WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo hoàng đi Mỹ

TT Obama ra tận sân bay đón GH. Photo Nesweek

TT Obama ra tận sân bay đón GH. Photo Nesweek

(Nhiều người từ Việt Nam đến Philadelphia để có dịp gặp ĐGH)

Lần cuối cùng nước Mỹ tiếp đón giáo hoàng là năm 2008. Lần đó, Giáo hoàng Benedict ghé Washington và New York.
Lần này, ban tổ chức tiếp đón chuyến thăm 3 thành phố của Giáo hoàng Phanxicô nói rằng họ trông đợi số người tụ tập ở 3 nơi để có dịp nhìn tận mắt vị giáo chủ Công giáo sẽ đông hơn lần trước. Điều đó cũng có nghĩa là công việc của ban tổ chức sẽ vất vả hơn.
Ban tổ chức ở đây gồm phía đạo (các tổng giáo phận Washington, New York và Philadelphia) và phía đời (Bộ An ninh Nội địa, Sở mật vụ, FBI, Cảnh sát…). Đạo và đời phải biết nhường nhịn, phối hợp làm việc với nhau để mọi việc được êm xuôi.

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ gọi đây là Sự kiện An ninh Đặc biệt của Quốc gia, có nghĩa là phải huy động lực lượng an ninh giống như khi bảo vệ đại hội đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ, lễ tuyên thệ tổng thống, hay khi tổng thống đọc thông điệp về tình trạng liên bang.

Phát ngôn viên Carrie Adamowski của FBI nói họ đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan công lực liên bang, tiểu bang và thành phố để bảo đảm an toàn và an ninh cho tất cả mọi người.
Trước mắt, theo tin ABC, một cậu 15 tuổi, không được nêu tên, sống gần Philadelphia, đã bị FBI tóm cổ vì đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tìm các công thức làm bom, phổ biến các thông tin này trên các phương tiện đó và dọa sẽ làm một cú đẹp mắt trong thời gian vị giáo chủ có mặt.

WASHINGTON

Từ cả tuần trước, các trường Công giáo quanh vùng thủ đô Washington tổ chức bốc thăm xem ai sẽ nhận được vé đến dự các buổi lễ có ĐGH. Mỗi trường thuộc ba giáo phận Washington, Baltimore và Arlington được phân phối một số vé nhất định.

Thứ Ba 22, máy bay chở giáo hoàng từ Cuba đáp xuống sân bay quân sự Andrews, bên ngoài Washington. Không có chương trình xuất hiện trước công chúng.

Thứ Tư 23, vị giáo chủ bắt đầu buổi sáng bằng cuộc tiếp đón của Tòa Bạch Ốc với đầy đủ lễ nghi. Kế tiếp là buổi hội kiến riêng với Tổng thống Obama.

Một số khách cũng được mời tới Tòa Bạch Ốc để gặp vị giáo chủ sau khi hai nhà lãnh đạo nói chuyện riêng xong. Theo tin Wall Street Journal, toán tiền trạm của Vatican đã cãi nhau với ban nghi lễ của Tòa Bạch Ốc về danh sách khách mời, trong đó có một số người công khai chống đối chính sách của Vatican, ví dụ có một bà xơ ủng hộ phá thai, một người chuyển giới, một giám mục công khai sống đồng tính thuộc Giáo Hội Trưởng Lão, cùng hai nhà hoạt động đồng tính Công giáo.

Toán tiền trạm của Vatican nói rằng mời những người này đến Tòa Bạch Ốc là một xúc phạm với Giáo hội. Chẳng khác nào mời Nguyễn Phú Trọng đến Phòng Bầu Dục rồi sau đó sang phòng bên cạnh gặp một số khách mời; trong đó có Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, và đại diện Việt Tân.

Vatican và chính phủ Obama có khác biệt quan điểm về phá thai, hôn nhân đồng tính; chưa kể một số tu sĩ Công giáo bị dính vào các vụ kiện ấu dâm.

