WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biểu tình chống chính quyền và “đụng độ” với cảnh sát Mỹ

Tác giả: Jason Smathers (AP). Nguyễn Tường Tâm chuyển ngữ

Lời người dịch: Tại Hoa Kỳ đang có những cuộc biểu tình “chống chính quyền” trên nhiều tiểu bang. Quyền “biểu tình chống chính quyền này được cảnh sát vừa bảo vệ vừa giới hạn để giữ trật tự công cộng” ra sao xin mời độc giả theo dõi trích đoạn dưới đây của bản tin.

Thống đốc Tiểu bang Wisconsin cho nghiệp đoàn biết rằng ông sẽ sa thải các công chức tiểu bang
(Wis. governor tells unions it will lay off workers)

MADISON, Wis. –Ngày qua ngày, các cuộc tập trung hàng chục ngàn giáo viên, lính cứu hỏa và các công chức khác đã khiến cho cuộc tranh đấu cho quyền của nghiệp đoàn tại tiểu bang Wisconsin trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ đang nhường chỗ cho những cuộc biểu tình chống đối ít người hơn của hầu hết là sinh viên học sinh.

Trong hình là anh Damon Terell, bên trái và bà Erika Wolf, đang đánh trống ăn mừng khi họ bước ra khỏi tòa nhà nơi họ biểu tình… Ảnh: AP

Khi các cuộc biểu tình chống đối nổ ra, trụ sở Quốc Hội và các con đường xung quanh đông nghịt công chức đòi hỏi chính quyền tiểu bang không được tước bỏ quyền của họ. Hai tuần lễ biểu tình sau đó đã thu hút khoảng 70,000 người mỗi lần. Quá nhiều giáo viên biểu tình thuộc ty học chánh thành phố Madison tới nỗi ty này phải đóng cửa bốn ngày.

Cho tới khi cảnh sát Quốc Hội giải tỏa đám đông trong tiền đình vào tối Thứ Năm vừa qua thì đám đông đã giảm xuống còn khoảng 50 người biểu tình cương quyết (hardcore demonstrators.) Gương mặt các người biểu tình chống chính quyền đã thay đổi nhiều khi cảnh sát bắt đầu chỉ cho phép mọi người vào tòa nhà Quốc Hội khi một con số người tương tự đi ra (ghi chú của người dịch: để bảo đảm an toàn cho đám đông biểu tình). Như thế chỉ còn lại chủ yếu là các sinh viên tích cực hoạt động. Nhiều người trong số họ đã ăn ngủ ngay trên sàn đá hoa cương của tòa nhà trong hơn hai tuần qua.

Việc phải chờ đợi một hàng dài mới tới lượt vào trụ sở quốc hội để biểu tình đã làm nản chí một số người. Và giáo viên cùng với các thành viên khác của nghiệp đoàn hiện nay chỉ tới tham dự vào buổi chiều.

Dân biểu Peter Barca, đảng Dân Chủ, lãnh đạo khối thiểu số Hạ viện tiểu bang nói rằng, “Rõ ràng là có những người tiếp tục biểu tình là điều quan trọng chủ chốt đối với cố gắng của chúng tôi (chống lại dự luật chống Nghiệp Đoàn [anti-union bill] của ông Thống đốc)” Dân biểu Peter nói rằng các người biểu tình chống chính quyền đã tạo sự chú ý của Đảng Cộng Hòa (đảng đang nắm quyền tại tiểu bang).

Nhưng các người biểu tình đã không xoay chuyển được Thống đốc Scott Walker trong cố gắng của ông muốn xóa bỏ hầu hết các quyền thương thuyết tập thể cho công chức. Ngày Thứ Sáu Thống đốc Walker thông báo cho các nghiệp đoàn công chức là ông có ý định công bố thông báo sa thải 1500 công chức và thông báo đó sẽ có hiệu lực vào ngày mùng 4/4 để thực hiện việc giảm chi phí của tiểu bang, nếu dự luật đang bị cản trở buộc các công chức phải đóng thêm tiền bảo hiểm phúc lợi không được thông qua.

Các cơ quan tiểu bang có 15 ngày để triển khai kế hoạch sa thải trước khi thông báo cho các công chức. Thống Đốc Walker cho hay việc sa thải có thể bị hủy bỏ nếu Thượng Viện tiểu bang thông qua dự luật đang tranh cãi trước thời hạn đó.

