WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Núi Cao Vực Thẳm và những khoảng trống Việt Nam

Nhà văn Hồ Trường An

Qua Núi Cao Vực Thẳm, Hồ Trường An giới thiệu 9 nhà văn Việt Nam, trong số có những người nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước và có những người chỉ được biết đến sau này trong sinh hoạt văn học nghệ thuật cộng đồng người Việt hải ngoại.

Nhưng gợi nhắc từ Núi Cao Vực Thẳm của Hồ Trường An là một khoảng trống đã kéo dài trong diễn trình văn học nghệ thuật Việt Nam và cũng chính là thời điểm băng hoại thê thảm của đời sống con người Việt Nam nói chung kể từ khi khai quốc.

Bởi, trong diễn trình sinh hoá, bên cạnh những điều kiện tất yếu để duy trì thân xác không thể không nói tới yêu cầu thăng hoa cảm thức và tâm linh để giữ cho tiến trình sinh hoá khỏi lao xuống vực thẳm do sự sống không chỉ ghi dấu bằng hơi thở, bằng nhịp tim mà còn đòi hỏi nỗ lực vươn tới cõi Toàn Hảo cuối cùng kết hợp bởi ba yếu tố Chân – Thiện – Mỹ.

Từ lâu đã có những tiếng nói chỉ hướng đi về Chân – Thiện – Mỹ là Tâm Từ Bi Hỷ Xả, là Đức Hiếu Sinh, là Đạo Nhân, là Tình Bác Ái. Ít nhất từ hàng ngàn năm qua, những tiếng nói này đã vang vọng bên tai nhiều thế hệ, đã được đón nhận bởi lớp lớp con người và đã là những vầng sáng soi đường cho diễn trình sinh hoá qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm.

Đồng thời, không thể phủ nhận trong tiến trình sinh hoá, sinh hoạt văn học nghệ thuật luôn hằng hữu với vai trò chủ động là con người. Không bao giờ sinh hoạt văn học nghệ thuật tách rời nổi khỏi cuộc sống và cũng không bao giờ con người phủ nhận nổi sự tất hữu của sinh hoạt văn học nghệ thuật trong diễn trình sinh hoá vô cùng vô tận. Nói cách khác, sinh hoạt văn học nghệ thuật luôn hiện hữu như một điều kiện tất yếu góp phần định hướng chính xác cho diễn trình sinh hoá miên viễn của con người. Kể cả khi tích cực bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật cũng khó phủ nhận thực tế này do nghệ thuật vẫn đương nhiên gắn bó với nhân sinh qua yêu cầu vươn tới Chân – Thiện – Mỹ.

Mọi công trình văn học nghệ thuật, vì thế, luôn nằm trong cuộc sống với tính cách những tấm gương hiển lộ chân dung con người từng thời đại và cũng là lời cảnh báo về các hiểm hoạ để giữ cho diễn trình sinh hoá luôn thuận chiều với định hướng thăng hoa trường cửu.

Từ đây đã hiển lộ tính tối thiết trong cuộc sống của các công trình văn học nghệ thuật và cũng từ đây, người trực tiếp sinh hoạt văn học nghệ thuật đã được dành một vị thế đặc biệt do yêu cầu bảo đảm hiệu năng đóng góp của các công trình sáng tạo.

Điều kiện bắt buộc cần cho người sinh hoạt văn học nghệ thuật là phải được bảo đảm tuyệt đối về tự do trong vai trò vận dụng và chuyển hoá các yếu tố ngôn từ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc… để hướng về mục tiêu Chân, Thiện, Mỹ muôn màu muôn vẻ theo đúng sở năng thiên bẩm của mỗi cá nhân. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được dựa vào ưu thế xã hội thủ đắc để xâm phạm quyền tự do sáng tạo của người sinh hoạt văn học nghệ thuật. Công lệ này không chỉ nhắm bảo vệ giá trị các công trình sáng tạo mà còn nhắm cung ứng điều kiện nhận thức chân xác về thực tế mọi giai đoạn đời sống qua các tác phẩm văn học nghệ thuật — nói cách khác là bảo đảm hiệu năng đóng góp của văn học nghệ thuật cho mục tiêu duy trì và thăng hoa cuộc sống.

