WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải quyết di sản chất độc da cam/ Dioxin ở VN

GIẢI QUYẾT DI SẢN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN Ở VIỆT NAM: TUYÊN CÁO VÀ KẾ HOẠCH CHÍẾN LƯỢC

Vào trung tuần tháng Năm, 2010 một bản “Tuyên Cáo và Chiến Lược Giải Quyết Di Sản Chất Độc Da Cam ở Việt Nam” (Declaration and Strategic Plan: Addressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam)(1) sẽ được công bố bởi “Tổ Đối thoại Mỹ Việt về Agent Orange/Dioxin” (U.S. – Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin).(2)

Đây là một kế hoạch hành động mới cho một vấn đề còn lại của cuộc chiến vốn đã chấm dứt 35 năm trước.  Dự án sẽ đưa ra một chiến lược thực tiễn trên cơ bản lương tri và nhân đạo, vượt qua những hệ luỵ về chính trị vốn đã gây ra tranh cãi và cản trở những nỗ lực nhằm giải quyết di sản đau thương này.

Theo bản “Tuyên Cáo” thì quân đội Mỹ từ 1962 đến 1971 đã rải hơn 20 triệu gallons chất độc da cam chứa dioxin lên trên 5 triệu mẫu đất rừng và 500,000 mẫu đất nông nghiệp ở các vùng ở Nam Việt Nam.  Dioxin là hóa chất cực độc mà U.S. Institutes of Medicine kết luận là có liên hệ đến các bệnh như ung thư, tiểu đường, thần kinh, tim mạch và hoại xương sống. The International Agency for Research on Cancer and the National Institute of Environmental Human Health Sciences xếp loại dioxin là một hóa chất gây ung thư (human carcinogen).  Cũng theo Bản Tuyên Cáo thì có khoảng 4.5 triệu người Việt đã bị ô nhiễm chất độc dioxin.  Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam ước lượng lên đến 3 triệu người Việt đã bị tác hại về y tế và sức khoẻ bởi  dioxin, bao gồm 150 ngàn trẻ em bị mang tật bẩm sinh.

“Bản Tuyên Cáo và Kế Hoạch Chiến Lược” được chủ động bởi the Ford Foundation với sự bảo trợ của The Aspen Institute, The Atlantic Philanthropies, The Chino Cienega Foundation, The Nathan Cunmings Foundation và The Wallace Alexander Gerbode Foundation.

BẢN TUYÊN CÁO (trích dịch)

“Trong suốt 35 năm từ khi chiến tranh giữa Hoa kỳ và Việt Nam chấm dứt, cả hai quốc gia đã có những tiến bộ lớn nhằm thiết lệ quan hệ thân thiện với nhau.  Nhưng cuộc chiến đó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người Mỹ và Việt.  Họ là những người đã bị ảnh hưởng, hồi đó cũng như bây giờ, bởi sự việc (quân đội Mỹ) rải chất độc da cam và những hóa chất khác trên các vùng nông thôn Nam Việt Nam.”

“Như các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã biết, một số những hóa chất tiêu huỷ thực vật (herbicides) đã nhiễm dioxin, một hóa chất cực độc và chất gây ô nhiễm lâu dài vốn có liên hệ đến ung thư, tiểu đường, khuyết tật bẩm sinh (birth defects) và các chứng bệnh khác. Cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những biện pháp giúp đỡ các cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi chất độc này.  Tuy nhiên, nhu cầu cho những người trên cũng như bao nhiêu người khác vẫn chưa được đáp ứng.  Hơn nữa, chất độc dioxin vẫn còn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và gây ảnh hưởng liên tục cho sức khoẻ của quần chúng từ khoảng hơn vài chục ‘điểm nóng’ nơi mà chất độc dioxin đã được dự trữ và xử lý”.

“Di sản đau buồn này đang làm cản trở quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.  Những câu hỏi của trách nhiệm, ý thức và sự khả tín của dữ kiện đã bấy lâu nay tạo ra những tranh cãi cay đắng và chận đứng những nghiên cứu và hành động cứu giúp.  Trong một cuộc thăm dò gần đây, đa số người Mỹ đều đồng ý rằng đây là thời điểm mà các vấn đề trên cần phải được bỏ qua một bên”.

