Hoa Kỳ không ủng hộ độc lập cho Tây Tạng
Đó là một trong những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư, bên lề hội nghị APEC ở Bắc Kinh.
Ông Obama nói: “Hoa Kỳ thừa nhận Tây Tạng là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Hoa Kỳ không nghiêng về chuyện độc lập.”
Cuộc họp báo chung Obama-Tập Cận Bình diễn ra sau nhiều ngày thu xếp, bàn cãi giữa chuyên viên hai nước.
Trong chuyến đi Bắc Kinh đầu tiên của Obama năm 2009, nhân viên Tòa Bạch Ốc làm việc thâu đêm để thuyết phục Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có cuộc họp báo chung. Ông Hồ cuối cùng đồng ý với điều kiện không trả lời câu hỏi báo chí.
Ông Tập đã chịu trả lời một câu hỏi của báo chí Mỹ sau khi có cuộc họp tay đôi với ông Obama hồi năm ngoái tại miền nam California, nhưng nhân viên Tòa Bạch Ốc không chắc lần này ông Tập có chịu trả lời trên “sân nhà” hay không. Mãi cho đến sáng sớm thứ Tư, thắc mắc này mới được giải quyết khi phía Trung Quốc nói OK với điều kiện mỗi nước chỉ hỏi một câu.
Cuộc họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân là dịp để hai nhà lãnh đạo công bố những thỏa thuận đạt được về mặt biến đổi khí hậu, thương mại, quân sự và du lịch, sau hai ngày họp tay đôi.
Hoa Kỳ và Trung Quốc thải khoảng 40% khí gây hiệu ứng nhà kính của thế giới.
Lần này, Trung Quốc hứa sẽ đặt ra mức trần thải khí cacbon trước năm 2030, có thể là sớm hơn. Trung Quốc cũng hứa tăng 20% mức sử dụng nhiên liệu không phải là nhiên liệu hóa thạch trước cuối năm 2030.
Phía Hoa Kỳ cũng hứa cắt giảm từ 26 đến 28% khí thải độc hại trước 2025, quay về với mức 2005. Trước đó, Hoa Kỳ hứa chỉ giảm 17% trước năm 2020.
Trong các lĩnh vực khác, hai nước cũng đồng ý cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng công nghệ, đề ra các biện pháp nhằm tránh xảy ra xung đột vũ trang một cách vô tình, nới lỏng một số điều kiện cấp visa cho công dân nước này đến nước kia.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc đã trình bày về “Giấc mơ châu Á Thái Bình Dương” dường như là để đối trọng với chính sách “Xoay trục” của Mỹ. Qua giấc mơ này, Trung Quốc sẽ bỏ ra 40 tỉ đô la để lập ra một định chế tài chính quốc tế để cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới, một hiệp định thương mại quốc tế để cạnh tranh với hiệp định TPP, và sẽ mở ra một “Con đường Tơ lụa” mới. (http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/con-duong-to-lua-con-bai-doi-trong-voi-xoay-truc-cua-my-3105486.html )
Trong lúc ông Obama xác nhận có nêu vấn đề Hong Kong và nhân quyền trong khi thảo luận tay đôi, ông Tập gọi các cuộc biểu tình ở Hong Kong là một “phong trào bất hợp pháp” và khuyên Hoa Kỳ cùng các nước phương Tây không nên xen vào công chuyện nội bộ của Trung Quốc. Ông Tập còn nói: “Trung Quốc có những tiến bộ to lớn về nhân quyền. Đây là một sự thật được nhân dân khắp thế giới thừa nhận.”
Câu hỏi của tờ báo tiếng Anh China Daily dường như đã được chuẩn bị trước vì người ta thấy ông Tập nhìn vào giấy để trả lời.
