WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Có nên đọc những lời bình nặc danh?

01162014_Net2Nếu bạn đang đọc bài này trên Internet, dừng lại một chút, suy nghĩ về nó, rồi kéo xuống cuối bài để đọc những lời bình. Nếu không thấy, thì mở những trang cho phép bình luận hiển thị, tìm đọc một bài đậm màu chính trị, rồi thử xem lại nhận thức của mình.

Nhận thức của bạn sẽ thay đổi, đặc biệt nếu bạn đọc hàng loạt những lời bình mang nặng tính sỉ nhục, lăng mạ, hay khích bác.

Cái thủa mà Internet là nơi chốn của văn minh, của những cuộc tranh luận mở, hình như đã qua rồi. Giờ đây, nó là diễn đàn không biên tập nơi xẩy ra những cuộc sỉ vả lẫn nhau không chút tiếc thương. Thích nó hay không, thì sự thực là như vậy.

Kinh nghiệm cho hay thông điệp của bài viết, của tác giả, của chủ đề được hình thành lên bởi những lời bình nặc danh trên mạng, đặc biệt là những lời bình lỗ mãng.

Một nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định: Những lời bình mất lịch sự không những làm người đọc bị phân cực, mà còn làm thay đổi cả cách nhận thức câu chuyện. Những phân tích điện toán của Atlantic Media cũng phát hiện ra những người đọc có lời bình thiếu lịch sự thì thường có khuynh hướng phán xử bài viết là kém phẩm chất bất kể nội dung và sự thực mà nó đăng tải.

Một vài tổ chức đã có phản ứng với những lời bình tiêu cực này. Twitter @AvoidComment thường xuyên nhắc nhở bạn đọc nên lờ đi những bài nặc danh. Nhưng không có gì ngăn cản được làn sóng của những lời bình lỗ mãng đang tràn ngập trên Facebook hay Twitter.

Nếu những bình luận rác rưởi này diễn ra một cách tự nhiên, thì đơn giản đó chỉ là hiện tượng tâm lý. Sự thực lại không phải như vậy. Một người bạn làm PR (public relation) cho một công ty ở Âu châu tiết lộ: Công ty đã trả tiền mướn người đóng vai khách hàng viết những lời tán tụng công ty, và hạ nhục những đối thủ đang cạnh tranh.

Nhiều đảng phái chính trị ở nhiều quốc gia cũng đang làm như vậy.

Năm ngoái, một nhà báo Nga đã thâm nhập vào một tổ chức ở St Petersburg để tìm hiểu. Tổ chức này đã bỏ tiền mướn người viết hàng trăm lời bình để tung lên mạng mỗi ngày. Dạo đầu năm nay, một bản điều tra khác phát hiện ra một đại gia có mối quan hệ xã hội rộng lớn đã trả tiền cho những tay ma cô mạng người Nga, thiết lập lên hàng chục tài khoản tại Twitter. Mỗi tài khoản lôi khéo khoảng 2000 cư dân mạng khác. Trong những ngày Nga xâm lược Ukraine, tờ Guardian of London đã vô cùng vất vả đển trung hoà cái gọi là “Giàn nhạc giao hưởng” này. Những cư dân mạng bất hảo người Nga đã bị theo dõi rất chặt. Nhưng còn nhiều những kẻ khác đang sẵn sàng ra nhập.

Ai cũng biết chính quyền Trung Quốc theo dõi hệ thống Internet trên lãnh thổ của họ bằng cách trả lương cho hàng trăm ngàn bloggers. Không đến nỗi quá lâu, Trung Quốc sẽ làm như vậy với tiếng Anh, tiếng Triều Tiên hay những ngôn ngữ khác.

Đây là một thách đố nghiêm trọng cho dân chủ. Những lời bình trên mạng khéo léo thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận của cử tri. Thậm chí nó làm tăng mức độ của kích thích, hoặc gây cho độc giả cảm giác rằng vấn đề còn đang bàn cãi, hay những sự kiện chính đang bị giấu đút.

Phần lớn, những ma cô mạng người Nga không dùng đến những phương pháp tuyên truyền cổ điển như đã từng khoa môi múa mép về sự huy hoàng của nền nông nghiệp Soviet.

