Formosa – Cục ung bướu không thể giải quyết nổi
Với kinh nghiệm một doanh nghiệp đã từng làm về khoáng sản và luyện kim chúng tôi có một số nhận xét về FOMOSA như sau:
Với sản lượng thép của FOMOSA là 7.1 triệu tấn/năm.
Vậy FOMOSA sẽ phải thải ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn thấp nhất là 7,1 triệu tấn/năm , tức 600.000 tấn/tháng: Thành phần của chất thải bao gồm : ( Đất đá + Các kim loại lặng ngoài sắt +Phốt pho, lưu huỳnh + hóa chất để lọc quặng).
(Xin bạn hãy lưu ý : Trong quặng sắt bao giờ cũng chỉ có trên 50% là sắt còn lại là các tạp chất khác)
Nếu nhà nước bố trí một mặt bằng rất lớn ở trên cạn và thành lập những núi thải lớn , thi FOMOSA cũng phải bố tri một đoàn xe hùng hậu để chở thải đi đổ chi cho vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng.
Nếu tống tất cả ra biể , chưa bàn đến ô nhiễm biển, nếu chưa tính toán kỹ các dòng hải lưu sẽ mang đi thì chỉ trong vài tháng; Biển Hà Tĩnh chúng ta sẽ lội tới đầu gối. Cá chết ở miền trung chỉ là chuyện nhỏ mà toàn bộ biển đông cá sẽ tuyệt chủng.
Nếu nhà nước buộc FOMOSA Phải tách các kim loại nặng & phốt pho lưu huỳnh ra khỏi chất thải thì FOMOSA sẽ lỗ vốn chổng vó và phải đóng cửa ngay ngày hôm sau khi có lệnh ban bố của nhà nước.
Còn một vấn đề khác hết sức nghiêm trọng mà tôi thấy hình như người Việt Nam chưa ai quan tâm đó là: Nếu để làm ra 7.1 triệu tấn thép trong một năm , vậy mỗi năm FOMOSA cần phải đốt hết , thấp nhất là 4 triệu tấn than cốc .Cả một lượng khí CO2 khổng lồ thải ra trên bầu trời Việt Nam, không biết nhà nước tính toán tới vấn đề này chưa, và FOMOSA đã có hạn ngạch thải khí Co2 với quốc tế chưa?
Nếu buộc FOMOSA đóng cửa ngay lúc này . Nhà nước phải bồi thường 28 tỷ USD, đối với Việt Nam chúng ta là một việc quá sức vì hiện nay chúng ta đang phải đi vay mới để đảo nợ cũ.
Có 03 điểm tôi xin lưu ý bạn đọc là:
1-Bản chất của ngành luyện kim từ quặng là: Trong quặng kim loại , có rất nhiều các thành phần kim loại nặng khác nhau , người ta chỉ luyện , lọc ra loại kim loại có hàm lượng cao nhất , còn các kim loại khác có hàm lượng thấp sẽ là phế thải đổ đi.
2-Các kim loại nặng nếu được cô đọng thành thỏi sẽ không gây hại cho người. Nếu ở dạng các nguyên tử và chộn lẫn các tạp chất khác thì lại là thứ hết sức độc hại.
3-Ngành luyện kim không thể thu hồi tất cả các kim loại từ một chất quặng, nếu doanh nghiệp nào làm được việc đó thì cũng đồng nghĩa với sập tiệm.
· Điều khôn ngoan nhất đối với nhà nước hiện nay là: Hủy bỏ xả thải của FOMOSA ra biển, tập kết nó về một bãi. Đó là thứ vật liệu làm gạch không nung và làm đường rất tốt.
· Nhà nước cần phải công bố công khai toàn văn: Bản thỏa thuận môi trường giữa FOMOSA và phía nhà nước
Thành Nam
© Đàn Chim Việt
Trích: “Nếu buộc FOMOSA đóng cửa ngay lúc này . Nhà nước phải bồi thường 28 tỷ USD”
Nếu Formosa không đáp ứng được với các điều kiện chất thải mà Formosa cam kết thì Formosa sẽ bị chính phủ Việt Nam kiện và phải bồi thường. Còn nếu Formosa chọn cách đóng cửa thì Formosa phải chịu mất tất cả chi phí đã bỏ ra. Việt Nam không phải bồi thường cho Formosa.
