WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính sách ngoại giao của tổng thống Obama đối với Á châu

 

Lời giới thiệu: Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 này của ông Chủ tịch Nước Trung quốc Tập Cận Bình, tạp chí Foreign Affairs (số Tháng 9 & 10, 2015) trích một phần trong cuốn sách “The China Challenge: Shaping the Choices of a Rising Power” của giáo sư Thomas J. Christensen chuyên giảng dạy khoa “Chính trị thế giới về Hòa bình và Chiến tranh” (World Politics of Peace and War) tại đại học Princeton. Giáo sư Christensen còn là Phụ tá Bộ trưởng bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á sự vụ từ năm 2006 đến 2008.
Bài trích của giáo sư Christensen được Foreign Affairs trình bày dưới tựa đề: Obama and Asia: Confronting the China Challenge

**Trần Bình Nam** phóng dịch

Ảnh minh họa. Nguồn www.lowyinterpreter.org

Ảnh minh họa. Nguồn www.lowyinterpreter.org

Trung quốc trổi dậy tạo ra hai câu hỏi: làm thế nào để Trung quốc không đe dọa sự ổn định trong vùng Á châu – Thái bình dương và quan trọng hơn là để Trung quốc đóng góp vào việc ổn định thế giới. Về quân sự Trung quốc chưa sánh được với Hoa Kỳ, nhưng cũng đủ mạnh để đe dọa lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Á châu –Thái bình dương. Và tuy Trung quốc còn đang phát triển và có nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết bàn tay Trung quốc cũng không thể thiếu đối với các vấn đề chung như sự lan truyền vũ khí nguyên tử, khí hậu toàn cầu và vấn đề tài chánh thế giới. Vào cuối nhiệm kỳ 2 của tổng thống Bush, quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ có vẻ êm êm. Qua thời tổng thống Obama, có thêm vài tiến bộ trong quan hệ của hai nước, nhưng nói chung hiện nay quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ căng thẳng hơn hồi năm 2009. Điều này không có nghĩa vì chính quyền Obama vụng về, mà chính yếu do Trung quốc tạo ra nhiều hơn. Sau khi giải quyết vụ khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 một cách gọn gàng hơn các nước Tây phương (Hoa Kỳ và Âu châu) Trung quốc tự tin và do đó trở nên khó chơi hơn trước. Và chính quyền Obama đã làm những gì cần làm để cho quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ dù có căng thẳng cũng vẫn ở trong mức độ giải quyết được. Chính quyền tới (2017- 2020) dù là Dân chủ hay Cộng hòa vẫn đối điện với hai vấn đề căn bản trên đối với Trung quốc và do đó sự nghiên cứu về chính sách của tổng thống Obama đối với Á châu là một nhu cầu cần thiết để hoạch định các đối sách mới.

**
Như đã nói, sau khi vuợt qua khủng hỏang kinh tế toàn cầu cuối thập niên 2008 Trung quốc trở nên tự tin hơn, nhưng Trung quốc vẫn không khỏi lo ngại nền kinh tế đặt nặng vào xuất khẩu và bơm vốn vào mạch kinh tế quốc gia cũng không phải là một chính sách lâu dài và đang tạo bất ổn trong xã hội. Nhu cầu làm thế nào để vừa phát triển nhanh mà vẫn duy trì được sự ổn định buộc các nhà lãnh đạo Trung quốc luôn luôn điều chỉnh chính sách kinh tế và quốc phòng. Nhu cầu này buộc Trung quốc biểu lộ chủ quyền và sức mạnh quốc gia bằng những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông và trở nên thiếu uyển chuyển trong các vấn đề quốc tế như giúp ổn định kinh tế thế giới, giải quyết vấn nạn thời tiết, biện pháp trừng phạt các quốc gia bất trị và kiểm soát sự lan tràn vũ khí nguyên tử.

