WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Video phát biểu của TT Obama ở Hà Nội

BBT ĐCV: Bản dịch trong video dưới đây của Anh Phạm – phiên dịch của Tổng thống Mỹ. Chúng tôi thay lại cho bản dịch trước đây do phía VN công bố. Bản dịch của VN có một số chỗ bị kiểm duyệt hoặc làm nhòe âm thanh.

Bản text cũng được chúng tôi thay lại theo bản chính thức do ĐSQ Mỹ công bố sau đó.

———————————————

Xem video tại đây

Bản dịch này được ĐSQ Mỹ tại Việt Nam công bố:

Ngày 24 tháng 5 năm 2016

Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Hà Nội, Việt Nam

Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.

Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.

Đồng thời, nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy.

Tôi cũng đến đây với tinh thần trân trọng sâu sắc những di sản lâu đời của Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm, những người nông dân đã vun xới cho mảnh đất này – một lịch sử được hiển hiện qua trống đồng Đông Sơn. Ở khúc ngoặt của dòng sông Hồng là Hà Nội đã có trên một ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tin thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.
Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhớ tới giai đoạn lịch sử dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vốn vẫn thường bị lãng quên. Cách đây hơn 200 năm, khi Thomas Jefferson, người cha lập quốc của chúng tôi, tìm kiếm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm đến Việt Nam, mà theo ông, giống lúa ấy “nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao nhất”. Chẳng bao lâu sau, những tàu buôn Hoa Kỳ đã cập cảng của các bạn để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn. Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Vào một thời điểm khác, việc tuyên bố những lý tưởng chung đó và cuộc đấu tranh tương tự đánh đuổi thực dân của cả hai dân tộc lẽ ra đã có thể giúp chúng ta sớm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột. Cũng giống như biết bao cuộc xung đột khác trong lịch sử nhân loại, chúng ta một lần nữa đã rút ra một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch.

Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn và hiện nay cả thế giới có thể chứng kiến những nỗ lực lớn lao của các bạn. Nhờ đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, các bạn đã hội nhập kinh tế quốc tế, bán hàng hóa của mình khắp nơi trên thế giới. Đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – (Cười) – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.

Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư Thích Nhật Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng, và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.

Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).

Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.

Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác.

Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những bài học cho cả thế giới. Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chứng minh với thế giới.
Giờ đây, mối quan hệ đối tác mới của Hoa Kỳ với Việt Nam được bắt nguồn từ một vài chân lý cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn. (Vỗ tay). Bây giờ, Hoa Kỳ có mối quan tâm ở đây. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng mối quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tầm nhìn mà tôi tin rằng có thể định hướng cho chúng ta trong nhiều thập niên tới đây.

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra những cơ hội thực sự và sự thịnh vượng cho tất cả người dân của mình. Chúng ta biết những thành tố của thành công kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ đến bất kỳ nơi nào có pháp quyền, bởi vì không ai muốn phải hối lộ để được khởi nghiệp. Không ai muốn bán hàng hay đi học nếu họ không biết mình sẽ được đối xử ra sao. Trong các nền kinh tế tri thức, việc làm sẽ được tạo ra ở những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và đổi mới sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là chuyện nước này đi khai thác tài nguyên của nước khác, mà là đầu tư vào nguồn lực quý báu nhất của mình – đó chính là con người, kỹ năng và tài năng của họ, cho dù họ sống ở thành phố lớn hay ở làng quê. Và đó chính là mối quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đem tới.

Như tôi đã công bố ngày hôm qua, Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung giảng dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi những thanh niên Mỹ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ tới đây để giảng dạy, xây dựng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. (Vỗ tay). Một số công ty công nghệ hàng đầu và những cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, chúng tôi cũng tin rằng các bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế ngay tại đây ở Việt Nam.

Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt Nam tiến về phía trước. Bằng chứng rất rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng, và các quốc gia đều thịnh vượng hơn khi trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội ngang bằng để thành công ở trường học và ở nơi làm việc và trong chính phủ. Điều đó đúng ở mọi nơi và điều đó đúng ở Việt Nam. (Vỗ tay).

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giải phóng tối đa tiềm năng của nền kinh tế của các bạn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay tại Việt Nam, TPP sẽ giúp các bạn bán được nhiều sản phẩm hơn ra thế giới và hiệp định này sẽ thu hút đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công nhân và pháp quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi các bạn còn có thể mua nhiều hơn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ.

Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP bởi những lợi ích chiến lược quan trọng của hiệp định này. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ. (Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta đã cùng nhau tạo nên. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Vì thế chúng ta phải đạt được hiệp định này – vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta.

Tiếp theo, tôi muốn nói đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể cùng hợp tác với nhau, đó là đảm bảo an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đồng thuận về việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và tăng cường lòng tin giữa quân đội hai nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và trang thiết bị cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam. (Vỗ tay).

Nói một cách rộng hơn, thế kỷ 20 đã cho tất cả chúng ta– cả Hoa Kỳ và Việt Nam – thấy rằng trật tự thế giới làm nền tảng cho an ninh chung của chúng ta được hình thành dựa trên những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình. (Vỗ tay). Và các thiết chế khu vực, ví dụ như ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nên tiếp tục được củng cố mạnh mẽ. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ mang đến khu vực này. Tôi mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải vào cuối năm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.

Về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Hoa Kỳ không là một quốc gia tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi sát cánh cùng các đối tác để bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi, như quyền tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị cản trở, và cách giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền. Không quốc gia nào là hoàn hảo cả. Hai thế kỷ đã trôi qua, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng để thực hiện những lý tưởng có từ thời lập quốc của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang giải quyết những bất cập của mình – quá nhiều tiền đổ vào chính trị, bất bình đẳng kinh tế gia tăng, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới trong cùng một công việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề. Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.

Tôi đã nói điều này từ trước– Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay). Vì thế, thực sự vấn đề ở đây là tất cả chúng ta, từng quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta – những người đang làm việc trong chính phủ – thành thật với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam cam kết đảm bảo pháp luật của mình sẽ thống nhất với hiến pháp mới và với chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của một số luật mới được ban hành gần đây, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết thực hiện cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì thế, tất cả đều là những bước đi tích cực. Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền phổ quát được đảm bảo.

Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook. Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động. Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự – thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”.

Cách thực hiện của Việt Nam sẽ khác với của Hoa Kỳ. Và cách thức của mỗi chúng ta cũng sẽ khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc căn bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng thực hiện và cải thiện. Tôi đã nói điều này với tư cách là người sắp hết nhiệm kỳ, do vậy tôi có lợi thế trong gần tám năm để giờ đây có thể suy ngẫm xem hệ thống của chúng tôi hoạt động như thế nào và tương tác với các quốc gia thế giới ra sao khi mà họ đang không ngừng cải thiện hệ thống của mình.

Cuối cùng, tôi cho rằng, mối quan hệ đối tác của chúng ta có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình và vẻ đẹp của hành tinh này thì chúng ta phải phát triển bền vững. Những kỳ quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng cần phải được gìn giữ cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng đe dọa các bờ biển và giao thông đường thủy vốn là huyết mạch trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Với tư cách là các đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện đầy đủ cam kết mà chúng ta đã tuyên bố ở Paris, chúng ta cần giúp những người nông dân và những ngôi làng và người dân mưu sinh bằng nghề cá có thể thích ứng và đem lại nhiều năng lượng sạch hơn đến những khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để đảm bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Và chúng ta có thể cứu sống người dân ở ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp các quốc gia khác nâng cao hệ thống y tế của họ, chúng ta có thể phòng ngừa không để bệnh tật bùng phát trở thành dịch bệnh đe dọa tất cả chúng ta. Khi Việt Nam làm sâu sắc cam kết của mình với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ tự hào giúp đào tạo các quân nhân gìn giữ hòa bình của các bạn. Và điều quan trọng ở đây là – hai nước chúng ta, từng chiến đấu chống lại nhau, giờ lại sát cánh cùng nhau và cùng giúp nhau đạt được hòa bình. Vì thế, bên cạnh quan hệ song phương của mình, mối quan hệ đối tác còn cho phép chúng ta góp phần hình thành môi trường quốc tế theo hướng tích cực.
Bây giờ, thực hiện được đầy đủ tầm nhìn mà tôi mô tả ngày hôm nay không phải là điều xảy ra một sớm một chiều, và không phải đương nhiên sẽ xảy ra. Có thể sẽ có những thăng trầm trên con đường đó. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu nhầm. Con đường đó đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong những lĩnh vực mà cả hai bên sẽ tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, khi xem xét cả chặng đường lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, tôi đang đứng trước các bạn ở đây ngày hôm nay, rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. (Vỗ tay). Và niềm tin của tôi, lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc.

Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Tôi nghĩ đến tất cả người Mỹ gốc Việt thuộc mọi tầng lớp đã thành danh – từ bác sỹ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng “Ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện được giấc mơ Mỹ…Tôi rất tự hào là người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam”. (Vỗ tay). Và ngày hôm nay, ông ấy ở đây, trở lại mảnh đất sinh thành, bởi vì, như ông ấy đã nói, “niềm đam mê cá nhân” của ông là “cải thiện cuộc sống cho từng người dân Việt Nam”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt Nam mới – với rất nhiều người trong số các bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt ở đây – những người luôn sẵn sàng ghi lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình … tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn. (Vỗ tay).

29 Phản hồi cho “Video phát biểu của TT Obama ở Hà Nội”

  1. noileo says:

    Trích nick bắc kỳ vietnam says: 25/05/2016 at 09:05

    “Đúng là đồ “dân trí cùn”./.”

    *****

    Các tổng thống Mỹ đã đi thăm nhiều quốc gia, đã đi thăm Việt nam Cộng Hòa, chưa có ở đâu mà Tổng thống Mỹ phải tốn công, tốn thì giờ giáo dục cho dân chúng, cho nhà cầm quyền ở đấy về nhân quyền, về quyền công dân, về sự tôn trọng các điều khoản về nhân quyền, về quyền công dân đã đựoc ghi trong Hiếp pháp, về sự tôn trọng các hiệp ước quôc tế về quyền con người , như khi đến thăm cái tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt cộng Dân chủ Cộng hòa, code name CHXHCN Việt cộng, của Việt cộng Hồ chí Minh chuyên nghề rước giặc tàu vào Việt nam, dựa vào giặc tàu khủng bố đàn áp nhân dân Việt nam, reo rắc tội ác “xây dụng chủ nghĩa xã hội” lên đất nước nhân dân Việt nam!

    Thật là đáng xấu hổ cho cái tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt cộng Dân chủ Cộng Hòa. Rõ ràng cái “dân chủ cộng hòa” ấy của cái tổ quốc xã hội chủ nghĩa ấy của Việt cộng Hồ chí Minh chỉ là dân chủ cộng hòa bìm bịp

    Hỏi, như vậy thì cái dân trí nào là “dân trí cùn”? Rõ ràng là, nếu có cái gì là “dân trí cùn”, thì đó là cái dân trí tổ quốc xã hôi chủ nghĩa Việt cộng Dân chủ Cộng hòa của Việt cộng Hồ chí Minh, của nick băc kỳ cộng láo “vietnam” và những con tương cận!

    Mà cái “dân trí” ấy cùn thật chứ, giá như 40 năm trước, 50 năm trước, 60 năm trước cái “dân trí” ấy đủ sáng suốt để nhận ra nước Mỹ là một quốc gia dân chủ tự do, tôn trọng nhân quyền, không phải như bọn cộng sản Hồ chí Minh, bọn trí thức cộng sản lao động tàu đẻ, bọn trí thức kiki, bọn lão thành cách mạng Mao -ít xuyên tạc, bia đặt, không có cái gì gọi là “đế quốc Mỹ xâm lược nước ta”,

    giá như 40 năm trước, 60 năm trước cái “dân trí” ấy cũng biết ca ngợi Mỹ, ca ngợi Tổng thống Mỹ như chúng đang ca ngợi,

    giá như 40 năm trước, 60 năm trước, cái “dân trí” ấy cũng biết học tập và làm theo VNCH liên minh với Mỹ, không xếp hàng với bọn cộng sản Nga tàu đói khổ,

    giá như 40 năm trước, 60 năm trước, cái “dân trí” ấy có đủ sáng suốt, đừng đi làm lính đánh thuê cho nga tàu đánh phá VNCH, thảm sát hàng triệu, hàng triệu người dân VNCH chỉ vì VNCH liên minh với Mỹ, thì Việt nam đâu có phải lâm vào tình trạng bi thảm nhục nhằn như ngày nay,

    tụt hậu về mọi phương diện, lãnh thổ Việt nam, biển Đông bị bọn cộng sản Việt cộng dân chủ cộng hòa noi gương nhau, noi gương Việt cộng Hồ chí Minh bán nước cứu đảng, cắt xẻ dâng cho giặc tàu để được giặc tàu chống lưng đỡ đầu cho làm đầu nậu Việt nam như đã chống lưng đỡ đầu cho Việt cộng Hồ chí Minh ly khai Việt nam dựng nên tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt cộng dân chủ cộng hòa tội ác…

    • UncleSam says:

      Nick vietnam đọc phản hồi này của độc giả noileo xong có hiểu những ai mới là kẻ “trì cùn” chưa?