“Chúng tôi, do đó, kêu gọi Hoa Kỳ cùng với Việt Nam để tài trợ cho một nỗ lực nhân đạo toàn diện nhằm giải quyết di sản chất da cam/dioxin ở Việt Nam”.

“Nỗ lực này đang được đề xướng bởi “Tổ Đối Thoại Mỹ- Việt về Chất Da Cam/ Dioxin”, vốn được thành lập với sự giúp đỡ của the Ford Foundation vào năm 2007.  “Tổ Đối Thoại” là một uỷ ban biện hộ (advocacy) liên hợp giữa hai quốc gia bao gồm những cá nhân uy tín, khoa học gia, và các nhà chính sách.  Về phia Việt Nam và Mỹ cũng bao gồm những chuyên gia về chất độc, thanh lọc môi trường, và dịch vụ đa dạng cho người tàn tật.  Trong suốt ba năm qua, chúng tôi đã đi các vùng ở Việt Nam, nghiên cứu bằng chứng và phát huy về lãnh vực chuyên môn.  Những đánh giá của chúng tôi và những sự thông hiểu về tình hình đã đưa đến  một chiến lược ba giai đoạn nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản trong vòng 10 năm tới:

  1. Giải độc những vùng đất bị ô nhiễm và tái phục hồi môi sinh bị hư hại; và
  2. Mở rộng dịch vụ giúp đỡ những nạn nhân tàn tật và gia đình của họ”.

Bản Tuyên Cáo này cho biết về phia Việt Nam, chính phủ đã có những nỗ lực liên tục từ năm 1980 để giải quyết vấn đề chất độc da cam. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã gây quỹ được 22 triệu Mỹ kim cho công tác từ thiện tới các nạn nhân. Chính phủ Việt Nam đã chi tiêu 6.25 triệu Mỹ kim cho công tác giải độc (clean-up) các khu vực ô nhiễm nặng, thêm vào đó hằng năm đã chi 50 triệu Mỹ kim giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

Về phía chính phủ Hoa Kỳ thì quốc hội Mỹ đã cho phép một tài khoản 3 triệu Mỹ kim cho tài khóa 2007, 3 triệu cho 2009, và 3 triệu cho 2010 nhằm “giúp cứu chữa môi sinh cho những khu vực bị ô nhiễm bởi dioxin và những công tác liên quan đến y tế ở Việt Nam, bao gồm cả những công tác thông qua các cơ quan và tổ chức Việt Nam”.

Cho đến tháng 9, 2009, cơ quan USAID cũng đã tài trợ 4.1 triệu Mỹ kim.  Một nửa số tiền trên đã được cung cấp cho các tổ chức thiện nguyện có cơ sở ở Hoa Kỳ để giúp đỡ nạn nhân ở vùng Đà Nẵng.  USAID cũng đã hợp đồng 1.6 triệu Mỹ kim với công ty Mỹ CDM cho công tác nghiên cứu, và Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng đã chi 500 ngàn Mỹ kim cho ngân sách trên.

The Ford Foundation đã tài trợ 11.7 triệu Mỹ kim cho các công tác môi trường, sức khoẻ và y tế liên hệ.  Viện này cũng đang vận động để được sự tham gia và tài trợ từ các chính phủ của Hy Lạp. Ái Nhĩ Lan và Tiệp, cũng như từ Bill and Melinda Gates Foundation, UNICEF và UN Development Programme.

Bản Tuyên Cáo viết thêm,

“Thời gian lưỡng lự đã đi qua.  Vào năm 2010 này, Việt Nam sẽ đánh dấu bốn mốc lịch sử quan trọng: Một ngàn năm Thăng Long, 35 năm chiến tranh chấm dứt, 15 năm bang giao Mỹ- Việt, và Việt Nam đảm trách chức năng chủ tịch ASEAN.  Sự tài trợ đầy đủ cho một nỗ lực toàn diện để giải quyết di sản da cam/dioxin, một vết tàn còn lại của cuộc chiến giữa hai nước, sẽ là một phương cách thích hợp nhằm đánh dấu những mốc điểm trên và để củng cố mạnh mẽ thêm mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia”.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Toàn bộ chương trình giải quyết di sản da cam/dioxin sẽ được thực thi bằng ba giai đoạn trong vòng 10 năm với phí tổn dự thảo là 300 triệu Mỹ kim.  Theo kế hoạch thì “chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải tài trợ phần lớn cho chi phí này cùng với các nhà và cơ sở tài trợ công và tư cùng chung với nỗ lực đóng góp của chính phủ và nhân dân Việt Nam”.