Đứng trước một quốc gia như vậy, tổng thống Obama vẫn tạo được thành quả là tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Á châu. Nhưng tổng thống Obama đã để hở lưng ở những nơi quan yếu khác trên thế giới (TBN: “Assad phải đi” nhưng Addsad cũng chẳng đi; “Syria xử dụng vũ khí hóa học là bước qua lằn gạch đỏ” nhưng qua lằn gạch đỏ rồi cũng chắng thấy tổng thống Obama động tĩnh gì). Không tin vào lời của ông Obama, Trung quốc càng dè dặt trong sự hợp tác với Hoa Kỳ.
Trong suốt nhiệm kỳ 1 của tổng thống Obama, Hoa Kỳ nói nhiều đến chính sách xoay trục (pivot, có nghĩa trở lại) về Á châu trong khi đang rút quân ra khỏi Iraq và Afghanistan. Nhưng danh từ “xoay trục về Á châu” có vẻ cường điệu vì trên thực tế Hoa Kỳ chưa bao giờ rời khỏi Á châu – Thái bình dương. Các chuyển dịch quân sự như gởi thêm tàu ngầm đến đảo Guam, gởi khu trục cơ F-22 đến Nhật, gởi tàu tuần duyên trang bị vũ khí nặng đến Singapore, ký Thỏa ước thương mãi với Nam Hàn, và vận động Thỏa ước mậu dịch TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement) gồm các nước ven Thái bình dương (nhưng không mời Trung quốc) đều được bắt đầu từ chính quyền George W. Bush. Tổng thống Obama đã thêm vào các chính sách trên một số hoạt động tích cực như gởi nhiều sứ giả (ngoại giao, quốc phòng) đến thăm các nước Á châu – Thái bình dương, giúp cởi bỏ chế độ quân phiệt tại Miến Điện, ký vào Thỏa ước giao hảo và hợp tác Đông Á (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia – văn kiện này là văn kiện khai sinh ra Hiệp hội ASEAN), tham gia các buổi họp thượng đỉnh các nước Đông Á (East Asia Summit) và Diễn Đàn ASEAN (Asean Regional Forum) biến hai tổ chức này thành những diễn đàn thực chất bàn về các vấn đề an ninh và ổn định địa phương.

Tuy nhiên các điều Hoa Kỳ đã làm được trong 7 năm qua không cần phải đặt trong chính sách “pivot” làm Trung quốc khó chịu nghĩ rằng Hoa Kỳ có dụng ý bao vây mình. Đối với chính sách xoay trục các nước Đông Á vừa yên tâm vừa lo lắng. Lo vì Hoa Kỳ không dấu diếm sự kiện là Hoa Kỳ hiện không có khả năng đương đầu hai mặt trận lớn trên thế giới một lúc. Dựa hẵn vào Hoa Kỳ thì khi Hoa Kỳ vì nhu cầu mặt trận khác quan trọng hơn quay lưng đi thì ai bảo vệ mình. Thấy cái chính sách pivot “chênh vênh” gần đây Hoa Kỳ điều chỉnh dần và gọi là “rebalance” (chính sách tái cân bằng) . Pivot là nghiên hẵn về một phía, rebalance là có tới có lui.

Về chữ nghĩa trong văn bản thỏa thuận nhau, Hoa Kỳ còn hái thêm một bất lợi khác. Tháng 11 năm 2009 khi tổng thống Obama công du Trung quốc, Hoa Kỳ ký với Trung quốc một thông cáo chung cam kết tôn trọng quyền lợi bình thường của nhau. Nhưng có một khoản ghi: “Hai bên đồng ý tôn trọng quyền lợi cốt lõi của nhau là tối quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc” (nguyên văn: The two sides agreed that respecting each other’s core interests is extremely important to ensure steady progress in US-China relations). Trung quốc từng tuyên bố quyền lợi cốt lõi của Trung quốc là (1) sự độc quyền cai trị đất nước của đảng Cộng sản Trung quốc và (2) sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh thổ đối với Trung quốc ngoài lục địa còn gồm Đài Loan, đảo Doaoyu (tên Nhật là Senkaku) và Hoàng Sa, Trường Sa trong biển Đông. Dựa trên điều khoản thỏa thuận đó mỗi lần Hoa Kỳ đòi cởi mở chính trị tại Trung quốc hay lên tiếng bàn về Biển Đông là Trung quốc mang điều khỏa thỏa thuận kia ra để tố cáo Hoa Kỳ không tôn trọng cam kết .