Sau khi hội kiến với Tổng thống Obama, Giáo hoàng Phanxicô sẽ đi trên chiếc popemobile từ Tòa Bạch Ốc ngang qua khu quảng trường chính của Washington. Đây là dịp duy nhất để công chúng có thể nhìn thấy vị giáo chủ mà không cần phải có vé. Nguyên một khu vực có xe popemobile đi qua sẽ được rào lại. Muốn lọt vào khu vực này, phải qua các trạm kiểm soát an ninh, không được mang thức ăn nước uống. Chiếc xe dự trù sẽ đi vào khoảng 10 giờ 30. Khu vực sẽ mở cửa cho công chúng từ 4 giờ sáng đến 10 giờ. Sau 10 giờ ai đã ở bên trong sẽ phải ở yên trong đó, không được ra, cho tới khi chiếc xe đã đi khuất.

Buổi trưa, Giáo hoàng Phanxicô đọc kinh chung với các giám mục Công giáo Hoa Kỳ tại nhà thờ thánh Matthew.

Buổi chiều, Ngài đến Đền thờ Đức bà Vô Nhiễm làm lễ phong thánh cho Chân phước Junipero Serra, nhà truyền giáo người Tây Ban Nha ở thế kỷ 18, đã lập ra nhiều giáo xứ ở California, trải dài từ San Diego đến San Francisco, những cái tên thành phố do nhà truyền giáo này đặt ra; và đã rửa tội cho hàng vạn người bản xứ. Người được phong thánh cũng là một khuôn mặt gây tranh cãi, vì bên cạnh công lao đóng góp cho Giáo hội, đã bị chỉ trích vì có những hành vi “thực dân” đối với người bản xứ.

Vì lễ phong thánh sẽ được cử hành bằng tiếng Tây Ban Nha và Chân phước Junipero Serra có nhiều người gốc châu Mỹ Latinh ngưỡng mộ cho nên vé để vào bên trong Đền thờ Đức bà Vô Nhiễm phần lớn được phát cho những người thuộc cộng đồng Hispanic, mà người Mỹ gốc Việt quen gọi là dân Mễ.

Những ai không có vé vào bên trong đền thờ có thể theo dõi buổi lễ trên màn hình trong các giảng đường của Trường đại học Công giáo, sát bên đền thờ.

Các buổi xuất hiện của Giáo hoàng Phanxicô trong ngày thứ Tư 23 đều được phát hình trực tiếp trên màn hình khổ lớn đặt tại Đài tưởng niệm Washington, nơi mà người Việt vùng thủ đô hay gọi là Cây Bút Chì.

Thứ Năm 24, ĐGH đến đọc bài diễn văn trước hai viện Quốc hội, lần đầu tiên trong lịch sử của cả Giáo hội lẫn Hoa Kỳ mới có chuyện này. Vì là lần đầu tiên nên có vài rắc rối về nghi lễ. Thông thường, khi tổng thống Mỹ hay lãnh đạo của một nước khác từ ngoài cửa bước vào khán phòng, có nhiều vị dân cử hai viện đứng dọc lối đi để chào hỏi, vỗ vai, bắt tay. Còn tục lệ Công giáo thì khi gặp giáo hoàng, người ta thường quỳ nhẹ xuống và hôn nhẫn giáo hoàng. Chưa rõ các vị đại diện dân cử của Mỹ và ĐGH sẽ xử trí ra sao.

Mỗi vị dân cử được phép mang vào khán phòng một khách của mình, thường thường là người phối ngẫu. Mỗi vị cũng được cấp một số vé để đem phát cho cử tri của đơn vị mình. Người có vé được phép vào khu sân cỏ phía trước trụ sở Quốc hội để theo dõi trực tiếp bài diễn văn của ĐGH, và có thể là sau bài diễn văn, Ngài sẽ ra gặp họ, theo kinh nghiệm đã từng xảy ra ở các nước có giáo hoàng đến thăm.

Rời trụ sở Quốc hội, Giáo hoàng Phanxicô ghé thăm nhà thờ thánh Patrick ở gần đấy và nói chuyện với các nhà hoạt động từ thiện Công giáo trong tổng giáo phận Washington.

Khoảng 4 giờ chiều, Ngài rời Washington để đi theo hướng Bắc, đến thành phố New York.

NEW YORK

Các giới chức của gần 50 cơ quan trong thành phố New York đã ngồi lại với nhau để nghĩ ra cách đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi Giáo hoàng Phanxicô ghé thành phố.

Họ đã thực tập dựa trên những kịch bản ví dụ như có kẻ bắn tỉa từ xa, chất nổ tự tạo, điện bị cắt trong nhiều quận, thậm chí có một tòa nhà cao tầng đổ sập.