Sơ lược thời biểu công tác và phí tổn được đề ra như sau:

VỀ MÔI TRƯỜNG: Giai đoạn Một: 2010 – 2012, 29.7 triệu Mỹ kim: Khẩn cấp giải độc và xử lý các khu bị ô nhiễm nặng ở Phi trường Đà Nẵng.  Thu thập dữ kiện từ Đà Nẵng để giải quyết khu vực ở hai phi trường Biên Hòa và Phù Cát.  Xử lý giải độc và khôi phục môi sinh cho vùng A Lưới, Mã Đà và rừng Ngọc Hiền. Bên cạnh đó là các công tác nghiên cứu, huấn luyện cán bộ và nhân dân về môi sinh, rừng, nguồn nước, an toàn thực phẩm.

Giai đoạn Hai: 2013 – 2016. 50.0 triệu Mỹ kim. Hoàn tất việc giải độc ở hai phi trường Biên Hòa và Phù Cát.  Trồng lại rừng và tre cho các vùng bị ảnh hưởng, nhất là ở A Lưới, Mã Đà và Ngọc Hiền.  Khám nghiệm dân cư, thử nghiệm môi sinh và thú vật ở các vùng ảnh hưởng.  Thiết lập một hệ thống quản lý để xử lý tiếp tục và theo dõi kết quả của các công tác đã thực thi.

Giai đoạn Ba: 2017-2019. 18.0 triệu Mỹ kim.  Giải quyết thêm từ 10 đến 12 khu vực ô nhiễm cùng các công tác khôi phục môi sinh, rừng và đất ruộng và thú vật.

VỀ NHÂN ĐẠO: Làm việc với các cơ sở y tế của chính phủ và tư nhân để chữa trị, phòng bịnh trong chỉ tiêu gia tăng sức khoẻ của quần chúng và ngăn chận sự tiếp tục bị ô nhiễm bởi dioxin, giúp đỡ nạn nhân và gia đình.  Thiết lập những định chế và phương thức theo dõi, nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin vào các thế hệ trẻ em, săn sóc y tế cho các phụ nữ mang thai.  Huấn luyện chuyên môn cho các giới chuyên ngành y tế và môi trường.  Tiếp tục hỗ trợ cho các dự án phòng ngừa, chữa trị bệnh nhân với các căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến dioxin.  Phát huy các chương trình giáo dục về y thức về môi sinh và ô nhiễm dioxin ở các địa phương bị ô nhiễm.  Cung cấp học bổng và các phương tiện giáo dục cho các thế hệ nạn nhân và gia đình.  Cố vấn và giúp đỡ các cơ quan công quyền địa phương theo dõi và giám sát tình hình y tế và sức khoẻ quần chúng trong các vùng liên hệ, bảo đảm cho những nạn nhân và gia đình được săn sóc y khoa, sức khoẻ, thực phẩm và các trợ giúp xã hội cần thiết.

Giai đoạn Một: 2010 – 2012. 68.3 triệu Mỹ kim; Giai đoạn Hai: 2013 – 2016. 125 triệu Mỹ kim.  Giai đoạn Ba: 2017-2020. 9.0 triệu Mỹ kim.

“Bản Tuyên Cáo” cho rằng Kế hoạch 10 năm giải quyết di sản da cam/dioxin là “một nhu cầu đạo lý cao cả trong truyền thống bao gồm những chương trình phục hồi hậu chiến.”  Vì vậy, nỗ lực nhân đạo nầy “phải được sự tham dự và ủng hộ ở tầm mức lớn từ phía (nhân dân và chính phủ) Hoa Kỳ.