Sau khi đắc cử, tổng thống Obama cho Trung quốc cái cảm tưởng là sẽ mềm mỏng hơn đối với Trung quốc. Nhưng qua năm 2010 sau khi Hoa Kỳ tiếp tục các chính sách bình thường như bán vũ khí cho Đài Loan, lên tiếng tố cáo Trung quốc không tôn trọng quyền tự do trên mạng toàn cầu (internet freedom) và dự tính tiếp đức Đạt Lai Lạt ma tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Trung quốc thất vọng và trở nên cứng rắn đối với Hoa Kỳ.

Hiện nay quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc căng thẳng hơn đầu năm 2009 nhưng tình hình này do Trung quốc tạo ra hơn là do Hoa Kỳ. Năm 2010 khi Bắc Hàn hai lần gây sự với Nam Hàn gây thương vong cho binh sĩ và thường dân Nam Hàn, Trung quốc bênh vực Bắc Hàn tố cáo Hoa Kỳ và Nam Hàn là nguyên nhân của khủng hoảng. Kết quả của vụ việc này là làm cho quan hệ giữa Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn trở nên khắng khít hơn, như hợp tác tình báo và tập trận chung trong Hoàng Hải. Thấy bất lợi Trung quốc lùi bước và cuối năm đã khuyên Bắc Hàn thận trọng.

Tháng 7 năm 2010 tại Hội nghị Điễn đàn địa phương ASEAN (ASEAN Regional Forum) ở Hà Nội khi bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố rằng Hoa Kỳ không thiên về bên nào trong việc đòi hỏi chủ quyền các hải đảo trên biển Đông, nhưng bà yêu cầu các bên giải quyết các khác biệt trong tinh thần hòa bình và phải dựa các đòi hỏi của mình căn cứ trên Luật Biển. Bà yêu cầu các nước Á châu hợp tác và tìm một thỏa thuận chung trong cách ứng xử. Lập trường của Hoa Kỳ được các nước tham dự trong đó có Việt Nam nhất loạt ủng hộ đã làm cho Trung quốc cảm thấy bị cô lập và ông bộ trưởng ngoại giao Trung quốc đã phản ứng một cách giận dữ làm cho các nước Đông Á ngao ngán và thấy có nhu cầu xích lại với nhau và xích lại gần Hoa Kỳ hơn.
Tháng 9, quan hệ Trung quốc-Nhật bản căng thẳng sau khi Nhật bắt giữ một thuyền trưởng đánh cá Trung quốc cho là đánh cá trái phép trong vùng đảo Senkaku. Trung quốc định làm dữ, và Hoa Kỳ cảnh giác Trung quốc bằng cách tái xác nhận lập trường của Hoa Kỳ tuy không đứng về bên nào về quyền sở hữu, nhưng xác nhận Nhật đang quản lý hành chánh đảo Senkaku, và Điều 5 của bản Thỏa ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật được áp dụng (TBN: Điều 5 của thỏa ước an ninh ràng buộc Hoa Kỳ bảo vệ Nhật nếu Trung quốc tấn công Nhật bản. Mấy năm sau khi chính phủ Nhật mua lại của tư nhân (Nhật) một số đảo nhỏ chung quanh, Trung quốc làm dữ cho dân chúng lục địa biểu tình phản đối, tăng cường hoạt động của Không quân và Hải quân trong vùng và thiết lập một vùng trời cấm bay tự do gọi là Air Defense Identificaion Zone (ADIZ) phủ lên toàn bộ vùng tranh chấp. Hoa Kỳ không đếm xỉa đến quyết định của Trung quốc và cho máy bay B-52 bay qua vùng ADIZ để bày tỏ thái độ. Trung quốc êm rơ. Tình hình mới làm cho Nhật Bản thấy có nhu cầu hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và căng thẳng chung quanh Senkaku được lắng xuống. (TBN: xem tài liệu dịch thuật số 74 http://www.tranbinhnam.com/story/BanCoTayThaiBinhDuong.html)

