Thư gởi con gái du học ở Mỹ nhân ngày 30-4
LTS: Anh Lữ Huỳnh sinh năm 1960 o Quảng trị. Hiện nay là chủ công ty xây dựng Huỳnh Lữ ở Sài Gòn. Nhân ngày 30-4, anh viết lá thư này cho con gái Lữ thị Kim Anh, đang du học ở Hoa Kỳ.
Gởi Kim Anh, con gái của Ba,
Hôm nay ngày 30-4, ở Việt Nam khắp nơi kỷ niệm ngày Giải Phóng, ngoài trời thì mưa lâm râm, Ba ngồi một mình và hồi tưởng về quá khứ cuộc đời, có lúc cay đắng, có lúc hạnh phúc, và có lúc vui buồn lẫn lộn….
Ông nội các con mất năm 1968 khi ba mới 8 tuổi, lúc đó ba còn quá nhỏ, chưa nhận thức được sự mất mát quá to lớn mà gia đình mình phải gánh chịu. Lúc đó Bà nội các con mới 32 tuổi phải chịu cảnh mất chồng, một mình nuôi 6 người con bé bỏng (Lúc ông nội các con chết, bà nội đang mang thai cô Tý).
Năm 1972 ở Quảng Trị chiến tranh tàn khốc, đại gia đình mình hoảng loạn trong làn bom đạn ở cầu Dài, nhưng nhờ ơn trên phù hộ nên không ai bị trúng đạn pháo, cứ thế chạy theo dòng người, thoát ra khỏi vùng bom đạn và vào tỵ nạn tại Đà Nẳng, ở trong trại Hasking 4, sống nhờ lương thực cứu trợ của chính phủ.
Năm 1974 theo kế hoạch của nhà nước, gia đình mình về tạm định cư tại Mỹ Chánh, Quảng trị, người ta cấp cho tôn, cây để làm nhà và lương thực vẫn do nhà nước cứu trợ, nhớ lại rằng mọi người vẫn canh tác thêm để cải thiện cuộc sống, nhưng trong đất đai còn quá nhiều bom mìn, nên thỉnh thoảng là có người chết do xui, cuốc phải bom mìn. Ở đây là vùng chiến tuyến, nên ngày nào cũng có người chết, hình như tin anh A, anh B chết trở thành bình thường, người ta thương tiếc người thân trong sự bất lực do chiến tranh gây ra.
Năm 1975 là năm Giải Phóng Miền Nam, Ba còn nhớ rằng lúc đó người dân hoảng loạn và cố chạy ra khỏi vùng chiến sự, cả gia đình mình chạy từ Mỹ Chánh vào Huế, sau đó thuê một chiếc thuyền nan vào Đà nẳng, ở được khoảng 3 tuần thì theo dòng người vượt ra biển đông, lên trên chiếc Salan chờ sẳn, người đông như kiến trên Salan, chen chúc nhau nên có người lên được salan rồi vẫn bị té xuông biển và chết đuối, cảnh cha lạc con, anh lạc em, vợ lạc chồng bát nháo xảy ra. Hoàn toàn không có nước uống và lương thực trong 2 ngày, đồng tiền lúc đó vô nghĩa, ai cũng lo thoát thân, mong được sống, mong được cứu trợ… Đến sáng tinh mơ của ngày thứ 2 trên Salan, xa xa thấy có hai chiếc tàu chạy đến, mọi người quá phấn khởi, vì được cứu, ai cũng thở phào nhẹ nhỏm.
Giây phút dòng người chuyển từ salan lên tàu thật hồi hộp, vì không có chuyên môn, không có trật tự, mạnh ai nấy qua nên số người bị rớt xuống biển rất nhiều, ba không thấy ai cứu cả, sóng biển vỗ gập ghềnh, tiếng trẻ khóc, tiếng kêu người thân, bất lực, hỗn loạn bây giờ ba vẫn nhớ như in. Vẫn rất may mắn, gia đình mình bình yên vô sự, tất cả được chuyển sang tàu lớn, có nước uống, lương thực cứu trợ tại chổ….
Tàu sau đó hướng ra biển khơi, lênh đênh trên biển và sau đó cập cảng Cam Ranh, gia đình mình xuống tàu vào tạm cư tại một cái chợ, lúc này ở trong chợ có quá nhiều người tỵ nạn ở khắp nơi chạy về, nói là chợ nhưng lúc này không ai mua bán gì cả, ai cũng cố gắng kiếm cho gia đình mình một chổ trống để tạm ăn nghĩ qua ngày….
