WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cơ Trời dâu bể và sự thịnh, suy của Thủ tướng Phúc

ca-19-uy-vien-bo-chinh-tri-trung-cu-dai-bieu-quoc-hoi1465370649Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong một bài viết cho 71 năm Quốc khánh, đau khổ với dự cảm chính trường Việt sắp vào cuộc dâu bể đa đoan. Trong khi người kế nhiệm, Trần Đại Quang, mỡ màng béo tốt với cái cổ lút vào cằm…

Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.

7 phát súng nổ ở Yên Bái, cả họ làm quan ở Hà Giang, tận tâm tận lực vơ vét tài sản ở Thanh Hóa…Và như cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, “tha hóa đến thế là cùng chứ còn đến thế nào”.

Có kẻ tâu lên ông Trọng rằng đó không phải là Đảng tha hóa, mà đã đến thời kỳ dân chủ, thông tin rộng mở, điều đáng mừng. Ông Tổng Bí thư lại bảo, “dân chủ đến thế là cùng chứ còn thế nào”

Nhưng trong thâm tâm, ông ta thừa hiểu, đó là sự mất đoàn kết nội bộ đến hồi không thể cứu vãn, khi không còn đứa nào biết sợ đứa nào.

Bởi trên thượng tầng của 19 ông bà ủy viên bộ chính trị, cũng không đứa nào sợ đứa nào, giờ chỉ nhìn nhau chờ ngày phát hỏa.

Nói theo cách của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, “chúng ta có thể cùng đi trên con đường lớn nhưng không thể đi chung trên các con đường nhỏ”

Mục tiêu lớn không còn, quay ra cắn xé để cát cứ quyền lực, âu cũng là quy luật tất yếu.

Di sản mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại là tinh thần kim tiền, vì mỹ kim mà phục vụ, đến độ Tòng Thị Phóng vỗ đít đứng lên, giận hờn nói giữa bộ chính trị, “vì Phóng không có tiền nên Phóng mới bị loại ra”. Ai nhiều tiền nhất, người đó sẽ làm chủ tình thế.

Nhưng gay go ở chỗ là phân tranh theo cách đó, thì hiện giờ không ai hơn ai. Hà Nội đành nhờ thiên triều “cân đo” ổn định đại cục giúp.

Tập Cận Bình bảo, “chúng mày phải tự ổn định nội bộ đã thì tao mới biết sẽ ra tay giúp cho đứa nào vào với đứa nào”

“Như ngày trước, cùng đoàn kết đánh Nguyễn Tấn Dũng. Chứ như bây giờ, can thiệp thế nào?”

Tổng Bí thư Trọng là người được thiên triều tin tưởng nhất nhưng giờ Bắc Kinh đã tràn đầy thất vọng về ông.

Vì rút cục, ông Trọng vẫn chỉ là giáo làng, với mái đầu bạc trắng và rưng lệ khi nhắc đến cái chết của Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai, chứ ông ta không thể gây dựng nên đại nghiệp. Thiếu bản lĩnh, chỉ nhăm nhăm giữ đoàn kết nội bộ, nên ông Trọng luôn tìm cách hóa giải các mối quan hệ giữa các ông bà lớn sao cho họ thật chan hòa và yêu thương nhau!

Ông thúc các tướng của ông ra trận để đánh bóng cho uy phong của Đảng, nhưng một khi tình hình bị đẩy lên nóng quá, là lập tức ông ta mất hết khí phách và cãi cùn đúng tư chất giáo làng!

Với Đinh La Thăng là một ví dụ. Đinh La Thăng, một chính khách nửa mùa, tiền chất cao như núi, nhưng vẫn chỉ là mõ làng chính hiệu, được điều đi Nam tiến giễu võ giương oai, khua môi múa mép với đủ loại mỹ từ vì dân vì nước để nhồi sọ dân miền Nam về sự lãnh đạo tuyệt vời của Đảng.

Được ban cho cái ghế hời quá sức tưởng tưởng, Thăng xả thân liều mình như chẳng có. Ngặt nỗi, đất miền Nam toàn hào kiệt, Thăng thân cô thế cô, đầu óc lại chỉ bằng hạt đậu, càng xung trận càng tự giết mình. Trong các cuộc họp có Thăng cùng chủ trì, Chủ tịch UBNDTP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong không bao giờ buồn nhếch mép.

