Con đường phía trước [1]
Chương 1:
Lần đầu tiên, khi còn là một thiếu niên, tôi đã trải qua sự phấn khích đặc biệt khi tôi hiểu ra rằng những chiếc máy điện toán kia rồi đây giá rẻ và máy sẽ mạnh hơn rất nhiều. Chiếc máy điện toán mà tôi đã chơi trò chơi tic-toe vào năm 1968 và hầu hết các máy điện toán thời đó là những máy chính; những con quái vật khó tính đó được đặt trong các hộp bảo vệ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Sau khi chúng tôi sử dụng hết số tiền do Mothers Club cung cấp, Paul Allen, người bạn học của tôi thời đó và sau này đã cùng tôi thành lập ra Hãng Microsoft, và tôi đã sử dụng rất nhiều thời gian để tiếp cận với máy điện toán. Những máy điện toán thời đó hoạt động rất kém so với tiêu chuẩn máy điện toán hiện nay, nhưng chúng lại là nỗi kinh hoàng đối với chúng tôi bởi vì chúng thật to lớn, phức tạp và rất đắt, giá mỗi chiếc tới hàng triệu Mỹ kim. Người ta nối chúng bằng sợi dây điện thoại với thiết bị đầu ra là loại máy teletyp để cho nhiều người ở nhiều noi khác nhau có thể dùng chung được. Còn máy điện toán thuê giờ thì rất đắt. Khi tôi còn học trung học, giá thuê giờ loại máy trên là 40 Mỹ kim. Điều đó bây giờ nghe có vẻ kỳ quặc vì khi mà hiện nay có một số người có hơn một máy và không họ nghĩ rằng anh ta để đó bạn cũng có thể sắm riêng một máy được. Nếu bạn có 18.000 Mỹ kim ,Hãng Digital Equipment (DEC) sẽ bán cho bạn một máy PDP-8. Mặc dù người ta gọi là ” máy điện toán mini” nhưng nó rất lớn so với máy ngày nay. Người ta phải đặt nó trên một giá đỡ chiều ngang O,6 m và chiều cao 2 m, nặng tới 120kg. Có một thời chúng tôi có một cái, và tôi nghịch nó suốt ngày.
Chiếc PDP-8 rất bị hạn chế so với chiếc máy chính mà chúng tôi có thể liên lạc được bằng điên thoại, thực ra, khả năng tính của nó còn kém hơn vài loại đồng hồ đeo tay hiện nay. Nhưng nó có thể lập trình giống như máy lớn, loại rất đắt tiền, bằng cách chỉ thị cho phần mềm. Mặc dù có những hạn chế, chiếc máy PDP-8 khơi dậy trong chúng tôi niềm mơ ước rằng rồi đây hàng triệu người sẽ có thể sắm được máy điện toán. Cứ mỗi một năm trôi qua, tôi lại càng tin chắc rằng máy điện toán nhất định sẽ rẻ hơn nhiều và sẽ rất phổ biến. Tôi chắc chắn rằng một trong những lý do khiến tôi quyết tâm phát triển máy điện toán cá nhân lúc đò là tôi muốn có riêng cho mình một chiếc.
Vào thời đó, phần mềm, cũng giống như phần cứng, đều rất đắt. Người ta phải viết cho mỗi loại máy. Và hễ mỗi lần phần cứng của máy điện toán thay đổi, và việc đó rất thường xảy ra, thì lại phải tốn rất nhiều thời gian để viết lại phần mềm khác. Một số hãng sản xuất máy điện toán có cung cấp khối lập trình phần mềm chuẩn kèm theo máy, nhưng hầu hết các phần mềm đều chỉ dược viết để giải quyết nhưng vấn đề riêng cho một số hãng buôn. Cũng có một vài phần mềm đa dụng, nhưng có rất ít phần mềm kết hợp mà bạn có thể mua đứt được.