GHI CHÚ

Buổi gặp mặt của Tổ Đối thoại về Di sản Da Cam, Bắc Cali 17/4. Ảnh NHL

Trong buổi họp mặt của “Tổ Đối Thoại Việt-Mỹ về Di Sản Da Cam” bao gồm đại diện của the Ford Foundation và những nhân vật của hai quốc gia với người Mỹ gốc Việt tại Bắc California vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, một số hội đoàn, nhân sĩ và cơ quan thiện nguyện Mỹ và Việt đã thảo luận sôi nổi về bản Tuyên Cáo và Chiến lược hành động này.  Một trong những đề nghị bổ túc cho kế hoạch 10 năm này là hãy phi chính trị hóa vấn đề di sản chất độc da cam/dioxin để giải quyết nó thuần trên phương diện y tế, môi sinh và nhân đạo.  Một đề nghị khác là chương trình hành động nên bao gồm sự tham dự của cộng đồng và các cá nhân, hội đoàn người Mỹ gốc Việt.

Được biết, vào mùa Hè 2010 này, một phái đoàn truyền thông bao gồm những nhà báo và ký giả Mỹ và Việt ở Hoa Kỳ sẽ về Việt Nam để đi tới các vùng bị ô nhiễm bởi chất độc dioxin nhằm báo cáo và tường trình về vấn đề và di sản da cam.(3)  Chương trình Tường Trình Việt Nam (Vietnam Reporting Project) này được tổ chức bởi Học Viện Báo chí Renaissance của San Francisco State University và bảo trợ bởi The Ford Foundation.

(Đính kèm:  a. Hình bìa của bản dự thảo “Tuyên Cáo”;  b. Cuộc gặp mặt của “Tổ Đối Thoại” ở Bắc California 4/17/10).

NOTES:

  1. “Addressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam: Declaration and Strategic Plan by U.S.- Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin”.  Washington and Hanoi, May 2010. (The Aspen Institute, 2010).
  2. Thành viên của “Tổ Đối Thoại”. Phía Hoa Kỳ: Susan Berresford, Former President, The Ford Foundation; Walter Isaacson, President & CEO, The Aspen Institute; Christine Todd Whitman, President of Whitman Strategy Group; William Mayer, President & CEO, Park Avenue Equity Partners; Mary Dolan-Hogrefe, Director of Public Policy, National Organization on Disability; Dr. Vaughan Turekian, Chief International Officer, American Association for the Advancement of Science. Phía Việt Nam: Đại sứ Ngô Quang Xuân, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại, Quốc Hội Việt Nam; Giáo sư Võ Quý, Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Bác sĩ Nguyễn thị Ngọc Phượng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; Đỗ Hoàng Long, Vụ Quan hệ Nhân Dân (Đảng CSVN); Thiếu tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam.
  3. Phái đoàn truyền thông báo chí bao gồm: Sean Connelley, Los Angeles Times; K. Oanh Ha, KQED Radio; Duc Ha, OneViet.com; Tara Haghichi, Golden Gate [X]press; Catherine Karbnow, Freelance Photographer; Ed Kashi, Freelance Filmaker; Henry H. Liem, Vtimes; Victor Merina, Reznet; Katy Newton, Los Angeles Times; Nguyen Quy Duc, Freelance Reporter; Connie Schultz, Cleveland Plain Dealer; Nick Ut, AP; Thuy Vu, KCBS; Laura Waxman, Golden Gate [X]press; Yumi Wilson, Hypen.

52 Phản hồi cho “Giải quyết di sản chất độc da cam/ Dioxin ở VN”

  1. butnua says:

    Chất độc da cam đang được tên đầu bếp Nguyễn Hửi Liếm xào nấu,thêm chút bơ sửa vào đúng khẩu vị cuả mấy anh Chí Phèo Bắc Bô Phủ.Chất độc da cam , chỉ là cái cớ để mấy quan cai trị BBP kiếm chút đola,sau nhiều lần”con kiến kiện củ khoai” thất bại.Sở dĩ Mỹ rải chất độc da cam xuống miền Nam mục đích để ngăn chặn hủy diệt độc tố (M)Ác Xít Lenin Maoít do Hồ già đem từ Nga về di hại cả dân tộc Việt 70 năm nay.
    Chât độc da cam nó chỉ gây tác hại những vùng ngày xưa có mấy chú Vẹm hoạt động.Chất Ác Xít Lenin Maoít nó tác hại 70 năm ở miền Bắc,35 năm ở miền Nam và còn tác hại dài dài cả trăm năm sau.Hãy nhìn xã hội VN dưới sự cai trị độc ác cuả mấy quan thái thú :Nông Đúc Mạnh,Nguyễn Minh Triết,Nguyễn tấn Dũng sẽ thấy rõ chất Ác xít Lenin Maoít đang làm hao mòn,phá huỷ đất đai cuả tổ tiên ngàn năm chống bọn giặc phương Bắc,tiêu hủy truyền thống văn hoá đạo đức cuả nòi giống Lạc Hồng bằng văn hoá ,đạo đức Hồ Mao
    Chất độc da cam chuyện xưa như trái đất.Bỏ đi tám.

