WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Mão/Mẹo/mèo (4B)

Thỏ và mèo

Khi so sánh các con vật biểu tượng cho 12 con giáp, điểm khác biệt rõ nét nhất là người Việt Nam ta dùng con mèo1 cho chi Mão/Mẹo nhưng người Thái, Lào, Khme, Nhật, Hàn, Trung Quốc/TQ … đều dùng con thỏ. Đây là một cánh cửa hé mở khiến ta phải đặt lại vấn đề nguồn gốc tên gọi 12 con giáp, vì nếu chúng từ TQ thì khi nhập vào các nước hay dân tộc nào đó thì theo thói thường hệ thống ‘12 con giáp nguyên thuỷ’ vẫn được duy trì – như thỏ biểu tượng cho chi Mão chẳng hạn – và nếu có thay đổi thì không có là bao nhiêu như gà so với gà trống, dê so với cừu/trừu, heo/lợn so với heo rừng …v.v… Giả sử chữ Mão có nguồn gốc tượng hình con mèo như chữ thố/thỏ 兔chẳng hạn, thì không ai chất vấn nguồn gốc tên gọi 12 con giáp (động vật) và thập nhị chi làm gì. Khi truy nguyên giáp văn, kim văn và triện văn của chữ Mão thì thấy hình dạng của hình cửa mở hay hai mặt trăng đối nhau (?) – xem thêm chi tiết trang này (2003, cập nhật 2008, 2010 – tác giả Richard Sears) 

http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E5%8D%AF&submitButton1=Etymology – nguồn gốc chữ Mão chẳng dính líu gì đến một loài vật nào, như thỏ chẳng hạn. Chúng ta hãy nhìn lại vấn đề từ các góc độ khác nhau ngõ hầu có thể nhận ra được phần nào nguồn gốc chính xác và hợp lý hơn của Mão/Mẹo. Người viết sẽ tránh dùng thuật ngữ Ngôn Ngữ Học để bài viết dễ đọc hơn. Một điểm đáng ghi nhận ở đây là các thông tin trao đổi trên mạng/Internet và bloggers cũng đáng chú ý: như có khá nhiều trao đổi về chủ đề 12 con giáp và loài vật tượng trưng cho chi Mão là thỏ và mèo, bằng tiếng Anh, Việt, Pháp, Trung (Quốc)… Tuy rằng các dữ kiện trên mạng cũng cần phải được kiểm chứng một cách nghiêm túc, người viết sẽ ghi lại các nguồn để độc giả có cơ hội tra cứu thêm. Mạng lưới (toàn cầu) càng ngày càng phổ biến và trở thành một môi trường giáo dục quan trọng, cũng như giải quyết một số vấn đề mà trước đây tốn rất nhiều công sức. Cách đây gần 6 thập niên, học giả Phan Khôi từng nhận xét ‘… Người Việt Nam chúng ta về sau phải sang TQ ở lâu mà nghiên cứu, may ra tìm được các dấu vết tương quan của dân tộc ta với dân tộc TQ từ đời thượng cổ …’ - trang 34, ‘Việt Ngữ nghiên cứu’ (NXB Đà Nẵng, 1997). Tình hình bây giờ khác nhiều so với thời đại của cụ Phan Khôi. 

1. Loài mèo được thuần hoá sớm hơn loài thỏ 

Các xương mèo và người khai quật ở đảo Cyprus cho ta kết luận loài mèo đã sống chung với loài người và có khả năng được thuần hoá cách đây khoảng 9500 năm; So với loài thỏ thì thời kỳ thuần hoá (domestication) không rõ rệt, nhưng ước đoán cách đây khoảng 3000 năm mà thôi. Điều này cũng phù hợp với di chỉ tìm thấy ở Điền Viên Động2 (Tianyuan cave 田园洞, gần Bắc Kinh) gồm có xương người, sơn dương, khỉ, nhím và mèo hoang (civet cat). Ngoài ra, bản tin từ Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency, ngày 22 tháng Tám, 2006) trên mạng cho ta biết về các xương thú tìm thấy sau khi bị chôn sống cách đây khoảng 1700 năm. Các xương thú vật tìm thấy gồm có mèo, chó, heo, dê, trâu và trừu… Mèo còn rất thích hợp với xã hội nông nghiệp vì là loài động vật ăn thịt (carnivore): nhà nông thường phải chứa (tồn kho) các sản phẩm vì thời tiết thay đổi bất thường, sau đó các kho hàng hoá này hấp dẫn các loài chuột, sâu bọ và ngay cả chim chóc cũng đến tìm lương thực và quấy phá… Đến nỗi nhà nông chúng ta phải ra lời ta thán 

Cái cò cái vạc cái nông 

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò. (ca dao) 

Mèo đã đến như vị cứu tinh để giải quyết vấn nạn trên; Khác hẳn với loài thỏ chỉ ăn rau cải (herbivore) và phá hoại mùa màng – như hiện nay, chính phủ Úc phải tìm các phương pháp hoá học (như dùng thuốc độc) hay sinh học (như cấy vi trùng bệnh) để kiểm soát dân số loài thỏ – thay vì săn bắn chúng một cách dã man. Loài thỏ thuần hoá không thể tồn tại khi nhiệt độ môi trường chung quanh lên trên 32oC, so với loài mèo có thể sống sót với môi trường ở nhiệt độ 52oC; Thân nhiệt (body temperature) của mèo thì từ 38oC đến 39oC (so với con người vào khoảng 37.5oC) tương thích với một xã hội nông nghiệp với khí hậu ôn hoà, còn thỏ lại là nguồn thực phẩm có lượng prôtêin cao cho xã hội du mục và săn bắn. 