Ba má tôi lo tiền học phí cho tôi tại Lakeside và cho tôi tiền để mua sách, nhưng tôi còn phải lo trả tiên thuê máy điện toán. Chính điều đó đã đẩy tôi nghiêng về hướng muốn kinh doanh phần mềm. Nhóm chúng tôi,trong đó có Paul Allen, tìm dược việc làm với tư cách là những lập trình viên phần mềm. Đối với học sinh các trừong trung học, số tiền 5.000 Mỹ kim được trả cho mỗi mùa hè – một phần bằng tiền và số còn lại được trừ vào tiền thuê máy điện toán -thật là một số tiền lớn. Đồng thời, chúng tôi cũng thương lượng để làm việc cho một số công ty khác trong đó có điều kiện là nếu chúng tôi phát hiện các sai sót trong phần mềm cho họ, chúng tôi được sử dụng máy điện toán của họ không mất tiền.
Một trong những chưong trình tôi đã viết là chưong trình về xếp lớp của học sinh. Tôi đã bí mật cài vào đó một vài lệnh và việc đó khiến tôi được xếp vào một lớp chỉ toàn là nữ sinh. Như tôi đã đề cập, thật khó lòng kéo tôi ra khỏi chiếc máy, nơi tôi có thể chứng minh một cách rỏ ràng về những thành công của mình. Tôi đã nghiện nó rồi.
Lúc đó, Paul hiểu biết về phần cứng nhiều hơn tôi. Vào một ngày he năm 1972, khi tôi mới 16 và Paul 18 tuổi, Paul đưa cho tôi bài báo dài cả trang 143 của tạp chí Electronics. Bài báo viết rằng một công ty còn non trẻ, tên Intel, đã cho ra đời một nhip vi xử lý với tên gọi 8008.
Chíp vi xử lý đơn giản nhưng nó chứa toàn bộ não của một máy điện toán Paul và tôi nhận thấy rằng bộ vi xử lý đầu tiên này còn rất hạn chế, nhưng Paul chắc chắn rằng sẽ có thể làm cho chúng mạnh hơn và máy điện toán sử dụng một chip sẽ được cải tiến nhanh chóng.
Vào thời đó, giới công nghiệp máy điện toán chưa họ nghĩ đến việc chế tạo ra một máy điện toán thực ra chỉ dùng một bộ vi xử lý. Bài báo dăng trên tạp chí Electronics chẳng hạn, miêu tả máy điện toán 8008 như là một máy thích hợp ” cho bất cứ chương trinh số hoc, chương trình điều khiển hay hệ thống làm ra quyết định nào, như là một đầu cuối thông minh “. Nhưng tác giả bài báo đã không nhận thấy rằng bộ vi xử lý lại có thể phát triển lên thành một máy điện toán đa năng. Các bộ vi xử lý thời đó còn chậm và bị hạn chế về số lượng thông tin mà chung xử lý. Chưa có những ngôn ngữ lập trình phức hợp. Mỗi một ứng dụng đều phải được lập trình với hàng tá các lệnh đơn giản mà mạch tổ hợp có thể hiểu được.
Người ta coi chiếc máy 8008 như là một gánh nặng, cứ phải lặp di lặp lại các nhiệm vụ đơn giản một cách rất nhàm chán. Loại này được sử dụng rất phổ biến trong thang máy và máy tính bờ túi.
Nói cách khác, một bộ vi xử lý giản đơn được gắn vào một ứng dụng,như các nút điều khiển trong thang máy, chỉ là một công cụ đơn, một cái trống hay một cái còi, trong tay của một nhạc sĩ nghiệp dư; tốt cho nhịp điệu cơ bản hoặc cho những hoà âm không phức tạp. Tuy nhiên, một bộ vi xử lý mạnh với những ngôn ngữ lập trình thích hợp giống như một dàn nhạc hoàn hảo. Với một phần mềm đúng, cũng như với một dàn nhạc hay, nó có thể chơi tất cả các thể loại.