Ngoài ra, chính quyền thành phố cũng cần đến sự tiếp tay của Albert Kelly, đạo diễn chính dàn dựng giải chung kết bóng bầu dục Super Bowl 2014.

Thứ Sáu 25, vị giáo chủ Công giáo đến trụ sở Liên Hiệp Quốc và đọc bài diễn văn trước Đại Hội Đồng vào buổi sáng.

Gần đến giờ trưa, Ngài đến cầu kinh trong một buổi lễ liên tôn tại Đài tưởng niệm vụ khủng bố 11 tháng 9 trước khi ghé thăm nhóm giáo dân tụ tập tại nhà thờ Thánh Patrick, biểu tượng của người Công giáo thành phố New York, giống như Nhà Thờ Đức Bà của giáo dân Sài Gòn.

Buổi chiều, Ngài đi thăm một giáo xứ nghèo trong quận Harlem và sau đó đến quận Manhattan cử hành thánh lễ tại Madison Square Garden, khán phòng có 20.000 ghế, nơi thường tổ chức các buổi văn nghệ, thể thao.

PHILADELPHIA

Thứ Bảy 26, ĐGH rời thành phố New York, Trái Táo Lớn, để xuôi Nam đi Philadelphia, Thành phố của Tình Huynh Đệ.

Đội bóng chày Phillies nhiều lần đoạt chức vô địch nước Mỹ đã dành riêng một áo cầu thủ để tặng vị giáo chủ khi đến Philadelphia. Họ đã may trên áo số 266, là vị trí của Giáo hoàng Phanxicô trong Giáo hội.

Cách nay 3 năm, tại thành phố Milan của Ý, Giáo hoàng Benedict tuyên bố: đại hội mang tên Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới (WMF) lần tới sẽ được tổ chức tại Philadelphia. Do đó, trọng tâm ghé Philadelphia lần này của Giáo hoàng Phanxicô là để tham dự WMF lần thứ 8, cứ mỗi 3 năm tổ chức một lần tại một thành phố khác nhau trên thế giới. Theo trông đợi, vào cuối chuyến đi Philadelphia, đương kim giáo hoàng sẽ tuyên bố WMF lần thứ 9 sẽ tổ chức ở đâu.

Ban tổ chức WMF Philadelphia đã có trong tay danh sách gần 10.000 người tình nguyện phục vụ trong các vai trò khác nhau, từ giữ trật tự các buổi lễ cho đến thông dịch cho những người nước ngoài, và hơn 7.000 nhà báo đăng ký hành nghề trong thời gian có WMF.

Các gia đình dự WMF đến từ hơn 150 quốc gia khác nhau. Ban tổ chức kêu gọi cư dân Philadelphia và vùng phụ cận, không phân biệt tôn giáo, tình nguyện cung cấp chỗ ở cho các gia đình nước ngoài đến dự WMF. Chương trình Host-A-Family này đã được nhiều cư dân hưởng ứng. Các khách sạn ở Philadelphia và trong khu vực đã dành khoảng 11.500 phòng cho các gia đình từ khắp thế giới đổ về.

Ban tổ chức WMF hết sức ngạc nhiên khi thấy số gia đình từ Việt Nam đăng ký dự WMF rất đông. Bà Donna Farrell, một người trong ban tổ chức không nói rõ con số, mà chỉ nói số gia đình đến từ Việt Nam đông hơn nhiều nước khác. Bà cho biết có một gia đình Việt Nam, chủ một trại nuôi heo, đã thu xếp được một chỗ tạm trú nơi nhà của một gia đình theo đạo Jesus Christ of Latter Day Saints.

Khỏi cần nói, cộng đồng Công giáo gốc Việt tại Philadelphia từ nhiều ngày qua đã háo hức chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha như thế nào. Cộng đồng này có khoảng 10.000 giáo dân rải rác khắp 8 giáo xứ, mỗi tuần có 8 thánh lễ bằng tiếng Việt.

Họ cũng tiếp tay thu xếp chỗ ở cho các gia đình từ Việt Nam qua dự WMF. Họ đã sửa sang một dòng nữ tu còn dư nhiều phòng để tiếp đón một nhóm bà xơ từ Việt Nam qua.

