WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư trả lời ông Nguyễn Văn Thọ (tức Thọ Muối)

Ông Nguyễn Văn Thọ. Ảnh Vanvn.net

Ông Nguyễn Văn Thọ. Ảnh Vanvn.net

Thưa ông Nguyễn Văn Thọ.

Khi nhận lời nhắn hằn học, đầy chợ búa của ông, thì sự tôn trọng cuối cùng của tôi với ông không còn nữa. Hơn thế nữa, ông luôn luôn tụng xưng mình là một nhà văn. Nhưng khi đọc bài viết “Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người“ của một kẻ chỉ làm nghề úp mặt vào chảo như tôi, ông cũng hoàn toàn không hiểu, hoặc hiểu một cách máy móc, lệch lạc. Có lẽ, do kiến thức của ông có vấn đề chăng? Và với tôi cái danh từ nhà văn chực hơi, dựa cốt của ông, mà tôi luôn tôn trọng trong bài viết, từ đây nên vứt bỏ.

Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người“ là bài viết về chân dung Nguyễn Văn Thọ cũng như phân tích tiểu thuyết Quyên với cái nhìn chủ quan của cá nhân tôi. Do vậy, như trong bài, tôi đã viết, có thể đúng hoặc sai. Và từ ngữ cũng như cách gọi, xưng hô trong bài, tôi viết một cách hoàn toàn trân trọng tác giả, tác phẩm. Không hiểu sao ông lại có những lời lẽ chợ búa, hằn học như vậy trong lời nhắn gửi cho tôi?

Và nghĩ mãi, tôi mới tạm tìm ra một lời lý giải. Có lẽ, vì tôi dám cả gan phân tích, phê bình Quyên, một tác phẩm tuyên truyền hời hợt, thiếu trải nghiệm, phi logic với những câu văn tối nghĩa của Nguyễn Văn Thọ. Hay cũng nhờ cái lưng cúi rạp xuống với lời tụng ca những đấng ngồi trên, nên Quyên đã bế thẳng Nguyễn Văn Thọ đến với điện ảnh chăng?

Xin ông Nguyễn Văn Thọ hãy đọc lại đoạn văn trong bài viết của tôi và đoạn trích lời tụng ca Đảng của ông một cách thật chậm rãi, kỹ lưỡng để thấy rõ, tại sao người đọc buộc phải đặt ra sự đê hèn ấy:

“Vâng! Nhà văn Nguyễn Văn Thọ là người dễ xúc động lắm, khi nghĩ về chiến tranh, nghĩ đến tình thương yêu của Đảng luôn làm ông sụt sùi rơi lệ. Thật chẳng ngoa tẹo nào, có người bảo, cứ đà này, ông sẽ trở thành nhà “khóc học“ chứ chẳng chơi. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích lời ngợi ca của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhân lần thứ 80 ngày sinh của Đảng, để thấy rõ tình yêu Đảng trong ông dạt dào biết nhường nào: “…Lịch sử 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử hai lần thiên tài. Một đội quân ban đầu chỉ có gươm, mác, súng kíp và tầm vông, mà hai lần đánh thắng hai đế quốc lớn nhất thế giới: Pháp và Mỹ, hoàn thành sứ mạng, thống nhất giang sơn về một mối. Ở khắp nơi trên thế giới người ta đã biết đến Việt Nam, một dân tộc anh hùng bất khuất và điều ấy một lần mang lại niềm tự hào cho người Việt Nam. Lần thứ hai, khi phe xã hội chủ nghĩa tan rã, nhiều quốc gia tưởng vững mạnh đã sụp đổ, song nước Việt Nam vẫn đứng vững, lại tìm ra giải pháp đổi mới toàn diện để vượt qua những giai đoạn đau khổ nhất sau 4 cuộc chiến tranh, đưa đất nước Việt Nam từ một nước đói nghèo, trở thành một quốc gia có vị thế đáng nể trên thế giới…”

Có nhiều ý kiến và dư luận cho rằng, diễn văn ngợi ca trên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ là thẻ thông hành đưa Quyên đến với điện ảnh một cách tưng bừng, rầm rộ, tốn kém như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ khác, đường đường là một nhà văn, đời nào bác Thọ lại làm một cái công việc hèn mạt, bẩn thỉu ấy. Nhưng hôm rồi, có ông bạn dí màn hình Ifon vào mặt bảo: Ông không nhìn thấy bác Thọ Muối đang nghiêng mình, suýt bật khóc, trịnh trọng cảm ơn ông Trương Xuân Thanh, trưởng lãnh sự quán sứ quán VN tại Franfurt, người đã đưa Quyên đến với điện ảnh sao?

