WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vladimir Putin mang tư duy của thập kỷ 80s

putin

Màn sương muối dầy đặc đầu mùa đông cùng với băng tuyết bao trùm lên thành cổ Saint Peterburg. Trời lạnh như cắt da, nguời Nga tất tưởi trên những đại lộ, kéo áo khoác để chống lại cái rét tê cóng – Mùa đông ở nước Nga đã bắt đầu.

Nhưng năm nay có điều gì đã làm cho xứ sở này trở nên băng giá hơn những mùa đông khác. Chín tháng đã trôi qua, quan hệ với phương Tây cũng đã trở nên băng giá.

Câu chuyện bắt đầu từ Ukraine. Phương Tây ủng hộ cho cuộc nổi dậy Tháng ba, lật đổ tổng thống thân Nga.

Hằn học, Tổng thống Putin đã đưa ra quyết sách chiếm bán đảo Crimea, một quân cảng quan trọng trên Hắc Hải.

Putin lại đổ thêm dầu vào lửa, kích động những cộng đồng nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine. Từ khi cuộc bạo loạn nổ ra cho đến nay đã cướp đi 4000 sinh mạng.

Mỹ và Âu châu áp đặt một lệnh cấm vận và đe dọa sẽ tăng thêm lệnh trừng phạt nếu Nga không chịu dừng lại.

Trên sân khấu quốc tế, Nga bị khai trừ ra khỏi nhóm những quốc gia công nghiệp G-8. Tại thượng đỉnh G-20 gần đây ở Brisbane, Úc, các đồng nhiệm phương Tây đồng loạt tẩy chay Putin.

Dường như, Putin không lay chuyển. Mọi chính sách về Ukraine vẫn duy trì. Lệnh cấm vận cùng với những áp lực ngoại giao áp đặt lên Nga đã thất bại. Không có gì thay đổi được cách hành xử của người đàn ông đầy quyền lực này.

Tôi là một trong số những nhà báo phương Tây hiếm hoi được ngồi xuống trò chuyện với Putin. Tôi gặp ông tại tư gia ở ngoại ô Sochi vào năm 2008, ngay sau khi quân đội Nga vừa tấn công Georgia.

Tôi hỏi ông: Ông có dám bảo đảm rằng quân đội Nga sẽ không xâm lược những quốc gia đã từng nằm trong khối Soviet như Ukraine không?

Ngay lập tức, ông phản ứng một cách giận dữ. Ông phủ nhận câu hỏi này, và nói đây là nước Nga. Ai có thể bảo đảm rằng không có ai tấn công chúng tôi.

Lời bình của ông tựa như một gợi ý dẫn tôi đến ý tưởng rằng làm thế nào mà Putin có thể nhận thức được thế giới sau những bức tường của điện Cẩm Linh.

Với ông, phương Tây luôn là mối đe dọa nước Nga. NATO đón nhận những thành viên từng thuộc khối Đông Âu cũng là nguồn đe dọa đến an ninh của Nga. Viễn cảnh của Georgia sẽ ra nhập liên minh quân sự phương Tây, đến lượt Ukraine, là những điều không thể tưởng tượng được với ông.

Bằng cách nhìn này thì Chiến tranh Lạnh chưa kết thúc. Chúng ta đang sống vào những năm của thập kỷ 80s.

Phương Tây, đặc biệt là Mỹ đang tìm mọi cách khuất phục nước Nga. Tổng thống Putin vừa nhắc lại điều này cách đây vài hôm ở Moscow.

Cấm vận là không thể nào tránh khỏi. Đó là kết qủa của việc nước Nga chống cự lại sự khuất phục này. Ukraine chỉ là nguyên cớ. Nếu không phải Ukraine thì cũng là thứ khác.

Nếu nhìn sự việc dưới lăng kính của phương Tây, thì qủa thực đây là một sự nhạo báng, bóp méo sự thực, một cuộc thủ dâm chính trị đầy tăm tối của điện Cẩm Linh.

Nhưng nó giúp chúng ta hiểu được tại sao Nga đã làm những gì mà họ đã làm, và tại sao cấm vận cũng không thể lay chuyển, và không bao giờ lay chuyển, được những chính sách của điện Cẩm Linh.

Nó cũng giúp chúng ta hiểu tại sao kinh tế Nga đang lao xuống dốc, nhưng uy tín của tổng thống lại nâng cao.

