WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống Ai Cập sẵn sàng từ chức

Ảnh AP

Trước áp lực của người biểu tình, cuối cùng Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã phải chấp nhận nhượng bộ.

Tổng thống Hosni Mubarak sẽ rời khỏi chức vụ trong vòng 12 giờ đồng hồ nữa.

Tướng Hassan al-Roueini tư lệnh quân khu thủ đô Cairo tuyên bố với những người biểu tình tại quảng trường Tahrir rằng tất cả những đòi hỏi của họ sẽ được đáp ứng trong ngày hôm nay.

Tại Hoa Kỳ, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương CIA báo cáo với Quốc hội rằng rất có thể Tổng thống Mubarak sẽ từ chức trong ngày thứ năm, giờ Washington.

Lãnh đạo đảng Dân chủ quốc gia cầm quyền tại Ai Cập, ông Hossan Badrawy, nói với hãng thông tấn AP là Tổng thống Mubarak sẽ nói chuyện với quốc dân và tuyên bố đáp ứng đòi hỏi của toàn dân.

Ông cũng nói rằng, mọi yêu cầu của những người biểu tình đã được giải quyết, và nhấn mạnh là dân chúng đã thắng.

Đài truyền hình quốc gia Ai Cập trong bản tin mới nhất cho biết, trong vòng vài giờ đồng hồ nữa, Tổng thống Mubarak sẽ xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia, chính thức loan báo từ chức và chuyển giao quyền hành cho một hội đồng lãnh đạo lâm thời.

Tin tức cho biết, quân đội sẽ giữ một vai trò quan trọng trên chính trường Ai Cập cho đến khi tình hình ổn định trở lại.

Trong khi đó theo tin của hãng thông tấn AP, Hội đồng Quân sự Tối cao Ai-cập họp hôm thứ năm, không có sự hiện diện của Tổng Tư lệnh Mubarak. Hội đồng tuyên bố trên Đài truyền hình qúôc gia ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của người dân.
Phát ngôn viên của Hội đồng này cũng cho biết Hội đồng quân sự tối cao đang họp để tìm những biện pháp có thể thực hiện nhằm bảo vệ sự an ninh của đất nứơc, cũng như những thành quả và kỳ vọng của người dân.

Nguồn: RFA

6 Phản hồi cho “Tổng thống Ai Cập sẵn sàng từ chức”

  1. Vũ duy Giang says:

    Lịch sử cận đại của Ai cập từ khi Đại tá Nasser lật đổ triều đại vua Farrouk(loại Bảo Đại),thì chỉ là chế độ”quân phiệt”(như ở Miến Điện),vì sau Nasser là tướng Sadate lên cầm quyền được vài năm thì bị giết chết(vào dịp diễu binh) bởi kẻ cuồng tín đạo Hồi,và ngay sau đó được thay thế bởi tướng không quân(như Nguyễn cao Kỳ)Moubarak,cởi áo rằn ri,để làm TT nước này trong 30 năm!

    Khi cuộc buổi tình ở Ai cập trở nên gay cấn,thì Moubarak đả phong cho tướng(thân cận) Omar Suleiman làm Phó TT để”xoa dịu”tình thế,nhưng cuối cùng ông này lại trao quyền hành cho”Hội đồng quân sự tối cao”của quân đội,thì như là”có đi,có lại,mới toại lòng nhau”,vì cách đây 30 năm,chính Moubarak nhờ quân đội mà lên nắm quyền,bây giờ thì trả lại cho quân đội, tương tự như ở Tunisie, tướng Ben Ali đã lật đổ chính quyền dân sự của TT.Bourguiba!

    Người ta thường thấy phần nhiều các nước chậm tiến ở Nam Mỹ La Tinh,Phi châu và Á châu,thì giai cấp cầm quyền thuộc đảng”thiên tả”(độc tài CS),hoặc”thiên hữu”(độc tài”quân phiệt”như ở Miến Điện).Riêng ở VN thì là nước(trước 1975) đã có cả 2 chế độ độc tài này:CS ở miền Bắc,quân phiệt ở miền Nam(sau khi chế độ”dân sự”của TT.Ngô đình Diệm bị tướng tá lật đổ),cũng như Nam Hàn(thời tướng Pak chung Hi),và CS Bắc Hàn”cha truyền,con nối”.Lý do chính là để đối chọi với 1 đảng CS có tổ chức chặt chẽ,thì chỉ có quân đội,còn các”dân sự”khác thì”vô tài,hay quá nhát”.