Điều này, làm tôi phân vân tự hỏi, lẽ nào những ý kiến và dư luận trên là sự thật? Bởi đồng chí Trương Xuân Thanh là Đảng, là chính phủ Việt Nam ở Đức.“ (Hết trích)

Tác giả Đỗ Trường. Ảnh FB

Tác giả Đỗ Trường. Ảnh FB

Trong cái nhộm nhoạm hiện nay ở Việt Nam, dường như bất cứ một công ty nào, kể cả tư nhân lẫn nhà nước, nếu không có sự chống lưng, hoặc là sân sau của các đấng ngồi trên, thì có lẽ, không trước thì sau cũng về chầu các cụ. Hơn nữa, nhà nước không thiếu tiền đi vay và tiền thuế của dân, để làm công việc tuyên truyền bằng phim ảnh, ca múa nhạc (đội lốt) dưới mọi hình thức, kể cả tư nhân hóa. Do vậy, một số công ty tư nhân bỏ ra hàng triệu Dolla để làm phim ảnh, văn nghệ tuyên truyền luồn lách ra hải ngoại, không hẳn đã là tiền túi của họ. Nên ông Nguyễn Văn Thọ không cần giải thích nhiều về tiểu thuyết “Cơm Nguội“ với dẫn dắt, đầu tư tiền tỉ thành phim Quyên của công ty a, b, c nào đó. Bởi con nít cũng có thể hiểu đồng tiền này từ đâu và của ai.

Nguyễn Văn Thọ cho rằng: “Gần đây, một cây bút văn xuôi ở Đức, ông Đỗ Trường do những nguyên nhân nào đó đã có tình xuyên tạc nó cho rằng tác giả không có thực tế mà phản ánh các nhân vật xa rời với bản chất của đời sống những người Thợ khách ở Đức.“ Vâng! Thưa ông Nguyễn Văn Thọ, tôi không hề xuyên tạc nhân vật của ông. Chính ông đã để Quyên, nhân vật của mình tụt quần ra để trả công cho Phi bằng tình dục. Và hành động Quyên đối xử tàn nhẫn, ích kỷ với Kumar người đã cưu mang, chung sống (thành gia đình)với mình đã bảy, tám năm trời, bằng cách dẫn con bỏ đi tìm kẻ đã từng hiếp dâm, phá tan cuộc đời mình… Vậy nhân cách nào, Việt tính nào, mà những nữ công nhân lao động người Việt ở Đức tìm thấy mình ở đó?.

Và tôi không rõ, ông đã lăn lộn, trải nghiệm như thế nào? Để viết ra những đoạn văn, trang sách giả tạo như thế này. Xin ông hãy tĩnh tâm đọc lại đoạn phân tích trong bài Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người để thấy rõ điều đó:
“Có thể nói, khi viết Quyên, nhà văn Nguyễn Văn Thọ thiếu sự trải nghiệm, với sự quan sát hời hợt dẫn đến không có sự đồng nhất (logic), làm cho hình ảnh trở nên giả tạo. Ta có thể thấy nó ngay những dòng đầu cuốn sách, khi miêu tả Quyên bị hãm hiếp. Một người đàn bà 24 tuổi, trải qua nhiều ngày đói khát, rét mướt, vượt biên trốn chạy đến nỗi chiếc quần cũng trở nên cứng queo, thì dứt khoát mặt phải bạc đi, môi miệng thâm lại hôi hám, đùi, da phải tái choắt đi, nhất là trong hoàn cảnh sợ hãi đến tận cùng, khi bị hiếp dâm. Chứ làm sao mà thon thả, mịn màng, mơn mởn nõn nường, như tác giả miêu tả. Hơn nữa, một kẻ sống giữa rừng bẩn thỉu, lại mùa đông giá rét, củi đốt ám khói cả ngày, làm sao mà tóc nàng đổ xòa trên tấm ga trắng muốt, như trong khách sạn sang trọng bốn, năm sao vậy?