Thứ duy nhất có thể mang lại cho Thăng một chút vị thế ở Sài gòn, là tiền. Vì thế, ngay khi ngồi ghế này chưa nóng chỗ, Thăng ra sức đòi trung ương 10 nghìn tỷ đồng thưởng do TPHCM thu ngân sách vượt kế hoạch.

Nhưng chỉ nhận được 453 tỷ đồng, chưa đến 5%. Thua xa thời kỳ Lê Thanh Hải còn làm Bí thư. Như năm 2015, Hải đòi được trung ương thưởng tới 2300 tỷ đồng.

Thế là như giọt nước tràn ly, tướng sỹ miền Nam hợp lực lại, với thế trận “theo vết dầu loang”moi ra chiếc xe tư nhân biển xanh của Trịnh Xuân Thanh, một trong 3 thành viên của Tập đoàn 3 T “Thanh, Thăng, Thuận”, ép ngược ra ngoài Bắc bắt làm ra cho ra lẽ. Đích cuối của họ, là làm nên một vết nhơ trong lý lịch Thăng để đẩy Thăng trở về miền Bắc.

Giống như thời kỳ Trương Tấn Sang làm Bí thư Sài gòn, cũng vì vết nhơ trong lý lịch bởi vụ trọng án Năm Cam, đã bị đẩy ra Bắc kỳ làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Trọng an ủi Thăng, “tất cả quyền lực trong tay Đảng, bảo tròn là tròn, bảo méo là méo. Cứ làm cho lớn chuyện tạo thanh thế cho Đảng, mình “quang minh chính đại”, sợ gì?”

Thăng ngu, đàn em của Thăng cũng vậy, chủ nào tớ đó, nên Trịnh Xuân Thanh cứ tưởng Trọng sẽ làm thật. Chính trường vốn đã chia năm xẻ bảy, dụng ý của Trọng, một vài phe nhóm khác đều biết cả, nên có kẻ tự nhiên mới mở lòng tốt cho Thanh cao chạy xa bay. Đổi lại, Thanh phải ra mặt đấu tố Trọng.

Uy tín của Tổng Bí thư rớt thảm hải chưa từng có, trong khi, một kịch bản đẹp đã được sẵn sàng, rằng mọi việc sẽ chỉ dừng lại đến Trịnh Xuân Thanh, Thanh xộ khám đôi năm rồi sẽ lại trở ra sống như ông hoàng, Thăng vẫn trụ đất Nam kỳ để làm người truyền giáo cho Đảng. Giờ thì đổ bể cả.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cần nhìn gương tày liếp của Bí thư Sài gòn Đinh La Thăng. Kẻo không, một ngày không xa nữa ngay trong nhiệm kỳ này, Tổng Bí thư Trọng sẽ nắm tay Thủ tướng Phúc mà rưng rưng, “thôi chúng mình đều đã tận lực vì Đảng, vì đất nước, đến lúc cùng nghỉ ngơi được rồi”.

Bởi vì Thủ tướng Phúc cũng như Bí thư Thăng, cứ ngỡ cái ghế mình được trao cho đã là tột đỉnh vinh quang, nên xả thân liều mình một cách mù quáng, bất chấp thực lực, bất chấp hậu quả, chỉ làm sao đánh bóng cho được hình ảnh Đảng, vốn đã trở nên quá tồi tàn trong lòng dân.

Ngay từ lúc này, một cuộc đấu tố ông Phúc trong Bộ Chính trị đã được hình thành với kịch bản ngày càng rõ nét. Nào là, toàn mang lại vận xui cho đất nước; Nào là kích động tình trạng truy tìm người nhà trên toàn quốc gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong cả hệ thống; Nào là kích động doanh nghiệp chống lại chính quyền. Nào là thu vén quyền lực cá nhân khi nghĩ cách đẻ ra đủ loại quy chế…

Ông Phúc được sự hỗ trợ lớn từ Trời đất, bởi vậy, ông ta luôn được nhắc nhở để giữ mình. Chẳng hạn, khi hồi còn là Phó Thủ tướng, khi lần đầu tiên trả lời chất vấn ở QH, không phải người màu mè bay bướm gì, nhưng đột nhiên ông Phúc nói, “một chiếc thuyền bị chìm hay một chiếc máy bay bị nổ, thì đó đều là trách nhiệm của Chính phủ”. Không lâu sau, quả nhiên có chiếc máy bay bị nổ thiêu cháy 20 mạng người.