  2. Rùa Đen says:

    Bài viết trước của RĐ thiếu (bị truncated) phần này ….xin phép được bổ túc ….

    Trở lại chuyện “hoá chất da cam” … với tính “nhân bản” nhân chi sơ tính bổn thiện . tôi tin như vậy ) thì ai chắc cũng xót thương những người bất hạnh (nạn nhân, thương tật chiến tranh) … Nhưng không phải vì vậy mà phải nghe & làm theo những điều RÊU RAO VÔ LÝ, PHẢN KHOA HỌC , BỊP BỢM .. của cộng sản VN … VÀ NẾU TIẾP TAY THÌ PHẢI “QUITE SURE” LÀ TIỀN ĐÓ SẼ ĐẾN TAY CỦA NẠN NHÂN, CHO ÍCH LỢI CỦA NẠN NHÂN .. chứ chẳng phải cho cái lũ ngợm “tư bản đỏ” và những kẻ thừa nước đục thả câu “kiếm chút phân” .

    Một lần nữa, nhắn với những kẻ có lập luận cái nhìn như PCT, NTH , về người tị nạn … Hãy nhìn lại những năm trong thập niên 80 … Nếu “người hải ngoại” không tiếp tay thì VN có thể đã lâm vào tình trạng “chết đói” như Bắc Hàn … và nếu Nguyễn Thu Hưong ( assume còn nhỏ lúc đó) và không thuộc giới được ưu đải trong cái xã hội chó ngáp ruồi … thì nếu ” nạn chết đói đã xảy ra” có lẽ đã bị đói chết luôn … có sống được tới giờ này để huênh hoang “chửi rủa” những người không đáng bị chửi và những người đã “giúp” VN.

    Còn lời chúc/ chửi / cầu mong … cho những người này sống suốt đời ở Mỹ (của Nguyễn Thu Hương) … thì thiệt là buồn cười … Một sự thực, dù ghét hay thích (chình phủ/ chính sách) Mỹ, thì trên thế giới, ở vào thời điểm tôi đang viết bài này, chắc không dưới vài triệu người đang mong muốn vào được nước Mỹ để sinh sống & làm việc. Kể ngay cả con cháu của những đảng viên đảng cs Việt Nam … Bởi vậy NTH nên tập nói chuyện với lý lẽ dựa trên sự thực chút (chứ cứ kem đi đầy đường, trăng Trung hoa đẹp hơn, Liên sô là thiên đường, Mỹ là xấu, ăn bo bo ngon hơn ăn bít tết … thì chỉ làm trò cười cho độc giả thôi) … Và bạn chửi thì người ta chỉ cười mỉm chi !!!

    Phần tôi, vì cũng có quan tâm đến VN chút đỉnh, nên lên tiếng (như tôi nghĩ & biết) . “And take it or not is up to you guys” !