Đức ông Giu-se Trịnh của nhà thờ Thánh Helena ước tính có lẽ phải chuẩn bị 3.000 ổ bánh mì cho khách.

Chủ nhật 27, cao điểm của chặng dừng chân tại Philadelphia là thánh lễ ngoài trời tại Benjamin Franklin Parkway, đánh dấu kết thúc cuộc họp mặt WMF lần thứ 8. Khu vực làm lễ được người dân địa phương ví như khu Champs Elyseées của Paris. Buổi lễ dự trù bắt đầu lúc 4 giờ chiều, thu hút khoảng 1.5 triệu người đến dự.

Sau thánh lễ, Giáo hoàng Phanxicô ra phi trường quốc tế Philadelphia để trở về Rome.

KẾT

Chuyến đi Mỹ của Giáo hoàng Phanxicô được xem là một hoạt động đối ngoại của người đứng đầu Giáo hội Công giáo, nằm trong chính sách ngoại giao khôn khéo và có hiệu quả.

Người Công giáo Hoa Kỳ lâu nay vẫn đóng góp nhiều nhất cho các chương trình từ thiện và nhân đạo của Giáo hội.
Tôi biết anh giàu, anh hào phóng, nhưng trước khi đến thăm anh, xin anh cho tôi ghé thăm một bạn nghèo của tôi, anh bạn này trước đây bị anh cấm vận mấy mươi năm, bây giờ đã xuống nước, từ bỏ vai trò cùng với Việt Nam canh giữ hòa bình thế giới để bắt tay với anh, anh cho tôi vuốt ve tự ái của họ một tí.

Và trong khi đến thăm anh, tôi không chỉ thăm những đứa con thành đạt mà còn thăm những đứa bất hạnh, kém may mắn của anh.

Chuyến đi cũng diễn ra giữa lúc Giáo hoàng Phanxicô đang đau đầu với các vấn đề nội bộ. Giáo triều gồm đa số là người Ý bảo thủ, lâu nay hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, dường như không mấy mặn mà với chủ trương “đổi mới” của vị giáo hoàng đến từ một xứ Nam Mỹ.

Trong khi đó, tại Washington, có lẽ là ngay khi Giáo hoàng quay lưng đi, nhân viên Tòa Bạch Ốc đã bận rộn dọn dẹp cờ quạt, huy hiệu, logo của Vatican để thay thế bằng cờ quạt, huy hiệu, logo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lùng tùng xòe, lùng tùng xòe, lùng tùng xòe. Hoàng thượng giá lâm.

© Châu Quang

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Giáo hoàng đi Mỹ”

  1. C.C.C.K says:

    Quái lạ với cái ông UncleFox này lắm thôi !
    Trên diễn đàn này nếu người ta nói sai thì mình chứng minh
    để chỉnh sửa người ta chứ sao ông lại hỗn quá thế. Hay bí lối
    cùng đường đâm ra hỗn hào ăn nói vô giáo dục một cách mất
    dạy để bịt miệng người ta à ? Mà chẳng phải có mình ông đâu
    tôi thấy đa sồ các CON CHIÊN CHÚA KẨU đều ăn nói vô giáo
    dục,mất dạy đồng môn đồng đạo như nhau cả . Không biết tại
    sao nhỉ?. Trên diễn dàn này ai biết lý do xin vui lòng cho ý kiến.
    Kính cám ơn.

  2. NHÂN DỊP ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAXICÔ THĂM MỸ,
    LUẬN CHƠI MỘT SỐ ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI

    Nước Mỹ đoán tiếp Giáo hoàng Phanxicô một cách hết sức trang trọng, đó chứng tỏ tính mộ đạo và tinh thần văn hóa của họ.

    Điều này những người duy vật và vô thần dù ở đâu, nói ra hay không nói ra trên thế giới này đều không tâm đắc mấy nếu không muốn nói là thái độ ngạo mạn hoặc bất ưng ý.

    Thật ra niềm tin duy vật chỉ là niềm tin vô lý bởi vì nó không có một nền tảng tối hậu nào cả. Duy vật cũng tất yếu gắn với vô thần, bởi cả hai đều dẫn dắt cùng nhau.