    Cứ xem các”dân sự”VK đứng ngoài VN,từ xa”vỗ tay”nhận “người em gái Lê thị Công Nhân làm anh thư”chống VC dùm,hoặc đẩy”vợ con tham gia biểu tình ủng hộ nhà yêu nước Hà Vũ”,vì ông này học luật ở Pháp(cũng bị Vịt Tìềm dậy dỗ?!)về VN xin ra làm bộ trưởng,rồi đi kiện lung tung,vì tưởng mang tên họ của 1 lãnh đạo CSVN cũ,thì lãnh đạo CS mới phải nể,không dám động đến chăng?Nhưng có lẽ bố ông không dậy ông rằng con cháu lãnh đạo mà không được vào TW đảng(dù bằng cửa”hậu” như Nồng đức Tuấn!)thì chỉ ít lâu sau khi bố hết nhiệm kỳ,nghỉ hưu,thi đảng sẽ”lờ”đi,dù có hò hét như Nguyễn văn An,Võ văn Kiệt!

    Vậy đợi xem chế độ quân phiệt sẽ lại “cha truyền,rằn ri nối”ở Ai Cập,Tunisie, hay”Đảng truyền,con nối”ở VN,giống như ở Triều Tiên(Bắc Hàn)hiện nay?

    • Minh Đức says:

      Trích: Vậy đợi xem chế độ quân phiệt sẽ lại “cha truyền,rằn ri nối”ở Ai Cập,Tunisie, hay”Đảng truyền,con nối”ở VN,giống như ở Triều Tiên(Bắc Hàn)hiện nay?

      Điều này một số người nhìn xa đã bàn. Vì quân đội nắm quyền quá lâu, mọc rễ vào các ngõ ngách xã hội và kinh tế nên không dễ gì mà một sớm một chiều Ai Cập sẽ dân chủ như các nước Tây phương. Cũng như Indonesia tuy có dân chủ nhưng quân đội vẫn có quyền lớn. Ngay tại Nga và một nước Đông Âu tuy gọi là có dân chủ nhưng các chính quyền vẫn cai trị theo lối bạo lực và bè đảng. Sự thay đổi về chính trị không dễ, sự thay đổi về văn hóa, cách suy nghĩ, hành xử càng khó hơn. Như Singapore tổ chức được xã hội có luật lệ ngay từ đầu là do sự sáng suốt của người lãnh đạo. Các sự thay đổi tại Ai Cập, Indonesia, Đông Âu là một bước trên một chặng đường. Nếu không bước đến một bước mà đứng mãi thì không bao giờ tiến lên phía trước.

  2. Vũ duy Giang says:

    Lịch sử cận đại của Ai cập từ khi Đại tá Nasser lật đổ triều đại vua Farrouk(loại Bảo Đại),thì chỉ là chế độ”quân phiệt”(như ở Miến Điện),vì sau Nasser là tướng Sadate lên cầm quyền được vài năm thì bị giế chết(vào dịp diễu binh) bởi kẻ cuồng tín đạo Hồi,và ngay sau đó được thay thế bởi tướng không quân(như Nguyễn cao Kỳ)Moubarak,cởi áo rằn ri,để làm TT nước này trong 30 năm!

    Khi cuộc buổi tình ở Ai cập trở nên gay cấn,thì Moubarak đả phong cho tướng(thân cận) Omar Suleiman làm Phó TT để”xoa dịu”tình thế,nhưng cuối cùng ông này lại trao quyền hành cho”Hội đồng quân sự tối cao”của quân đội,thì như là”có đi,có lại,mới toại lòng nhau”,vì cách đây 30 năm,chính Moubarak nhờ quân đội mà lên nắm quyền,bây giờ thì trả lại cho quân đội, tương tự như ở Tunisie,tướng Ben Ali đã lật đổ chính quyền dân sự của TT.Bourguiba!