  3. Rùa Đen says:

    Hello NYN và tất cả

    Chút suy nghĩ …

    NYN trách quân đội Mỹ và những người “phát biểu” có lợi cho Mỹ … tôi thì không trách những quân nhân Mỹ hay bất cứ một quân nhân trong quân đội nào khác … họ chỉ làm nhiệm vụ của một người lính trong chiến tranh . Chấm hết !!! Cũng như những người phát biểu ý kiến ( với lý lẽ và dựa trên sự thực) . Có trách thì nên trách những người đề ra chính sách và các cấp lãnh đạo và xa hơn thì trách những kẻ “biết mà không dám nói” ( vì lợi ích của bản thân & bè phái)

    Stalin có chính tay giết chết hơn 20 ngàn quân dự bị Ba Lan (không vũ khí) không? Không! Mà chính là những kẻ thừa hành ra tay . Và giết hơn 20 ngàn người cần phải có bao nhiêu người ra tay? Và tại sao những người lính Sôviết “phải ra tay giết người?” -> Nguyên nhân truy ra cho cùng là cái chủ nghĩa CS độc tài sắt máu & phi nhân. Những người thừa hành không “thi hành mệnh lệnh” thì chính mạng sống họ cũng bị de dọa .)

    Vụ thảm sát Huế (tết Mậu Thân), bộ đội Việt cộng đã bắn, đã đập đầu chôn sống …. vài ngàn người dân Huế … Tại sao họ nhẫn tâm làm vậy? Truy cho cùng tội ác này cũng do Hồ chí Minh và bộ đầu não của của đảng CS VN và cái chủ nghĩa cs phi nhân bản mắc dịch .. và bộ đội BV thì bị “bịt tai, bịt mắt …” đâu có biết sự thực là họ đang giết dân lành và là đồng chủng, là “đồng bào” của họ … và những người dân lành này không phải là kẻ thù của họ, là “đe dọa” cho họ .

    Hitler cũng chỉ ra lịnh giết Do Thái và những kẻ thừa hành cũng ra tay chứ chẳng phải Hitler trực tiếp ra tay … Và tại sao lính Phát xít ra tay? => Cũng tại vì cái chủ nghĩa Phát xít (kỳ thị chủng tộc) bất nhân ! Nhưng “phải nhìn nhận” là Phát xít không có tàn ác với dân chúng Đức . Vẫn còn khá hơn những thằng cộng sản “không tim” … Với cs, khác suy nghĩ, khác đường lối với cộng sản là cs giết …. bất kể đó là đồng chủng, đồng bào … Sao không nghe NYN “nhắc đến” vậy ???

    Pháp và Mỹ không thương xót người Việt Nam tôi hiểu .. và tôi không thích. Nói đúng : ghét & thù hận nữa … Nhưng tôi có thể hiểu & thông cảm được ( nỗi khổ tâm) của những người lính. Trong chiến tranh họ là những người thừa hành, họ không còn chọn lựa nào khác. Nếu là tôi hay NYN ( trong quân đội) sẽ phải làm vậy thôi.

    NYN hãy “liên tưởng” đến những điều mà quân đội VN ( cả VNCH và Cộng sản VN) đã làm trên đất Miên .

    Điểm khác nhau là đã có, đang có, sẽ có … những người Pháp, Mỹ, … v..v.. dám “nói lên” và được quyền nói những sự thực mà họ biết, những suy nghĩ của họ … và gióng những tiếng chuông “nhân bản” cảnh tỉnh “lương tâm” của đất nước họ, của thế giới và loài người.

    Còn cho các nước cộng sản …Vì không có “thông tin” ( bó đầu, che mắt, bịt tai ..) ; vì sợ hãi … vv… Rất ít người lên tiếng ( vì không biết hoặc biết nhưng sợ cho bản thân …) .

    NYN, cũng như tôi & nhiều người khác nữa có thể không thích Mỹ ( vì nhiều lý do khác nhau) … Nhưng phải công nhận một điều là chính phủ Mỹ, chính khách Mỹ, …vv. họ làm việc vì nước Mỹ, cho dân chúng Mỹ … Và “NẾU” ai là công dân Mỹ thì đó là một điều “tương đối” may mắn (so sánh với điều kiện sinh hoạt của các xã hội loài người hiện nay) .