      Qua sự kiện TT Obama đến VN: Thái độ của lãnh đạo đảng, thái độ của người dân đối với ông Obama và ông Obama ứng xử ngược lại, nick Vietnam có thấy người dân cả nước, trong đó có nick vietnam, bị đảng lừa suốt hơn nửa thế kỷ qua là Mỹ xâm lược, VNCH bán nước không? Người dân cả nước nay đã hiểu, họ đã biểu lộ tình cảm, nguyện vọng một cách tự phát như đã thấy, riêng nick vietnam vẫn còn mê muội hay còn muốn tiếp tục bị lừa?

      Có những thứ vật dụng (kể cả cái đầu) chủ nó nói không cùn nhưng phải vứt bỏ chứ không mài, dũa, sửa chữa gì được. Uổng công thôi.

      us

  2. Trần Tưởng says:

    “Nhưng giống như cây tre, tin thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”— Trích.

    Tuyên ngôn độc lập của tổ tiên người Việt ,tiếc thay lại được tổng thống cuả một nước xa tít
    mù khơi ,nưả vòng trái đất tuyên cáo với thiên hạ . Trong khi bọn đầu sỏ Vixi thì câm như hến .
    Bọn cộng sản bán nước đúng là bọn vô liêm sỉ ,khốn nạn nhất thế giới .

  3. Trúc Bạch says:

    Đến bác Hồ – một người vô cùng tôn kính nhường ấy – thế mà bọn chúng nó còn vạch mồm bác ra để nhét những điều bác không hề nói …thậm chí có đứa còn đang tâm phóng uế vào mồm bác những lời nói thối tha, mà chỉ có những thằng CS mạt hạng mới nói mà thôi.

    Vậy thì Obama là cái đờ..éo gì mà chúng nó chả “biên tập” lại bài diễn văn sao cho có lợi cho chúng chứ? …Nhưng thời đại in tờ nét, chuyện chúng làm chỉ tổ cho người ta – đã khinh – càng khinh hơn .

    • Ông Cố Nội thằng hồ says:

      Địt mẹ, nếu là tớ thò tớ sẽ ỉa vào mồm thằng chó hồ xúc sinh chứ tưởng. Còn may đấy.

  4. nguyen ha says:

    TTObama phát biểu tại Hanoi và nói chuyện giao lưu ở Sài gòn,sự chinh phục đối với Tuổi trẻ và Dân VN gần như tuyệt đối ! Khỏi cần” 16 chữ vàng” và 4 Tốt,nhưng nước Mỹ đả ở vào trái Tim tôi ( câu trả lời của một người Dân). Trong chuyến thăm Mỹ của CT NMT ,khi nói chuyện với TTObama,ông Triết hỏi thăm về nhà tù Gutamala đả dẹp chưa và nói với Obama khó lắm đấy ! Về nước NMT khoe với các đồng chí của y :”mình vừa hỏi,vừa phân hóa nội bộ của Mỷ”. Ngày hôm nay Ông Obama,khỏi cần nói “châm chọc”,Ông nói thẳng với Tuổi trẻ VN và chinh phục họ ,qua hình ảnh và lời nói của chính mình, vô hình dung Ông Obama đả cấy vào VN hang ngàn,hàng vạn,(nếu không muốn nói hang triệu)
    hạt mầm Dân chủ -Tự do cho đất nước khốn khổ nầy ! Chắc chắn rồi đây,với muồn ngàn hạt-giống đó, VN sẽ có cánh đồng bạt ngàn Tự do Dân chủ cho cả nước. Lúc đó DCSVN sẽ biết : Thế nào là Sức- mạnh- mềm ??