Paul và tôi tự hỏi chúng tôi phải lập trình như thế nào để cho máy 8008 có thể thực hiện được, Paul điện thoại cho hãng Intel để hỏi xem họ có thể cung cấp cho chúng tôi một tài liệu hướng dẫn nào được không. Chúng tôi hơi ngạc nhiên khi nhận được tài liệu do họ gởi tới. Chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu. Trước đây, tôi đã lập một phiên bản (version) của BASIC để sử dụng trong máy PDP-8 của Hãng DEC, và hết sức phấn khởi khi nghĩ rằng tôi có thể làm như vậy cho mạch tổ hợp của Hãng Intel. Nhưng trong khi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của máy 8008, tôi nhận thấy rằng đó chỉ là việc làm vô ích. Chiếc máy 8OO8 chưa phải là loại máy tinh vi, nó không có đủ transistor.
Tuy nhiên, chúng tôi đã hình dung ra cách sử dụng mạch tổ hợp nhờ đó để nâng công suất của những chiếc máy lên để chúng có thể phân tích số liệu thông tin về lưu lượng xe cộ lưu thông xe bằng cách trải một đoạn ống cao su ngang qua những quãng đường chọn trước. Khi một xe chạy qua ống cao su, nó đục một lỗ trên băng giấy đặt bên trong một hộp kim loại gắn ở một đầu ống. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể sử dụng máy 8008 để xử lý các băng giấy đó để in ra các dồ thị và các số liệu thống kê khác. Chúng tôi đặt tên cho công ty đầu tiên của chúng tôi là ” Traf-O-Data”. Vào thời đó, cái tên này nghe có vẻ thi vị lắm.
Tôi viết rất nhiều phần mềm cho chiếc máy Traf-O-Data ngay trên xe buýt liên tỉnh trong các lần đi lại từ Seattle tới Pullman va Washington, và trong khi đó Paul vẫn tiếp tục học tại trường. Những mẫu thử đầu tiên hoạt động rất tốt, và chúng tôi hình dung rằng chúng tôi sẽ bán rất chạy loại máy mới của chúng tôi trên khắp đất nước. Chúng tôi sử dụng nó để xử lý các băng giấy về lưu lượng xe giao thông trên dường phố cho một vài khách hàng, nhưng không một ai thực sự muốn mua máy của chúng tôi, có lẽ chúng là sản phẩm của hai cậu nhóc.
Mặc dù có thất vọng, chúng tôi vẫn vững tin vào tương lai, thậm chí nếu đó không phải là các phần cứng,thì chí ít chúng tôi cũng có thể làm được điều gì đó với bộ vi xử lý. Sau khi tôi vào học tại đại học Harvard vào năm 1973, Paul vẫn cố sử dụng chiếc Chrysler New Yorker cà tàng của anh để đi từ Washington xuyên qua nước Mỹ đến Boston, để lập trinh cho máy điện toán mini tại Honeywell. Anh thừong hay ghé qua Cambridge để tiếp tục trao đổi với tôi về kế hoạch tương lai.
Mùa xuân năm 1974, tạp chí Electronics cho biết Hãng Intel cho ra đời mạch tổ hợp 8008 mới – có công suất mạch gấp mười lần mạch tổ hợp 8008 gắn trong máy Traf-O-Data. Máy 8008 không lớn hơn máy 8008 là mấy nhưng nó chứa nhiều hơn tới 2.700 transistor. Ngay lập tức, chúng tôi xem xét các bộ phận bên trong của một chiếc máy điện toán thực sự, với giá khoảng dưới 200 Mỹ kim. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc soạn tài liệu.Tôi nói Paul ” Bây giờ thì hãng DEC sẽ không thể bán được chiếc máy PDP-8 nào nữa đâu ” Điều khá rõ ràng đối với chúng tôi là nếu mạch tổ hợp nhờ li ti đó lại có thể trở nên mạnh hơn rất nhiều lần thì sự cáo chung của những cỗ máy cồng kềnh kia đang đến.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy điện toán lại không nhận ra rằng chính bộ vi xử lý đó mới là mối đe doạ. Họ chỉ không thể hình dung được là một mạch tổ hợp nhỏ bé kia lại có thể tạo nên một máy điện toán “thật sự”. Thậm chí ngay cả các nhà khoa học của Intel cũng không thể nhìn thấy khả năng tiềm ẩn đầy đủ của nó. Đối với họ, chiếc máy 8008 không gì khác hơn là sự cải tiến trong công nghệ tổ hợp. Trong một thời gian ngắn, các nhà sản xuất máy điện toán đã đúng. Máy 8008 chỉ là một sự tiến bộ nhỏ nhoi. Nhưng Paul và tôi nhìn lại những hạn chế của mạch tổ hợp mới đó và hình dung ra một loại máy điện toán khác hoàn toàn mang tính riêng tư, có khả năng sắm được và có thể thích nghi được. Điều đó đã hết sức rõ ràng đối với chúng tôi bởi vì các mạch tổ hợp mới đó rẻ đến mức rồi chúng sẽ có mặt ở khắp nơi.