Lịch sử từng ghi lại sự thảm bại trong mưu toan đoạt quyền tự do sinh hoạt văn học nghệ thuật qua chủ trương đốt sách chôn nho sĩ của Tần Thủy Hoàng tại Trung Hoa hơn hai ngàn năm trước. Uy lực gươm dáo hung tàn của một triều đại đã không phá nổi quy luật diễn hoá cuộc sống mà ngược lại còn khắc hoạ kẻ chủ trương trong hình ảnh một bạo chúa để lưu truyền ngàn sau.

Nhưng tới thế kỷ 20, cuồng vọng phần thư khanh nho của Tần Thủy Hoàng vẫn cuốn hút những người tận tín ở chủ thuyết Cộng Sản để đẩy sinh hoạt văn học nghệ thuật nhiều quốc gia trong số có Việt Nam vào đoạn đường nhầy nhụa.

Không khí chính trị mùa Thu 1945 đặt 25 triệu người Việt Nam trước ước mong duy nhất là đất nước không còn bị ngoại bang chi phối để mọi bàn tay, mọi khối óc được tận năng góp sức xây dựng cuộc sống an hoà no ấm cho toàn thể con dân trong cộng đồng dân tộc.

Chính vì thế đã nổi lên những tiếng nói phản kháng việc du nhập chủ thuyết Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp với mục tiêu triệt hạ mọi thành phần xã hội để chỉ còn tồn tại duy nhất một thành phần vô sản và phá bỏ biên giới quốc gia để đất nước trở thành một bộ phận của thế giới vô sản. Những tiếng nói phản kháng đã tạo trở ngại cho người Cộng Sản trong việc nắm giữ vai trò lãnh đạo khiến ngày 11 tháng 11 năm 1945, Hồ Chí Minh phải chính thức tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương và long trọng thề trước công chúng Hà Nội là không theo đuổi ý hướng chính trị nào ngoài ước mong vì dân vì nước.

Trên thực tế, Hồ Chí Minh không hề từ bỏ lý tưởng Cộng Sản và Đảng Cộng Sản Đông Dương tiếp tục tiến hành các hành động triệt hạ người dị kiến bằng mọi cách từ lợi dụng quyền lực đang nắm giữ tới ám sát, bắt cóc để thủ tiêu mà thực tế đã ghi lại vụ án Ôn Như Hầu tại Hà Nội năm 1946 cùng những cái chết của các nhân vật đấu tranh ngoài hàng ngũ Cộng Sản như Trương Tử Anh, Lý Đông A, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu…, các văn nghệ sĩ như Khái Hưng, Lan Khai, Nhượng Tống,… cùng các vụ tàn sát tập thể tín đồ Hoà Hảo, Cao Đài tại Cần Thơ, Quảng Ngãi …

Tới tháng 3 năm 1951 là thời điểm đảng Cộng Sản Đông Dương nắm vững quyền lãnh đạo và Hồ Chí Minh đã qua Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa trực tiếp nghe chỉ thị từ các lãnh tụ Staline, Mao Trạch Đông thì cũng chính Hồ Chí Minh quyết định cho Đảng này tái xuất công khai. Dù Đảng sống lại dưới tên Đảng Lao Động Việt Nam, Hồ Chí Minh đã cho thực hiện tức khắc nhiều cuộc chỉnh huấn với các tên gọi như Rèn Cán, Chỉnh Quân… để uốn nắn tư tưởng mọi thành phần thuộc cấp và dân chúng theo đòi hỏi suy tôn chân lý duy nhất là chủ thuyết Cộng Sản.