Ở được 2 ngày thì quân Giải Phóng đến, ai nấy ngồi yên, ngoài đường chỉ thấy xe Motolova chạy, trên xe chở đầy bộ đội, thỉnh thoảng thấy xe chở tên lửa, súng ống, mang cờ nửa đỏ nửa xanh giữa ngôi sao vàng chạy hướng vào Sài gòn. Xe Motolova chạy chiều ngược lại trống không, nên mình xin đi nhờ, nói là hồi hương về lại Quảng Trị, tài xế cho, và như vậy gia đình mình sau một chuổi ngày “thất kinh hồn vía” về lại Quảng trị, về lại đúng miếng đất của ông cha mình.
Than ôi ! Chiến tranh ! Đất vườn nhà mình toàn là hố bom, loại bom tấn, mỗi hố có đường kính khoảng 12m, sâu 5m. Căn nhà và vườn nhà mình trước năm 1972 là thế mà bây giờ bị san phẳng, cuộc sống thật khó khăn. Những ngày đầu về không có ăn, nên gia đình mình được O Đíu hổ trợ, cho ăn chung một thời gian khoàng 2 tuần, sau đó Bà nội, Cô Hai, Cô Ba đi mót lúa rụng ngoài đồng, ăn toàn khoai sắn.., nhớ lại mà nước mắt lưng tròng, đời sao mà quá khổ, gánh nặng quá lớn đè lên vai bà nội, người ta có đôi mà còn khổ, huống chi Nội chỉ có một mình, mà lại đàn bà sức yếu… nuôi 6 người con.
Năm 1976 cả gia đình mình đi kinh tế mới tại Khe Sanh, nhà nước chu cấp lương thực cho 6 tháng, sau đó tự túc. Giữa cánh rừng bạt ngàn, Tập đoàn chia cho lô đất, vậy là Ba và chú Đoàn tự khai phá rừng hoang, vào rừng lấy gỗ, tre, nứa… Cô Hai, Cô Ba đi lấy tranh, mây… về làm nên căn nhà để ở. Nhà mình ở sát dòng sông Sê-pôn, nước chảy ngược sang Lào, ngày nào Ba cũng xuống dòng sông ấy tắm. Tập đoàn là đơn vị hành chánh nhỏ nhất lúc ấy, đứng đầu Tập đoàn là Tập đoàn trưởng, người trong một Tập đoàn làm ăn chung theo sự chỉ huy của Tập đoàn trưởng, người lao động trong ngày được tính điểm, Khi Tâp đoàn thu hoạch được gì thì chia cho thành viên theo tỷ lệ thuận của tổng số điểm.
Có một điều là đất Khe sanh không trồng được lúa, chỉ trồng được nếp (nấu xôi), và trồng cây sắn (khoai mì). Trồng gì thì ăn đó, không có hoạt động thương mại, nên trong 2 năm 1976 – 1977 ăn toàn khoai mì và nếp, ăn ngán đến nổi sau này nhìn thấy xôi và khoai mì là ba thấy sợ. Cần phải nhớ rằng do không quen làn ăn tập thể, nên năng suất rất thấp, dẩn đến cuộc sống lúc đó luôn đói kém, nồi cơm (đúng ra là nồi nếp) luôn luôn được nấu chung với khoai mì, những hạt nếp chỉ đủ bám lưa thưa quanh củ khoai mì, và ăn bằng tay, vì ba khó ăn nên không ăn được như người ta, họ ăn luôn khúc khoai mì có dính tí xôi bên ngoài, còn ba thì ăn từng hạt xôi, bám bên ngoài trước, quay quay quanh miệng ăn cho hết mấy hạt xôi dính, sau đó ăn củ mì sau. Hai năm liền như thế, trong người hình như không có dinh dưỡng.
Năm 1978 cả gia đình bỏ Khe sanh đi vào Đồng kho (Tỉnh Thuận hãi), vì đi tự túc nên ban đầu quá khó khăn, Ba và chú Đoàn thường xuyên vào rừng bẻ măng tre về bán, nhà cửa cũng vậy phải tự vào rừng lấy cây, tre, tranh về làm như hồi ở Khe sanh. Phải nói rằng quá đói, lúc đó ăn nhiều lá rau, và đi kiếm củ rừng (khoai mài) về ăn. Tuổi trẻ thiếu dinh dưỡng nên hậu quả, Ba – Chú Đoàn – Cô Hai – Cô Ba – Cô Lý – Cô Tý gầy guộc, không lớn nỗi.
Năm 1979 cả gia đình mình qua chỗ ở bây giờ tại Đức Linh, Bình Thuận. Cần phải nói thêm rằng, Bà nội con có người em rất tốt là ông Tiếp, Ông Tiếp đi đâu, Bà nội các con đi theo đó, dựa vào em mình để không bị hiếp đáp, còn cuộc sống thì không ai giúp được ai vì qua cuộc chiến tranh người nào cũng không còn gì, sau cuộc chạy khắp nơi, ai cũng còn bàn tay trắng.
