WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ án gián điệp cho Trung Quốc và dấu hiệu thay đổi ở Việt Nam*

Hà Huy Hoàng, nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao, nguyên phóng viên tuần báo Việt Nam và Thế Giới trực thuộc Bộ Ngoại giao, bị tuyên phạt sáu năm tù giam vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Hà Huy Hoàng, nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao, nguyên phóng viên tuần báo Việt Nam và Thế Giới trực thuộc Bộ Ngoại giao, bị tuyên phạt sáu năm tù giam vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Để chuẩn bị cho Đại hội 12, Việt Nam đột nhiên công bố bản dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế – Xã hội cho 2016 – 2020. Nhân dân Việt Nam được gởi mọi góp ý về nội dung hai bản dự thảo trên cho đến ngày cuối tháng Mười.

Thông thường, những điểm mấu chốt của bản báo cáo đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày đại hội đảng toàn quốc. Thí dụ, trước Đại hội 11, Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Năm năm Phát triển Kinh tế – Xã hội đã công bố chín tháng trước đại hội vào tháng Giêng 2011. Lần này chỉ còn bốn tháng để hoàn tất các công việc trù bị cho đại hội dự kiến vào tháng Giêng 2016.

Trước khi công bố hai tài liệu quan trọng trên, Việt Nam đã chuẩn bị cho Đại hội 12 một cách khá âm thầm kín đáo. Mặc dù việc lựa chọn nhân sự đã được thảo luận tại Hội nghị Trung ương vào tháng Năm vừa qua, nhưng không đưa ra được một thông báo nào.

Những nhà quan sát ở Hà Nội nhận xét rằng Ban Chấp hành Trung ương có lẽ sẽ họp vào tháng 10 để giải quyết những vấn đề về còn tồn đọng về nhân sự. Nếu không đi đến một sự đồng thuận thì hội nghị phải kéo dài sang tháng 11.

Giới truyền thông đưa ra hai ứng cử viên cho chức tổng bí thư: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang. Cả hai đều là người miền Nam. Thông thường chức tổng bí thư được giao cho một ủy viên bộ chính trị gốc người miền Bắc.

Nếu Ban Chấp hành Trung ương không thể đi đến một sự đồng thuận thì có hai khả năng có thể xảy ra:

Khả năng thứ nhất: Cả hai ứng cử viên trên cùng nghỉ hưu để đại hội chọn ra tổng bí thư từ những ủy viên bộ chính trị mới. Điều này đã xảy ra ở Đại hội 6 năm 1986. Cả hai ứng cử viên Tổng Bí thư là Trường Chinh và Lê Đức Thọ đã cùng nghỉ hưu để nhường đường cho Nguyễn Văn Linh.**

Khả năng thứ hai: Tổng Bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục công việc và chỉ định hoặc tìm ra một tổng bí thư mới thay thế giữa nhiệm kỳ trước khi ông về hưu. Giải pháp này đã xảy ra vào Đại hội 8, 1996, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tái đắc cử, rồi chọn Lê Khả Phiêu thay thế vào cuối năm 1997 trước lúc rút lui.

Mỗi khi vào thời kỳ tiền đại hội đảng toàn quốc, nhân sự là một chủ đề được các nhà quan sát chính trị mang ra mổ xẻ, phân tích để xem cơn gió chính trường sẽ cuốn theo chiều nào. Năm nay cũng như vậy.

Thí dụ, khi Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức tiệc mừng Quốc khánh của họ vào 29/9, Việt Nam gởi Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tới dự. Ông Vinh không phải là ủy viên bộ chính trị, và sẽ nghỉ hưu sau Đại hội 12. Những phỏng đoán đang lưu truyền tại Hà Nội là tại sao lại đưa một quan chức “cấp thấp” đại diện cho chính phủ Việt Nam vào thời điểm này.

Vào ngày 30/9 – trước Quốc khánh Trung Quốc đúng một ngày – truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin Hà Huy Hoàng, nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao, nguyên phóng viên tuần báo Việt Nam và Thế Giới trực thuộc Bộ Ngoại giao, về tội làm gián điệp cho Trung Quốc, tuyên phạt sáu năm tù giam.

Truyền thông được phép đưa tin về một công dân Việt Nam làm gián điệp cho nước ngoài là cựu kỳ hiếm. Điều này đã dẫn đến một những phỏng đoán về thời gian xảy ra phiên tòa và ai đã cho lệnh truyền thông được đưa tin.

Mối ngờ vực càng tăng lên khi báo Tuổi Trẻ, VnExpress và nhiều trang mạng khác đã phải rút bài ngay khi vừa mới đăng được vài tiếng đồng hồ. Những câu hỏi giờ đây nhằm vào: Ai ra lệnh rút bài và tại sao?

Thời gian xảy ra phiên tòa gián điệp cho Trung Quốc ở vào giữa thời kỳ đang giằng co giữa các nhóm khi Đại hội 12 đang đến gần. Điều này cho thấy nội dung chủ yếu phải giải quyết Việt Nam làm thế nào để duy trì mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngay trong dự thảo Báo cáo Chính trị không đưa ra một đường hướng ngoại giao cụ thể để trả lời câu hỏi gai góc này.

Rõ ràng là đã có quan chức cao cấp cho phép truyền thông đưa tin về vụ án công dân Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc. Ngay sau đó lại có tin Trung Quốc đã được phép mở thêm tổng lãnh sự tại Đà Nẵng.

Được phép đăng tải nội dung về vụ án gián điệp rồi bản tin phải hủy bỏ gấp là dấu hiệu quan trọng cho thấy Việt Nam đang tìm cách duy trì mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Đây chính là một chủ đề nóng bỏng trên chính trường Việt Nam hiện tại.