2. Tư duy nông nghiệp tổng hợp và cụ thể qua ngôn ngữ 

Liên hệ Mão Mẹo và mèo rất dễ hiểu: các âm này đều thuộc thanh vực trầm3 (trọc) và nguyên âm e (của Mẹo mèo) là dạng cổ hơn của nguyên âm a (của Mão) như hè hạ (Hán Việt), xe xa, keo giao, vẽ hoạ, mè (vừng) ma, chè trà, beo báo …v.v… Tương quan tự nhiên còn thể hiện qua cách dùng lòng (bụng dạ) – bộ phận thấp nhất trong cơ thể con người – thay vì tim hay não bộ (óc): lòng tốt hay tốt bụng (hảo tâm HV), buộc lòng, mất lòng… Khi nhập vào tiếng Hán, lòng trở thành đảm 膽: theo GS Axel Schuessler4 thì đảm 膽 có gốc phương Nam (Nam Á, Austroasiatic) và một dạng âm cổ phục nguyên là *tlam? Schuessler ghi nhận âm cổ Bahna Bắc/ProtoNorthBahnar  là *klàm (gan/liver), tiền Việt-Mường/Proto Viet-Muong *lɔ:m, Katuic *luam hay dạng khác hơn với phụ âm đầu t- như tiền Palaunic/proto Palaunic *kơntɔ:m (gan). Tra thêm các ngôn ngữ láng giềng ta thấy klơm (gan, tiếng Kơho), tho-lom (gan, tiếng Khme) so với LÒNG tiếng Việt gồm các bộ phận như ruột, gan … ‘Phật Thuyết Đại Báo Ân Trọng Kinh’ còn dùng ‘lòng gan đều nát’ (lòng chữ Nôm thường dùng lộng 弄, làõ theo Việt Bồ La 1651) phản ánh tương quan can đảm (Hán) và lòng gan/ruột gan (Việt); Ngoài ra cách dùng lõm súng (lòng súng, nòng súng), lõm chuối, lõm cây (lòng cây)… cho thấy liên hệ trực tiếp giữa dạng LÒNG – LÕM, thật ra khi phát âm LÒNG bây giờ – tiếng Việt luôn đóng môi lại (môi hoá, như LÒNG) chứ không để môi mở như các dạng LONG của tiếng Anh, Pháp… Tiếng Mường (Bi) còn dùng ‘lòm’ là gan: ‘ho ưa ăn lòm củi’ (tôi thích ăn gan heo). klơm là gan (tiếng Biat), k’lơm (gan, tiếng Boloven) …v.v… Tóm lại, ta có cơ sở đề nghị cấu trúc dạng cổ phục nguyên *tlam? hay *klam? đã nhập vào tiếng Hán cho ra dạng đảm 膽. Trường hợp âm cổ phương Nam *tlam?/klam? (lòng, một lòng) trở thành đảm (can đảm, đảm lược…) khi nhập vào tiếng Hán không phải là hiếm, ta còn có những trường hợp như *krong (sông) khi nhập vào tiếng Hán trở thành *kong hay jiāng BK (giang HV),  …v.v… Nhìn rộng ra hơn, tên 12 con giáp Tý Sửu Dần… Mão… Tuất Hợi khi nhập vào tiếng Hán đã mất đi phần nào ý nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi các loài động vật rất gần gũi với nhà nông. Không những thế, chúng còn được tô son điểm phấn (Hán hoá) và rất khó nhận ra các liên hệ cụ thể nguyên thuỷ: chúng trở thành những khái niệm trừu tượng (được ‘nâng cấp’) trong bói toán và cách ghi ngày tháng (kết hợp với Thập Can); Đây cũng là một lợi thế của nhóm thống trị có chữ viết sẵn (chữ Hán) và khả năng tổ chức. Lợi thế của một hệ thống chữ viết có sẵn như chữ ô vuông (chữ Hán) có thể là chỉ thêm một dấu phẩy nhỏ mà nghĩa lại đổi hẳn đi. Thí dụ như chữ quốc5 chẳng hạn, một dạng chữ quốc 囯 cổ đại viết bằng bộ vi 囗 hợp với chữ vương 王 hàm ý lãnh thổ có giới hạn/biên giới và có vua đứng đầu, tuy nhiên khi thêm một dấu phẩy nhỏ vào bên phải chữ vương thì vương 王 lại trở thành ngọc 玉. Chữ quốc cổ đại  囯  với chữ vương – phản ánh chế độ vua chúa phong kiến – nay đã thay bằng chữ quốc với chữ ngọc 国  hàm ý lãnh thổ (bộ vi) chứa những tài sản quý báu (như dân chúng, ngọc ngà châu báu/đất đai …). Chữ quốc với chữ ngọc 国 cũng là loại chữ giản thể rất thông dụng hiện nay. Hiện tượng ‘thay đổi chữ viết’ một cách thâm thuý6 trên có thể giải thích được chữ thố/thỏ 兔 đã dùng thay cho chữ miễn/*mãn/ vãn 免 – âm *mãn đã từng có nghĩa là mèo trong tiếng Việt7. Sự lẫn lộn8 giữa mèo và thỏ còn thấy trong cách dùng dã miêu 野猫 để chỉ loài thỏ hoang (wild rabbit)9 và mèo hoang trong văn hoá TQ và đáng được đào sâu hơn. 

3. Lẫn lộn giữa các loài mèo và thỏ… trong văn hoá TQ 

Thố tôn 兔猻 (thỏ tôn)  là loài mèo hoang đang từ từ biến mất: loài thú này ở Trung Á, Tây Bá Lợi Á, Kashmir, Nepal, Thanh Hải , Nội Mông Cổ , Hà Bắc , Tứ Xuyên , Tây Tạng , Tân Cương… Thố tôn hay Xá Lị tôn 猞 猁 孫 : tiếng Anh còn dùng cụm từ Steppe cat và chúng hay sống trong các khu sa mạc. Khi người Hán tràn xuống phía Nam và Tây, ta thấy hiện tượng lẫn lộn ‘trông/nhìn mèo ra thỏ’ (trông gà hoá cuốc) như cách gọi Thố tôn này: các lẫn lộn trên giải thích được phần nào tại sao chi thứ tư Mão Mẹo liên hệ đến mèo chứ không phải là thỏ từ nguyên thuỷ. Hình sau trích từ trang mạng Bách Khoa TQ  http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%85%94%E7%8C%BB hay xem thêm http://baike.baidu.com/view/39824.htm 

Thố tôn còn được gọi là dương xá lị 洋猞猁, ô luân 烏倫, mã não 瑪瑙, mã não tặc 瑪瑙勒 … Xá lị 猞猁 là loài mèo hoang (lynx).  

Miêu là từ HV nghĩa là mèo, nhưng nghĩa Hán cổ đại của miêu là loài hổ ít lông chứ không phải là mèo; Dữ kiện này hỗ trợ cho khả năng Mão 卯 chỉ là một cách ký âm của một tiếng nước ngoài (tiếng Việt cổ) nhập vào tiếng Hán. Đây là định nghĩa của miêu 

【 爾雅 · 釋獸】 虎竊毛, 謂之虦貓 

【Nhĩ Nhã·Thích Thú】 hổ thiết mao,vị chi sạn miêu 

Sạn/sàn 虦 theo Ngọc Thiên cũng là mèo. Sạn/sàn虦 còn viết là 虥 (chữ hiếm – tần số dùng là 11 trên 237243358) chỉ loài mèo hoang có vằn. 

Thố/thỏ 鵵 hay (*) nghĩa cổ là một loài chim 

Vãn

 

 

 

hay *mãn (chữ hiếm) chỉ một loài cây theo cổ thư TQ; Nhưng giọng Hẹ lại đọc là t’u2 (như âm thổ) – so với hai âm mãn (mèo) và thố/thỏ. 4. Các cách giải thích khác nhau

Để hiểu tại sao người Việt lại dùng mèo cho chi Mão

3.1 Mèo là แมว  maew (tiếng Thái), maaw (Lào) … nhưng thỏ lại là loài vật biểu tượng cho chi Mão ở Thái, Lào! Điều lầm lẫn giữa Mão và mèo lại càng rất khó xẩy ra khi đất Giao Chỉ có những liên hệ rất gần với các triều đại phương Bắc (Hán … Đường) so với các dân tộc khác ở phía tây Giao Chỉ.

3.2 Nếu mèo đọc gần như Mão và được dùng làm loài vật tượng trưng cho chi thứ tư này, rất khó giải thích tại sao แมว  maew (tiếng Thái), maaw (Lào) … nhưng thỏ lại là loài vật biểu tượng cho chi Mão ở Thái, Lào! Điều lầm lẫn giữa Mão và mèo lại càng rất khó xẩy ra khi đất Giao Chỉ có những liên hệ rất gần với các triều đại phương Bắc (Hán … Đường) so với các dân tộc khác ở phía tây Giao Chỉ.

‘Lẻo lẻo doành xanh con mắt mèo’ (Bạch Vân Thi Tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1585)

 

Nhưng méo thì chữ Nôm dùng Mão (có khi cộng thêm dấy nháy)

 

‘Tròn tròn méo méo in đòi thuở’ (Hồng Đức Quốc âm Thi Tập, soạn bởi quần thần và Lê Thánh Tông 1442-1497).