Đối với Philippines và Việt Nam, Trung quốc không nhường nhịn như đối với Nhật. Trung quốc đơn phương chiếm bãi đá ngầm Scarborough, và năm 2012 thành lập khu quản trị hành chánh để quản lý Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield.

Và mới nhất là việc xây đắp quy mô biến một số đảo nhỏ và bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự. Tháng 5/2015 tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, ông Ashton Carter, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo và yêu cầu Trung quốc chấm dứt ngay những cuộc xây đắp không có thiện chí hòa bình đó.

Trước thái độ “bắt nạt lân bang” của Trung quốc, Hoa Kỳ đã kiên định lập trường bảo vệ sự “tự do di chuyển” trong vùng trời và vùng biển trong Biển Đông và làm cho các nước Đông Nam Á an tâm phối hợp nhau để chống lại áp lực của Trung quốc .

**
Về quan hệ quốc tế liên quan đến sự kiểm soát sự phát triển vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, Trung quốc không tỏ ra sốt sắng, lấy lý do Hoa Kỳ đã không tôn trọng thỏa thuận với Gaddafi và khi ông ta chịu hủy bỏ chương trình nguyên tử thì cuối cùng bị lật đổ và giết chết. Trung quốc tỏ ý không muốn can thiệp áp lực Bắc Hàn ngưng sản xuất vũ khí vì Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ không có chính sách nào bảo đảm an ninh cho lãnh tụ Kim Jong-un. Đó là lý do Trung quốc tăng viện trợ kinh tế để Bắc Hàn có thể đỡ đòn trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ. Riêng đối với quan hệ với Bắc và Nam Hàn, Tập Cận Bình có vẻ muốn kềm chế Bắc Hàn hơn thời Hồ Cẩm Đào.

Từ năm 2006 đến 2008 Trung quốc hợp tác với Liên hiệp quốc vận động Bắc Hàn ngưng các chương trình nguyên tử, nhưng vào năm cuối cùng của chính quyền Bush, cuộc thương thuyết bất thành. Những năm đầu tổng thống Obama cứ để tình hình yên ắng như vậy. Mãi đến đầu năm 2012 tổng thống Obama mới đưa ra những điều kiện dễ dàng hơn để tiếp nối nối cuộc thương thuyết. Nỗ lực này tuy không thành, nhưng ít nhất tổng thống Obama đã tỏ ra mềm dẽo để qua đó cải thiện quan hệ với Trung quốc.
Đối với Iran, Obama tăng cường sức ép. Điều này làm Trung quốc khó chịu và phản ứng bằng cách tăng mậu dịch và mua nhiều dầu hỏa của Iran. Các nước Âu châu cũng có nhu cầu mua dầu của Iran và kết quả Iran không bị sức ép đủ để phải ký với Hoa Kỳ và Âu châu một thỏa ước nguyên tử với điều kiện của Hoa Kỳ và Âu châu, là chương trình nguyên tử của Iran phải nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế.