Câu hỏi của phía Mỹ được giao cho Mark Landler của tờ The New York Times, là tờ báo có một số nhân viên bị nêu đích danh để cấm nhập cảnh Trung Quốc vì năm ngoái đã đăng loạt bài về tham nhũng của một số lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Nhà báo Landler nói câu hỏi của ông gồm hai phần. Một, liệu ông Tập có cảm thấy bị đe dọa trước chính sách Xoay trục của Hoa Kỳ hay không. Hai, sau khi hai nước vừa thỏa thuận nới lỏng visa cho sinh viên, du khách, và doanh nhân, liệu ông Tập có định nới lỏng visa cho các nhà báo nước ngoài hay không.
Đỡ lời cho phần thứ nhất của câu hỏi, Tổng thống Obama nói đùa ông thường bị báo chí công kích dù ông ở Mỹ hay ở Trung Quốc, hàm ý rằng chuyện lãnh đạo Trung Quốc bị báo Mỹ phơi bày tham nhũng là chuyện thường ngày một khi đã ngồi ở những vị trí nhạy cảm cấp quốc gia.
Tiếp theo, ông Obama nói Hoa Kỳ không hề có ý định can ngăn sự trỗi dậy của Trung Quốc và ông đã nói thẳng với Chủ tịch Trung Quốc rằng mặc dù Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do bày tỏ, chính phủ ông không hề xúi dục các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Tiện thể, ông cũng nhắc đến trường hợp Tây Tạng.
Coi như đã được Tổng thống Mỹ giải quyết phần đầu của câu hỏi, ông Tập trả lời phần sau.
Ông nhấn mạnh báo chí nước ngoài nên “tuân thủ luật pháp Trung Quốc” và nên tự hỏi xem “vấn đề này nằm ở chỗ nào.” Ông lấy ví dụ nếu một chiếc xe bị hỏng dọc đường, chủ xe nên bước ra khỏi xe và thử nhìn xem sự hư hại do chính mình gây ra như thế nào: “Người Trung Quốc chúng tôi có câu: bên nào gây ra vấn đề sẽ là bên phải giải quyết nó.”
Ngay sau đó, một quan chức Trung Quốc tuyên bố cuộc họp báo đến đây là chấm dứt, mời mọi người sang phòng lớn gần bên dùng cơm trưa Trung Quốc chiêu đãi Tổng thống Obama.
Không thấy hai nhà lãnh đạo nói gì về Biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.
(BTV Đàn Chim Việt tổng hợp)
© Đàn Chim Việt
Kính thưa các đồng chí ,
Đế quốc Mỹ không thừa nhận ĐỘC LẬP CHO NHÂN DÂN TÂY TẠNG là một điều hết sức hiễn nhiên- Đã là Đế Quốc thì công nhận độc lập cho ai bao giờ. Cụ Hồ , bác Mao dạy thế thì phải nghe thế- nhân dân Tây tạng không nên cải
Bởi vậy cho nên dân tộc Tây Tạng cần phải noi gương anh dũng của dân tộc ta , thấm nhuần tư tưởng cụ Hồ , vùng lên đấu tranh quyết liệt , quả cãm hy sinh để dành lấy thắng lợi độc lập sau cùng từ tay đế quốc
Đối với bọn đế quốc xâm chiếm thực dân , không đấu tranh cách mạng thì không xong
Bởi vậy , tôi thiết nghĩ đồng chí Dalai Lama cần kêu gọi toàn quốc kháng chiến , vận dụng sáng tạo đường lối tư tưỡng Mác Lê , hòa nhập vào truyền thống dân tộc , nắm lấy thắt lưng đế quốc mà đánh thì mới được
Trước hết đồng chí Dalai Lama cần phải tố chức đấu tranh giai cấp- đem hết mọi thành phần thân đế quốc mà Đấu Tố- giết 1 triệu người quá ít thì giết thêm hai triệu người- LÀM CÁCH MẠNG MAC
LÊ DÀNH ĐỘC LẬP THÌ KHÔNG THỂ HÀ TIỆN MẠNG NGƯỜI ĐƯỢC ,
Kế đến , đồng chí Dalai Laima cần phải tiến hành đặt bom gài mìn giết hai nhân dân như Đảng ta đã làm trong suốt bao năm qua khi kháng chiến chống Mỹ – có thế , người dân mới đứng về phía ta để khỏi bị giết hại mà thật lòng chống đế quốc
Sau cùng , là phải tận dụng mọi thời cơ thời điễm từ lúc đang cúng tế Tết Nhất giỗ quãy cho đến lúc dân đang ngũ mà tấn công địch liên hồi thì khiến kẻ thù vì lo an dân mà mệt mõi chịu thua đầu hàng
Ngoài ra , quan trọng hơn hết là toàn thể nhân dân Tây Tạng cần phải như đảng ta , đời đời nhớ ơn chỉ đạo của nhân dân và đảng cộng sản Trung Quốc- học hỏi tới cùng sự vĩ đại của bác Mao
Xin chúc nhân dân Tây Tạng thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dành độc lập từ tay Đế Quốc
Cuối cùng xin hỏi đế quốc nào đã xâm lược Tây Tạng vậy- bọn thực dân Anh Pháp hay bọn tư bản giẫy chết chó đẻ Mỹ Đức?