Nhận thức của tổng thống Nga cũng là nhận thức của người Nga. Nước Nga phải chống đối phương Tây cũng giống như việc mùa đông khắc nghiệt trở lại với nước Nga hằng năm.

Biên tập viên Đàn Chim Việt

Dịch từ: “Why Vladimir Putin thinks it’s still 1985” của Matthew Chance, CNN, Thứ sáu, ngày 21 tháng 11 năm 2014

(Matthew Chance là phóng viên người Anh, làm việc cho CNN. Ông là một cây bút cự phách chuyên phân tích các sự kiện quốc tế. Ông đã bị quân đội của cựu Đại tá Gaddafi bắt giữ tại khách sạn Rixos al Nasr, Tripoli, Lybia, Tháng 8 năm 2008.

Ông từng là phóng viên CNN thường trú tại Moscow. Ông tường thuật tại hiện trường khi quân đội Nga tấn công Georgia và Nam Ossetia năm 2008. Ông là một trong những phóng viên phương Tây hiếm hoi được phóng vấn cả Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev.)

2 Phản hồi cho “Vladimir Putin mang tư duy của thập kỷ 80s”

  1. EM CHẢ ! EM SỢ LẮM says:

    Hình như thế giới lâu lâu lại xuất hiện một một con quỉ sứ giết hại loài người ? Ở thế kỷ trước thì có Hitler, thế kỷ này thì có Putin (?)
    Thấy cả thế giới im lặng, án binh bất động, thì Putin lại ngỡ là người ta sợ mình nên được thể làm tới, chứ Putin có biết đâu ” không ai dại gì mà dây với hủi, dồn thằng khùng vào chân tường ” . Putin nên nhớ : 1 – ” 2 đánh một chẳng chột cũng què ” thế mà đây không chỉ.20 (D.20) mà là cả thế giới nó mà đánh không chi què mà là tiêu luôn nghe 2 – thế giới sợ Putin là sợ ” dồn Putin vào chân tường, ” Putin khùng lên làm bậy ” tao chết thì mày cũng chết ” thì thế giới sẽ tanh bành ? Vậy chúng ta hãy watch-out kẻo nó làm bậy, các nhà quân sự luôn luôn cảnh giác cao chước ” tiên hạ thủ vi cường ” nghe ( giả sử biết đằng nào cũng chết, nó phóng bừa bãi vài quả bom hạch nhân thì ta tính sao ?

  2. Minh Đức says:

    Đoạn “Ngay lập tức, ông phản ứng một cách giận dữ. Ông phủ nhận câu hỏi này, và nói đây là nước Nga. Ai có thể bảo đảm rằng không có ai tấn công chúng tôi.” dịch không chính xác .

    Nguyên văn tiếng Anh là “He reacted quite angrily, saying he objected to my question. It was Russians, he said, who should be given guarantees that no one attacks us.”

    Có nghĩa là:

    “Ông ta phản ứng một cách giận dữ, nói rằng ông ta phản đối câu hỏi của tôi. Ông ta nói chính là người Nga cần phải có sự bảo đảm là không ai sẽ tấn công chúng tôi.

    Tiếp theo là:

    Tôi nghĩ, câu trả lời rọi ánh sáng cho tôi thấy ông Putin nhìn thế giới bên ngoài bức tường điện Kremlin ra sao .

    Ý tác giả muốn nói là Putin vẫn xem các nước Tây phương là thù địch và có ý tấn công nước Nga.

    Thật sự là Mỹ có muốn tấn công Nga bằng quân sự? Ngày nay, Nga không dùng lối nhân danh bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản để trợ giúp cho các đảng CS lật đổ chính quyền tại các nước khác, cướp đi các đối tác kinh tế của Mỹ thì Mỹ đâu có xem Nga là mối đe dọa. Trái lại, sự đầu tư của Mỹ và các nước Tây Phương vào Nga làm cho người Nga khó chịu vì họ thấy họ bị lệ thuộc kinh tế vào nước khác. Các nước Tây Âu đã mời Nga gia nhập Liên Âu mà Putin từ chối. Khi Liên Âu mời các nước trong khối Đông Âu cũ gia nhập Liên Âu, xem như là cử chỉ thiện chí muốn làm bạn với các nước này thì người Nga giận dữ xem đó là cướp đi các nước đàn em của Nga.

    Cái làm cho người Nga và Putin giận dữ với các nước Tây phương là vì họ thấy họ không là trùm làm cho các nước Tây phương khiếp sợ nữa.

Leave a Reply to EM CHẢ ! EM SỢ LẮM