Tháng 6 năm 1953, cùng với sự khởi diễn chính sách Cải Cách Ruộng Đất, các cuộc chỉnh huấn mở rộng đến đối tượng văn nghệ sĩ và kết quả thu hoạch đã phơi bày một thực cảnh ngoài hẳn mọi mức độ tưởng tượng qua tiếng nói của những người làm văn học nghệ thuật Việt Nam thuở đó. Trên các trang báo xuất bản tại Hà Nội từ cuối năm 1954, người đọc đã có dịp trực diện với những lời lẽ được gọi là tự phê bộc lộ một thái độ hèn mạt cùng cực của các cây bút từng nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam.

Chẳng hạn Nguyễn Tuân của tác phẩm Vang Bóng Một Thời từng là biểu tượng cho nếp sống phiêu bạt giang hồ đã viết: Tôi quyết tâm từ nay sáng tác vì lợi ích của dân cày. Tôi phấn khởi đứng về phía bần cố nông mà thận trọng và cố gắng thể hiện cái tâm hồn sáng lên của người dân có Đảng lãnh đạo…

Và, Thế Lữ từng mang tâm tư uất hận của con cọp bị hãm trong chuồng sắt thuở nào đã cất lời ca ngợi khung chuồng mới:… Con người tôi được hoàn toàn giải phóng để tiến vào cuộc sống sáng sủa lành mạnh, đem khả năng ra phục vụ chính nghĩa cách mạng, phục vụ Đảng …

Trong khi đó, nhà thơ trữ tình lãng mạn thần tượng một thời của tuổi trẻ là Xuân Diệu đã có những câu thơ:

Hôm nay học hết kỳ Chỉnh Đảng
Thấy bốn phương ánh sáng ùa vào
Bước đầu tuy chửa là bao
Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần !

………………………………………………………

Đảng còn tranh đấu không thôi
Ta còn theo Đảng suốt đời tiến lên !

Khi chính sách cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh mô tả là bước tiến long trời lở đất được tiến hành, Lưu Trọng Lư, một nhà thơ vẫn được hình dung như con nai vàng ngơ ngác với các ý tình dịu ngọt của mùa thu, đã cất lời gào thét:

Cha đời địa chủ gian tham
Không cho người ở học hành ấm no
Tháng ngày bắt giữ trong nhà
Chào cờ không biết, cụ Hồ nào hay
Bây giờ Đảng đã về đây
Chúng tôi do Đảng cầm tay dắt dìu
Nông dân theo Đảng quyết liều
Đấu cho ngã gục bổ nhào chúng đi !

Với Xuân Diệu, những lời gào thét còn mang tính thúc đẩy dữ dằn:

Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng hôm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây.
Bắt quỳ gục xuống, đoạ đầy chết thôi !

Dù nhìn vấn đề theo cách nào thì những người trên đã rời khỏi hàng ngũ sinh hoạt văn học nghệ thuật.

Những dòng chữ gọi là sáng tác” hoặc phát biểu tự giác” kể trên đã bộc lộ ý hướng khom lưng quỳ gối trước uy lực của Đảng Cộng Sản và thái độ tuân thủ mọi mệnh lệnh của một loại tôi đòi hèn mạt luôn cúi đầu vâng theo lời chủ. Hết sức dễ dàng để thấy tiếng nói tôi đòi không thể là gì khác ngoài nỗ lực phụng sự ý đồ của chủ nhân và kẻ đã biến thành tôi đòi dù được ân thưởng tài ba thiên phú ở mức nào cũng không bao giờ có thể góp mặt trong hàng ngũ sinh hoạt văn học nghệ thuật. Bởi bằng cách nào có thể gọi những dòng chữ kia là các sáng tác văn học nghệ thuật ?

Khi tiến hành các đợt chỉnh huấn với mục tiêu cải hoá văn nghệ sĩ thành một loại tôi đòi rõ ràng Đảng Cộng Sản đã nhắm mục tiêu mà Tần Thủy Hoàng từng nhắm là quyết liệt chận đứng sự xuất hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật đúng nghĩa bằng hành vi chôn sống hết thẩy những người mang khí phách sĩ phu.