Mục tiêu của Mỹ là gây bất ổn ở đâu nếu có lợi cho mình và nếu quốc gia nào phản đối họ. Bạn hãy đọc bài báo sau đây để thấy châu Âu nay đã thay đổi thái độ trong việc nhắm mắt nghe Mỹ một cách thiếu suy nghĩ. Trân trọng: Quốc Việt
Theo BBC, Trong ngày 2 ngày qua, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã lên tiếng cho rằng, phương Tây đang cố tình biến quan hệ Nga-Mỹ trở thành một cuộc “Chiến tranh lạnh” kiểu mới.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
– Mỹ, NATO: Không có bằng chứng cho việc xe tăng Nga tiến vào miền đông Ukraine
Trước tiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã thẳng thắn phê phán rằng phương Tây đã sai lầm khi đánh giá thấp tầm quan trọng của Kiev đối với Moscow, từ đó dẫn đến những chiến lược và chính sách sai lầm trong quan hệ phương Tây – Ukraine và phương Tây với Nga.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang ngày cảng căng thẳng, nguy cơ về một cuộc nội chiến lâu dài đang ngày một hiện hữu, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo về khởi đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và phương Tây xuất phát từ những tư duy “kiểu cũ” như đối với thời kỳ Liên bang Xô viết.
“Nguy cơ này đang tồn tại và chúng ta không thể bỏ qua nó. Nếu không xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc, nó có thể dẫn đến thảm kịch” – vị chính trị gia kỳ cựu của Mỹ cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 9-11 trên tuần báo Đức “Der Spiegel”.
Theo ông Kissinger, phương Tây cần phải thừa nhận sai lầm ở Ukraine. Châu Âu và Mỹ không hiểu ý nghĩa của sự kiện bắt đầu các cuộc đàm phán về quan hệ kinh tế giữa Kiev và Brussels và luôn muốn “chính trị hóa” mối quan hệ đó, dẫn đến nổ ra cuộc “chính biến” trên quảng trường Độc Lập ở Kiev.
Ông nhấn mạnh, Ukraine luôn luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với nước Nga, điều này không chỉ trong thời gian gần đây mà nó đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Nhưng phương Tây đã biến mối quan hệ giữa Kiev và EU thành một chủ đề “mặc cả” trong các cuộc đối thoại với Moscow và đó là một sai lầm cần được sửa chữa.
Đồng quan điểm, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev cũng đã đưa ra lời cảnh báo về một cuộc “Chiến tranh lạnh” kiểu mới. Tờ “Wall Street Journal” của Mỹ dẫn cảnh báo của ông Gorbachev cho biết, căng thẳng giữa các siêu cường chủ chốt đã đẩy thế giới cận kề một cuộc Chiến tranh lạnh kiểu mới.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (trái) và cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev
Cuối tuần qua, vị Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết (83 tuổi) đã lên tiếng cáo buộc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đang sa vào “chủ nghĩa tự mãn”, sau sự sụp đổ của siêu cường Liên Xô và sự tan rã của khối các nước xã hội chủ nghĩa cách đây gần 1/4 thế kỷ.