Khoảng cuối thập niên 2000, Trung quốc thay đổi chính sách “không can thiệp” vào chuyện nội bộ của các nước khác. Năm 2006 và 2007 Trung quốc đã áp lực Soudan chấp nhận để một lực lượng Liên hiệp quốc đến duy trì hòa bình tại Darfur, và lần đầu tiên Trung quốc gởi một đơn vị tham gia lực lượng này. Sau đó, năm 2009 Trung quốc gởi một hải đội đến giữ gìn an ninh thủy vận trong Vịnh Aden chống hải tặc. Sự hợp tác của Trung quốc đối với chính quyền Obama rõ nét nhất khi vào đầu năm 2011 tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc Trung quốc bỏ phiếu thuận đưa Lybia ra tòa án quốc tế về vụ tàn sát những người tham dự cuộc nổi dậy mùa Xuân Arập chống Gaddafi. Nhưng sau đó Trung quốc thất vọng khi NATO đã giúp thành phần nổi dậy bắt và giết Gaddafi .

Trong lĩnh vực kiểm soát độ nóng của khí quyển, Trung quốc sốt sắng hợp tác hơn. Năm 2014 tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế Á châu – Thái bình dương (Asia-Pacific Economic Cooperation – APAC), có sự tham dự của tổng thống Obama và Tập Cận Bình, Trung quốc đồng ý giảm dần và (có thể) sẽ chấm dứt thải khí nhà kiếng vào khí quyển vào năm 2030. Đồng thời Trung quốc hứa tiến hành ngay việc sản xuất 20% điện lực bằng nhiên liệu không thải khí. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ cắt 26% khí nhà kiếng (so với mức đã thải ra năm 2005) vào năm 2026. Thỏa ước này mang lại nhiều hy vọng cho hội nghị quốc tế về khí hậu vào cuối năm nay tại Paris. Còn nhớ tại hội nghị quốc tế về khí hậu năm 2009 tại Copennagen, Trung quốc đã không hợp tác và mọi cuộc thảo luận đều không đi tới đâu.

**
Dựa vào thành quả và thất bại của chính quyền Obama, chính quyền Hoa Kỳ (sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016) rút được bài học gì khi đối tác với Trung quốc để giải quyết các vấn đề quốc tế?

Tại Á châu Hoa Kỳ cần tăng cường sự hiện diện quân sự thế nào để Trung quốc không thấy mình bị bao vây. Và trước khi tiếp cận Trung quốc về một vấn đề quan trọng địa phương hay quốc tế, Hoa Kỳ cần vận động sự ủng hộ của đồng minh trước. Trung quốc rất nhạy cảm khi phải chọn một thái độ làm mất lòng các nước có thể trở thành bạn .

Điều quan trọng là Hoa Kỳ cần nhận dạng Trung quốc đúng hình thù của nó: một cường quốc, nhiều tự ái quốc gia, đang phát triển với nhiều vấn đề nội bộ phải giải quyết. Hoa Kỳ cần đo lường đúng mức giới hạn nào thì Trung quốc có thể chịu đựng được. Và trái lại Trung quốc cần phải hiểu giới hạn kiên nhẫn của Hoa Kỳ (TBN: Việc Trung quốc tiếp tục xây dựng thêm phi đạo và nới rộng các căn cứ trên các đảo nhỏ và mỏm đá ngầm trong vùng Trường Sa, như các không ảnh tiết lộ ngày 15/9 vừa qua cho thấy – mặc dù trước đó hứa sẽ ngưng – là một thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ.)

Trong bối cảnh quân sự và ngoại giao hôm nay tại Á châu – Thái bình dương cũng như trách nhiệm của Hoa Kỳ và Trung quốc trước các vấn đề thế giới, một cuộc đụng độ quân sự giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là điều khả dĩ khó xẩy ra trong một tương lại gần (TBN: nhưng “gần bao nhiêu” lại là chuyện khó đoán của tương lai)./.