 

Do đó, hai âm Mãomèo đã có sự phân biệt ít nhất từ thời nhà Lê, và xác suất nhầm lẫn giữa Mão11 (âm Hán trung cổ, nhập ngược vào VN khoảng từ thời Đường Tống) và mèo (âm thượng cổ) trong tiếng Việt rất nhỏ!

 

3.3 Khuynh hướng tổng quát và tự nhiên của chữ viết loài người tiến hoá từ cụ thể và đơn giản đến trừu tượng (12). Thí dụ như tên gọi các loài vật được dùng với nghĩa mở rộng hơn, trừu tượng hơn như mặt chuột (so với mặt rồng), thân trâu ngựa, ăn như mèo ngửi, tính tình như rắn rít … Thành ra, suy luận từ âm Mão cho ra mèo thì không phù hợp với khuynh hướng tự nhiên; Đáng lẽ là từ mèo (loài vật, cụ thể) cho ra âm Mão (hệ thống ghi thời gian, trừu tượng, bói toán/số mệnh) mới hợp lý hơn. Hệ thống gọi tên các con vật cụ thể (đơn giản) và rất gần gũi với nhà nông khi nhập vào văn hoá Hán đã trở thành hệ thống ghi nhận thời gian, bói toán (trừu tượng, phức tạp); Hệ thống 12 con giáp này cùng khởi sắc khi văn hoá Hán phát triển cực mạnh (Tần, Hán … Đường, Tống …) và ảnh hưởng đến các khu vực chung quanh, đây lại là hiện tượng nhập ngược mà ít người ý thức được trong trường hợp Việt Nam.

3.4 Có những cách giải thích không có cơ sở khoa học, đầy cả tính như sự thay đổi giữa mèo và thỏ là sự xuyên tạc sự thật (13), hoặc dựa vào những ‘huyền thoại’ không thể kiểm chứng khách quan được: người viết chỉ ghi nhận vắn tắt ở đây mà thôi.Từ những góc độ nhìn khác nhau như trên, ta thấy khả năng nguồn gốc tên gọi 12 con giáp có thể đến từ tiếng Việt cổ. Thật ra thì người Việt chúng ta không cần phải lý giải tương quan rất tự nhiên giữa Mão Mẹo và mèo, cũng như Tý chút *chuốt chuột, Ngọ ngựa, Hợi *Gỏi cúi (heo), Sửu *tlu trâu … Người Việt không phải dùng các từ ghép so với văn hoá TQ như Mão Thố 卯兔 , Tý Thử 子鼠, Sửu Ngưu  丑 牛để giúp ta nhớ đến tương quan Mão mèo, Tý chuột, Sửu tlu/trâu …..

 

 

Chính các ngôn ngữ hay dân tộc nào dùng thỏ thay vì mèo cho chi Mão/ Mẹo mới cần phải giải thích sự khác biệt này: đây là sự vay mượn hay cố tình thay đổi? … Không phải là hoàn toàn nghịch lý khi tổ tiên còn dặn dò con cháu rằng Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

 

5. Phụ chú và phê bình thêm

Để cho liên tục, người đọc có thể xem thêm các bài viết về chi Mão (hai bài trước số thứ tự là phần 4, 4A) chủ đề “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp” trên trang mạng khoahoc.net, dunglac.com … của cùng một tác giả (Nguyễ Cung Thông), hay lên google và đánh tên nguyencungthong thì sẽ có loạt bài liên hệ đã đăng ở các địa chỉ/website khác nhau. Ngoài hiện tượng đổi chữ (dùng dấu phẩy chẳng hạn), lẫn lộn (mèo thành thỏ, chúng ta cũng nên để ý đến hiện tượng nhập ngược (Mão nhập ngược vào ngôn ngữ Việt với dạng cổ mèo đã hiện diện). Hiện tượng nhập ngược lại (back-loan) trong quá trình giao lưu văn hoá như Bụt-Phật, tên 12 con giáp (gốc Việt cổ) trong tiếng Việt không phải là hiếm – nhất là khi các dân tộc sống gần nhau qua một thời gian rất dài; Một thí dụ gần đây hơn và thường được nhắc đế đã xẩy ra vào thế kỷ 20 khi Nhật Bản du nhập văn minh Tây phương và dùng một số từ gốc Hán, sau đó các từ này nhập ngược lại tiếng Hán và sau đó nhập vào tiếng Việt

Xí nghiệp (HV)                     企業    qi4 ye4 (Bắc Kinh)                 kigyō (Nhật)

Điện tử                                   電子    dian4 zi3                                 denshi

Nguyên tử                             原子    yuan2 zi3                                 genshi

Thị trường                             市場    shi4 chang3                             shijō

Khoa học                               科學    ke1 xue2                                  kagaku

Hàng Không Mẫu Hạm 航空母艦 hang2 kong1 mu3 jian4     kookuubokan

…v.v…

1) nhưng theo học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) trong ‘Vân Đài Loại Ngữ, và Jean Bonet trong ‘Dictionnaire annamite-francais’ (1899) thì thỏ là con vật biểu tượng cho chi Mão: đều này cho thấy ảnh hưởng không nhỏ và có khi méo mó của chữ và văn hoá Hán, nhất là khi dùng tài liệu TQ. Văn hoá dân gian ta vẫn duy trì cách dùng con mèo (không phải thỏ như trong tự điển Việt Bồ La (1651) – xem phần giải thích về giờ

2) xem chi tiết về Điền Viên Động trang http://history.cultural-china.com/en/181History5910.html hay trang http://www.hudong.com/wiki/%E7%94%B0%E5%9B%AD%E6%B4%9E%E9%81%97%E5%9D%80

3) thí dụ như thanh điệu trong từ láy bốn chữ nũng nà (na) nũng nịu … đều cùng âm vực trầm (trọc)

4) xem thêm chi tiết trong cuốn “ABC Etymological Dictionary of Old Chinese” của GS Axel Schuessler, NXB University of Hawai’i Press (Honolulu, 2007) trang 91 mục 8.2.1

5) danh từ nước (tiếng Việt) có khả năng là một dạng ngạc cứng hoá của vực (vực > *nhược > nước tiếng Việt) so với dạng quốc (vực > *kwuc > quốc tiếng Hán Việt),

nhưng ảnh hưởng của đạo Phật đã đưa nước (quốc gia có biên giới rõ ràng, xem lịch sử hình thành chữ quốctiếng Hán bên dưới) đến với nước (chất lỏng, không phân định ranh giới rõ ràng, tuỳthuộc hình thể/địa chất) trong vốn từ của toàn dân; Đây là sự thể hiện qua ngôn ngữ của giáo lý PG vô thường và mầu nhiệm. Các dữ kiện này cho thấy tư tưởng PG và văn hoá dân gian VN, qua tư duy nông nghiệp/tổng hợp và cụ thể, đã hoà lẫn với nhau từ thuở xa xưa để hình thành những nét văn hoá ngôn ngữ đặc thù của dân tộc, một đề tài lớn rộng đáng được nghiên cứu rất chi tiết để hiểu rõ hơn lịch sử và bản sắc văn hoá tộc Việt cho đến ngày nay. Các cách khắc/viết chữ quốc (nước)

 

(*) … …

Chữ triện Kim văn Giáp văn

Dị thể của chữ quốc

 

(*) Giản thểTham khảo thêm chi tiết trang http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E5%9C%8B&submitButton1=Etymology và http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra00734.htm …v.v..