Năm 1982 ba vào Đại học Bách Khoa, ba gặp mẹ con là một niềm vinh hạnh, những điều ba tâm sự trên đây ba chưa nói với mẹ lần nào, Ba cứ sống hiên ngang, làm việc bởi sự trách nhiệm và đam mê không bờ bến.
Ông nội các con trước lúc ra đi, có tâm sự với Bà nội rằng : “Sau này dù có đi ăn mày (ăn xin), thì cũng phải cho các con của mình ăn học đến nơi đến chốn “. Lúc ấy, ông nội đã nhận thức được việc học rất quan trọng, Ba rất cám ơn, và tự hào vì có người bố tuyệt vời…
Trở lại chuyện các con:
Vậy mà một năm học cũng đã trôi qua, Ba thấy thành công và chúc mừng 2 con tiến bộ, Ba kêu gọi các con ý thức thật cao, nhất là không được lãng phí thời gian, luôn luôn giữ gìn sức khỏe, mong ngày trở về trong vinh quang, hạnh phúc.
Kinh nghiệm của ba thấy rằng, dù khó khăn vất vả bao nhiêu, khi ta có ý chí, quyết tâm với nghị lực cao thì vẫn có tương lai tốt đẹp, mong cho các con của ba dù không vất vả như ba ngày nào, nhưng đầy đủ bản lãnh, trí thông minh và nghị lực, không bị cám dỗ tầm thường, vượt qua, vượt qua tất cả khó khăn trở ngại để hoàn thành xuất sắc chương trình học tập như mong muốn của anh Liêm ” Làng Bích la Thương – Vạn Long lần đầu tiên đón cô tiến sỹ học tại Anh, tại Mỹ trở về….
Ba Huỳnh.
© Lữ Huỳnh
© Đàn Chim Việt Online
Trước đấng Tạo Hóa, trước dân tộc, không có tội nào lớn hơn là cố tình, chủ trương ngu dân, cầm giữ từng cá nhân, nói riêng, nhân dân, nói chung, trong cảnh dốt nát, để biến họ thành kẻ nô lệ cho mưu đồ thông trị giữ quyền hành và mưu lợi vật chất cho cá nhân mình, đảng mình, mà quên mất sự tiến bộ , tiến hóa của từng cá nhân, tập đoàn, hay của y cả dân tộc. Ai đã phạm tội này: Đảng CSVN.
Đáng nhớ câu ‘ với sức người sỏi đá cũng thành cơm ‘ đình cao trí tuệ dù có đang ở giửa sa mạc vẫn ok ..
Che do XHCN la the,Toi thay ngay ca o mien Bac nhu chung toi sau 1954 da so nhung nguoi dan o nong thon cung gap canh nhu gia dinh ong LU Huynh.Nhieu luc doi khoai cung chang co an
Khong thay anh hoc ngay nao toi 1979. Nhung 3 nam sau 1982 anh da vo DH bach khoa. That la kham phuc!!!
Tội ác của cộng sản thì :
Chật hết trúc của ngàn núi Nam Sơn cũng không ghi hết tội;
Tát cạn nước của vạn bể Đông Hải cũng không rửa dạch mùi.
Đao to búa lớn..chém hoài cũng trúng…còn đỡ hơn nhiểu kẻ chỉ nín khe, ngậm miệng để học những bài học xuong máu của nguời khác….Để lấy kinh nghiệm…làm thinh.
Cám ơn khoai my, khoai lang, bo bo đã làm cho chúng tôi sáng mắt.
Thân aí
Anh hoc khoa nam tai dai hoc Bach Khoa nam 1982
Rất thán phục Ông Lữ Huỳnh đã can đảm vượt qua khồ nạn cuộc đời và đưa cả gia đình vươn lên mà không hề kêu than trách móc ai cả. Những người miệng đao to búa lớn mà chẳng làm được gì thì nên xem đó lảm gương.
Đây là một bài viết hay ai muốn hiểu như thế nào về XHCH VN thì hiểu. Tôi vẩn còn nhớ đến những củ khoai mì hà và sượng, những nồi cơm trộn bo bo, khoai lang, những nồi cháo mì sợi chế biến mà người dân miền Nam chưa bao giờ được ăn những loại ‘cao lương, mỹ vị’ đó.
Chúng tôi chỉ được hưởng những loại này trong khi chờ ngày đất nước tiến lên ‘thiên đường XHCN’.
Thiên đường của đám ‘chết tiệt’.
Cám ơn đảng và nhà nước! dù biết ăn sắn mì là độc, thỉnh thoảng tôi mua một củ sắn mì, chiều về luộc ăn, nhớ lại những ngày sống dưới chủ nghĩa xã hội luôn ăn sắn mì; và miệng lẩm nhẩm, “mồ tổ cha lũ nó” :-).