Khi lên Thủ tướng, tần suất ông Phúc được nhắc nhở dày đặc hơn, nhưng có vẻ vị Thủ tướng vốn mù tịt về những gì liên quan đến tâm linh này, không đủ nhạy cảm để nghĩ ra, nên vẫn luôn ra sức “chém”, không hề ý thức được đã mang chân mệnh thiên tử, thì “lời nói là đọi máu”. Nói phải nghĩ, phải xem có làm được không chứ không phải nói suông, nói cho đẹp hình ảnh.

Hồi tháng 5, CASA 212 rơi, sáng ông họp Chính phủ chỉ đạo rất hăng bằng mọi giá phải tìm bằng được phi công, ngay trưa hôm đó rơi thêm cái nữa kéo thêm 9 mạng người tha hồ cho tìm bằng mọi giá!

Ông vừa chỉ đạo, “chúng ta bắn chỉ thiên quá nhiều rồi mà không trúng ai. Giờ bắn đâu phải có địa chỉ”. Ngay sau đó, diễn ra như phim hành động, Bí thư Yên Bái lãnh trọn 3 phát đạn vào đầu và dân tình trầm trồ “đúng địa chỉ”…

Nếu thực sự muốn xây dựng được môt Chính phủ vì dân, thì ông phải củng cố được sức mạnh của bản thân ngay từ bộ máy của mình, để trên bảo dưới phải nghe.

Nhưng ông Phúc chỉ thích hô xung phong để làm Đảng vui. Những người đồng chí của ông, bề ngoài ra sức tán tụng “Thủ tướng thế mới là Thủ tướng”, đằng sau, họ cười mỉa mai đếm ngược đến ngày ông ngã.

Phó Tướng của ông Phúc, Vương Đình Huệ, dựng cờ chiêu binh mãi mã từ tàn quân của cựu Thủ tướng Dũng trong Chính phủ để tạo thế đứng cho mình, bên ngoài thì cấu kết với Trần Đại Quang, Phạm Minh Chính, soạn sửa tạo nên thế lực mới thống lĩnh các sứ quân, phò tá cho Trần Đại Quang đi trọn chặng đường 10 năm.

Nhưng bộ ba này cũng lắm kẻ thù. Đinh Thế Huynh Thường trực Ban Bí thư ghét nhất ngụy quân tử Quang mặc dù cả hai đều là chính khách miền Bắc và không ưa gì tay xứ Thanh, Phạm Minh Chính chuyên thói đời lật lọng giống hệt bản chất Vương Đình Huệ.

Nguyễn Văn Bình Trưởng ban Kinh tế Trung ương ôm hận chờ ngày phục thù, nguyện không cùng bầu trời cùng Huệ. Võ Văn Thưởng vẫn ôm mộng trở về trời Nam, mặc cho quân tuyên giáo và báo chí trăm hoa đua nở, trong khi Hoàng Trung Hải lặng lẽ ém ở Hà Nội chờ ngày khởi binh…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ mở ra một trang mới cho Quốc hội sôi động chưa từng có. Nếu như thời Nguyễn Sinh Hùng o bế che chắn cho một vài thế lực trong Chính phủ thì đến thời của Ngân, tất cả đều không có “vùng cấm”, tố được càng nhiều ở Nghị trường thì sẽ càng vui. Thế nên mới có chuyện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bỗng nhiên phát hiện ra Chính phủ đã ăn bớt đi từ “nghiêm trọng” trong báo cáo đánh giá về phòng chống tham nhũng.

Ngô Xuân Lịch và Tô Lâm ngồi ở Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng như ngồi trên đống lửa. Ngô Xuân Lịch đã từng phải nhờ đến kế “quả giả chết” mới sống được để ngồi lên ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Còn Tô Lâm thì nắm Bộ Công an cũng như luôn đứng trước họng súng vô hình có thể nhả đạn vào ông ta bất kỳ lúc nào.