Hai nhà báo Peter Pomerantsev và Michael Weiss đã phân tích những thủ đoạn mới nhằm bóp méo, nhào nặn thông tin. Mục đích là gieo rắc sự khó hiểu, hỗn loạn, lộn xộn bằng cách xử dụng học thuyết bí mật và khuyết tán sự gian dối. Nghĩa là ở nơi nào báo chí truyền thống yếu, thông tin bị nhiễu, thì công việc thao túng thông tin càng trở nên dễ dàng.

Chẳng có chính phủ Tây phương nào muốn kiểm duyệt Internet hay bỏ tiền ra để nghiên cứu hiện tượng này. Weiss và Pemerantsev từng tranh luận: Chúng ta cần những tổ chức dân sự hay những nhà hảo tâm giúp đỡ để vạch trần những thông tin giả mạo một cách có mục đích và đưa nó ra trước công luận.

Có lẽ nhà trường khi dậy học sinh về báo chí, giờ đây cần thiết phải dậy một bộ quy tắc ứng xử, làm thế nào nhận ra những bố già Internet, làm thế naò để phân biệt được sự thực trong bộ tiểu thuyến ly kỳ được nhà nước bảo lãnh.

Sớm muộn gì thì chúng ta cũng bị ép buộc phải kết thúc trò chơi nặc danh trên mạng, hoặc ít nhất mỗi người trên thế giới ảo phải liên kết với một người thực. Bất kể ai viết trên mạng đều phải chịu trách nhiệm trước lới nói của mình tựa như anh ta đang phát biểu to và rõ ràng trước đám đông.

Tôi biết! Có những ý kiến bênh vực cho quyền nặc danh, nhưng vì nhiều người lạm dụng đặc quyền này. Nhân quyền bao gồm quyền tự do biểu đạt chỉ dành cho con người thực, không dành cho những tên ma cô mạng.

(Lược dịch từ bài: Another reason to avoid reading the comments; của Anne Applebaum; The Washington Post.)

Anne Applebaum là nhà báo Mỹ gốc Ba Lan. Bà từng giành giải Pulitzer vì những bài viết về cộng sản và sự hình thành xã hội dân sự Đông Âu cả thời cộng sản và hậu cộng sản. Bà viết cho rất nhiều tờ báo lớn ở Mỹ và Anh. Bà từng trong bộ biên tập của The Washington Post và The Economist. Bà kết hôn với cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski. Lớn lên ở Ba Lan, bà am hiểu những thủ đoạn của chế độ cộng sản.

Trong bài này, bà không đề cập đến Việt Nam, nhưng chúng ta đều biết Việt Nam đã thuê một đội ngũ “dư luận viên” để đánh phá những tờ báo mạng ngoài luồng bằng nhiều thủ đoạn. Chúng tôi lược dịch bài này để bạn đọc có thêm thông tin.

Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt

71 Phản hồi cho “Có nên đọc những lời bình nặc danh?”

  1. VNH says:

    Khổng Khuyết says:
    ĐỂ GIÃM THIỂU NẶC DANH VỚ VẪN
    ……..Riêng Lại Mạnh Cường , phản hồi dài quá mà lại hay chót lưỡi đầu môi theo kiểu…mắt hí Thái Bình immigrant to the South VN – ( gọi tắt là Bắc KỲ di cư ) thì phải tính giá là 220 đô mỗi phản hồi ( thêm 100 đô cái tội láo mắt hí ….nhưng có thể ghi sổ finance mượn loan tính tiền lời )”
    (ngưng trích)

    Câu này Khổng khuyết nói đụng chạm, thiếu giáo dục, LMC là một vị bác sĩ y khoa, không chửi bậy, không nói hồ đồ như bọn mất dậy đầu đường xó chợ

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      VNH says: “Câu này Khổng khuyết nói đụng chạm, thiếu giáo dục, LMC là một vị bác sĩ y khoa, không chửi bậy, không nói hồ đồ như bọn mất dậy đầu đường xó chợ. ” (sic)

      Có nên nặng lời đến thế không?

      Câu đoạn của Khổng Khuyết mà VNH trích dẫn ở trên không đụng chạm đến danh dự, phẩm giá của Lại Mạnh Cường.

      Đọc qua thì ai cũng hiểu chỉ là đùa giỡn. Vậy mà VNH cho là “thiếu giáo dục” thì quả là một tên thầy dùi, đâm bị thóc thọc bị gạo rất khéo?

  2. Trực Ngôn says:

    Người Qua Đường says: 20/12/2014 at 18:04

    Tôi còn có một ý kiến cho vấn đề này rất tuyệt vời rất có lợi cho BBT cũng như trên diễn đàn. Nhưng phải để xem đã. Để xem liệu có xứng đáng để nêu ý kiến này ra hay không“.