Sept . 21, 2016

Trần Bình Nam phóng dịch

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Chính sách ngoại giao của tổng thống Obama đối với Á châu”

  1. Nhất Nam says:

    Cu cậu con nhà nòi bán nước UncleFox ơi! Nghe tên Tây là biết ngay bán nước 100% nhưng lại khổ là không có trí tuệ. Hãy nhìn vào các cuộc đàm thoại giữa Tập Cận Bình và OBama thì thấy nước Mỹ đầu hàng cả hai tay trước một Trung quốc mạnh lên từ sai lầm của chính Mỹ trong quan hệ với Trung quốc 4 thập kỷ qua. Sợ sệt và lo lắng phập phồng trước các đòn Trung quốc giáng lên đầu Mỹ thật sự không còn chút hơi để mà xoay trục về châu Á nữa. Ôi nước Mỹ một con hổ đã già đã hết hơi rồi. Sau chiến tranh Việt nam, Mỹ thua cả Taliban ở Afganitan, thua phe nổi dậy ở Irac và thua cả Syria. Thật đáng thương thay! Các cậu bán nước chuẩn bị chứng kiến Mỹ đang trải thảm đón Tập Cận Bình và mong muốn Trung quốc chiếu cố đầu tư vào Mỹ, cho vay thêm tiền đừng rút tiền khỏi Mỹ và để Mỹ khỏi xấu hổ khi đụng độ tại Hoa Đông và biển Đông.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Mở con mắt hí lên em…

      Đứa nào dạy Tập cận Bình biết xài còm bu tưa?
      Đứa nào dạy Tập cận Bình xây dung….đường tráng nhựa?
      Đứa nào dạy Tập cận Bình biết chơi…stocks?
      Đứa nào cho tiền Tàu Cộng ở cái khoãn….các nước đang phát triễn?
      Đứa nào giúp đở dạy dổ sinh viên Tàu Cộng cách…nên người?

      Vân vân và vân vân…, em?

      Tàu Cộng cho dù nó có máu…phãn thừng, nhưng tiền kiếm được của nó, Mỹ nắm trong tay. Tiết kiệm xướng máu mồ hôi của dân Tàu được bao nhiêu, đưa cho Mỹ giử giùm hết trọi.

      Thế thì, ông cố nội thằng Tàu cũng không dám phãn thùng lại tụi Mỹ.

      Bớt cái tật láo tự sướng tí đi em…

    • Nguyen Quang says:

      ( Dư) lợn heo (viên) n/n nâng bi bợ đít đế quốc Tàu cộng, phản bội Tổ quốc Việt nam đọc nhá :

      6/8/2015- TIN NÓNG !!! Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ tại Biển Đông
      Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ tại Biển Đông .

      Nguồn tin từ RFI tiết lộ, Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Phillipines về việc ĐƯA QUÂN ĐỘI VÀ VŨ KHÍ HẠNG NẶNG CỦA MỸ VÀO 8 CĂN CỨ QUÂN SỰ ở Philippines.
      Danh sách các căn cứ đã được xác định:

      – 4 căn cứ trên đảo chính Luzon.
      – 2 căn cứ khác trên đảo Cebu.
      – 2 căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.

      Theo hãng tin Reuters, các vũ khí hạng nặng bao gồm:

      – Tàu khu trục nguyên tử tàng hình hiện đại.
      – Máy bay tàng hình ném bom nguyên tử .
      – Máy bay chiến đấu tàng hình siêu tối tân .

      Trong cùng diễn biến “nóng” này, tờ Nguyệt San “Lợi Ích Quốc Gia” của Mỹ ngày 23/4 / 2015 đưa tin rằng :

      KHÔNG QUÂN MỸ TUYÊN BỐ TẬP TRUNG TẤT CẢ MÁY BAY NÉM BOM HẠNG NẶNG VÀO BỘ TƯ LỆNH TẤN CÔNG TOÀN CẦU để đối phó với Trung Quốc .