    Nhưng những người duy tâm hay hữu thần cũng có vô số những khuynh hướng, khuynh hướng triết học thì không ở trong tôn giáo nào. Huynh hướng tôn giáo cũng thiên hình vạn trạng. Như đạo Phật là duy tâm nhưng mang tính triết học. Nhưng mặt khác đạo Phật cũng hữu thần vì tin có Phật. Thuyết nhân quả của đạo Phật tuy không phải hữu thần như kiểu phương tây, nhưng nó là hữu thần theo dạng triết học hay dạng duy tâm.

    Tất nhiên đối với Giáo hội La Mã, đức Giáo hoàng như là vị vua của cộng đồng mọi người thiên chúa giáo. Đó cũng chỉ là một ý niệm về tổ chức của con người trong thế gian. Đức Giáo hoàng là tiêu biểu, là đại diện cho giềng mối của những người tin đạo, những con chiên trong đời sống thế tục.

    Còn đời sống tâm linh của những người Thiên chúa giáo là thánh linh ba ngôi, đức Chúa Trời, đức chúa Cha, và thần thánh. Jésus là đức chúa Cha, như là đứa con (trai) duy nhất của đức Chúa Trời được ủy phái xuống trần gian để cứu rỗi nhân loại. Thánh thể của Jesus mang hình người, đó là sự nhân hình hóa hay sự nhân dạng hóa về Thượng đế trong Thiên chúa giáo.

    Tất nhiên tôn giáo trước hết là niềm tin hay đức tin, nó không dựa vào tính lô-gích thế tục, mà dựa vào căn bản về phép lạ, vượt lên trên hay ra ngoài mọi tính phán đoán lô-gích của đầu óc con người. Cơ sở khác nhau giữa niềm tin người duy vật vô thần và người duy tâm hữu thần chính là ở đây.

    Hiện nay cũng có hai vấn đề đáng nói nữa và được mọi người quan tâm, đó là vấn đề phá thai và đồng tính luyến ái. Điều này quan điểm của Mỹ và của đức Giáo hoàng còn chưa thống nhất. Trên phương diện khoa học phá thai trong trường hợp dị thai bởi lý do nhân đạo và xã hội về sau, tất nhiên hoàn toàn chính đáng, cũng như trường hợp nên cho được phép chết ở vào tình huống đau đớn hay bệnh nan y bất khả kháng. Nhưng phá thai trong mọi trường hợp bình thường khác, thật sự đều là sát nhân hay tội ác, cho dù bởi mục đích về nhân mãn hay mục đích về xã hội.

    Còn về đồng tính luyến ái thì sao ? Điều này không do lỗi của cá nhân liên quan, mà do lỗi bất khả kháng của tự nhiên. Dĩ nhiên ngày nay khoa học có thể can thiệp được một phần để phục hồi giới tính khách quan lại, nhưng còn phần bất khả phục hồi hay cải tạo thì làm thế nào ? Đây là chuyện dở khóc dở cười của con người. Thật ra đồng tính hôn nhân chỉ là chuyện trái khoáy, bởi nó không đáp ứng gì về mặt tự nhiên xã hội, chẳng qua chỉ làm thỏa mãn nhất thời bản năng tình dục trong cả hai người họ mà thôi. Sự chính đáng ở đây nếu có chỉ là chính đáng cá nhân mà thực tình không phải sự chính đáng mặt xã hội.

    Nói chung lại, loài người sinh ra trên thế gian là kết quả tiến hóa cả trăm triệu năm trong tự nhiên, cũng như là kết quả tiến hóa của đại tự nhiên hay vũ trụ bao quát nói chung. Nhưng phải có lý do nào đó tối hậu cho mọi sự tiến hóa hay mọi sự tồn tại, đó chính là ý nghĩa của mọi quan điểm duy tâm và mọi quan điểm tôn giáo trong thế gian này. Thuyết duy vật thực sự nó chỉ là một sự trích đoạn trong toàn bộ kịch bản chung nên cũng chẳng có gì đáng để nói. Nhưng mọi cái còn lại trong xã hội hay trong ý thức tâm lý của con người mới chính là ý nghĩa của vài điều như đã được đề cập ở trên đây.

    ĐẠI NGÀN
    (25/9/15)

  3. TƠ NGÀN says:

    TỰ TRỌNG

    Trọng người người mới trọng mình
    Kiểu mà đá cá thật tình ra chi
    Thế gian nếu thảy vô nghì
    Hỏi rằng còn được cuộc đời này không ?