Phần cứng của máy điện toán, có một thời rất hiếm, rồi đây cũng sẽ có mặt khắp nơi, và giá thuê máy điện toán sẽ không còn quá đắt như trứơc nữa. Chúng tôi nghĩ rằng người ta sẽ áp dụng mọi ứng dụng mới vào máy điện toán nếu như nó không quá đắt như vậy. Rồi đây, phần mềm sẽ là chìa khoá để khai thác mọi khả năng tiềm tàng của những máy này. Paul và tôi suy đoán rằng các công ty Nhật và IBM chắc sẽ nắm phần sản xuất hầu hết phần cứng. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ đi lên với những phần mềm đầy sáng tạo và mới mẻ. Và tại sao lại không chứ ? Bộ vi xử lý sẽ thay đổi cơ cấu của nền công nghiệp. Và có thể hai chúng tôi tìm được một chỗ đứng trong đó.
Đề tài này cũng là đề tài chung của các trường đại học. Bạn có tất cả mọi loại kinh nghiệm mới, và ước mơ hiện tại ấp ủ cho những ước mơ về tương lai. Lúc bấy giờ chúng tôi còn trẻ và nghĩ rằng chúng tôi còn đủ thời gian. Tôi đăng ký học thêm một năm nữa tại trường đại học Harvard, và luôn suy nghĩ tìm cách để cho ra đời công ty sản xuất phần mềm của chúng tôi. Chúng tôi đề ra một kế hoạch khá đơn giản. Từ phòng ngủ của tôi tại ký túc xá, chúng tôi gởi đơn tới tất cả các công ty máy điện toán lớn, xin được viết phiên bản BASIC cho mạch tổ hợp Intel mới,nhưng không một nơi nào trả lời. Đến tháng 12, chúng tôi cảm thấy khá thất vọng. Tôi dự định sẽ trở về Seattle nghỉ phép, và Paul vẫn sống ở Boston. Vào một buổi sáng, với cái lạnh buốt tận xương của vùng Massachusetts, vài hôm trước khi tôi rời khu vực này, Paul và tôi đang lang thang quanh quầy báo tại Quảng trừong Harvard và Paul họ hững cầm lên tạp chí Popular Electronics số tháng Giêng Đây chính là khoảnh khắc tôi đã miêu tả ở phần mở đầu Lời Tựa của quyển sách này. Chính nó đã biến ươc mơ của chúng tôi về tương lai thành hiện thực.
Trên trang bìa của tạp chí là một bức ảnh chụp một máy điện toán rất nhọ, không lớn hơn chiếc lò nứong bánh mì điểm tâm là mấy. Nó có một cái tên có vẻ trang trọng hơn cái tên Traf-O-Data của chúng tôi; Máy điện toán Altair 88OO. ( Altair là đích đến trong bộ phim khoa học giả tưởng nhiều tập Star Trek). Máy không có màn hình và cũng chẳng có bàn phim. Nó có 16 nút bấm đề ra lệnh trực tiếp nhấp nháy được,và tất cả chỉ có thế. Một phần của vấn đề là máy Altair 8800 thiếu phần mềm. Và người ta không thể lập trình cho nó được, và việc đó khiến cho nó trở thành một vật
mới lạ hơn là một công cụ.