Scott Spector, người vận động cho chi nhánh nghiệp đoàn giáo viên tại Wisconsin, đại diện khoảng 8,000 công chức tiểu bang đã lập lại lời kêu gọi ông Thống đốc Walker hãy thương thuyết với nghiệp đoàn.

Con số những người biểu tình chống chính quyền tăng lên thành hàng ngàn người vào ngày Thứ Sáu trong giờ trưa, với một cuộc biểu tình lớn khác được dự trù vào ngày hôm sau Thứ Bẩy.

Stuart Levitan, một phóng viên chính của đài phát thanh địa phương, có mặt tại trụ sở Quốc Hội Tiểu Bang vào tối thứ Năm thúc dục các người biểu tình ra về cho hay cuộc biểu tình đã phản ảnh một thay đổi trong thái độ của những người biểu tình và sự ủng hộ của cảnh sát đối với mục tiêu biểu tình chống chính quyền của họ, đó là “bảo vệ quyền thương thuyết tập thể của nghiệp đoàn cho các đoàn viên công chức.”

Levitan nói rằng, “Các người biểu tình chống chính quyền biết rằng cảnh sát không phải là kẻ thù của họ. Các bạn đã có được đầy ắp tin tưởng được xây dựng trong hai tuần qua. Khi thấy các người biểu tình chống chính quyền hô to, “Cám ơn” đối với cảnh sát thì đó là một ngạc nhiên khá tuyệt vời (that’s pretty astonishing).

Có 16 người đã bị bắt kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu. Chín người biểu tình chống chính quyền bị bắt ngày 17/2 vì tội gây mất trật tự công cộng trong các phiên họp của Thượng và Hạ Viện. Vụ bắt giữ mới nhất xảy ra ngày Thứ Sáu, khi một phụ nữ toan dùng sức mạnh vượt qua trạm kiểm soát an ninh. Bà ta bị cáo buộc làm rối trật tự công cộng.

Bên trong tòa nhà Quốc Hội Tiểu Bang vào tối Thứ Năm, Trưởng Ty cảnh sát Charles Tubbs đứng giữa căn phòng tiền đình (the rotunda) tòa nhà cùng với các người biểu tình cuối cùng đứng xung quanh ông. Một sự yên lặng bao trùm đám đông khi ông giải thích lệnh tòa buộc giải tỏa đám đông và yêu cầu họ rời tòa nhà trong yên bình. Trong hơn ba tiếng đồng hồ các người biểu tình đã nêu câu hỏi với ông, ngay cả giơ tay để được nhận diện, và bày tỏ sẽ rời tòa nhà. Trưởng ty Tubbs cho hay ông KHÔNG MUỐN BẮT MỘT AI, nhưng họ phải rời tòa nhà.

Cuối cùng thì các người biểu tình đã rời trụ sở Quốc Hội vừa hát “Tương Trợ mãi mãi,” (“Solidarity Forever,”). Họ đi ra cửa với ông Trưởng Ty cảnh sát Tubbs đứng đó bắt tay mọi người và cám ơn họ đã quyết định ra về. Một số người ra về vào tối Thứ Năm đã trở lại ngày hôm sau và được tham gia bởi hàng ngàn thành viên nghiệp đoàn cùng với các giáo viên.

Ghi chú của người dịch:

- Đây là các cuộc biểu tình của các nghiệp đoàn công chức tiểu bang Wisconsin đang chống lại ý định của thống đốc muốn quốc hội thông qua đạo luật chống lại quyền thương thuyết tập thể (collective bargain) của nghiệp đoàn)

- Không người biểu tình nào bị cảnh sát đánh đập. Các người bị bắt chỉ bị phạt vi cảnh là tối đa, có nghĩa là không bị giam quá 24 tiếng đồng hồ. Tại sao Việt Nam chúng ta không áp dụng luật lệ nhân đạo và dân chủ như thế này?

© Đàn Chim Việt Online

1 Phản hồi cho “Biểu tình chống chính quyền và “đụng độ” với cảnh sát Mỹ”

  1. Lữ Út says:

    Những người dân Wisconsin không biểu tình chống chính quyền mà chỉ là chống ( một ) quyết định của thống đốc tiểu bang
    Anti-union bill = đạo luât chống công đoàn
    Hardcore demonstrators = những người bầy tỏ( ý kiến) nồng cốt
    Solidarity forever = đoàn kết mãi mãi.( Poland Solidarity Party= Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan )
    Collective bargain = thương lượng tập thể

Phản hồi