    Người ta thường thấy phần nhiều các nước chậm tiến ở Nam Mỹ La Tinh,Phi châu và Á châu,thì giai cấp cầm quyền thuộc đảng”thiên tả”(độc tài CS),hoặc”thiên hữu”(độc tài”quân phiệt”như ở Miến Điện).Riêng ở VN thì là nước(trước 1975) đã có cả 2 chế độ độc tài này:CS ở miền Bắc,quân phiệt ở miền Nam(sau khi chế độ”dân sự”của TT.Ngô đình Diệm bị tướng tá lật đổ),cũng như Nam Hàn(thời tướng Pak chung Hi),và CS Bắc Hàn”cha truyền,con nối”.Lý do chính là để đối chọi với 1 đảng CS có tổ chức chặt chẽ,thì chỉ có quân đội,còn các”dân sự”khác thì”vô tài,hay quá nhát”.

    Cứ xem các”dân sự”VK đứng ngoài VN,từ xa”vỗ tay”nhận “người em gái Lê thị Công Nhân làm anh thư”chống VC dùm,hoặc đẩy”vợ con tham gia biểu tình ủng hộ nhà yêu nước Hà Vũ”,vì ông này học luật ở Pháp(cũng bị Vịt Tìềm dậy dỗ?!)về VN đi kiện lung tung,vì tưởng mang tên họ của 1 lãnh đạo CSVN cũ,thì lãnh đạo CS mới phải nể,không dám động đến chăng?Nhưng có lẽ bố ông không dậy ông rằng con cháu lãnh đạo mà không được vào TW đảng(dù bằng cửa”hậu” như Nồng đức Tuấn!)thì chỉ ít lâu sau khi bố hết nhiệm kỳ,nghỉ hưu,thi đảng sẽ”lờ”đi,dù có hò hét như Nguyễn văn An,Võ văn Kiệt!

    Vậy đợi xem chế độ quân phiệt sẽ lại “cha truyền,rằn ri nối”ở Ai Cập,Tunisie, hay”Đảng truyền,con nối”ở VN,giống như ở Triều Tiên(Bắc Hàn)hiện nay?

  3. Minh Đức says:

    Theo tin đài BBC ngày 11-2-2011 thì tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã từ chức và người dân Ai Cập vui mừng trên đường phố Cairo. Các xe hơi bóp còi .Việc tổng thống Mubarak từ chức chỉ mới một ngày sau khi ông đọc diễn văn tuyên bố sẽ tiếp tục cầm quyền cho thấy quyết định từ chức có thể có trong đầu ông khi ông nhìn thấy phản ứng tiêu cực của người dân về bài diễn văn mà ông vừa đọc. Nhờ truyền thông mau chóng nên trên toàn thế giới và người dân Ai Cập lẫn ông Mubarak có thể thấy được là người dân có hài lòng về quyết định tiếp tục ngồi lại của ông Mubarak hay không. Sự thông tin mau chóng tạo ra tình trạng đối thoại giữa người cầm quyền và dân . Người cầm quyền có thể thấy ngay là quyết định tiếp tục ngồi thêm của mình không làm dân hài lòng. Có lẽ ông Mubarak hy vọng rằng khi mình đọc diễn văn thì người dân sẽ bớt phẫn nộ nhưng lại có tác dụng ngược lại. Trước đây khi chính quyền có thể đàn áp tiếng nói người dân thì chính quyền không thể đo lường được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

    Cũng có thể có áp lực từ phía những người thân cận có quyền lực của ông Mubarak khuyên ông nên từ chức. Họ áp lực ông từ chức có thể là vì họ thấy ý muốn của dân quá mạnh, không thể đi ngược lại được mà nên tuân theo thì mới tránh được tình trạng hỗn loạn mà chính bản thân và địa vị của họ cũng bị đe dọa. Tại Rumania năm 1989, khi người dân phẫn nộ phản đối lãnh đạo đảng Cộng Sản là Caucescu thì chính là người nắm an ninh của chế độ Rumania đã bắt và bắn cả hai vợ chồng Caucescu để rồi sau đó họ tiếp tục nắm quyền và có thể nói với dân họ là những người đứng về phía nhân dân.

  4. Nguyen Giao says:

    This should have been removed as it has turned out to be false information.

    Nguyen Giao
    San Diego, USA

  5. Dân tộc says:

    Cuối cùng dân chủ đã chiến thắng. Hoan hô người dân Ai Cập.
    Rồi người dân Việt sẻ làm được điều này.
    Nếu mà có biểu tình ủng hộ nhà yêu nước Hà Vũ thì vợ con mình cũng sẻ tham gia một trận sống còn với chính quyên thối nát hiện nay.

Leave a Reply to Dân tộc