      Một trong những lý do khiến Mỹ ào ạt đổ quân vào Đông Nam Á vì Trung Quốc sẽ đưa các máy bay đánh bom hạng nặng ra Hoàng Sa và Trường Sa tại các địa điểm:

      – Bãi đá Chữ Thập (Trường Sa): Trung Quốc đã hoàn thành đường băng dài hơn 1.300m. Hiện họ đang tiếp tục xây dựng thêm để kéo dài đường băng đạt mức 3.110m.
      – Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa): Nó đang mở rộng đường băng dài 2.300m hiện tại để thành đường băng dài 3.000m.

      Không ngồi chờ Trung Quốc triển khai hỏa lực, Mỹ đã chính thức bao vây Trung Quốc bằng cách tung quân đội và vũ khí hạng nặng trước vào những cứ điểm quan trọng ở biển Đông trước khi trận hải chiến có thể xảy ra….

      Liệu chiến tranh thế giới đã khởi đầu , bắt đầu để giải quyết mọi vấn đề trong bối cảnh các bên , các phe không thể nào “thương lượng kiểu hòa bình & nhân nhượng” như hiện nay ??

      (Nguồn: Reuters & RFI)
      FB Trương Văn Khoa

    • Nguyen Quang says:

      ( Dư) lợn heo (viên) n/n đọc nhá :

      *** Báo chí Nga : Mỹ chuẩn bị xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông

      Căn cứ vào những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 16 tháng 9 vừa qua tại một cuộc triển lãm hàng không-không gian ở bang Maryland (Hoa Kỳ), báo mạng Đài Loan Want China Times hôm qua, 20/09/2015 đã trích ghi nhận của hãng thông tấn Tass của Nga, cho là Washington đang có bước chuẩn bị cho khả năng xung đột với Trung Quốc ở vùng Biển Đông đang tranh chấp.

      Điểm được Tass lưu ý là ông Carter đã báo động về việc Trung Quốc đang bồi đắp các rạn san hô ngầm, biến các nơi này thành sân bay và căn cứ quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền trong khu vực, chống lại một số nước khác. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng thời xác định rằng đã đến lúc Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc đình chỉ việc quân sự hóa quần đảo Trường Sa, và phát huy một đường lối ngoại giao mới để bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước trong khu vực.

      Theo hãng tin Nga, ông Carter còn cho biết thêm là Không quân Mỹ đã sẵn sàng chuyển các loại « phương tiện tối tân » đến khu vực trong kế hoạch chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Chủ trương đó nằm trong chiến lược « xoay trục qua châu Á » của chính quyền Obama.

      Tass đã trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại rằng : « Dù sao chăng nữa thì việc biến bãi đá ngầm thành sân bay không mang lại chủ quyền và quyền hạn chế các hoạt động qua lại trên không và trên biển của quốc tế ». Ông Carter còn nói thêm là Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động và cho máy bay và tàu thuyền đi qua bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép.

      Bộ trưởng Mỹ khẳng định rằng Washington ủng hộ việc tất cả các bên đòi chủ quyền ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng cũng nói là Mỹ cần phải và sẽ làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ quyền tự do đi lại ở Biển Đông.

      Mai Vân

      (RFI)

  2. Nam Định says:

    Chấm dứt rồi, bỏ cuộc rồi. Mỹ đã thấy toát mồ hôi với Trung cộng rồi vì sợ nó tẩn cho nên bỏ rồi. Vào báo mà đọc bài Mỹ bỏ cuộc ở Đông Nam Á thì biết. Tuần trước một máy bay Trung quốc cắt ngay mặt máy bay Mỹ ở biển Đông. Mỹ sợ nhưng không đắng báo nhưng bị chính báo chí Mỹ phanh phui ra.

    • UncleFox says:

      Đồng chí Năm Địt thân mến,
      Mỹ sợ Trung cộng nên không còn kế hoạch xoay trục nữa rồi . Từ nay mấy thằng chó fuck ngôn của bộ ngoại giao Việt Cộng thôi hết dám sủa câu “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa …” nữa rồi .
      Thế là “Nam Sa” sắp được “hoàn toàn giải phóng” . Công lao này của Bác Hồ và Đảng CSVN vĩ đại vô cùng !