  5. Lan says:

    Đọc Facebook ông Phạm Quang Tuấn mới biết các đồng chí vẹm dịch lươn lẹo, cắt xén bài diễn văn của Obama… Chả hiểu các đồng chí ăn cám lợn hay gì mà làm cái chuyện nhảm nhí như thế. Dối trá thời đại Internet thì chỉ một thoáng là người ta biết ngay, trưng ra bằng chứng… thì dối trá làm chi cho mất công. Thi đua với ông Minh râu Trần Dân Tiên chăng?

    • SINH NGUYEN says:

      Xin cho tôi được phép đồng ý với bạn ở 2 từ “ông Minh”.
      Có người đã đề cập đến việc dùng cái “ông Minh” thay cho “bác Hồ”, và tôi cũng đồng ý về điểm này, vì bác Minh còn nghe được chứ bác Hồ thì có vẻ tàu quá.

  6. Huong Nguyen says:

    VietnamNet sao mà tệ thế! Cứ lấy bản dịch của cái video chép lại là xong ngay, tội gì phải dịch cho … sai!

  7. Hòa says:

    Trời cay cú làm gì?
    Chưa chi Boeing của Mỹ thu được hơn 11 tỷ đô, công ty GE cũng bán được máy phát điện, và công ty Pratt gì đấy bán được 3 tỷ đô đầu máy phi cơ Airbus. Chưa kể hợp các đồng bảo trì máy móc, máy bay.
    Các công ty Mỹ hốt bạc thu vào đậm, có nhiều việc làm cho dân Mỹ, chính phủ Mỹ thu thuế đậm qua các vụ buôn bán nầy, thì quí ông Miền Nam VNCH tị nạn csvn cũng sướng vì bảo đảm các ông già nầy tuổi quá đát đang nghỉ hưu hay sắp sửa nghỉ hưu có tiền hưu bảo đảm.
    Bấy lâu nay mấy lão nầy cứ sợ Mỹ thiếu hụt ngân khố vì vung tay quá trán, lo lắm, làm tiền trợ cấp chính phủ của họ khi về hưu bị đe dọa … lũng. Sợ bỏ mẹ đi chớ. Nay thì yên tâm rồi. khà khà
    >
    Đúng là đảng csvn hôm nay bắt tay với Mỹ vì quyền lợi của Mỹ mà. Tớ hoan hô.
    Mà có ai biết Mỹ đã hứa bán vũ khí sát thương loại nào cho đảng csvn chưa? Có tin gì cho biết nhá .

    • Tudo.com says:

      Mỹ hứa sẽ đưa thứ thiệt hiện đại, nhưng VC có dám bắn hay đưa lưng cho tụi Tàu bắn?

    • Tudo.com says:

      @Hòa:(Mà có ai biết Mỹ đã hứa bán vũ khí sát thương loại nào cho đảng csvn chưa?)

      Nhiều thứ lắm, mà toàn là thứ hiện đại, kể không hết!

      Nhưng nhiều người Việt và cả Mỹ hỏi rằng bán vũ khí cho VN thì VC có dám bắn Tàu Cộng không hay chỉ để bắn dân VN vô tội?

    • Hòa says:

      Cái vũ khí hiện giờ được nghe là máy bay trinh sát để quan sát Biển Đông, tàu tuần trên biển cho cảnh sát biển csvn, chứ vũ khí sát thương thì chưa nghe thấy gì, chỉ là nói thôi. Nhưng thực hiện thì còn phải xét lại. hehehe
      Hiện tại bọn csvn đòi mua drone. Nhưng Mỹ phải moi tiền vc trước, để xem bọn nầy thật lòng không, chứ Mỹ nào ngu giao cho vũ khí sát thương F-15, nhỡ bọn nầy giả bộ mua để hiến mẫu cho khựa thì sao? Không nghe khựa cũng đòi Mỹ dỡ cấm vận vũ khí vì thèm vũ khí Mỹ hay sao? Cả Nga cũng không bán vũ khí hiện đại cho TC và VN, thì cách chi Mỹ bán vũ khí sát thương hiện đại cho vc? Talk is cheap.
      Nầy Mỹ cần tống khứ vũ khí cũ tồn kho đấy, có mua không thì bảo, chứ hàng hiện đại chỉ có Do Thái, Nam Hàn, Đài Loan … mới có tư cách mua . hehehe

  8. vietnam says:

    Sao? Vẫn còn cay cú ư? các người VNCH nghĩ sao ha? Đến giờ phút này mà mấy người VNCH vẫn còn cay cú à? Bắt tay với VN chính là vì quyền lợi của nước Mỹ. Mấy người là công dân Mỹ mà không vì QL của nước Mỹ sao? Đúng là đồ “dân trí cùn”./.