Nhưng cái mà máy Altair có lại là chíp vi xử lý của máy Intel 8080 được dùng như bộ não của máy. Khi chúng tôi nhìn thấy nó, chúng tôi hoang mang thực sự. ” Ôi ; Nó đã ra đời mà chúng tôi không được góp phần ; Người ta viết phần mềm thực sự cho tổ hợp rồi.” Tôi đã đoán chắc là nó sẽ xảy ra sớm hơn và tôi đã muón được tham gia ngay vào thời kỳ đầu. Cơ hội để được tham gia ngay vào các giai đoạn đầu của cuộc cách mạng máy điện toán cá nhân là cơ hội ngàn năm có một, nên tôi đã chớp lấy.
Hai mươi năm sau, tôi cũng suy nghĩ giống như vậy về những gì diễn ra hiện nay. Lúc đó, tôi no sợ rằng người khác cũng sẽ có phiên bản giống như tôi đã làm; ngày nay, tôi biết đang có hàng ngàn người làm như vậy. Cái di sản của cuộc cách mạng trước đây là 50 triệu máy điện toán cá nhân đã được bán ra hàng năm trên toàn thế giới,và vận hội đó đã được lập lại trong nghành công nghiệp máy điện toán. Đã có biết bao người thắng và kẻ thua.Lần này, có không biết bao nhiêu công ty đang cố lao vào thật sớm trong khi sự thay đổi đang diễn ra hàng ngày và có không biết cơ man nào là cơ hội.
Khi nhìn lại khoảng thời gian 20 năm trước đây, rõ ràng một số đông công ty đã vội vàng lao mình vào cuộc đến mức họ không kịp thích ứng và thua thiệt là chuyện hiển nhiên. Rồi đây, hai mươi năm sau nữa, khi chúng ta nhìn lại thời kỳ này, chúng ta cũng sẽ thấy một dạng tương tự như vậy xảy ra. Tôi biết, trong khi tôi viết điều này, đang có ít ra là một thanh niên sẽ lập một công ty mới rất lớn, tin tưởng vào tấm nhìn sâu rộng của anh ta vào cuộc cách mạng thông tin này là đúng. Hàng ngàn công ty sẽ được thành lập để khai thác những đổi thay sắp tới này.
Năm 1975, Paul và tôi đã quyết định một cách ngây thơ rằng chúng tôi sẽ cho ra đời một công ty, chúng tôi đang hành động giống như những nhân vật trong chuyện phim của Judy Garland và Mickey Rooney, những người đã reo mừng :” Chúng tôi sẽ trình diễn ngay tại các chuồng gia súc ” Không còn thời gian để mà lãng phí nữa. Công trình đầu tiên của chúng tôi lúc đó là tạo ra ngôn ngữ BASIC cho chiếc máy điện toán xinh xinh của chúng tôi.
Chúng tôi đã nhét quá nhiều thứ vào trong bộ nhớ nhờ của chiếc máy. Chiếc Altair chỉ có khoảng 4.000 ký tự nhớ. Ngày nay, hầu hết máy điện toán cá nhân có từ 4 đến 8 triệu ký tự nhớ. Nhiệm vụ của chung tôi lúc đó càng trở nên phức tạp hơn vì chúng tôi thực sự không có trong tay một chiếc Altair nào, và cũng chưa bao giờ được nhìn thấy nó. Nhưng việc đó không thành vấn đề vì những gì chúng tôi quan tâm tới là chip vi xử lý 8080 mới của Intel và chúng tôi cũng chưa bao giờ được nhìn thấy nó. Không họ nản lòng, Paul nghiên cứu tài liệu để tạo mạch tổ hợp, và sau đó viết một chưong trình giúp cho chiếc máy lớn tại Harvard có thể bắt chước chiếc máy Altair nhỏ nhắn kia. Việc đó chẳng khác nào đưa toàn bộ một dàn nhạc hoàn chỉnh ra chỉ để chơi một bản song tấu đơn giản. Ấy thế mà lại thành công.