Đây là điều mà ngay một nhân vật Cộng Sản tên tuổi đã không chấp nhận và cũng có thể coi là một trong những lý do dẫn tới phân ly giữa khối Cộng Sản trong thập niên 1930 do quan điểm xét lại của Trotsky. Bởi khi nhận định về chủ trương văn nghệ của đảng Cộng Sản Liên Xô, chính Trotsky đã phát biểu:Những tác phẩm do các văn hào tài ba viết theo chỉ thị của Đảng, dù là thoả thuận, cũng không còn là tác phẩm nghệ thuật”

Khi chỉ có những tác phẩm không còn là tác phẩm nghệ thuậtđược phép xuất hiện thì sinh hoạt văn học nghệ thuật hiển nhiên không còn hoặc có thể nói ngược lại là do không còn sinh hoạt văn học nghệ thuật nên không thể có các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Từ đây, khoảng trống trong một thời kỳ sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam chỉ là hệ quả tất yếu theo ý hướng của những người Cộng Sản nên không sợ lầm lẫn khi nói rằng đây là thời gian hoàn toàn vắng bóng những người sinh hoạt văn học nghệ thuật. Trong hoàn cảnh này, yêu cầu thăng hoa cảm thức và tâm linh để giữ cho tiến trình sinh hoá khỏi lao xuống vực thẳm không thể được đáp ứng. Bởi nỗ lực vươn tới cõi Toàn Hảo cuối cùng đã bị thay thế bằng sự suy tôn riêng tập thể cầm quyền được đặt vào ngôi vị Chân – Thiện – Mỹ tuyệt đối.

Thời kỳ này kéo dài từ năm 1953 tại miền Bắc và tiếp nối trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ 1975 tới nay.

Trên thực tế, nhiều tên tuổi quen thuộc từ những thời điểm trước vẫn được nhắc nhở nhưng những văn nghệ sĩ nổi danh một thời ấy chỉ còn là những con tốt trên bàn cờ. Dù muốn hay không, tất cả đều chấp nhận thân phận này như chính Ba Kim, nhà văn Trung Hoa, đã tự thú:Tôi bị phạt làm bò, làm ngựa, và tự mình cũng cam tâm ngủ trong chuồng bò.

Hình bià sách Núi Cao Vực Thẩm của nhà văn Hồ Trường An

NÚI CAO VỰC THẲM
của Hồ Trường An
Tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản.
Phát hành tháng 4/2011.
Sách dày 400 trang – Giá 25USD.
Địa chỉ liên lạc;
TIẾNG QUÊ HƯƠNG
P.O Box 4653
Falls Church – VA 22044

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Núi Cao Vực Thẳm và những khoảng trống Việt Nam”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CON RÙA VÀ CÁI MAI

    Con rùa mang một chiếc mai
    Không mai thì lấy lẽ chi gọi rùa
    Nhờ mai an phận chú rùa
    Nhờ rùa mai được an lành trên lưng

    Trời sinh mọi vật đều ngoan
    Con chim có cánh chú rùa có mai
    Anh thỏ thì cặp tai dài
    Chị diều mỏ nhọn cô nai bụng tròn

    Bà voi nặng trịch tựa non
    Cảm thương cậu muỗi tí hon giữa đời
    Chỉ riêng có mỗi con người
    Thật tình chẳng giống mọi loài nào đâu

    Cho dầu người vật giống nhau
    Thì loài sinh vật nhưng hầu khôn hơn
    Không sư tử lại có bờm
    Tuy không beo cọp vuốt nhanh hơn nhiều

    Cáo chồn nào kịp bao nhiêu
    Cả loài sên vắt nhiều điều còn thua
    Lũ chim sao hót cho bì
    Còn so chú thỏ thì hơn chuyện liều

    Phô lên trâu rống nào bằng
    Còn khi co rút loài hầu im re
    Ve kêu ran khắp trời hè
    Còn khi đông đến ộp toàn ễnh ương