    • Huong Nguyen says:

      Này vietnam, không viết hoa đã là đồ mất dạy rồi. Thấy em copy và paste khắp mọi nơi nên đành có 2 bài học cho em hôm nay:
      1. Không nên lấy nick name vietnam mà có tội với dân tộc. Nếu muốn cho kêu thì lấy nick name là Hồ Chí Minh đi. Vĩ đại lắm. Và còn là nền tảng tư tưởng của cả 1 chế độ CHXHCNVN nữa. Rất oai và rất kêu.
      2. Quyền lợi nào là quyền lợi của nước Mỹ thì ngay chính dân Mỹ thứ thiệt vẫn còn là 1 tranh cải. Thứ Vietnam vo danh tiểu tốt mà vào đây dạy khôn cho dân Mỹ thì đúng là dân trí cùn , hiều chưa.

      Về học thêm rồi ra lại diễn đàn nhé chứ nói bậy nói bạ là làm nhục hình tượng chiến sĩ xung kích của đảng là sẽ bị biến mất không ai biết cả, nghe không?

  9. NON NGÀN says:

    NHẬN XÉT VỀ BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG MỸ OBAMA KHI SANG THĂM VIỆT NAM

    Trước các thành phần sinh viên, trí thức, doanh nhân trẻ của VN tại trường đại học Hà Nội, trong chuyến thăm chính thức VN vừa rồi, Tổng thống Mỹ Barach Obams đã phát biểu một bài nói hoàn toàn lưu loát, sinh động, tự nhiên cũng như đầy sự hứng khởi, nhiệt tình, thật tâm và lý thú.

    Bài phát biểu này ông Obama không hề soạn trước, không cầm giấy để đọc, chỉ nói hoàn toàn thoải mái, tự do, ngẫu hứng, không cần rào đón, giả tạo điều gì cả, càng chứng tỏ tính cách trí thức và tính cách hùng biện thật sự đặc sắc của ông ta.

    Đặc biệt hơn, tuy là bài nói chuyện mang tính ngoại giao và chính trị, song ông Obama đã nói nhiều về xã hội, văn hóa, con người và lịch sử VN là điều nhiều người rất cảm kích, tán dương và tâm đắc. Điều đó càng cho thấy Hoa Kỳ là nước hoàn toàn dân chủ, tự do, nên một người da màu như Obama vẫn đắc cử được Tổng Thống và một Tổng Thống xứng đáng, càng chứng tỏ tính cách nhân văn của xã hội đa sắc tộc Mỹ.

    Nói chung lại, trên cương vị Tổng Thống, ông Obama tỏ ra là một vị Tổng Thống hoàn toàn mang tính cách bình dân mà xuất sắc. Ông không những thấm nhuần về chính trị mà còn thấm nhuần cả văn hóa chính là điều đáng nói nhất. Dĩ nhiên trước khi công du Việt Nam ông đã tìm hiểu khá kỹ về VN cũng như được các trợ lý, cố vấn của ông cung cấp nhiều ý kiến và hiểu biết khác nhau, nhưng cũng phải có tâm và có nhiều nhạy bén nào đó thì ông Obama mới thể hiện được những tình cảm sâu sắc và chân thành đối với đất nước và con người Việt Nam để ông cũng được đáp lại với nhiều mỹ cảm của các tầng lớp nhân dân VN đối với chính ông là như thế.

    ĐẠI NGÀN
    (25/5/16)

    • UncleSam says:

      Bài phát biểu này ông Obama không hề soạn trước?