Những người chống lại khuynh hướng thân Mỹ thì nhấn mạnh “Diễn biến hòa bình” là một mối đe dọa đến an ninh quốc gia. Họ tố cáo Mỹ dùng sức ép nhân quyền và tự do tôn giáo như là một công cụ của âm mưu này.

Bằng chứng gián điệp cho Trung Quốc nêu lên mối quan tâm Trung Quốc cũng can thiệp vào những công việc nội bộ của Việt Nam và đang cố gắng làm xoay chuyển kết quả của Đại hội 12 theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Một nhà quan sát tại Hà Nội vừa tiết lộ cho tờ The Diplomat rằng Trung Quốc đã thông báo cho các nhà lãnh đạo Việt Nam: Họ chống đối việc bổ nhiệm nâng cấp cho Bộ truởng Ngoại giao Phạm Bình Minh người theo khuynh hướng thân Mỹ.

Nhiều nguồn tin tiếng Việt cũng cho hay Trung Quốc đã thông báo ngầm cho Việt Nam rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ hoãn chuyến thăm Việt Nam vào tháng này nếu Hà Nội không chịu im miệng tố cáo Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông. Nguồn tin này cũng tiết lộ cuộc viếng thăm sẽ được tiến hành đúng kế hoạch bởi vì Trung Quốc rất hài lòng.

Những người có khuynh hướng thân Mỹ đã nhấn mạnh về những tiến bộ kinh tế nếu Việt Nam trở thành thành viên TPP. Nhóm này giờ đây tung ra thông điệp rằng thủ phạm của “Diễn biến hòa bình” chính là những gián điệp Trung Quốc – Đó mới là mối đe dọa chính cho an ninh quốc gia.

Nói cách khác, mối đe dọa của diễn biến hòa bình từ Mỹ chưa hẳn đã quan trọng như mối đe dọa ngầm từ Trung Quốc.

Quyết định của Việt Nam công khai vụ án gián điệp, cùng với việc phóng thích vài nhà bất đồng chứng kiến trong thời gian gần đây là những chỉ dấu nhỏ cho thấy những thay đổi trên chính trường Việt Nam đang nghiên dần về phía Mỹ.

Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo là vi phạm luật quốc tế và đe dọa an ninh hằng hải.
Ông nói điều này với hãng tin AP của Pháp tại New York trong khi ông tới tham dự cuộc họp các nguyên thủ hàng năm của Liên Hợp Quốc.

Thông điệp này của ông Sang nhằm gởi tới cả cộng đồng quốc tế và quốc nội. Điều này được coi là dấu hiệu đang chuẩn bị cơ sở cho việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ. Cùng lúc, nhận xét của ông Sang có thể được nhìn nhận như là một động thái để nâng uy tín của ông về an ninh quốc gia cho nội bộ Việt Nam.

Cũng nên nhớ lại chuyến thăm Mỹ của ông Sang vào giữa năm 2013 gặp Tổng thống Barack Obama tại Bạch Ốc. Sau cuộc đàm đạo, cả hai nhà lãnh đạo đã tuyên bố có sự đồng thuận về sự hợp tác toàn diện.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn có mối quan hệ tốt với Mỹ cũng cần đưa ra những bằng chứng để vượt qua những chỉ trích nội bộ. Đó là lý do tại sao ông Sang kêu gọi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và nhắc lại sự khẳng định Việt Nam cam kết sẽ cải tiến nhân quyền.

Công cuộc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông với hạ tầng cơ sở để phục vụ cho hải quân và không quân là nguyên nhân chính đã đẩy Việt Nam gần hơn với Hoa Kỳ.

Việt Nam sẽ đón tiếp chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama vào tháng Mười và Mười một. Giả sử có những cuộc tranh giành quyền lãnh đạo tại Hà Nội thì tại mỗi cuộc viếng thăm này sẽ hé lộ ra diễn viên chính cho định hướng tương lai của Việt Nam.

Carl Thayer
October 2, 2015

Biên tập viên ĐCV lược dịch: “Vietnam is changing… and so is balance of power in Asia”; The Diploma; Oct 2, 2015.

* Tựa do người dịch đặt – không phải của tác giả
** Người dịch thêm vào – không phải ý của tác giả

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Vụ án gián điệp cho Trung Quốc và dấu hiệu thay đổi ở Việt Nam*”

  1. Hùng says:

    Trong bài http://chauxuannguyen.org/2015/09/30/bai-bo-lenh-cam-van-vu-khi-sat-thuong-khong-phai-la-loi-thoat-cho-viet-nam/ , của t/g Nguyễn Trọng Dân có viết rằng – trích:

    “…Những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam từ Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và Nguyễn Phú Trọng vẫn không nhìn thấy được hiểm họa Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị chính người đồng chí cùng ý thức hệ là Trung Cộng tiêu diệt nhanh hơn rất nhiều so với hiểm họa bị lật đổ do diễn tiến hòa bình từ hướng thế giới phương Tây và Hoa Kỳ đem lại vì hiểm họa này phụ thuộc quá nhiều vào sự chuyển đổi tâm trí nhận thức của tám mươi triệu dân, điều mà không thể một sớm một chiều có thể xảy ra được.

    Đường lối thực dân và bành trướng của Trung Cộng không có bè bạn mà chỉ có nạn nhân – và Trung Cộng cần phải lợi dụng tối đa sai lầm này của Cộng Sản Hà Nội để chiếm đoạt biển đảo tài nguyên của Việt Nam tại biển Đông.” ( ngưng trích)

    Hiện nay, có bao nhiêu “đồng chí lãnh đạo trong đảng ta” hiện là…fart catcher(s) của đồng chí Tập Cận Bình?

    Tính bề chém một thằng nhà báo quèn để…lấp liếm che tội à ?!

Phản hồi