Nhìn 7 người trong Thường vụ Đảng ủy công an Trung ương, cũng thấy các thế lực đối nhau như nước với lửa mà vẫn phải chung một mâm thì giữ ổn định bình yên cho dân thế nào? Như Thượng tướng Bùi Văn Nam, người đã làm rối tung cả Bộ Công an nhiệm kỳ trước với loạt 12 bài ”Ai đang làm khánh kiệt đất nước” trên mạng xã hội dưới bút danh Dương Vũ, đánh thẳng vào Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình, moi ra đến cả chuyện nhà Trần Đại Quang có tới 7 người đi tu để tích đức cho ông này lên hàng nguyên thủ…

Ông Nam sau đó được Đảng thưởng công cho vé vớt vào Trung ương Đảng khóa 12.

Không ở đâu còn có được sự ổn định và an toàn. Thù hận sâu cay và chồng chất, chằng chịt toàn bộ máy.

Từng đọc hai câu thơ rất “tự kỷ ám thị” khi nhận chức Chủ tịch QH vào năm 2006, rằng, “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”, Tổng Bí thư Trọng cai trị theo cách ngửa mặt nhìn Trời, tự cho đó là “thượng thiên hành đạo”.

Ông Trọng cũng sớm biết Trời đất sẽ chọn ai để thay thế mình thống nhất thiên hạ.

Nhưng ông có đủ bản lĩnh để tuân theo mệnh Trời bảo vệ đến cùng cho người đó lên kế vị hay không?

Cơ Trời dâu bể đa đoan. Vận nước có lẽ đã đến hồi mạt.

Đáng buồn đau hơn cả, là các cơn biến động nhân gian sẽ dồn cả lên đầu dân chúng như quy luật muôn đời nay vẫn thế, vua làm sai, Trời đầy đọa dân.

Sao Băng

22/9/2016

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-9-16

3 Phản hồi cho “Cơ Trời dâu bể và sự thịnh, suy của Thủ tướng Phúc”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Xin cám ơn tác giả, tôi rất thích nhận định dưới đây:

    [trích]
    Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.

    7 phát súng nổ ở Yên Bái, cả họ làm quan ở Hà Giang, tận tâm tận lực vơ vét tài sản ở Thanh Hóa…Và như cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, “tha hóa đến thế là cùng chứ còn đến thế nào”.

    Có kẻ tâu lên ông Trọng rằng đó không phải là Đảng tha hóa, mà đã đến thời kỳ dân chủ, thông tin rộng mở, điều đáng mừng. Ông Tổng Bí thư lại bảo, “dân chủ đến thế là cùng chứ còn thế nào”

    Nhưng trong thâm tâm, ông ta thừa hiểu, đó là sự mất đoàn kết nội bộ đến hồi không thể cứu vãn, khi không còn đứa nào biết sợ đứa nào.

    Bởi trên thượng tầng của 19 ông bà ủy viên bộ chính trị, cũng không đứa nào sợ đứa nào, giờ chỉ nhìn nhau chờ ngày phát hỏa.

    Nói theo cách của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, “chúng ta có thể cùng đi trên con đường lớn nhưng không thể đi chung trên các con đường nhỏ”

    Mục tiêu lớn không còn, quay ra cắn xé để cát cứ quyền lực, âu cũng là quy luật tất yếu.

    Di sản mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại là tinh thần kim tiền, vì mỹ kim mà phục vụ, đến độ Tòng Thị Phóng vỗ đít đứng lên, giận hờn nói giữa bộ chính trị, “vì Phóng không có tiền nên Phóng mới bị loại ra”. Ai nhiều tiền nhất, người đó sẽ làm chủ tình thế.
    [hết trích]

  2. nguyen ha says:

    Đào đâu ra “Trí tuệ” của 19 khuôn mặt đần độn,hầu hết là bằng cấp dổm và chuyên tu ,tại chức.! Bà con hảy chỉ rỏ trong số đó, có ai là “con-dòng-của-giống” hoặc được ăn học đàng hoàng từ tấm bé. Đất nước có 4000 năm văn hiến ,như thế sao ??