Để viết được những phần mềm tốt, đòi hỏi người viết phải tập trung tư tưởng, và viết ngôn ngữ BASIC cho máy Altair cũng là công việc khá đau đầu Khi suy nghĩ, tôi thường phải đi tới đi lui trong phòng bởi nó giúp tôi tập trung được suy nghĩ vào một vấn đề duy nhất và tránh bị phân tán tư tưởng. Tôi nhốt mình trong phong ngủ trong suốt mùa đông năm 1975. Paul và tôi không ngủ nhiều và không còn biết ngày hay đêm nữa. Khi tôi thực sự buồn ngủ, nơi tôi ngủ thường là bàn làm việc hay sàn nhà. Có một số ngày chúng tôi không ăn và cũng không họ gặp mặt một ngưòi nào cả. Nhưng sau 5 tuần. Rất đúng lúc và chúng tôi đặt tên cho công ty là ” Microsoft”.
Chúng tôi biết rằng thành lập một công ty có nghĩa là chấp nhận sự hy sinh. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng nhận ra rằng hoặc chúng tôi thành lập công ty vào lúc đó hoặc sẽ không bao giờ nữa. Vào mùa xuân năm 1975, Paul từ bỏ nghề lập trình và tôi cũng quyết định nghỉ phép.
Tôi đưa vấn đề này ra bàn với Ba má tôi, cả hai người đều khá hiểu biết về kinh doanh, Ba má tôi đều hiểu rằng tôi rất muốn thành lập công ty sản xuất phần mềm và Ba má tôi đã ủng hộ ý định đó. Kế hoạch của tôi là nghỉ học để tập trung thời gian thành lập công ty rồi sau đó sẽ trở lại trường để hoàn tất chương trình. Tôi chỉ muốn nghỉ phép dài hạn. Không giống như một số sinh viên khác, tôi yêu mến trường đại học. Tôi từng nghĩ rằng thật là vui thích khi được cùng ngồi bàn chuyện với biết bao những con ngưòi thông minh cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng cánh cửa mở để thành lập một công ty phần mềm có thể không bao giờ trở lại. Vì thế cho nên tôi lao vào thế giới kinh doanh khi tôi chỉ mới 19 tuổi đầu.
Người ta thường yêu cầu tôi giải thích sự thành công của Hãng Microsoft. Họ muốn biết bí quyết nào đã đưa công ty từ chỗ chỉ có hai người thành một cong ty có trên 17.000 nhân viên với doanh số bán ra hàng năm trên 6 tỷ. Tất nhiên, câu trả lời không đơn giản chút nào, và sự may mắn có vai trò của nó trong đó, nhưng tôi nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất là tầm nhìn ban đầu của chúng tôi.
Chúng tôi nghĩ điều gì sẽ xảy ra sau máy Intel 8080, và hành động theo hướng đó. Chúng tôi tự hỏi ” Điều gì sẽ xảy ra nếu như giá tiền mua máy điện toán sẽ rẻ gần như cho không ?”
Chúng tôi tin rằng máy điện toán rồi sẽ có mặt ở khắp nơi vì giá rẻ và phần mềm mới có nhiều lợi thế hơn. Chúng tôi mở của hiệu bán máy điện toán để thử vận may, và sản xuất phần mềm để bán trong khi chưa một người nào làm như vậy. Nhờ tầm nhìn ban đầu của chúng tôi đúng giúp cho mọi việc về sau dễ dàng hơn, Chúng tôi vào cuộc đúng nơi và đúng lúc. Chúng tôi đên đích trứoc, và những thành công ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thu hút nhân tài. Chúng tôi thiết lập mạng lưới bán hang trên toàn thế giới,và sử dụng lợi tức để đầu tư vào viêc nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. Ngay từ đầu,chúng tôi đi đúng hướng.
Bây giờ, chúng tôi có cả một chân trời mới, và một câu hỏi mới nảy sinh “Điều gì sẽ xảy ra nếu như việc thông tin liên lạc rồi đây sẽ là việc gần như không tốn tiền ?”