Trong một bài phỏng vấn do BBC thực hiện, kỹ sư Phạm Chí Cường nói về việc xử lý chất thải như sau:
Kỹ sư Phạm Chí Cường: Chất thải ra từ nhà máy luyện kim dù nó ra khí, thì cũng phải xử lý nếu không những chất độc như CO, SO, NO rồi dioxin tu-ran, là những cái về mặt môi trường người ta phải giới hạn ở một mức độ nào an toàn người ta mới cho thải, buộc các nhà máy luyện kim phải xử lý, đấy là cái thứ nhất.
Thứ hai, nước thải ra chứa rất nhiều những kim loại nặng và những hóa chất độc hại, thậm chí cực hại như xianua và nhiều hóa chất khác. Cho nên, nếu như không xử lý thì cũng không được phép thải ra môi trường. Vì vậy, có rất nhiều biện pháp xử lý áp dụng ở rất nhiều những nước khác nhau, có người, người ta thu hồi và sản xuất hóa chất, người ta xử lý rất triệt để, xong rồi mới thải ra môi trường. Hay là có người, người ta đốt đi để phát điện chứ người ta không dám thải ra môi trường.
Những chất thải rắn cũng vậy, không phải là chất mà tất cả có thể được sử dụng vào đời sống bình thường. Vì thế, người ta gọi công nghệ luyện kim là không thân thiện với môi trường. Cho nên buộc phải có rất nhiều biện pháp xử lý, thì mới chấp nhận được để thải ra ngoài môi trường.
TÍNH TOÁN KINH TẾ
Thói quen cảm tính từ lâu
Thấy gì béo bỡ thì hầu không buông
Thế nên kinh tế luông tuồng
Càng xa khoa học càng buồn nhân gian
Con người quả thật không oan
Cá nhân nào cũng tập đoàn đi theo
Lai thêm tư vấn càng lèo
Khả năng không có bám theo béo cò
Vậy nên quả thật nguy to
Giống như Vũng Án tò tò ra kia
Hay là bô xít Tây Nguyên
Cho thuê dài hạn quả phiền bao nhiêu
Tại sao toàn lọt tay Tàu
Tàu nao cũng vậy có hầu ra chi
Formosa cũng hay gì
Chúng ăn rồi thải hỏi đi đường nào
Một khi núi thải lên cao
Môi trường tàn phá lẽ nào không hay
Phải chăng thời đại cùi đày
Sống toàn cảm tính nói ngày tốt gì
Quốc gia dân tộc lâm nguy
Nếu toàn tính toán y sì kiểu kia
Nên thôi nói mấy cho vừa
Kiểu đồ ăn sổi ở thì sao nên
PHƯƠNG NGÀN
(05/5/16)
Nếu Formosa là cục bướu không giải quyết nổi thì các nhà máy thép của các nước trên thế giới hoạt động ra sao? Họ cũng phải lọc chất thải chứ đâu có đổ thẳng ra biển để làm chết cá. Chỉ có điều là lọc chất thải thì tốn tiền hơn. Vì lý do nào Formosa thải chất độc ra biển? Vì dốt hay vì biết có nhà nước VN làm ngơ nên không cần lọc chất thải cho khỏi tốn tiền?
Formosa cũng vẫn sẽ hoạt động được nhưng phải lọc chất thải nên lời sẽ ít đi . Giống như các nhà máy thép khác trên thế giới.
Nếu chính quyền VN đối xử thẳng thắn với Formosa như đối với các công ty nước ngoài khác thì phải kiện Formosa và đòi bồi thường. Giống như hãng dầu BP làm chảy dầu trong vịnh Mexico và đã phải bỏ hàng tỉ đô la ra để tẩy rửa và bồi thường cho những ai bị thiệt hại.