    Nên đừng suy nghĩ cuồng ngông
    Lăn dưa vô lối dễ trông thành người
    Đội trời đạp đất ở đời
    Con người tự chủ mới người nhân văn

    PHIẾM NGÀN
    (25/9/15)

  4. Người Qua Đường says:

    Mọi sự hiện hữu trên quả đất này. Tất cả,tất cả là ý muốn và sáng tạo của Thượng đế
    với sinh vật từ con rắn,con nai,con sư tử,to lớn như con voi cho đến những sinh vật nhỏ
    bé nhất như vi trùngcùi,vi trùng hủi,giang mai lá liễu,cho đến con người mạnh khỏe đau
    yếu tàn tật đui mù,tàn tật nan y điên khùng đồng tình luyến ái chết sông chết biển chết
    nghèo hèn bệnh tật chết ung thư chết đủ thứ chết sóng thần núi lửa,chết động đất bão tố
    lụt lội chết sét trời đánh,chết do thiên tái điạ động cũng đều do Thượng đế sáng tạo và
    định đoạt. Cho nên đồng giới tính của loài người chỉ là một chuyện rất nhỏ trong muôn tỷ
    tỷ vàn cay đắng thống khổ mà mọi sinh vật đang hiện hữu trên thế gian cay đắng này là
    do Thượng đế sáng tạo và định đoạt là trách nhiệm thiên chức và đạo đức cuả Thượng đế
    cho nên không một ai có quyền hạn để đụng chạm đế quyền hạn và trách nhiệm của
    Thượng đế trong vấn đề hôn nhận đồng giới của loái người trên trái đất này cả. Thượng đế sáng tạo, để rồi Thượng đế huỷ diệt đó là quyền năng vô biên của Thượng đế .Thượng đế
    sáng tạo. Không thích Thượng đế ra lệnh huỷ diệt như lệnh truyền tiêu diệt những người
    đồng giới trong Cựu ước.
    Leviticus 20:13New American Standard Bible (NASB)
    13 If there is a man who lies with a male as those who lie with a woman, both of them have committed a detestable act; they shall surely be put to death. Their bloodguiltiness is upon
    them.

    Thế giới ngày hôm nay đang chuyển hướng không còn khắc nghiệt hay phải giết họ như lệnh
    của Thưọng đế đã phán mà đang dang tay rộng mở yêu thương đón tiếp họ vào cộng đồng
    nhân loại như những con người bị tật bẳm sinh giống như những người bất hạnh què cụt câm điếc khi mới sinh ra .
    Không làm gì có trên thế giới này tất cả đều là những người homosexual để rồi câu hỏi Sẽ ta
    sao? Bình thường lả tự nhiên số nhiều căn bản ,bệnh tật bẩm sinh chỉ là số ít rủi ro cho nên
    HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH không bao giờ và sẽ không bao giờ là một HÌNH THỨC DIỆT CHỦNG CẢ chỉ có CẤM PHÁ THAI mới là một hình thức DIỆT CHỦNG tàn bạo nhất .
    Nếu biết trước một đứa trẻ. Sinh nó ra nó sẽ là một đứa trẻ tật nguyền ghê gớm suốt cuộc đời
    của nó vậy phá thai hay bảo vệ cái thai nhi tật nguyền này cái nào đạo đức và sáng suốt hơn.
    Nếu cứ xúi dục nhân loại tha hồ đẻ.nạn nhân mãn sẽ đến,con người ăn thịt con người lẫn nhau trong tương lai vậy thì giữa cái kiểm soát sinh đẻ và xúi dục sinh đẻ cái nào vô đạo đức và đáng lên án hơn?
    Tất cả,tất cả thiên chức,trách nhiệm và đạo đức là của Thượng đế quyền năng vô biên trước và sau từ khởi thủy sáng tạo cho đến ngày tận thế. Vậy thì cứ chổng mông mà gào,mà thét,mà lạy mà lục đức Thượng đế

    Lòng lành ? vô cùng điên cuồng, đốn mạt,dữ tợn này đi.

    Kính dâng tặng đức Giáo Hoàng Francis nhân dịp ngài viếng thăm nước Mỹ.