Vâng! Dù có tiểu thuyết hóa, thì những tình tiết, tâm lý, hành động cũng phải có tính logic của nó. Ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây để thấy rõ sự phi logic, thiếu trải nghiệm của tác giả:

“Cô gái vùng vẫy, giằng xé, cắn vào bàn tay thô ráp của gã khi áo ngoài, áo lót lần lượt bị giật tung. Chiếc quần Jeans, sau bao ngày lẩn lút, bươn lội từ Nga, trong rừng thẳm, tuyết dày, đẫm mùi mồ hôi và nước, trở nên cứng queo đến khó cởi vẫn bị lột phắt. Trên nệm, phơi ra cặp đùi trần đang độ thanh xuân, thon thả, mịn màng, mơn mởn nõn nường. Gã đổ người xuống.

Cô gái biết rõ con rắn đã trườn trên da thịt mình, từng centimet. Cô tiếp tục cố oằn lên, nghiêng mình, rãy, chéo đùi. ‘‘Đồ đĩ! Giạng chân ra!” Giọng khàn đanh, lạnh lùng cất lên và tiếp đó, một cái tạt tai giáng sượt phía trái mái tóc. Chiếc cặp nhựa màu nâu văng ra đập vào tường gỗ nghe khô khốc. Mớ tóc cắt ngang lưng, dầy, đen tuyền xõa tung, đổ xòa trên tấm ga trắng muốt. Gã dướn lên, thúc mạnh...” ( Quyên-chương 1, những dòng đầu cuốn sách“( Hết trích)

Thật ra, khi Nguyễn Văn Thọ viết: “Việc hưởng ứng đọc Quyên…“(ĐT tô đậm) đã tự lộ rõ sự phát động, kêu gọi tuyên truyền. Vâng! Không có sự phát động thì ắt không có việc hưởng ứng, và cho ta thấy, ai là người đứng sau sự phát động ấy. Từ đó, dẫn đến những cơn hưởng ứng khóc, cảm động của người đọc cũng như người xem. Nó làm tôi nghĩ đến những cơn lên đồng tập thể gào khóc của con dân xứ Bắc Hàn, dưới sự bắt nhịp của cha con Kim Ủn Ỉn. Tôi nghĩ, chính cái việc làm và từ ngữ khi viết này của Nguyễn Văn Thọ, mới là sự coi thường những người Việt sống ở miền đông nước Đức đã đọc và xem phim Quyên.

Nguyễn Văn Thọ là người viết văn, nhưng tôi nghĩ, kiến thức hay đầu óc ông có vấn đề. Nên ông đã không hiểu, hoặc hiểu sai, dẫn giải về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều một cách máy móc, khi tôi viết nhà thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Quang Thiều chỉ là hình tượng (phổ quát) ám chỉ chung cho cái hội nhà văn mậu dịch mà thôi. Và từ đó có thể thấy, văn của Nguyễn Văn Thọ có khá nhiều câu tối nghĩa, như tôi đã chỉ ra trong bài“Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người“. Ngay trong lời nhắn cho tôi, Nguyễn Văn Thọ có những câu văn loằng ngoằng, có thể nói, chưa sạch nước cản:

“Nghĩ bụng ta ra bụng người, nhìn sự việc qua lỗ kim nhỏ hẹp, sự đoán già đoán non có dụng ý xấu của Đỗ Trường chỉ là thói chơi xấu của tụi trẻ ranh chuyên gắp lửa bàn tay người, nên nói tôi nịnh bợ ông Thỉnh và ông Thiều để nhận giải thưởng.“ Hoặc… “… Nhân đây tôi cũng nhắn cho ông biết rằng, muốn trở thành 1 nhà văn thực sự là nhà văn, thì ngay bây giờ phải tập sống tử tế và trung thực…“. Văn vẻ thế này, cũng được nhận được giải của hội nhà văn, thì quả thật, xấu hổ thay cho nền văn học VN.

Không rõ, ông Nguyễn Văn Thọ nhắn tôi phải tập sống tử tế, như thế nào? Hay như cách sống của một văn nô Nguyễn Văn Đoản, tự Đoản Mắm ở Đức, cúi rạp người xuống, đọc thơ nịnh đầm, khi ông Tổng bí thư Đảng từ VN sang. Tập kiểu sống như thế này, hèn và nhục lắm ông Nguyễn Văn Thọ ạ.