  3. CHÍNH TRỊ VÀ SỰ CAI TRỊ

    Trong chính trị có hai ý nghĩa quan trọng mà phần lớn nhiều khi người ta không nhận ra được. Đó là sự cầm quyền hay sự cai tri. Cầm quyền là chính trị chính đáng, còn cai trị là chính trị không chính đáng. Thời nước ta tự chủ xưa kia, dù là chế độ quân chủ, nhưng một nước không thể có hai vua, nên luôn chỉ một triều đại nào đó nắm quyền để lo việc nước. Đứng đầu là vua nhưng dưới vua là cả đội ngủ bộ máy hiểu biết trí thức trong lành cùng lo việc dân việc nước đó là sự cầm quyền trong chính trị.
    Chỉ khi triều đại nào đó bị lụn bại quá mức, triều đại khác lên thay và cũng theo cách cầm quyền như vậy. Còn trong thời hiện đại, mọi nước tự do dân chủ trên thế giới, quyền không do sức mạnh chiến thắng nào đó tạo thành bằng vũ lực như thời đại quân chủ phong kiến mà phải phải do người dân trao phó trực tiếp qua bầu cử dân chủ tự do thật sự. Đó cũng chính là sự cầm quyền theo khái niệm thiết yếu của thời tự do dân chủ.

    Nhưng trong thời nước ta bị ngàn năm Bắc thuộc, bị Pháp thuộc cả trăm năm, hay bị Nhật thuộc (tuy rất ngắn ngủi), quyền hành hoàn toàn không do người nước ta đảm nhiệm mà lại do người ngoài, tức người Tàu, người Pháp hay người Nhật. Dân ta chỉ là dân nô lệ, triều đình nào đó nếu có của Việt Nam cũng chỉ để làm vì, cũng chỉ là công cụ thực tế của ngoại bang. Đó chỉ là sự cầm quyền của người khác mà đó không phải chính trị hiểu theo nghĩa tích cực, nghĩa tốt của nó, vì đó là chính trị kiểu cướp nước, không phải chính trị chính danh hay đúng đắn. Đó là sự cai trị của người ngoài mà không phải sự cầm quyền của người trong nước. Có nghĩa chính trị đúng đắn luôn đi đôi với sự cầm quyền trong sáng hay dân chủ tự do, còn cai trị thì ngược lại, chỉ là sự cầm quyền không chính nghĩa hay không đúng đắn.

    Nên nói chung chính trị luôn phải được hiểu là sự cầm quyền đúng đắn, tích cực, tức trong thời đại tự do dân chủ trên toàn cầu hiện đại, quyền hành chính trị nhất thiết phải do dân trao, dân bầu qua bầu cử tự do đích thực, nên mọi chế độ độc tài, tự mình tổ chức và hành động độc đoán để nắm quyền mà thực chất không do dân bầu gì cả, và quyền đó chỉ luôn chuyền tay trong nội bộ của đảng hay phe nhóm cầm quyền, đó đều không phải chính trị chính đáng hay đúng đắn mang tính chính nghĩa. Và như thế nó cũng chẳng khác gì nội xâm tuy dầu không phải ngoại xâm. Tức trong nước vẫn phân ra hai tầng lớp hay hai thành phần là thành phần bị trị và thành phần thống trị và nó không có lối ra nhanh chóng vì nạn chuyên chế độc tài, sử dụng mọi sự khống chế và vũ lực để làm nền tảng quyền hành tối hậu.

    Do vậy ngày nay trên thế giới cũng không ai được phép tự vỗ ngực nói chính ta là người cầm quyền hay đảng ta là đảng cầm quyền như dưới thời quân chủ phong kiến. Thời chuyên chế vua Louis ở Pháp, nhà vua có nói ‘L’Etat c’est moi’, tức đất nước là chính ta, đó là sự độc tài khét tiếng và cuối cùng phải bị cách mạng Pháp lật đổ tạo nên nền cộng hòa cho tới nay. Những quan niệm sai trái đó nhất thiết ngày nay không thể nào tồn tại trong xã hội nhân loại hiện đại và tiến bộ. Do vậy những nước độc tài mác xít kiểu thời kỳ Stalin, Mao Trạch Đông đều đã qua, và bất kỳ người nào hiện nay còn nói kiểu “đảng ta là đảng cầm quyền” thực chất đều chỉ phản lại dân tộc, phản lại đất nước, vì nó chỉ khiến kiềm chế xã hội, dân tộc, đất nước trong vòng lạc hậu, suy vong mà không gì khác.

    ĐẠI NGÀN
    (24/9/16)

Phản hồi