    Đã 9 ngày trôi qua, đâu rồi “ý kiến tuyệt vời” của níck Người Qua Đường?

    • Người Qua Đường says:

      Có chư,có chứ .
      Không bao giờ thất hứa.
      Vì phải chờ điều kiện đã ra. “Để xem liệu có xứng đáng để nêu ý kiến này ra không đã”
      điều kiện đó là gì vậy? Là để xem diễn đàn này có thực sự dân chủ không, có nghĩa
      là phải hai chiều tôn trọng đăng tải chứ không là một chiều. Còn nếu không thì Người
      qua đường cũng zọt luôn với ý kiến tuyệt vời chớ đừng nói là nêu ra.
      Còn cái hoa thúi địt hay hoa cứt lợn của Trực Ngôn Tôi có tìm những bài cũ nhưng
      hầu như tất cả đều bị xóa hết rồi . Hơn nữa trong tôi bây giờ đang phân vân lưỡng lự tự hỏi. Không biết Trực Ngôn có phải là Trung Kiên không nhỉ ? có liên hệ gì với BBT không nhỉ?

      • Trực Ngôn says:

        Người Qua Đường says: “ Để xem liệu có xứng đáng để nêu ý kiến này ra không đã” điều kiện đó là gì vậy? Là để xem diễn đàn này có thực sự dân chủ không, có nghĩa là phải hai chiều tôn trọng đăng tải chứ không là một chiều. Còn nếu không thì Người qua đường cũng zọt luôn với ý kiến tuyệt vời chớ đừng nói là nêu ra“. (sic)

        Nói như trên là Người Qua Đường đã coi thường ĐCV và bạn đọc, nhưng lại đề cao Trực Ngôn quá lố rồi đấy. Vì khi góp ý, bình luận trên ĐCV thì có rất nhiều bạn đọc, không phải chỉ dành riêng cho một mình Trực Ngôn hay Trung Kiên.

        Không một ai có quyền đặt ra điều kiện khi góp ý hay bình luận trên ĐCV , mà phải tuân theo điều lệ mà BBT đã đặt ra.

        Hơn nữa “ý kiến hay ý cò” của Người Qua Đường chưa chắc đã phản ảnh suy nghĩ của BBT hay của bạn đọc, vì thế đừng vội kiêu hãnh, phách lối?

        Trích: “Còn cái hoa thúi địt hay hoa cứt lợn của Trực Ngôn Tôi có tìm những bài cũ nhưng hầu như tất cả đều bị xóa hết rồi . Hơn nữa trong tôi bây giờ đang phân vân lưỡng lự tự hỏi.”

        Cho đến nay chưa góp ý, bình luận nào của Trực Ngôn bị xoá cả. Có lẽ Người Qua Đường tâm bất an, dạ không thẳng nên bị hoảng loạn, cũng nói luôn cho NQĐ biết là Trực Ngôn không liên hệ gì với BBT cả.

        Còn câu hỏi: “Không biết Trực Ngôn có phải là Trung Kiên không nhỉ ?

        Nghi ngờ, tìm hiểu là quyền của mọi người. Người Qua Đường cứ việc điều tra, tìm hiểu cho thoả tính hiếu kỳ. Nhưng đối với Trực Ngôn thì góp ý của ông “tèo” dưới đây mới đáng suy nghĩ;

        Đọc nhiều phản hồi của nhiều người hay cùng một người đôi khi cũng rất thú vị vì ít nhất mình cũng học được cái gì đó mà mình không biết hoặc chưa biết. Như mâm cổ có nhiều món ,món ngon món dở ,món măn món lạt cũng VUI :Trăm hoa đua nở …(ý như vậy).

        Vì vậy, căn cứ vào văn phong thì Người Qua Đường có phải là Chưng Sơn, Nắn sỉ, Chuột cống, Việt quốc, Thắc Mắc Thư Sinh, Giải Magsaysay Phét Dỗm và Hôva Rành Mạch thì cũng không thành vấn đề đối với Trực Ngôn!

        Người Qua Đường đã says: Có chư,có chứ . Không bao giờ thất hứa” thì hãy đưa ra đi, đừng kiếm cớ để thoái lui thì kỳ lắm đó!

Leave a Reply to Nói Toẹt Móng Heo