  5. Người Qua Đường says:

    Mọi sự hiện hữu trên quả đất này. Tất cả,tất cả là ý muốn và sáng tạo của Thượng đế
    với sinh vật từ con rắn,con nai,con sư tử,to lớn như con voi cho đến những sinh vật nhỏ
    bé nhất như vi trùngcùi,vi trùng hủi,giang mai lá liễu,cho đến con người mạnh khỏe đau
    yếu tàn tật đui mù,tàn tật nan y điên khùng đồng tình luyến ái chết sông chết biển chết
    nghèo hèn bệnh tật chết ung thư chết đủ thứ chết sóng thần núi lửa,chết động đất bão tố
    lụt lội chết sét trời đánh,chết do thiên tái điạ động cũng đều do Thượng đế sáng tạo và
    định đoạt. Cho nên đồng giới tính của loài người chỉ là một chuyện rất nhỏ trong muôn tỷ
    tỷ vàn cay đắng thống khổ mà mọi sinh vật đang hiện hữu trên thế gian cay đắng này là
    do Thượng đế sáng tạo và định đoạt là trách nhiệm thiên chức và đạo đức cuả Thượng đế
    cho nên không một ai có quyền hạn để đụng chạm đế quyền hạn và trách nhiệm của
    Thượng đế trong vấn đề hôn nhận đồng giới của loái người trên trái đất này cả. Thượng đế sáng tạo, để rồi Thượng đế huỷ diệt đó là quyền năng vô biên của Thượng đế .Thượng đế
    sáng tạo. Không thích Thượng đế ra lệnh huỷ diệt như lệnh truyền tiêu diệt những người
    đồng giới trong Cựu ước.
    Leviticus 20:13New American Standard Bible (NASB)
    13 If there is a man who lies with a male as those who lie with a woman, both of them have committed a detestable act; they shall surely be put to death. Their bloodguiltiness is upon
    them.

    Thế giới ngày hôm nay đang chuyển hướng không còn khắc nghiệt hay phải giết họ như lệnh
    của Thưọng đế đã phán mà đang dang tay rộng mở yêu thương đón tiếp họ vào cộng đồng
    nhân loại như những con người bị tật bẳm sinh giống như những người bất hạnh què cụt câm điếc khi mới sinh ra .
    Không làm gì có trên thế giới này tất cả đều là những người homosesual để rồi câu hỏi Sẽ ta
    sao? Bình thường lả tự nhiên số nhiều căn bản ,bệnh tật bẩm sinh chỉ là số ít rủi ro cho nên
    HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH không bao giờ và sẽ không bao giờ là một HÌNH THỨC DIỆT CHỦNG CẢ chỉ có CẤM PHÁ THAI mới là một hình thức DIỆT CHỦNG tàn bạo nhất .
    Nếu biết trước một đứa trẻ. Sinh nó ra nó sẽ là một đứa trẻ tật nguyền ghê gớm suốt cuộc đời
    của nó vậy phá thai hay bảo vệ cái thai nhi tật nguyền này cái nào đạo đức và sáng suốt hơn.
    Nếu cứ xúi dục nhân loại tha hồ đẻ.nạn nhân mãn sẽ đến,con người ăn thịt con người lẫn nhau trong tương lai vậy thì giữa cái kiểm soát sinh đẻ và xúi dục sinh đẻ cái nào vô đạo đức và đáng lên án hơn?
    Tất cả,tất cả thiên chức,trách nhiệm và đạo đức là của Thượng đế quyền năng vô biên trước và sau từ khởi thủy sáng tạo cho đến ngày tận thế. Vậy thì cứ chổng mông mà gào,mà thét,mà lạy mà lục đức Thượng đế

    Lòng lành ? vô cùng điên cuồng, đốn mạt,dữ tợn này đi.

  6. UncleFox says:

    “Quan phòng” là chuyện của … “trên” . Còn chính quyền các cấp của Mỹ cũng phải đề phòng những đứa cực đoan, những tên Giáo Điếm, những con Phật Kẩu như Thú Sình … chứ để chúng ngậm cứt phun trúng giầy giáo hoàng thì sao ?