6) từ khi dùng bút lông để viết chữ Hán, dấu chấm (nguyên thủy) trở thành dấu phẩy cho hợp với thếviết. Dấu phẩy bên phải của chữ ngọ được thêm về sau này – giáp văn, kim văn, triện vă không có dấu phẩy – chữ vương

 

và ngọcbắt đầu giống nhau từ thời kim văn (*) ………

 

Ngọc HV

Chữ miễn/*mãn/vãn

 

và chữ thốthời Xuân Thu có thể hoán chuyển cho nhau như trong đề từ khắc hoạ ở đền thờ Vũ Lương, bia khắc thời Hán … Ngoài ra, các cách khắc/viết của miễn/*mãn/vãn và thố/thỏ cũng có lúc giống nhau trong triện văn …….

Thố/thỏ

 

 

Miễn/*mãn/vãnXem 13 cách viết khác nhau của chữ thố/thỏ

 

ta thấy có hai trường hợp không có dấu phẩy bên phải (tượng hình, chỉ đôi thỏ) – trích từ trang http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra00276.htm Các dạng viết của thố/thỏ

 

 

Có những trường hợp chữ Hán không thay đổi nghĩa khi thêm (hay bớt) dấu phẩy ở trên hay dưới

 

 

 

 

(oan) có thểviết là (triện văn) (uyên) có thểviết là

 

(thổ) có thể viết là (chữ hiếm): xem thêm các dạng viết chữ thổ trang http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra00740.htm

 

 

(tư tư duy) nguyên là chữ tâm hợp với chữ tín (đỉnh, đỉnh đầu/thóp) – 說文】从心囟聲 [Thuyết Văn] tùng tâm tín thanh; Nhưng về sau bỏ dấu phẩy trên chữ tín và đổi thành đền . Chữ này cho thấy tư duy phươg Bắc (người Hán) dựa vào hoạt động của tim, óc (đầu) so với tư duy cụ thể (nhà nông) của phương Nam dựa vào lòng, dạ, bụng – vị trí thấp nhất so với tim và đầu/óc – như đã viết bên trên.

Triện văn

7)

‘con mãn tam thể’: chat à trois couleurs (mèo tam thể, mèo có ba màu) theo Gustave Hue trong cuốn ‘Dictionnaire vietnamien-chinois-francais’ (Imprimerie Trung Hoà, 1937). Thuyết Văn Giải Tự/TVGT còn ghi chữman, mán, mạn (màn mán wàn – giọng Bắc Kinh/BK) là chữ hiếm với tần số dùng là 9 trên 171894734 như sau 獌,

 

 

[舞販切 ],狼屬。從犬曼聲。《爾雅》曰:貙獌,似貍。 mạn ,[ vũ phiến thiết ] , lang thuộc . Tòng khuyển mạ thanh . ” Nhĩ Nhã ” viết : ” sâu mạn, tự li . ”

Để ý TVGT cũng ghi miêu là loài li

 

貓,貍屬 (miêu, li thuộc). Người Mèo 苗族 (Miêu tộc) còn được gọi là người Man, Mán 蠻 蛮 8) hiện tượng lẫn lộn giữa loài thỏ và mèo (khi nhìn từxa khá giống nhau) còn thể hiện qua các phương ngữ ở TQ thời cổ đại, phản ánh giao lưu vă hoá ngôn ngữ của các dân tộc đã từng hiện diện ở khu vực Trường Giang và phía nam TQ. Thí dụ như chữ nậu

, nóu BK neu2 wan5 giọng Hẹ… Chữ này rất hiếm từng chỉ thỏ con, nhưng lại có thể đọc là *man (so với mãn là con mèo tiếng Việt), trích tự điển Khang Hy 《集韻》江東呼兔子爲

 

《廣韻》《集韻》無販切,音萬 “Tập Vậ” Giang Đng hô thỏtửvi nậu … Quảng Vận, Tập Vận : vô phiến thiết, âm vạn

Trích từhttp://dict.variants.moe.edu.tw/yitic/frc/frc15675.htm

(nậu HV)

 

9) Dã miêu 野猫 có các nghĩa là (a) mèo hoang (dã) hay mèo đồng, (b) thỏ hoang, và nghĩ mở rộng (tỷ dụ/metaphor) là (c) người lỗ mãng … 卯年trở thành Miêu Niên (năm mèo) 貓年cho nên mèo là biểu tượng cho chi Mão, trang http://www.chinahistoryforum.com/index.php?showtopic=33283&pid=4988244&start=&st=#entry4988244?s=23493562ccca9ef4648d01d9d43eb34a hay http://en.wikipedia.org/wiki/Rabbit_(zodiac) hay http://www.museumstuff.com/learn/topics/Rabbit_(zodiac) , và ‘ …vì trạg người Việt gầy nhỏ, không cao nên dùng mèo thay vì thỏ… trang này http://www.gxtour.cn/view_news.asp?keyno=8030&lei=900 hay đọc Mão thành mèo (cũg nhưcon mèo) nên người Việt đổi (lầm) thỏ thành mèo, xem trang này http://chinablog.cc/2009/01/why-no-year-of-the-cat/ hay ‘huyền thoại’ về mèo ngủ trễ nên không đến mục tiêu kịp; Một ‘huyền thoại’ khác lại nói rằng mèo bịloạ ra trong 12 con giáp vì nó đ bắt con chuột thiêng của Maya (mẹ của đức Phật Tổ) …v.v…

10) xem thêm chi tiết các trao đổi, như Mão Niên (năm Mão) 卯年 trở thành Miêu Niên (năm mèo) 貓年cho nên mèo là biểu tượng cho chi Mão, trang http://www.chinahistoryforum.com/index.php?showtopic=33283&pid=4988244&start=&st=#entry4988244?s=23493562ccca9ef4648d01d9d43eb34a  hay  http://en.wikipedia.org/wiki/Rabbit_(zodiac)  hay  http://www.museumstuff.com/learn/topics/Rabbit_(zodiac) , và  ‘ …vì trạng người Việt gầy nhỏ, không cao nên dùng mèo thay vì thỏ…’ trang này http://www.gxtour.cn/view_news.asp?keyno=8030&lei=900 hay đọc Mão thành mèo (cũng như con mèo) nên người Việt đổi (lầm) thỏ thành mèo, xem trang này http://chinablog.cc/2009/01/why-no-year-of-the-cat/  hay ‘huyền thoại’ về mèo ngũ trễ nên không đến mục tiêu kịp; Một ‘huyền thoại’ khác lại nói rằng mèo bị loại ra trong 12 con giáp vì nó đã bắt con chuột thiêng của Maya (mẹ của đức Phật Tổ) …v.v…

11) cách đọc Mão rất phù hợp với cách phiên thiết theo Đường Vận/Tập Vận: 莫飽切, 音昴 mạc bão thiết, âm mão. Cũng như đa sốcác âm Hán Việt khác tương thích với âm Hán trung cổ, phản ánh khả năng nhập vào tiếng Việt vào khoảng thời Đường Tống … Điều này cho thấy cách đọc HV Tý Sửu Dần … Tuất Hợi cũng nhập vào tiếng Việt khoảng đời Đường hay sau này. Âm thượng cổ của Mão là *meu – theo tự điển phổ thông trên mạng http://tool.httpcn.com/Html/zi/22/PWCQKOUYRNUYKOTBF.shtml 上古音 ]:幽部明母,meu - so với dạng mèo tiếng Việt 广 韵 ]:莫飽切,31,mǎo,效開二上肴明 [

平水韵 ]:上声十八巧 [国 语]mǎo

[粤 语]maau5 

[闽南语]bau2

Các dữ kiện về âm thượng cổ*meu (mèo) của tự điển TQ trên còn chứng minh rằng dạng Mão/mǎo trung cổ, và đã ‘hoá thạch’ hay trở nên bất tử trong tiếng Việt.