    Ôi thôi nói mấy cho tường
    Bây giờ trở lại cái mai chú rùa
    Nhờ mai rùa mới an toàn
    Nên dầu mai nặng cứ mang ngại gì

    Không mai rùa đố dám đi
    Vì mai rùa phải chậm rì hơn ai
    Mai khoe mình mới có tài
    Rùa khoe mình vác được mai hào hùng

    Nào hay muôn vật trên đồng
    Khi rùa lật ngữa càng trông tức cười
    Bốn chân ngoe nguẩy lên trời
    Mai thì nằm dưới rụng rời im khe

    Rùa chê ấy lỗi tại mai
    Mai chê ấy lỗi bởi rùa ngu ngơ
    Vì mai phải nặng hơn rùa
    Nên khi lật ngữa đành thua đúng rồi

    Ô hay sao bạn lại cười
    Việc đời rõ vậy mà cười sao nên
    Chớ cười ếch nhái dưới ao
    Chớ cười én vẫn lượn nhào trên không

    Trời sinh mọi vật bất công
    Nào mau tính sách để mong cãi trời
    Mai rùa đâu chuyện ngược đời
    Én bay hai cánh chuyện đời tự nhiên

    Chỉ khi rùa muốn thăng thiên
    Vứt đi mai nọ én bèn chào thua
    Do rùa to gấp én nhiều
    Nên khi có cánh thành con đại bàng

    Vì mai rùa thụt cổ hoài
    Én nhờ đôi cánh lượn lờ trời xanh
    Rùa mong cho đến mùa xuân
    Biến mai thành cánh cùng chao đỉnh trời

    Bài thơ ngẫu cảm
    Sg, sáng 24/5/2010
    VÕ HƯNG THANH

  2. Trung hoàng says:

    NÚI CAO VỰC THẲM

    1.
    Trên NÚI CAO dáng Tiên bay lượn,
    VỰC THẲM sâu Rồng ngưỡng thần tàng.
    Việt Nam ngạo nghễ hiên ngang,
    Trời cao vượt lướt Nam Ðàng biển xanh.
    Chí vút cao hùng anh một cõi,
    Khí hồn thiêng rạng chói thường hằng.
    Long Tuyền truyền kiếm chống ngăn,
    Diên Hồng sấm động đằng đằng uy phong.

    2.
    Trên NÚI CAO Rồng Tiên lượn sóng,
    VỰC THẲM sâu lố bóng Lạc Hồng.
    Việt Nam châu ngọc Á Ðông,
    Âu Cơ máu đỏ Lạc Long da vàng.
    Tổ Hùng Vương rạch đàng mở lối.
    Nền Văn Lang kết nối muôn thu.
    Nguyện nguyền xua áng mây mù,
    Bá quyền bành trướng gieo thù Ngàn Năm.

    3.
    Trên NÚI CAO Rồng Tiên duyên thắm,
    VỰC THẲM sâu trầm đắm Lạc Hồng.
    Việt Nam gióng trống Ðại Ðồng,
    Trong hoà ngoài thuận một lòng kính yêu.
    Trưng liềm buá lắm điều oan trái,
    Bày Mác Lê tàn hại giống nòi.
    Ðộc tài độc đảng châm ngòi,
    Non dời biển lấn đào moi biển rừng.

    4.
    Trên NÚI CAO Rồng Tiên sừng sửng,
    VỰC THẲM sâu dáng đứng Lạc Hồng.
    Việt Nam ngạo nghễ uy phong,
    Âm ba Sát Ðát Biển Ðông cuộn trào.
    Ðảo Hoàng Trường máu đào nhuộm đỏ,
    Trời Tây Nguyên cây cỏ héo xào.
    Một lòng nguyền với NÚI CAO,
    Nguyện cùng VỰC THẲM mong sao phục hồi.

    Thánh minh hiền chuá về ngôi !!!

Phản hồi