Đây là lần trả lời đầu cũng như lần cuối cùng, nếu ông vẫn viết và nhắn cho tôi với những ngôn ngữ hằn học, chợ búa như vốn có của ông. Và cũng được biết, hiện ông đang ở VN, nên tôi cũng có lời khuyên đến ông: Nếu muốn văn ra văn, người ra người, ông nên vứt tất cả những gì đã viết vào sọt rác, tìm đến Phạm Xuân Nguyên, bái làm thầy. Có lẽ, lúc đó văn vẻ của ông sáng sủa, sạch đẹp hơn nhiều đấy!

Đức Quốc ngày 27-9-2015

Đỗ Trường

——————————————————————-

Phụ chú:

LỜI NHẮN CỦA NGUYỄN VĂN THỌ GỬI ĐẾN ĐỖ TRƯỜNG
Tho Nguyen Van Cám ơn tấm lòng của bà con Chemnitz và báo điện tử đã đưa tin.
Nhân đây cũng có ý kiến như sau:
Tiểu thuyết Quyên tính cho tới hôm nay đã in ấn tới lần thứ 6. Nối bản và tái bản tới hàng chục vạn cuốn. Tại phố Nguyễn Xí cho tới hôm nay Quyên vẫn bán. Như vậy cuốn tiểu thuyết này đã được dư luận rộng rãi công chúng đánh giá cao.
Khi chiếu phim này tại Đức, dầu là cuốn phim chỉ lấy 1 phần nhỏ ở tiểu thuyết để dựng lên phim Quyên. Nhưng việc bà con ở Đức đón nhận nó, tìm thấy thân phận mình ở nó, hẳn càng khẳng đinh cuốn sách từ thực tế lăn lộn của nhà văn đã ít nhiều phản ánh cuộc mưu sinh tại Đức.
Gần đây, một cây bút văn xuôi ở Đức, ông Đỗ Trường do những nguyên nhân nào đó đã có tình xuyên tạc nó cho rằng tác giả không có thực tế mà phản ánh các nhân vật xa rời với bản chất của đời sống những người Thợ khách ở Đức. Thì việc hưởng ứng đọc Quyên, xem Quyên và khóc, cảm động vì Quyên là một cách chứng minh ngược lại với nhận xét riêng của Đỗ Trường.
Thứ hai nữa, trong thư tri ân của tôi có cám ơn ông Lãnh sự quán tại Đức, Đỗ Trường đã có 1 hành vi vu cáo bỉ ổi, rằng việc này là sự nịnh bợ của tôi với chính quyền Sứ quán VN ở Đức thì Quyên mới được chuyển thành phim.
Tôi xin nói rộng rãi rằng công ty BHD nới làm phim này là công ty tư nhân, họ bỏ tiền túi ra làm phim. Xin hỏi bà con rằng, có công ty tư nhân nào ngu dại bỏ ra hàng triệu Eu ro để mạo hiểm làm phim Phim Quyên theo lệnh sứ quán, như sự suy nghĩ thiển cận và mưu mô của ông Trường không? Chắc chắn, các công ty tư nhân ở Dức cũng như ở VN không bao giờ ngu xuẩn tới như vậy.

Tôi cám ơn vợ chồng lãnh sự quán VN tại Franfurt vì họ tận tình giúp đỡ đoàn làm phim khi sang Đức. Đấy là một ứng đáp văn hóa cần có tối thiểu ở Lễ ra mắt phim tại Hà Nội.

Thứ Hai, tiểu thuyết Quyên được tặng giải nhì trong cuộc thi tiểu thuyết cách đây 10 năm. Khi đấy, BCH cũ xét giải và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa trúng ban chấp hành mới, không có quyền hạn quyết định vấn đề trên.