12) xem các bài viết http://www.wvhs.wlwv.k12.or.us/Staff/EbyA/Web%20Elements/WJSSH/Fall2007PDF/Origin%20of%20Writing.pdf hay http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_ch%E1%BB%AF_vi%E1%BA%BFt ….v…

13) xem các trao đổi trên mạng Yahoo.HỎ&ĐP http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:g5sw5Jab_wQJ:vn.answers.yahoo.com/question/index%3Fqid%3D20100618195417AA8kYep+nguyencungthong+ngon+ngu+han+viet&cd=156&hl=en&ct=clnk&gl=au hay http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071127060841AAjc9Fl ….v…

Có người (chiêm tinh gia TQ) lý luận là loài mèo quen thuộc đối với người Việt nên thỏ mới trở thành mèo – xem chi tiết trang http://www.astrologizeme.com/repon-16.shtml .

Lại nữa, một đề nghị cho rằng ở miền bắc TQ hiếm mèo nên đổi mèo thành thỏ- xem chi tiết trang http://www.asiafinest.com/forum/lofiversion/index.php/t179029-100.html ; Tuy nhiên, một ý kiến khác ngược lại nói rằng ởViệt Nam hiếm thỏ nên đổi thỏ thành mèo!

© Nguyễn Cung Thông

© Đàn Chim Việt

———————————————–

(*) Vì lý do kỹ thuật nên một số chữ Hán không hiển thị. Xin cáo lỗi cùng tác giả và độc giả

9 Phản hồi cho “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Mão/Mẹo/mèo (4B)”

  1. Thai says:

    Theo ngu ý của tôi thì truy nguyên “nguồn gốc Việt tên 12 con giáp” là việc làm nhiêu khê mà khó thuyết phục, bởi vì đụng tới chử nghĩă nhất là cổ ngữ thì được mấy người… đủ tư cách, những trích dẫn lê thê không giúp đả thông được vấn đề (vì khó đủ chuyên môn để kiểm chứng) mà còn làm cho vấn đề càng thêm rối.
    Ngu ý của tôi đơn giản hơn: Con Giáp có phải là tên cho mỗi năm âm lich không ?. Vì nhu cầu gì mà người xưa đặt ra lịch ? Vâng theo cổ học phương Đông thì con người qua kinh nghiệm lâu đời của việc đồng áng tương ứng với từng thời điểm, vị trí của mặt trăng mà tìm ra chu kì của trời đất từ đó mà biết được thời tiết thuận lợi cho việc canh nông. Như vậy lịch là sản phẩm của văn minh lúa nước. Dân tộc nào làm lúa nước trước tiên có khả năng là “tác giả”. Những quốc gia Đông Á có truyền thống lúa nước lâu đời đều có thể là tác giả chứ không riêng gì TQ hay VN. Tuy nhiên theo những kết quả khảo cổ mới nhất xác quyết 3 vấn đề;
    1.- Châu thổ sông Dương Tử là đất sống của người Việt cổ (Bách Việt), trong đó có Lạc Việt, Âu Việt…
    2.- 5.000 năm trước Công nguyên người Việt cổ đã định cư ở châu thổ sông DT và là giống dân đầu tiên trồng lúa trên thế giới (National Geographic tháng 7 năm 1991). 4000 năm sau tộc người Hán mới chấm dứt đời sống du mục.
    3.- Tộc Hán là một tộc hung hãn ở bờ Bắc sông Hoàng Hà đã không ngừng xâm lăng, bành trướng lãnh thổ để có nước Tàu ngày nay.
    Theo những dữ liệu vừa nêu thì khả năng nguời Việt là tác giả cuả LỊCH là rất cao (nếu không muốn nói là gần như chắc chắn), bởi vì cuộc sống du mục KHÔNG CÓ NHU CẦU VỀ LỊCH, cuộc sống du mục, săn bắt là chính, văn minh lúa nước lại đi đôi với văn minh tồn trử. Những điều này giải thích dễ dàng tại sao con Mèo, con Trâu có trong lịch người Việt và con Thỏ con Bò trong lịch người Tàu (di chứng của săn bắt). Có ý kiến cho rằng người Tàu đô hộ người Việt cả ngàn năm, nên người Việt vì tự ái dân tộc nên cố ý sửa cho khác người Tàu, tôi cho rằng lập luận này không vững vì nếu đã đổi cho khác thì người ta đã đổi luôn 12 con, đổi 2 con thì được ích gì, vã lại chỉ có kẻ mạnh mới có “quyền” cầm nhầm của người khác, chứ kẻ yếu làm sao dám tạo cớ cho kẻ mạnh xâm lăng cơ chứ (phải hiểu niên lịch đối với người xưa rất quan trọng, nó hàm chứa cả uy lực của thần quyền mà “thiên tử Tàu” là người đại diện). Cho nên cầm nhầm và sửa chút đỉnh cho hợp tâp quán là khả năng thuyết phục nhất. Nói đến cầm nhầm thì phải nói người Tàu, xưa nay cầm nhầm là tập quán lâu đời của họ và hình như không muốn sửa. Không cần nhắc lại chuyện cũ, ngay thời @ này cũng không thiếu đâu đấy, Thành Cát Tư Hãn mà họ còn cầm nhầm được nói chi chuyện… con Mèo con Thỏ…

    • Bo_gia says:

      Toi dong thuan voi ban Thai.
      Nguoi Tau cai gi cung muon thuoc ve ho, rat ro khoi ban cai,
      Lich su ho sua doi tum lum, ho viet gia su, roi bien gia su thanh su that
      Bien Dong ho tu ve duong 9 doan cho vui, roi bien duong 9 doan nay thanh su that. Roi mai mot ho nooi luon DNA la cua Tau, khi du suc manh hon My (vi du thoi cho khong bao gio)roi ho se noi the gioi nay la cua Tau.
      Thanh cat tu Han ho noi la vua cua Tau,
      Chau My ho noi la nguoi Tau kham pha ra dau tien,
      Trong dong, vao cach khoang chung 30-40 nam gi do, ho noi la cua ho, nhung bi thua nen im mom,
      Tau noi la ho la ong to cua trong lua, nhung kham pha thi noi trong lua la do Dong Nam A nooi tom la nguoi Viet la ong to cua trong lua, vi DNA moi co thoi tiet, nuoc, cho vung sa mac ben Tau lam gi co chuyen nay.
      Con biet bao nhieu nua…huong chi chuyen con Tho ho sua tu con Meo mat hoi. 12 con giap cung co the la cua nguoi Viet ma ra, chu dan Du Muc lam Han gi co van hoa lau doi, ho chi co van hoa tu 5000 nam thoi, con truoc do la gi, truoc do la Bach Viet, Au Viet, Lac Viet ma bach Viet la cai nooi cua van minh thoi bay gio. truoc nhieu ngan nam hon (5000 nam truoc)

  2. maison says:

    Theo một số người Hoa, Lì Xì là cách phát âm Quảng Đông của chữ Lucky mà ra.

