Quán, ấn tượng về một người tù gầy gò nhưng tâm hồn sáng như gương còn đọng rõ rệt. Tôi nhớ câu chuyện Tuân Nguyễn kể lúc anh nghe người bạn tù bí ẩn đọc cho Candide của Voltaire nguyên bản bằng tiếng Pháp. Câu chuyện đẹp cách huyền ảo như một giai thoại của người tri thức. Nhà văn nam thấy tôi nói về Tuân Nguyễn, ông hào hứng lấy ra cuốn sách, hỏi tên tôi và ghi mấy chữ cho tôi. Cuốn sách bìa màu tím in hình một người dáng thư sinh, mảnh khảnh. Đôi mắt đằng sau cặp kính đầy ưu tư, có tựa rất gản dị – Nhớ Tuân Nguyễn.

Cuốn sách là những dòng kỷ niệm về Tuân Nguyễn, được sưu tầm công phu từ những người bạn của ông.Những con người đầy nhân ái đã ở bên Tuân Nguyễn trong giai đoạn khó khăn của đời ông. Trong số những người đó có những nhà văn, học giả nổi tiếng như Phùng Quán, Vũ Từ Trang, Cao Xuân Hạo, Dương Tường, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn…..

Khi đọc cuốn sách mới biết rằng ông là người dịch Con Bim Trắng Tai Đen. Tuân Nguyễn hình như chỉ dịch duy nhất cuốn sách đó. Tuân Nguyễn là một nhà thơ công tác biên tập tại mục Tiếng Thơ của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Một đồng nghiệp đã đánh cắp cuốn nhật ký của ông gửi cho công an. Lập tức ông bị bắt và đi tù 10 năm liền mà không cẩn phải xét xử phạm tội gì.Cuộc đời Tuân Nguyễn là cả chuỗi dài đau đớn như nhưng nhân vật của Đốt. Bi kịch theo đuổi ông đến cùng khi vừa mở được sạp báo, tưởng đã có cuộc sống yên. Ngày ông đi lấy báo về mở sạp là ngày ông bị tai nạn ô tô lấy đi mạng sống.

Hơn 400 trang sách trong cuốn Nhớ Tuân Nguyễn là những dòng kỷ niệm ăm ắp của bạn bè viết về ông. Hiếm khi có cuốn sách tưởng nhớ một nhân vật như ông có nhiều người nhắc như vậy. Bởi chế độ chuyên chính người ta thường tránh khen những người ngã ngựa, những người có tỳ vết. Họ xúm vào khen một ai đó đã thành danh, đã thành cây cao bóng cả hay cựu cán bộ có cỡ trong ngành. Người sưu tầm đã không quản công phu để tìm lại di cảo của ông. Không nổi tiếng cho lắm trên văn đàn Việt Nam, nhưng khi còn sống bạn bè quan tâm, khi mất đi bạn bè tưởng nhớ. Không nói cũng biết rõ ông và bạn bè ông là những người thế nào.

Ở Việt Nam, trong giới phê bình hiện nay, người ta phê bình vì nhau, anh khen tôi lúc này, tôi khen anh lúc khác. Chúng ta cùng nâng nhau lên. Tôi khen anh vì anh có vị trí trong tổ chức, khi nào bình bầu gì anh nhớ đến tôi.
Riêng với những lời bình trong Nhớ Tuân Nguyễn, tôi tin chắc rằng đó là những lời trong sáng, chân thành của nhiều người. Bởi ông có là gì đâu, một nghi can phản cách mạng bị cải tạo 10 năm, một nhà thơ chưa kịp để danh cho đời. Viết về ông là viết để trả món nợ trong lòng mình. Ngay cả nhà biên soạn Trần Phương Trà tôi tin rằng ông làm cuốn sách này không phải vì mục đích thương mại, không phải vì danh tiếng. Bởi tính thương mại thì ngừoi ta làm sách hot trên thị trường. Vì danh tiếng, vụ lợi thì người ta ca ngợi danh nhân nào đó. Chứ đi làm sách về một nhà thơ nhơ nhỡ từng bị nghi án phản cách mạng thì quả thật chỉ có lòng tấm lòng trung hậu với bạn hữu mới làm mà thôi. Chính vì thế tôi đánh giá cao chất lượng và tinh thần trong cuốn sách mà vốn dĩ chính nó đã có rất nhiều. Một cuốn sách của lương tâm, của tình bằng hữu và cả một sự can đảm ngầm ám chỉ sự đè nén bất công lên số phận người tri thức.

Tuân Nguyễn có điểm giống Bùi Ngọc Tấn. Ông không oán trách. Lời thơ của ông vẫn trong vắt nỗi buồn.

Cánh cò
..có tìm hạnh phúc chân trời ấy
Hãy giã đau thương thung lũng này
Cơ khổ thân em còn lận đận
Giữa trời mưa nắng trắng đường bay..

Một người dịch Con Bim Trắng Tai Đen tất nhiên có tâm hồn như vậy, và một người như vậy thì dĩ nhiên là có những người bạn như vậy còn nghĩ đến ông. Một kiếp người không may mắn như ông khi mất đi hơn 20 năm rồi mà còn nhiều người nghĩ đến như vậy cũng đáng một kiếp làm người.

Người Buôn Gió

1 Phản hồi cho “Chuyện cũ cóp lại từ tập Đi Tìm Thương Nhớ”

  1. Tran_Hung says:

    Hay

Phản hồi