    • Trần Tưởng says:

      Đem máy bay “tiêm kích” để hù dọa một chiếc máy bay trinh sát chậm rì . Có gì mà
      phải lấy làm “hãnh diện ” đến thế nhỉ ??? Chán mấy anh Chệt gốc Vẹm hay Vẹm gốc chệt
      này quá trời !!! Bữa nào thử đuổi theo một chiếc F-18 của đế quốc xem sao ?

    • Nguyen Quang says:

      ( Dư) lợn (viên) n/d nâng bi bợ đít đế quốc Tàu cộng, phản bội Tổ quốc Việt nam đọc nhá :

      Trung Quốc tuyên bố bị phi cơ Mỹ do thám 1.200 lần

      Trung Quốc cho rằng quân đội Mỹ thực hiện 1.200 chuyến bay trinh sát trên những vùng biển gần nước này trong năm ngoái.

      Mỹ bay do thám Trung Quốc trong những vùng biển thuộc Hoa Đông và Biển Đông đã trở thành một “vấn đề nổi bật”, South China Morning Post dẫn lời Chen Xiaogong, cựu phó chỉ huy Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), phát biểu hôm qua tại một diễn đàn quan hệ đối ngoại tổ chức ở Bắc Kinh.

      “Hoạt động do thám có cường độ lớn hơn so với động thái tương tự nhằm vào Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh”, Chen nhận định, đồng thời cho biết Washington chỉ triển khai 260 chuyến bay trinh sát trong năm 2009.

      Theo Chen, Mỹ đã thực hiện 1.200 chuyến bay trinh sát gần Trung Quốc trong năm 2014. “Hơn 300 chuyến bay cách (biên giới trên biển) Trung Quốc không quá 50 km. Chuyến bay gần nhất cách lãnh thổ Trung Quốc chỉ 8 km”, Chen nói.

      Tuy nhiên, Gary Roughead, cựu trưởng bộ phận tác chiến hải quân Mỹ, cho rằng số liệu của Chen là “cao bất thường”.

      “Tôi trước đây có liên quan tới hoạt động này và tôi cũng muốn có đủ tàu cùng phi cơ để tạo ra con số đó”, ông nói. “Câu hỏi đặt ra là họ đếm (số chuyến bay) ở đâu và bằng cách nào… Có phải họ đếm cả trong những khu vực là không phận quốc tế mà Trung Quốc đòi chủ quyền bằng ‘đường 9 đoạn’?” .

      Trong diễn biến liên quan, Đô đốc Katsutoshi Kawano, tham mưu trưởng Các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF), cho biết nước này đang xem xét tham gia tuần tra định kỳ trên Biển Đông cùng Mỹ và nói hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tạo ra nhiều mối lo ngại tiềm ẩn.

      Tướng Zhu Chenghu, Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng việc Nhật Bản gần đây tham gia tập trận hải quân chung với Philippines gần Biển Đông là một “mối đe dọa” với Trung Quốc. Theo Zhu, điều này chỉ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông bởi “chúng tôi phải tự chuẩn bị cho các cuộc xung đột”.

  3. rùa đen says:

    Sept . 21, 2016
    Trần Bình Nam phóng dịch

    Typo: Chúng ta còn đang ở năm 2015 mà … Ông Trần Bình Nam & ĐCV muốn “đi trước vào tương lai” hả ?

    • Bác Hồ says:

      Sept . 21, 2016
      Trần Bình Nam phóng dịch

      Không những ông Nam đi trước thời gian với vận tốc siêu nhanh mà còn “phóng tinh dịch” vào bác nữa ! thiệt chẵng coi bác ra gì !!!

Phản hồi