    • C.C.C.K says:

      Quái lạ với cái ông UncleFox này lắm thôi !
      Trên diễn đàn này nếu người ta nói sai thì mình chứng minh
      để chỉnh sửa người ta chứ sao ông lại hỗn quá thế. Hay bí lối
      cùng đường đâm ra hỗn hào ăn nói vô giáo dục một cách mất
      dạy để bịt miệng người ta à ? Mà chẳng phải có mình ông đâu
      tôi thấy đa sồ các CON CHIÊN CHÚA KẨU đều ăn nói vô giáo
      dục,mất dạy đồng môn đồng đạo như nhau cả . Không biết tại
      sao nhỉ?. Trên diễn dàn này ai biết lý do xin vui lòng cho ý kiến.
      Kính cám ơn.

  7. Nguyễn Văn says:

    Anh bạn ThécMéc ThưSinh này sao tâm hồn bất an dữ vậy? Ngay cả nếu anh là người ngoại đạo, hoặc nếu có thiếu giáo dục thì cũng không nên châm biếm vô nhã như comment anh viết.
    Anh được sinh ra bởi đâu, có phải từ tình thương của đấng sinh thành? Anh được nuôi nấng lớn lên và dạy dỗ có phải cũng vì tình thương, và bố mẹ anh luôn bao bọc, bảo vệ anh khỏi mọi sự dữ nếu khi có kẻ thù tìm cách hãm hại anh? Và anh có làm như thế đối với các con anh? Tất cả có phải vì tình thương?

    Và chúng ta, bất kể ai, không tôn giáo cũng như mọi tôn giáo, tất cả đều là con người phàm xác thịt luôn cần tình thương nhưng yếu đuối và dễ sa ngã bởi mọi cám dỗ… Không nói về phép lạ, cái mà vượt khả năng hiểu biết của con người mà Thượng Đế giới hạn mà hãy nói về tính xác thực ngoài đời: Khi kẻ thù muốn hãm hại thì mình phải đề phòng là đúng chứ sao lại châm biếm?

    nv

  8. hn says:

    Gây chia rẽ tôn giáo là một điều tội lỗi về đạo đức cũng như chính trị (làm lợi cho CS)
    Đề nghị bạn chấm dứt cái trò này
    we don’t want that

  9. Phan Minh says:

    “Chào buổi sáng! Ơn Chúa, hôm nay thật là một ngày đẹp trời. Tôi phải giải thích rằng, sân sau Nhà Trắng không mấy khi đông đúc như hôm nay. Tuy nhiên, nó cũng chỉ phản ánh được một phần nhỏ bé lòng sùng kính của 70 triệu người Công giáo Mỹ”, ông Obama phát biểu.

    “Hôm nay, chúng ta đánh dấu nhiều cái đầu tiên. Đây là lần đầu tiên Giáo hoàng tới châu Mỹ và đây cũng là chuyến thăm đầu tiên Ngài đặt chân tới Mỹ. Và đây cũng là lần đầu tiên Giáo hoàng truyền đi thông điệp qua mạng xã hội Twitter”.
    Tổng thống Obama cũng tôn vinh những phẩm chất cá nhân sáng ngời của Giáo hoàng: “Sự khiêm nhường, giản dị, lời nói dịu dàng nhưng tinh thần rộng mở khoan dung cho thấy những phẩm chất của Chúa Jesus ở Giáo hoàng. Lời nói của Ngài luôn đi cùng hành động”.

    Tổng thống Obama cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp của Giáo hoàng trong việc vun đắp khởi đầu mới giữa Mỹ và Cuba đồng thời cam kết sẽ hợp tác tốt hơn nữa giữa hai nước. “Đức thánh cha còn nhắc nhở bổn phận bảo vệ hành tinh của chúng ta – món quà tuyệt với mà Chúa trời đã ban tặng cho nhân loại”, ông chủ Nhà Trắng nói.

  10. Hoàng Thanh says:

    Một cuộc tiếp đón với thể thức trang trọng “chưa có tiền lệ” như CNN viết với rất nhiều nụ cười thân mật.

    Cuộc tiếp đón Giáo hoàng trang trọng “chưa có tiền lệ”

    Có mặt tại sân bay, không chỉ có toàn thể gia đình Tổng thống Obama mà còn cả Phó tổng thống Joe Biden và gia đình ông.

    Quốc kỳ của Mỹ và Vatican bay phấp phới cạnh cửa sổ buồng lái chiếc máy bay chở Giáo hoàng khi từ từ dừng lại trên đường băng…

Phản hồi