    • maison says:

      Nhưng
      利息 Lì Xì, có nghĩa là Lợi Tức, như bài hát Ly Rượu Mùng của Phạm Đình Chương có câu hát: Người thương gia Lợi Tức, người công nhân ấm no….. Người Hoa phát âm là Xì thì người Việt phát âm là Tức.

      利 Lợi, như ích lợi
      息 Tức nghĩa là nghỉ ngơi, hơi thở, ngừng, chấm dứt. cũng có nghĩa là số lãi ở tiền vốn mà ra

  3. BÙI ĐÌNH QUYÊN says:

    CUỘC CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẰNG CHIẾN LƯỢC KINH TẾ DU KÍCH ĐÓ LÀ SỞ TRƯƠNG CỦA NGƯỜI VIỆT :SỨC MẠNH VÔ SONG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG LẠI CÁC ÁC…HẠI DÂN HẠI NƯỚC : KHOẢNG 2-3 NĂM SẼ CHIẾN THẮNG NỀN KINH TẾ TRÌ TRỆ ,VÔ VỌNG… ,GIẢ DANH ĐỂ CÓ CỚ THAM NHŨNG , BÓC LỘT ,CAI TRỊ NHÂN DÂN ??
    Ý tưởng cạnh tranh với hàng hóa trung quốc vì dân công việt nam rẻ bằng 1/2 công nhân của Trung quốc,ngừơi việt nam cần cù thông minh không kém gì người Trung quốc, chỉ vì một nỗi là do cơ chế hãm tài nhân dân của chính phủ độc quyền vn, không cho vay vốn , có cho một ít thì nhỏ giọt và giá thắt cổ ,cộng các khoản vào khoảng 2 đếm 3%/tháng thì coi như đã bóc lột rồi thì còn đâu mà lãi , do vậy chỉ biết đi làm thuê , làm cửu vạn , làm nô tỳ và suốt đời bị trị không thể ngóc đầu lên được ???? trong khi chúng tôi cũng có tài sản thế chấp cơ mà ?
    Ý tưởng dân nghèo , nông nghệp dân oan , doanh nghiệp nhỏ :nếu có vốn sẽ kiên quyết cạnh tranh với kinh tế định hướng XHCN, kinh tế nhà nước làm chủ đạo của Đảng cộng sản , tôi tin sẽ chiến thắng 100% :vì tư nhân quản lý chặt chẽ hơn , ít người hơn ,cơ chế không cồng kềnh , không có tham nhũng có lực lượng lao động lại chính là mình đất đai, đang ở trong tay không phải thuê : nếu kinh doanh sẽ lấy ngành dệt may ,da dầy , hải sản , lúa gạo, hoa quả , thủ công mỹ nghệ , đồ gỗ là chính, mặt hàng này làm cốt lõi kinh doanh….vì Việt nam đã có thương hiệu các mặt hàng này rội và không cần công nhân có trình độ cao, sẽ cầm trương được doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài đang sử dụng lao động của nhân dân nông thôn thoát ly ra thành phố, người nông dân và công nhân việt nam lao động họ rất thông minh và cao trường ,Họ còn giám chế tạo cả máy bay trực thăng bằng sắt vụn cơ mà, chế tạo đã ra nhiều loại máy móc mà đội ngũ khoa học của nhà nước vô dụng , chỉ giỏi cắp mẫu và ấn tài năng của họ xuống bùn đen, không cho họ phát triển vì sợ phải về nhà đuổi gà cho vợ :do vậy kinh tế tư nhân phải chiến thắng kinh tế nhà nước là điều đương nhiên, ngoài ra kiều bào và dân lao động có thể hỗ trợ phần tự sản tự tiêu sản phẩm cho nhau với số lượng 70 triệu người dân và có bà 3 triệu bà con việt kiều hỗ chợ tiêu thụ, cho vay vốn , đầu tư và tiếp thị quảng cáo quốc tế, gúp đỡ khoa học , huấn luyện tư vấn, quản lý đào tạo , thì dân nghèo , dân oan, doanh nghiệp nhỏ sẽ quyết tâm chụi khó làm ăn sẽ phát tài phát lộc ,phát tài chẳng mấy chốc , nói thật chỉ có dân nông thôn , dân nghèo ở phố, dan oan ,công nhân lao động ,làm thuê ở các khu công nghiệp đang bị bóc lột, doanh nghiệp nhỏ là thật thà và chịu khó thôi , rất muốn làm ăn , kinh doanh đứng đắn ,cũng là nỗi khát khao của nhân dân , khát khao của dân tộc . nếu được giúp đỡ cho vay tài chính như trời hạn gặp mưa , ắt sẽ không phụ thuộc vào chính phủ độc quyền nữa, ắt làm ăn lớn và làm được việc lớn.Tôi giám khảng định điều này có cơ sở vì tôi là người miềm bắc và may mắn lại sống ở trung quốc 5 năm, do vậy tôi rất hiểu Trung quốc và người Việt nam, nhất là người miền bắc và người miền trung: điểm mạnh là gì , điểm yếu là gì , làm cách nào cải cách được cuộc sống nhân dân việt nam : còn nếu làm theo cách của một số nhà chí thức luật sư nhà báo vừa qua ,thì khó thành công vì đơn lẻ : kinh tế không có , tiền không có, chờ hàng triệu đảng viên cán bộ đang giầu có ,phát tài , họ tự nguyện , ôn hòa nhường cục vàng cho nhân dân thì muôn thủa không bao giờ có chuyện này đâu : chắc thì chỉ tù mọt gông kể cả là có lý phải cũng thành trái mà thôi , mà người chịu thiệt là nhân dân và đồng bào Việt nam, tổ quốc giang sơn việt nam :vì suy cho cùng không ai tự giác bỏ quyền lợi tối cao của mình cho nhân dân đâu mà mơ , ví dụ bắc triều tiên và hàn quốc : đời sống lệch nhau 1/20 lần nhưng đảng triều tiên không chịu hòa hợp dân tộc để cho nhân dân xum họp một nhà và đỡ khổ , lãnh đạo Triều tiên họ vẫn kiên định con đường 1 đảng độc quyền làm khổ nhân dân , trong khi thực tế cũng phải thừa nhận là không nuôi nổi được dân :vì tục ngữ có câu : ông này có cái ruộng mông, tuy không cấy lúa nhưng mà ông vẫn chông, chông thì mất cả công , nhưng vì một lẽ cho không bất nghì ?????
    NĂM NAY BÀ CON VIỆT KIỀU ĐÃ GỬI VỀ TỔ QUỐC VIỆT NAM YÊU DẤU HƠN TÁM TỶ ĐÔ LA . THỰC RA GDP Ở VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG BỊ CHÍNH SÁCH THAM NGŨNG LÀM TIÊU TAN HẾT