Nghĩ bụng ta ra bụng người, nhìn sự việc qua lỗ kim nhỏ hẹp, sự đoán già đoán non có dụng ý xấu của Đỗ Trường chỉ là thói chơi xấu của tụi trẻ ranh chuyên gắp lửa bàn tay người, nên nói tôi nịnh bợ ông Thỉnh và ông Thiều để nhận giải thưởng. Việc này tất cả BCH HNV cũ và mới đều biết từ xưa tới nay tôi Thọ Muối có thể tự hào nói rằng, với văn chương, tôi luôn là người trung thực và thẳng thắn. Không làm bất cứ việc xấu xa nào để tiến thân mua danh với văn chương. Tôi có thể có nhiều người không thích tôi về cá tính, nhưng hơn 1000 hội viên HNV VN đều biết rõ Thọ Muối không hèn hạ như cái bụng xấu xa của Đỗ Trường. Nhân đây tôi cũng nhắn cho ông biết rằng, muốn trở thành 1 nhà văn thực sự là nhà văn, thì ngay bây giờ phải tập sống tử tế và trung thực. Trung thực với chính mình và đồng nghiệp cũng như bạn đọc.

Sự ủng hộ của bà con VN tại Đức khi họ đọc Quyên, xem phim Quyên và xúc động vì nó đấy chính là cái tát vào mặt những kẻ bất tài mà quen ghen tức và vu khống.

38 Phản hồi cho “Thư trả lời ông Nguyễn Văn Thọ (tức Thọ Muối)”

  1. Vien uong trang da Nhat Ban se giup ban co lan da trang dep tu nhien

  2. Cà cuống says:

    Thọ đầu lâu vẫn muốn nổi danh bằng cách viết bài : Những tác phẩm văn học Viẹt chuyển thể phim gây chú ý, với bút danh Lam Thu, đăng trên vnexpress.net
    (Link : http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nhung-tac-pham-van-hoc-viet-chuyen-the-phim-gay-chu-y-3288650.html).
    Dù với bút danh gì thì khi đọc người ta nhận ra ngay ai là người viết, bởi một kẻ hợm hĩnh, hãnh tiến và ngu ngốc như Thọ muối sẽ để lộ ngay ra cái dã tâm của mình : tất cả các phim thì chỉ có khen, duy phim Quyên thì chê kịch bản lỏng và chưa phản ánh đúng nhân vật Quyên của tiểu thuyết. Điều đó có nghĩa là tiểu thuyết Quyên của hắn “vĩ đại” hơn nhiều. Khổ thân cái tay nào dại đột đi chuyển thể truyện của hắn để rồi hắn chê bai như vậy, đúng là quân ăn cháo đái bát.
    Thằng này cứ tưởng phim Quyên sẽ gây tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước, sẽ gây sốt vé, cháy vé ở VN như Cánh đồng bất tận hay Tôi thấy hoa vàng …. Còn lâu nhé, tài hèn đức kém như chú được như thế là tốt lắm rồi đấy, Thọ đầu lâu nge rõ chưa.

  3. Phê bình says:

    Thọ muối nên hiểu rằng, nhờ có mấy thằng đàn em lăng xê, quảng cáo ầm ỹ nên mới có người đến xem phim Quyên miễn phí như thế. Trên thực tế truyện Quyên của Thọ mang ra bán ở Đức gần như không có người mua, biếu không thì người ta nhận. Đọc xong, xem xong không thấy ai bàn tán gì,không ai ca ngợi gì, không ai khen lấy một câu, vì nó không có được một cái gì lắng đọng và gây cho người ta xúc động thực sự trong lòng. Một vài công nhân xuất khẩu cũ phàn nàn rằng đó là chuyện của một cô gái vượt biên sang Đức chứ đâu phải chuyện phản ánh chúng tôi mà Thọ cứ vơ vào như thế ? Đâu phải truyện nói về cuộc sống của số công nhân lao động xuất khẩu cũ – chiếm phần đông và là cái gốc hình thành cộng đồng người Việt ở Đức nói chung và đông Đức nói riêng – mà dám nói ai cũng thấy hình ảnh của mình trong đó ? Rồi cái tay nào đó ở Nga “bán trời không văn tự” dám nói có tới 80% gia đình người Việt ở Nga có truyên Quyên trong nhà ?
    Hữu xạ tự nhiên hương, còn tưởng mình ghê gớm lắm và tinh tướng quá thì sẽ bị cộng đồng phỉ báng là điều đương nhiên. Ở Đức nếu đánh giá thì phải thấy thế này : Thế Dũng ở Berlin là một nhà văn “hàn lâm”, Đỗ Trường là một nhà văn phản kháng, còn Thọ muối là một nhà văn “xe ôm”, lang bạt đầu đường xó chợ. Mỗi người có một giá trị nhất định của nó, anh nào không tự nhận thấy giá trị của mình to nhỏ đến đâu thì sẽ bị thiên hạ cười cho thối mũi, lúc đó thì tự mình lại càng tức tối lồng lộn chỉ tổ chóng chết.