Hậu quả nhãn tiền mà cả toàn cầu đã nhận thức được là thế giới ngày càng hỗn loạn hơn, các cuộc đảo chính, nội chiến, can thiệp quân sự liên tiếp nổ ra từ bán đảo Balkan, nam Á, tây Á, cho đến Bắc Phi, Trung Đông và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng chính trị dẫn đến thảm trạng “nồi da nấu thịt” ở Ukraine.
“Thế giới đang bên miệng vực của một cuộc ‘Chiến tranh lạnh’ kiểu mới. Thậm chí một số người nói rằng, nó đã bắt đầu rồi”, ông Gorbachev nói. Đồng quan điểm, 1 số chính trị gia khác cũng bày tỏ sự lo lắng về cuộc “Chiến tranh lạnh” kiểu mới này có thể sẽ khiến thế giới bất ổn hơn, hỗn loạn hơn so với thời kỳ đối đầu với Liên Xô.
Vị Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh “khôi phục sự chân thành” trong các cuộc đối thoại cởi mở với Moscow, đồng thời gợi ý phương Tây nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo cựu Tổng thống Liên Xô, thất bại trong việc duy trì an ninh tại châu Âu có thể khiến cho “cựu lục địa không kịp thích ứng với các vấn đề của thế giới chứ không chỉ riêng ở Ukraine”. Tuy Mỹ khởi xướng “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên, nhưng hiện Tổng thống Nga Vladimir Putin mới là người đi trước với chính sách hướng đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng chia sẻ một số lo ngại của nhà cựu lãnh đạo Liên Xô, trong bối cảnh mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh đến nay. Nhưng ông cho rằng, nguyên nhân của sự hỗn loạn hiện nay ở Ukraine chính là do Nga gây ra chứ không phải Hoa Kỳ. Các lập luận này đã bị nhiều nước ở châu Âu lên án và đưa ra nhiều bằng chứng can thiệp cổ vũ bạo loạn ở Ucraina từ Mỹ.
Chắc chắn những ngày tới châu Âu không còn lắng nghe cây gậy của Mỹ trong việc cấm vận kinh tế Nga.
Thưa,
Đồng chí cò mồi này coi bộ…đi lộn chổ…
Có vo tròn bóp méo hay tự bơm tự sướng, đồng chí cũng nên…mở con mắt hí lên.
Đây không phải là diễn đàn của công an hay bộ đội… nhân dân. Đồng chí cứ ù ù cạc cạc mà…lên lớp như ri thì…chết cha rồi?
Cái đám…nhân dân vùng lên gây chiến tranh ở U Cờ Ren, lấy vũ khí từ đâu mà…vùng lên? Họ tự làm ra đưọc…đồ chơi à? Anh Nga mặt ngựa không nhúng tay vào thì…ai nhúng đây?
Đế quốc Nga xâm lược than thở bị lãnh hậu quả thảm khốc :
Giá dầu giảm làm Nga thiệt hại
BBC- 11/24/2014
Giá dầu giảm khiến Nga có thể thiệt đến 100 tỉ đôla một năm, trong lúc trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga mất 40 tỉ, theo Bộ trưởng Tài chính của Nga.
Ông Anton Siluanov phát biểu hôm thứ Hai tại một diễn đàn ở Moscow.
Có đồn đoán nói Nga có thể cắt sản lượng dầu chừng 300.000 thùng một ngày để nâng giá.
Tổng thống Vladimir Putin đã nói Nga có thể chịu “hậu quả thảm khốc” vì trừng phạt, giá dầu giảm và đồng rouble mất giá.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (Opec) có thể sẽ cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Iran, Libya và Venezuela đã kêu gọi Opec làm việc này.
Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak tuần rồi nói Moscow cân nhắc việc cắt giảm, nhưng chưa có quyết định.