    NĂM 2010 GDP CỦA VIÊT NAM TĂNG TRƯỞNG 6,7 % TỔNG DANH THU KHOẢNG TRÊN 104 TỶ ĐÔ LA: VẬY TINH TĂNG TRƯỞNG HƠN NĂM TRƯỚC KHOẢNG TRÊN 7 TỶ ĐÔ LA ,BÙ SAU NÀY CHI VÀO NỢ LẦN CỦA TẬP ĐOÀN VINASHIN, CHI VÀO 7766 LỄ HỘI, CHI VÀO THIÊN TAI LŨ LỤT, PHẦN nào DO CON NGƯỜI GÂY RA, DO PHÁ RỪNG VÀ ĐẮP THỦY ĐIỆN THIẾU KHOA HỌC , CHI VÀO SỬ LÝ MÔI TRƯỜNG DO NGÀNH CÔNG NGHIỆP GÂY RA …. COI NHƯ MẤT TOI SỐ TIỀN TĂNG TRƯỞNG, CHƯA TÍNH MẤT ĐIỂM VAY TÍN DỤNG QUỐC TẾ, TIỀN TRƯỢT GIÁ, LẠN PHÁT TIỀN TỆ , NHẬP SIÊU, THÂM HỤT NGÂN SÁCH HÀNG TỶ ĐÔLA ?NỢ CÔNG TRÊN 56% GDP: CÓ THỂ LÀ TĂNG TRƯỞNG ÂM? TRONG KHI ĐÓ LƯỢNG KIỀU HỐI GỬI VỀ NƯỚC NĂM 2010 LÀ TRÊN 8 TỶ ĐÔ LA: NHƯ VẬY VIỆT NAM PHÁT TRIỂN THẬT LÀ DO TIỀN KIỀU HỐI GỬI VỀ CHỨ KHÔNG PHẢI NỘI LỰC ?
    NĂM NAY BÀ CON VIỆT KIỀU ĐÃ GỬI VỀ TỔ QUỐC VIỆT NAM YÊU DấU HƠN TÁM TỶ ĐÔ LA . THỰC RA GDP Ở VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG BỊ CHÍNH SÁCH THAM NHŨNG LÀM TIÊU TAN HẾT. VỚI CHÍNH SÁCH ĐỘC QUYỀN ,ĐỘC ĐOÁN , DÂN NGHÈO , DÂN OAN, DANH NGHIỆP NHỎ , KHÔNG CÓ Ô DÙ KHÔNG ĐƯỢC VAY TIỀN Để LÀM KINH TẾ , LÀM HIỆP HỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĂN HÓA VÀ LÀM CÁCH MẠNG ĐÒI HỎI QUYỀN LÀM NGƯỜI . TÔI BÙI ĐÌNH QUYÊN ĐÃ NẰM TRONG CẢ 3 HOÀN CẢNH NÀY , NGHĨ RA MỘT Kế TRÌNH VỚI bà con việt kiều ở Mỹ có số lượng đông người nhất, có khả năng kinh tế nhất, có điều kiện tiếp súc với nền kinh tế hiện đại nhất , có tấm lòng và có nhiều ý định mong muốn việt nam phồn vinh thịnh vượng , cải cách chính trị . muốn Thống nhất đoàn kết mọi ngươì Việt nam một nhà . Thì phải giúp bà con trong nội quốc CŨNG BẰNG ĐỒNG TIỀN NÀY nhưng phải có khoa học và có hiệu quả cả về kinh tế , chính trị và ý nghĩa : Nên có một tổ chức , hoặc cá nhân Việt kiều ở Mỹ về Việt nam tổ chức và mở ngân hàng và chứng khoán tại việt nam CẢ Ở BA MIỀN ĐẤT NƯỚC : để tạo điều kiện cho bà con dân nghèo, dân oan , doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để phát triển kinh tế theo phương thức tư nhân: tư bản có sự hỗ trợ tư vấn của các nhà kinh tế và khoa học của bà con việt kiều để cạnh tranh với kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản ? tôi tin tưởng sẽ thắng lợi 100%, nếu biết tận dụng số tiền 8 tỉ đô/năm : số tiền không hề nhỏ ,phương thức cho vay áp dụng như ông chủ ngân hàng ở băng –la-dets chỉ cho người nghèo vay tiền năm 2009 được giải nô-ben Quốc tế hoặc cho vay thế chấp :chúng tôi cũng có tài sản đất đai nhà cửa , số tiền không nhiều nhưng được cái là đông người .không những cho người dân việt nam cần câu cơm thì tốt hơn cho để ăn chơi hoặc xây nhà : nhưng lại BỊ tiếng là do nhà nước cộng sản việt nam lãnh đạo tốt nhân dân, do vậy đất nước mới phát triển được như vậy : đồ cúng và tiền của bà con việt kiều khi cúng lên chùa thì lấy tên lãnh đạo đảng cộng sản thật là bất công bằng . Trong khi đó dân nghèo và dân oan , công ty vừa và nhỏ chúng tôi không ngóc đầu lên được vì bị nhà nước kìm kẹp không cho vay tiền ,thì kinh doanh phát triển được cái gì , ngoài làm công ,làm nô tỳ và bị cước bóc ,không có tiền chẳng làm được gì cả , đã nghèo khó thì lại nghèo khó hơn vì chó vẫn thường cắn áo rách , do vậy kinh tế tư nhân ốm yếu như vậy thì làm sao thắng được kinh tế quan liêu bao cấp chế độ cậy quyền cậy thế lắm hết và chi phối tiền thuế của nhân dân do cán bộ đảng cộng sản việt nam điều hành độc quyền : vì dân nghèo , nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, dân oan là tầng lớp hiện nay bị bóc lột không có ai đỡ đầu giúp đỡ đâu, nhưng lại có điều kiện hết sức thuận lợi là có khoảng trên 70 triệu dân . khi dân nghèo đã có kinh tế hậu thuẫn ,có người đỡ đàu họ theo ai là quyền của họ : không đảng phái nào ngăn cản được và bắt lạt được họ , lúc đó các đảng phái phải phụ thuộc họ vì họ là lực lượng có só lượng lớn và là lao động chính của xã hội làm ra của cải xã hội và tiêu thụ hàng hóa cực lớn , hơn 70 triệu dân đâu có phải là con số ít , nếu cái gì tốt họ theo , không chính quyền nào ngăn cản nổi ? tôi thiết tưởng bà con Việt kiều làm được việc này trong năm tới thì coi như đã làm được cuộc cách mạng lớn nhất trong 36 năm qua mà không mất một viên đạn , một xác người , đồng tiền vẫn được bảo an và phát triển có lời , đẩy lùi cơ hội của nước khác đưa hàng sang việt nam kiếm chác và bóc lột kiểu mới với nhân dân việt nam…. Ý tưởng còn dài tôi sẽ trình bày dần dần : vì thời cơ đến rồi : bình minh sẽ phải sáng : rất khoát công đồng người Việt nam phải là một , dân tộc việt nam phải là một : cho dù sông có thể cạn ,núi có thể mòn , chân lý đó không hề thay đổi : đây là chân lý ,không một thế lực nào , chủ nghĩa nào , đảng phái nào chia cắt được cộng động người việt nam thân yêu của chúng ta ????
    Ngày 30/01/2011 bùi đình quyên

    Việt Nam nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc
    Posted on Tháng Một 31, 2011 by ttngbt