      Ông Obama ngày đêm trăm việc tài sức nào mà biết, nhớ đến sử, truyền thống, văn chương … của VN để tự ứng khẩu một bài diễn văn súc tích như vậy? Phải có người soạn bài trước (riêng cho từng chủ đề nào đó) mỗi khi Tonton đi nói chuyện trong những dịp quan trọng thế này cụ ạ. Ông Obama có tài ăn nói trước quần chúng, dùng nội dung soạn sẳn + ứng biến linh hoạt tình hình lúc đó,không cần nhìn giấy đọc đấy thôi. Một trong những cố vấn soạn bài này là người VN: Mrs. Elizabeth Phu. Seriously.

      us

      • DẶM NGÀN says:

        CHUYỆN TỰ NHIÊN

        Đã làm Tổng Thống rãnh đâu
        Trăm công nghìn việc bù đầu bù tai
        Chẳng qua là có cái tài
        Nói năng lưu loát hòa hài tự nhiên

        Nhưng đâu có nói huyên thiên
        Hay cầm giấy đọc mới phiền làm sao
        Đương nhiên tài liệu dồi dào
        Phải do cố vấn lẽ nào mà không

        Cái này phải nói thật lòng
        Nhìn qua đã thấy number one được rồi
        Obama Tổng Thống Hoa Kỳ
        Bình dân như thế mới người tự do

        Đâu như cái kiểu co ro
        Nói gì cũng sợ dặn dò lẫn nhau
        Giống toàn trình diễn một màu
        Anh nào cũng vậy khó hầu mà tin

        PHƯƠNG NGÀN
        (26/5/16)

      • tonydo says:

        Speechwriters!
        Carol browner, David Axelrod và đặc biệt Jon favreau..v.v. toàn những tay viết thượng thẳng!

      • Tudo.com says:

        @UncleSam:

        Yes. Exactly!

        Đó là cái dở, cái yếu kém của TT Mỹ là phải được soạn trước.
        Trong khi lãnh đạo của các nước xhcn như nước “ta” chẳng hạn chả cần gì cả mà thao thao bất tuyệt, lãi nhãi cả nữa ngày, nói hoài nói huỷ mà có ai hiểu con. . .khỉ gì đâu?
        Nhưng phải ngồi nghe, nếu không công an. . .uýnh bỏ mẹ mồ côi!

      • Thày Thừa Cơm says:

        Khi phát biểu có máy nhắcbài diễn văn do các cố vấn thựợng thặng soạn trước giúp Obama, chứ một tổng thống nguồn gốc chổng mông làm sao mà tái giỏi đến thế được!

      • Nhà Việt says:

        Carol browner, David Axelrod và Jon favreau mà viết sẳn đưa cho Trọng lú đọc cũng ú ớ , hả , hả, hả…

      • Van Lam says:

        Những vị nguyên thủ quốc gia của các nước tiến bộ so ra thì thua xa các nước cộng sản vì mỗi người họ có ít thì cũng 5-7 publicists để soạn bài diễn văn cho họ. Vì vậy nên những ông Barak Obama, George W. Bush, Bill Clinton, David Cameron, Tony Blair khi đọc diễn văn lúc nào cũng trôi chảy, minh bạch. Ngược lại các ngài lảnh tụ cs tàu và Việt Nam thì chả cần ai xoạn thảo trước, nên lúc nào ăn nói cũng y như dùi đục chấm nước mắm thúi.

    • Hạnh Nguyễn says:

      Tôi rất xúc động khi đọc bài phát biểu của TT Obama và xúc động gia tăng thêm khi đọc comment của Non Ngàn. Xúc động vì Obama là một người Mỹ mà lại rất hiểu biết về lịch sử và văn hóa VN, lời nói của sự chân tình, trung thực, không dối trá, mỵ dân , không “đao to, búa lớn” như tôi thường nghe. Xúc động lại tăng thêm khi Non Ngàn làm rõ hơn, cô đọng hơn tính cách của một TT Hoa kỳ là tinh thần dân chủ, tự do, một tâm hồn nhạy bén, những tình cảm sâu sắc với dân chúng VN.

    • khack says:

      Obama dùng teleprompter để đọc diễn văn mà không cần nhìn vào giấy. Xem video(youtube/whitehouse) sẽ thấy 2 teleprompters đặt hai bên và ở phia trước nơi Obama đứng nói chuyện.

    • O bon ma says:

      Obama doc theo may nhac chu, tuc la bai dien van da duoc soan san tu truoc. Chi co Hitler moi co the noi dai nhu the duoc thoi ma khong can tro giup.

      Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua phát biểu trước 2.000 người tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Để có thể nói trơn tru và chuẩn xác, ông sử dụng hai chiếc máy nhắc chữ có tấm kính trong suốt.
      Máy nhắc chữ của Tổng thống Mỹ Obama có loại kính đặc biệt, đảm bảo khán giả ngồi đối diện không thấy được chữ hiện lên.
      Ông Obama sử dụng máy nhắc chữ khi thực hiện hầu hết bài phát biểu của mình, ngay từ khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2007. Khi tổng thống Mỹ phát biểu, thường có hai máy nhắc chữ đặt hai bên và ngang tầm mắt để ông không cần phải nhìn xuống và có thể giao tiếp bằng mắt với khán giả và máy ảnh.
      Cựu tổng thống Ronald Reagan cũng là người hay dùng máy nhắc chữ. Tuy nhiên, cựu tổng thống George W. Bush thường bối rối khi sử dụng loại máy này và thích sử dụng giấy nhắc truyền thống hơn. Xem :
      http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/may-nhac-chu-obama-dung-khi-phat-bieu-truoc-2-000-nguoi-o-ha-noi-3408580.html

    • tonydo says:

      President Woodrow Wilson:
      ” If I am to speak ten minutes, I need a week for preparation; if fifteen minutes, three days; if half an hour, two days; if an hour, I am ready now.”
      Em đã được nghe đồng chí Nguyễn Bá Thanh nói trên youtube cả hai tiếng đồng hồ, không giấy tờ, i phone, i pad gì cả.
      Kính!

      • ĐẠI NGÀN says:

        CHÍNH TRỊ GIA VÀ DIỄN VĂN TRƯỚC CÔNG CHÚNG

        Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson nói rất đung. Để phát biểu tự do mười phút trước công chúng, ông ta phải cần một tuần để chuẩn bị. Nếu nói mười lăm phút phải ba ngày. Nửa giờ phải hai ngày. Một giờ thì chẳng phải chuẩn bị gì.

        Có nghĩa càng ngắn phải càng súc tích nên cần phải đắn đo nhiều ngày hơn. Bởi cương vị một Tổng Thống, nhất là Tổng Thống Mỹ, mói từ ngữ, ý tưởng nói ra nhất thiết phải có trọng lượng của nó.

        Người Việt có câu thùng rỗng kêu to. Nhưng tiếng gỗ thì chỉ nghe đặc úc. Tuy vậy cũng không phải tiếng gỗ loại nào cũng giống nhau. Nên tiếng nói chính là sự chắc lọc của hiểu biết. Người viết lách cũng thế. Nếu viết nhiều tràng giang đại hải mà chỉ nhằm tuyên truyền rẻ tiền, ngắn ngày, cả vạn trang cuối cùng cũng chỉ để nghiền bột giấy.

        Trái lại nhà văn, nhà thơ, nhà tư duy, có khi suốt cả đời nghiền ngẫm, học tập, nhưng vài tác phẩm ngắn vẫn có thể vượt thời gian, để đời cho mọi thế hệ mai sau. Tư tưởng chính là chất lượng của ngôn ngữ, cho dù ngôn ngữ loại gì, nó chính là tinh hoa của cây đời.

        Cây cỏ ngắn ngày thì mau ra hoa ra trái, nhưng cũng chỉ có thoáng qua. Trái lại những loai cây cổ thụ, lưu niên, có khi cả vài chục năm mới ra hoa kết trái, nhưng gỗ thì gỗ chắc, hoa trái cũng thường hay đặc biệt. Nói vậy để thấy rằng chính trị luôn cần phải đi đôi với văn hóa và sự trung thực, đó mới là loại chính trị hay ho và kiểu mẫu nhất. Các Tổng Thống Mỹ khó có ai tồi, bởi họ được toàn dân lựa chọn tự do trong số những người tinh hoa nhất của đất nước họ.

        NGÀN KHƠI
        (29/5/16)

      • tonydo says:

        @ Ngàn Ngàn đại sư huynh!

        Trích Đại Ngàn:
        (Trái lại nhà văn, nhà thơ, nhà tư duy, có khi suốt cả đời nghiền ngẫm, học tập, nhưng vài tác phẩm ngắn vẫn có thể vượt thời gian, để đời cho mọi thế hệ mai sau.)

        -Mỗi năm hoa đào nở Niên niên đào hoa khai
        -Hồn ở đâu bây giờ? Yên tại vạn cổ hồn?
        Vũ Đình Liên chỉ có thế, và chỉ cần có thế!

        Quan bác luận quá hay!
        Xin có lời cám ơn và khâm phục!

Leave a Reply to tonydo