    Ngay cả tác giả NHL ( người viết bài trên), nếu ông ta là công dân VN … tôi nghĩ NHL không có cơ hội để viết, để nói …. suy nghĩ của ông ta theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ (mà không bị rắc rối vơí hệ thống an ninh của chính quyền cs VN) . Đây là cũng là điều mà những “thành phần thứ ba” của VN ( với tôi thì là phường ăn cháo đái bát thôi) không/ chưa bao giờ nghĩ đến . Ngày
    xưa, ở miền Nam, họ được quyền nói, được quyền tranh đấu cho “rights”.. Hãy nhìn hiện trạng ngày nay … và tôi thấy họ đều “CÂM NHƯ HẾN” và có người còn “ăn & ị” chung 1 lỗ ( vì các lỗ khác đều bị đóng)

    Hãy nhìn & xét lại mình trước … NYN “không thích” lính VNCH … Có lẽ NYN chưa có dịp sống ở miền Nam, hoặc do hoàn cảnh cá nhân của NYN, tôi không có ý kiến …

    Phần tôi, lúc chiến tranh, tôi chỉ còn nhỏ … nhưng tôi thấy, khi “tản cư” thì hầu hết “hàng xóm láng giềng” (của tôi) nếu có chọn lựa được đều chạy về phía VNCN .. và ngay cả trong lúc đang có chiến trận nữa … Một số phải bám trụ ở vùng quê (xôi đậu) để sống giữa 2 lằn đạn.. vì họ không còn cách chọn lựa nào khác hơn. Cho tôi, thời gian sống ở miền Nam, dưới thời VNCH, là có những ký ức đáng ghi nhớ ( về quê hương, về nơi chôn nhau cắt rún …) . Còn từ 30/4/75 … là TÔI MUỐN QUÊN … vì nhớ là tui sẽ “ĐAN MẠCH” những “thú vật đội lốt người” (cs) và có lẽ “thù hằn” sẽ làm cho tôi trở thành 1 kẻ vô nhân bản như họ .. và sẵn sàng làm những chuyện “mắt đổi mắt & máu đổi máu” không 1 chút ngại ngần …. Và tôi không phải là 1 người lính VNCH nha!

    Tiện dịp, như một người dân miền Nam, tôi xin cúi đầu chân thành cám ơn đến những người chiến sĩ trong quân lực VNCH đã hy sinh xương máu để tôi và những người khác nữa có điều kiện để “học hành” khá yên ổn trong các thành phố .

    Với bộ đội .. thì ký ức ( với tôi) chỉ là tang tóc và đau thương ( có lẽ cho người khác thì sẽ khác), nhưng tôi cũng chẳng trách hờn chi họ … Thời thế thế thời phải thế .. Họ chỉ là “quân nhân” và làm nhiệm vụ của một người quân nhân .

    Trở lại chuyện “hoá chất da cam” … với tính “nhân bản” ( nhân chi sơ tính bổn thiện “And take it or not is up to you guys” !

  4. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của các bạn trẻ trong và ngoài nước hôm nay đã góp ý. Đúng ! Mỹ đã thả chất độc mầu da cam, bom Na-pan, bom bi, bom phá sát hại dân Việt nam thời chiến tranh là không thể biện minh và di chứng của nó còn để lại đến giờ, các vị bao biện cãi hộ kẻ giết người là không đúng. Ngay những phi công Mỹ đi rải chất khai quang này đã được nhà nước bị bồi thường rồi. Các vị còn cãi chầy cãi cối nữa sao? Những ông như Nguyễn Hiền đang sống tại Hà lan, xưa là lính VNCH nên nay cố cãi là không nên. Theo tôi ngay ông cũng phải xám hối tội làm tay sai cho Mỹ giết hại đồng bào mình rồi.
    Các bạn trẻ hôm nay được học tập, có trình độ nhận thức đúng sao nói là nhồi sọ được? Không ai bắt họ phải nghe mình mà chính từ những gì họ đã nhìn thấy trên thân thể bao người Việt nam đang bị chất độc Da cam hành hạ họ, bao gia đình bị tan nát vì bom Mỹ thả. Cho nên các vị cãi bậy, bao biện cho kẻ gây ác thì cũng là kẻ đồng hành làm tội ác thôi.
    Tôi cũng rất đống ý đến chuyện mà các bạn ttẻ đưa ra đó là điều quan trọng là nếu Mỹ có nhận bồi thường thì nạn nhân chất độc mầu Da cam này cũng chẳng nhận được là bao mà bị các ông lớn xà xẻo gần hết. Đó mới là điều đáng nói.
    Người Yêu Nước

    • Minh Triết says:

      Việc Mỹ dội bom và rải chất khai quang ở Việt Nam là có thật, tôi nghĩ là chả ai bao biện cãi hộ cho người Mỹ đâu, có điều chúng ta cần phải suy nghĩ và đặt câu hỏi, không lẽ tự dưng Mỹ đem bom và rải chất độc khai quang xuống Việt Nam à? Nếu nhà nước miền bắc không xua quân tiến chiếm miền nam (VNCH) thì Mỹ có lí cớ tham chiến không? Điều đáng nói là lính của VNCH cũng đã từng sinh hoạt trong những khu rừng rậm và đánh nhau với bộ đội ở đấy, nhưng vì sao họ không bị nhiễm chất độc da cam, mà chỉ có bộ đội và ảnh hưởng đến gia đình?

      • Minh Triết says:

        “Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống miền Nam Việt Nam, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay.”

        Trên đây là lời ông Hạnh chỉ thật có một nửa, còn một nửa nữa thì sao?Mỹ không thể nào hất đổ được lãnh đạo hay Tổng Thống của VN, nếu không có sự đồng loã ăn tiền của đám loạn tướng! Những kẻ này phạm tội phản quốc đáng bị xử tử hình, trong đó có cả Kỳ lẫn Hạnh.
        Nói như Nguyễn Hữu Hạnh thì csvn đừng chơi với Mỹ mà cứ ôm đít Tàu để trường tồn ăn trên ngồi trốc và không sợ bị hất đổ, còn mất nước vào tay Tàu cũng chả sao?

  5. Tôi nghĩ Mỹ thả chất độc mầu da cam, bômNa-pan, bom bi, bom phá sát hại dân Việt nam thời chiến tranh là không thể biện minh và di chứng của nó còn để lại đến giờ, các vị bao biện cãi hộ kẻ giết người là không đúng. Ngay những phi công Mỹ đi rải chất khaiq uang này đã được nhà nước bị bồi thường rồi. Các vị còn cãi chầy cãi cối nữa sao? Nhưng điều quan trọng là nếu Mỹ có nhận bồi thường thì nạn nhân chất độc mầu Da cam này cũng chẳng nhận được là bao mà bị các ông lớn xà xẻo gần hết. Đó mới là điều đáng nói.
    Hoàng Thùy Dung

  6. Kan says:

    Tôi nghĩ chất da cam có anh hưởng tới người Việt, đặt biệt tôi thấy là các vị chóp bu của Việt cộng bị nhiễm chất này rất nặng. Theo các khoa học gia hàng đầu thế giới cho biết, người bị nhiễm chất độc DA CAM thì đầu óc không thông minh lắm, phát biểu linh tinh và không hiểu mình nói gì; như ăn gian nói dối lại kêu ‘tôi thích sự thật’, ‘tăng lương nhưng cấm tăng giá’, trình độ tiểu học lại chỉ đạo khắc phục thiên tai! tay thì vơ vét nhưng mồm lại ‘nhất quyết theo chủ nghĩa xã hội.. vv. và vv.

    Tôi đề nghị nhân dân nên lấy tiền đóng thuế đưa các vị cầm đầu đảng, đang bị nhiễm DA CAM qua liên xô chữa trị.

    Chúng ta phải thương cho nạn nhân DA CAM, họ rất khổ; lúc trước Kim Phúc cũng bị việt cộng vận động là nạn nhân chiến tranh, bà bị họ mang đi trưng bày khắp nơi bà nhục nhã và mệt mỏi, bà trốn, tỵ nạn ở Canada, từ bỏ các bác. Còn nạn nhân DACAM cũng bị chuyên chở đi nơi này nơi khác, giống như ăn mày ở Sài Gòn, họ cố làm cho nạn nhân bị đau khổ hơn, trông thê thảm hơn khi được chưng bày.

    Tôi nghĩ chúng ta nên vận động cho những nạn nhân này định cư nước tự do, vừa cứu họ, vừa làm cho việt cộng hết hàng, mất đường ăn xin.

    Một chuyện lạ là người tỵ nạn, cũng sống dưới vùng có DA CAM nhưng họ không bị gì còn người ở trong VN thì bị hàng trăm ngàn chứng bệnh! tôi nghĩ họ bị ảnh hưởng của môi trường nhiều hơn.

Phản hồi