    Việt Nam nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc
    Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam
    Tin cho hay năm 2010 Việt Nam nhập tới trên 20 tỷ đôla hàng hóa từ Trung Quốc, khiến cán cân thương mại càng chênh lệch.
    Hiện chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một số nguồn tin ước tính lượng nhập siêu từ Trung Quốc sang Việt Nam năm vừa qua có thể lên tới 12,6 tỷ đôla.
    Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn Tổng cục Hải quan cho hay kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc năm 2010 là 20,01 tỷ đôla Mỹ.
    Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị (5,47 tỷ đôla), sắt thép (gần 5,12 tỷ), vải may mặc (2,13 tỷ), máy vi tính và sản phẩm điện tử (1,68 tỷ); và xă ng dầu (khoảng 1,06 tỷ đôla).
    Cũng theo tờ báo này, Việt Nam nhập nhiều mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng với kim ngạch cao như thủy hải sản, nông sản, quần áo và giày dép…
    Trong khi đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dù đã hết sức cố gắng vẫn chỉ đạt chừng 6,5 tỷ đôla.
    Theo thống kê đăng trên trang Diễn đàn Kinh tế Việt Nam của báo điện tử VietnamNet, sự mất thăng bằng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc ngày càng trầm trọng và gia tăng với tốc độ “chóng mặt”.
    Báo này cho hay năm 2000, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam mới ở mức 135 triệu đôla, tăng lên 200 triệu vào năm 2001.
    Năm 2007, lượng nhập siêu là 9,1 tỷ đôla nhưng năm 2009 đã là 11,5 tỷ đôla.
    Quá phụ thuộc
    Các nhà kinh tế tỏ ra quan ngại về điều mà họ gọi là “phụ thuộc quá lớn” vào một thị trường Trung Quốc.
    Tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu toàn năm ngoái của Việt Nam đã vượt qua các thị trường lớn khác như EU và Asean.
    Đó là còn chưa tính tới lượng hàng hóa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch.
    Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu và khoáng sản sơ chế.
    Báo VietnamNet dẫn nguồn Bộ Công thương nói danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2011-2012 bao gồm cả alumin khai thác và sơ chế tại các dự án bauxite ở Tây Nguyên.
    Tuy nhiên, với chính sách giảm xuất khẩu than đá và dầu thô để bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam, theo VietnamNet, việc cân bằng lại cán cân thương mại với nước láng giềng khổng lồ khó mà thực hiện được.

  4. Tran Tra Vinh says:

    Dù có lý luận ,hay dẫn chứng gì gì đi nữa ,thì chúng ta không thể chối cãi văn hoá VN ảnh hưỡng hay xuất phát từ Tàu, hãy nhìn tết, treo câu đối, đèn hoa và ngay cả ngày tết củng xuất phát từ Tàu ,tục cưới hỏi mê tín rập khuông ,không hề giãm mà còn tăng theo thời gian ,cung kiết sao hạn ,con giáp chi cang v.v…
    Thực dân pháp gieo bao tang tóc, nhưng để lại chữ viết ngày nay mà chúng ta có được, không thôi chữ nôm tuy có chút ít khác biệt, nhưng từ hình dạng đến lối viết có khác gì chữ Tàu vẫn còn là chữ viết của VN ngày nay, nghỉ đến mà hú hồn ,mèo thỏ rồi sao ?cái tâm nô dịch mới là vấn đề ,cứ chối quanh nào là nguồn gốc người Việt từ Mã Lai v.v…nhưng từ tôn giáo Phật giáo đại thừa đến kinh điễn củng từ TQ ,lễ nghi phong tục cưới hỏi vua quan cho đến tận triều đại nhà Nguyễn cũng vẫn Tứ thư ngũ kinh làm chuẫn ,Khỗng Mạnh làm lễ nghi, có người còn tự hào giòng giõi nho giáo (khỗng Giáo)nghe mà phát chán ,làm sao thopát khỏi tham vọng bành trướng của TQ đó mới là thượng sách chứ không phải là đi loanh quanh lại về chốn củ
    Mong được như thế

  5. maison says:

    Cứ như thế thì chữ Nho 儒 cũng là của dân Việt 越 đấy. Lục Thập Hoa Giáp 六十花甲 cũng là phát minh lịch số của dân Việt đấy. Số đếm Nhất Nhị Tam Tứ Ngũ Lục Thất Bát Cửu Thập và bội số của chúng cũng là của dân Việt đấy. Còn theo giải thích của một số người Trung Hoa, biểu tượng chi Mão 卯 giống như hai cái tai của con Thỏ. Nếu nhận 12 con vật theo thập nhị chi là của giống Việt, thì phải chấp nhận chúng ta là giống dân bỏ mất gốc. Cái chữ Nho ấy là chữ của người Việt 越 đấy.

    Thập Can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quí
    Thập Nhị Chi: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi.

    Số 1 và số 3 đi theo Mao là dấu chỉ lên xuống hệt như sắc hỏi huyền ngã nặng trong tiếng Việt

    • maison says:

      貓, 猫 Miêu [Mao1]
      ——————————–
      Miêu [Mao1], Mèo. Âm trong ngoặc là phát âm Trung Hoa
      卯 Mão, Mẹo [Mao3]. Chi thứ tư trong thập nhị chi.
      卯年: [Mao3 Nian2] khác với 猫年 [Mao1 Nian2]
      Âm theo Hán Việt sẽ là Mão Niên và tiếp theo là Miêu Niên.

  6. nobidu says:

    Vì sao năm Mão của Việt Nam là năm con Mèo?
    Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.

    Ông Thông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa.

    Tem Tết Kỷ Mão (1999) của Việt Nam.

    Theo công trình nghiên cứu của ông Thông, trong lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu văn hoá ít nhất 2.000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên cứu hết sức rắc rối và phức tạp.

    Tìm hiểu về gốc của tên 12 con giáp là một cơ hội để chúng ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn thì sự thật không phải vậy.

    Tem Tết Tân Mão (2011) của Việt Nam.

    Tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài… hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.

    Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu, ông Thông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi con Thỏ. Người Trung Quốc dùng Thỏ thay cho Mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc, Thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ Mèo. Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo… Vì thế mà Mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn, điều này cũng thể hiện qua các thành ngữ, ca dao tục ngữ: Con Mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; Mèo mả gà đồng; Mèo nào cắn mỉu nào…

    Tem Tết Tân Mão (1951) của Nhật Bản.

    Do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nên các nước Châu Á khác, trừ Việt Nam, đều coi năm Mão là năm con Thỏ. Nhật Bản, nước đầu tiên trên thế giới phát hành tem Tết 12 con giáp, vào ngày 01-01-1951 đã phát hành mẫu tem mừng Tết Tân Mão với hình một bé gái Nhật Bản trong bộ kimono truyền thống đang bế một chú thỏ trắng. Đây là bộ tem Tết năm Mão đầu tiên trong dòng tem Tết 12 con giáp của thế giới.

    Tem Tết Đinh Mão (1987) của Trung Quốc.

    Phải đến 36 năm sau, Trung Quốc, nơi bắt nguồn quan niệm coi năm Mão là năm con Thỏ, mới phát hành mẫu tem mừng Tết Đinh Mão vào ngày 05-01-1987 với hình ảnh chú thỏ trắng theo phong cách tranh cắt giấy.

    Tem Tết Đinh Mão (1987) của Việt Nam.

    Sau Trung Quốc 1 ngày, ngày 06-01-1987, Việt Nam phát hành mẫu tem Tết năm Mão đầu tiên với hình ảnh hai ông cháu đang trồng cây đầu Xuân, bên chân người ông là một chú mèo xinh xắn.

    Từ đó đến nay, nhiều nước trên thế giới đã phát hành những bộ tem mang hình con Thỏ mừng Tết các năm Mão nhưng chỉ riêng có Việt Nam phát hành tem Tết năm Mão mang hình con Mèo.

Leave a Reply to Thai