Để nghĩ về sự nối mạng tất cả các máy của gia đình và cơ quan vào trong một mạnglưới có tốc độ cao đã và đang châm ngòi trí tưởng tượng của dân tộc này mà từ khi có chương trình không gian chưa có gì có thể khơi dậy như thế. Và không chỉ có dân tộc này, trí tưởng tượng của các dân tộc khác trên toàn thế giới rồi sẽ bừng lên. Hàng ngàn công ty sẽ có tầm nhìn như vậy, và từng cá nhân cũng thế, hiểu được những bước đi ban đầu, và việc thực hiện sẽ xác định thành công của họ.
Tôi dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về kinh doanh bởi tôi rất yêu thích công việc tôi làm. Ngày nay, phần lớn suy nghĩ của tôi đều dồn vào cho xa lộ. Hai mươi năm trước đây, khi tôi nghĩ về tương lai của vi chip của máy điện toán cá nhân, tôi cũng không biết chắc rồi nó sẽ dẵn dắt tôi đi đến đâu .Tuy nhiên,tôi vẵn kiên trì theo hướng đã chọn, và tin tưởng rằng chúng tôi đang đi đúng hướng chúng tôi cần đến khi mọi việc ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Hiện nay, trước mắt tôi còn nhiều bất trăc, song tôi vẫn giữ niềm tin như thủa nào. Thật khá căng thẳng thằn kinh nhưng cũng thật là thích thú.
Hầu hết mọi người cũng như mọi công ty đang đánh cuộc với tương lai của họ bằng cách xây dựng những nhân tố để biến xa lộ thông tin thành hiện thực. Tại hãng Microsoft, chúng tôi tích cực làm việc để hình dung ra cách làm thế nào để có thể bắt đấu từ vị trí chung stôi đang đứng hiện nay, đi đến điểm chúng tôi có thể phát huy tất cả tiềm năng của những tiến bộ mới của kỹ thuật. Lúc này là thời điểm đầy hứng thú, chẳng những cho các công ty có liên quan mà còn đối với tất cả những ai nhận thức được những lợi ích của cuộc cách mạng này.
(Còn tiếp)
© Bill Gates
Pages: 1 2
Trích dẫn “Microsoft không chỉ không có bất kì một lợi điểm đặc biệt nào mà còn bị cản trở vì sự cồng kềnh của cấu trúc công ty và vì mức độ liên quan với thế giới máy tính để bàn hiện nay.”
Thật là 1 tay tư bản va tài phiệt sừng sỏ trong nghanh điện toán cua Hoa Kỳ, nói mà không biết ngượng : Lợi điểm của MS là OS va “open source code” cua OS. MS đã lợi đụng vị thế này mà vi phạm luật ” anti-trust ” ( luật chống độc quyền cạnh tranh trong kinh doanh ) va`nho*` vào lợi thế cua OS mà MS tiêu diệt rất nhiều cong ty nhỏ phát minh ra tat cả ý tưởng ban đầu của nghành microcomputer: Lotus 123, Dbase, Borland, Wordperfect, Netscape v.v… làm biết bao nhiêu người làm trong các cong ty này phải bị mất việc làm trong những năm 1980s and 1990s.
Trong suốt 30 năm qua MS và bản thân cua Bill Gates chưa có 1 đóng góp nào hay sáng tạo nào cho PC industry, chỉ toàn là chôm chỉa, ăn cắp và mua lại các công ty nhỏ. Bất cứ 1 sáng tạo mới nào trong nghanh PC cũng không bao giờ bắt đầu tại MS, từ internet browser to Facebook to search engine to email… Ngay cả DOS cũng là của Q, khong phai la sang tạo cua MS hay Bill Gates. Ngay cả Windows graphical interface cũng là ăn cắp sang’ kiến của Apple Computers và DEC.
Bản thân của Bill Gates cũng chả có khoa bảng bằng cấp gì, học hành cũng không đến nơi đến chốn.
Kết luận: Bill Gates viết sách thì chúng ta có nên đọc hay không ?