    • Lê Xuân Quang(Berlin) says:

      bác phê bình đánh giá thật chính xác, tình hình văn vẻ, thi phú ở miề đông nước Đức.

  4. Văn Dâm says:

    Ngày nay ở môi trường có cộng đồng VN, muốn thành nhà văng (tục) mau và nổi tiếng cũng không khó,cứ việc tả thân thể phụ nữ hay cảnh phụ nữ làm tình 36 kiểu là có người đọc ngay ,điển hình là việc làm của ông Thọ muối,Thọ đường gì đó.Đề nghị ông Thọ nên làm quen với người mẫu đồ lót Ngọc Trinh hay Mất Trinh gì đó,người nổi tiếng với các câu nói ,” yêu tôi tốn kém lắm,không có tiền thì cạp đất mà ăn à !” thì hổng chừng được đặt hàng kiểu”hãy viết về lông em đi ,..viết làm sao mà các bộ phận trên thân thể em thành đặc biệt không giống với bất kỳ phụ nữ nào rồi em sẽ thưởng bằng cách cho hưởi !”,hoặc ông Thọ có thể sáng tạo ra kiểu làm tình qua đường lỗ tai (cái này chưa ai viết à nhe !)…Bởi vậy từ khi con khỉ già lên làm “cha già dâm độc “,” lãnh tụ kiệt sức “,”người mẫu hậu “,.. là xã hội VN triền miên điên khùng ngơ ngác không lối thoát !

  5. Hội Người Việt Leipzig , Germany - says:

    CHÓ CỨ SỦA – CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VẪN CỨ QUAN TÂM ĐẾN PHIM QUYÊN VÀ SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CÁC HỘI ĐOÀN TẠI ĐỨC YÊU QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM !

    NÀO , SỦA TIẾP ĐI – Thằng lắc chảo điên khùng Đỗ Trường và Lũ phản động chó chết !

    • Hội Người Hà Nội Leipzig says:

      Hội người Việt Leipzig không có ai vô học và mất dạy như cái ông đội lốt HNVLZ này. Đây có thể là ông Nguyễn Văn Thọ, hoặc tay chân điếu đóm của ông ta.

    • Tien Ngu says:

      Thấy thương…má em quá.

      Mỗi lần em lên…mai, là anh Ngu ….thương má em. Hổng biết bi nhiều lần rồi…

      Đúng nà mồi óc…lùn. Má em có được thằng con như em, tha hồ mà…chãnh mí lối xóm. ãi Cãi không nại, chổng khu nên… rống, là em phãn động nào cũng…ớn, im miệng….

      Chúc em mau lên chức, thế chổ thằng đại sứ Cộng láo ở Jordan…

    • Tudo.com says:

      @Đỗ Trường:
      “Khi nhận lời nhắn hằn học, đầy chợ búa của ông, thì sự tôn trọng cuối cùng của tôi với ông không còn nữa.”

      Khi đọc đoạn trên của ông Đỗ Trường, tôi nghi. . .có lẽ ông Trường hơi quá. . .lời!
      Nhưng,
      Khi đọc đoạn hồi đáp dưới đây của Hội Người Việt ở Leipzig, tức những nhà làm văn hoá của toà đại sứ VN ở Đức thì tôi phải công nhận ông Trường diễn tả không còn ngôn từ nào chính xác hơn là tràn. . . . “đầy chợ búa”.

      @Hội Người Việt Leipzig , Germany:”NÀO , SỦA TIẾP ĐI – Thằng lắc chảo điên khùng Đỗ Trường và Lũ phản động chó chết !”

    • Thọ đầu lâu says:

      Lời còm này chắc chắn là của Thọ muối, Thọ cứ sủa và đoàn người cứ tiến. Xem ra Thọ muối quá hèn, không quân tử tý nào khi điên khùng lồng lộn tuôn ra những lời lẽ như thế này và không dám xưng tên thật của mình ra đây, phải đội lốt hội người việt leipzig (vì đội lốt hội người việt ở Đức đã bị “chửi” cho 1 trận rồi).

Leave a Reply to Phê bình