Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam
5–
Trên cơ sở coi trọng sự bất đồng, Nguyễn Trường Tộ rất khuyến khích tự do ngôn luận.
Một mặt, ông yêu cầu nhà nước: ” Điều thẳng lẽ cong đều công bố cho thiên hạ, việc sai đúng phải cho mọi người bàn luận, không dám tự mình che dấu bào chữa cho cái xấu ”( 8 ).
Mặt khác: “ Nay xin Triều đình đặt ra nhiều đề mục giao về cho các quan địa phương truyền hỏi bất kỳ người nào, bất luận lương hay giáo, ai tìm được thực lý, thực sự thì theo đầu đề viết thành bài nạp lên. Hàng tháng các quyển ấy được đưa về Kinh một lần để khảo duyệt. Bất kỳ quyển nào giúp ích cho việc cần gấp thì được ban thưởng và khuyến khích, rồi sức cho người ấy y theo quyển mà thi hành. Nếu việc làm phù hợp với lời nói và có ích cho việc công của nước nhà thì chiếu theo khoa mà bổ dụng. Nếu như có ích cho việc tư trong dân gian thì được cấp bằng để tự chế tạo ra mà phát hành. Nếu như quan địa phương có ý kỳ thị người nào mà giấu bài đi thi thì người ấy được phép lên tận Kinh tố cáo ”.( 8 )
Và: “ Xin cho các trường quốc học, tỉnh học, các trường tư và các bài thi Hương thi Hội đều chú trọng vào tình hình hiện tại, như luật lịch, binh quyền, các chính sự về công hình lại lễ, tất cả đều được nói thẳng, không giấu giếm, có cái gì tệ hại, có cái gì hay ho, cái gì nên để lại, cái gì cần thay đi, những cái cần thiết trước mắt, những cái có thể phân tích tỉ mỉ xác đúng hợp thời, thì được coi là trúng cách, còn những chuyện cũ thì chỉ là thứ yếu ” ( 8 ).
Không chỉ xin cho dân được tự do ngôn luận, Nguyễn Trường Tộ còn xin được mở kinh tế thị trường: “ Xin cho những nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập hãng buôn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho họ. Do góp vốn hay là vốn riêng của một nhà đóng được thuyền lớn hay là mua được thuyền thì bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh hoặc ra nước ngoài buôn bán cũng ban thưởng cho họ ”.( 9 ).
Xin mở kinh tế thị trường, lại xin thiết lập xã hội dân sự: “ Xin cho trong dân gian những ai lập các hội cứu tế như các loại hội cứu hỏa, hội bảo hiểm thuyền buôn, hội khơi cảng thu thuế, hội thay nhà nước sửa chữa xây dựng cầu cống đường sá nhà cửa, hoặc xuất tiền cho nhà nước vay để hàng năm lấy lợi, hoặc quyên tiền cho nhà nước để lập ra các nhà nuôi trẻ mồ côi, nuôi người nghèo khổ bệnh tật, và tự nguyện đứng ra quản lý những việc ấy, hoặc khi nhà nước có việc khẩn cấp có thể cho vay tiền từ một vạn trở lên, đều xét theo công lao sự việc lớn nhỏ mà phân biệt ban tước phẩm, hoặc tặng cờ biển để khen ngợi ”.( 9 ).
Tư tưởng duy vật và biện chứng giúp Nguyễn Trường Tộ cho rằng muôn vật là đa đoan nhưng khả tri chứ không phải bất khả tri. Ông viết: “Phàm nhà khoa học thì bụng phải bao hết những việc xưa nay, mắt trông khắp trời đất, tinh thần chu du tận cõi xa xăm, tâm hồn thấu đến chỗ u huyền. Như vậy mới sáng suốt mà tâm đắc được những gì người xưa không thể nói hết, mắt trông thấy hiện tượng mà tâm trí bao trùm sự hiểu biết ngoài hiện tượng đó. Bởi vì trời tuy cao, đất tuy xa nhưng đều có sự thực chứ không chìm vào hư vô…Tuy nói sự thực nhưng nó cao dày, thâm thuý vô cùng, thấy như gần nhưng thực là xa, thấy như nhỏ mà thực là lớn, thấy như tĩnh mà thực sự là động, thấy như nghịch mà thực sự là thuận, thấy như không có nguyên tắc mà thực sự là có nguyên tắc, thấy như trừu tượng mà thực sự là cụ thể” ( 4 ).
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng học vấn nước nhà, ông không khỏi băn khoăn: “ Ngày nay chúng ta, lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ nào học Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên ra làm thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ học nào thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi), lớn lên ra làm thì dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn. Lúc nhỏ học những lễ nhạc, cách ăn uống, cư xử chiến đấu, doanh trại từ xa xưa của Tàu, lớn lên ra làm thì phải dùng lễ nhạc, cách chiến đấu, phép ăn ở theo quan dân nước ta ngày nay. Còn biết bao nhiêu những việc tương tự như thế, mòn bút khô môi cũng không kể hết. Xưa nay các nước trên thế giới chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy. Quả thật lạ đời! Tuy Nhật Bản, Cao Ly cũng đọc sách Tàu nhưng chỉ để làm vui ( 9 ). “ Ngày nay, cái mà nước mình quý trọng là Nho. Mà Nho thì quý trọng ở nhiều văn chương, chữ nghĩa. Nếu như lấy cái công phu bền bỉ dùi mài chữ nghĩa văn chương mà học lấy cái phong phú vô vàn của tạo vật thì sẽ được biết bao điều quý báu ” ( 9 ).
Ông nhận xét: “Trừ Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly và nước ta ra không có nước nào lấy văn chương để chọn nhân tài. Đó cũng vì thơ phú không đuổi được giặc, nghìn lời không được một kế sách, cho nên thay đổi đi mà lấy những điều tạo hóa hành sự làm cái học thực dụng, vì tạo vật là bậc thầy vĩ đại của muôn dân” ( 9 ).
Ông yêu cầu học phải “là học những gì chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Thực hành những gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” ( 1 ).
Cho nên trong bản điều trần “ Về việc học thực dụng ”, các môn học ông đề nghị mở thêm hàng đầu là: “ sơn lợi ”: tìm kiễm khóang sản, “ địa lợi ”: khai khẩn và bón đất, “ thủy lợi ”: tưới tiêu, chống úng chống hạn ….
Ông càng day dứt trước việc dạy sử và học sử của ta: “ Nước ta có những vị danh thần trong các triều vua trước còn để lại danh thơm tiếng tốt, cũng như các danh thần và các quan chức trong Triều đình hiện nay mà việc làm của họ có thể làm khuôn phép cho đời, tại sao không đem ra truyền tụng cho mọi người được hứng khởi… mà cứ ngày đêm luôn miệng kêu réo những người từ bên Tàu, chết đã mấy ngàn năm, như Tiêu Hà, Hàn Tín! Phải chăng chúng ta ngày nay còn mang ơn họ? Phải chăng người thời nay không bì kịp người thời xưa? Hay muốn kêu cho họ sống lại? Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở không thể nào hiểu nổi! ” ( 9 )
Phải học sử ký của ta, phải học địa lý của ta: “ Nước ta trên cũng có trời che, tức thiên văn, dưới cũng có đất chở, tức địa lý. Trong khoảng trời đất, nước ta cũng là một đất nước tốt lành hẳn hoi, đâu phải một miền phụ dung của Tàu ” ( 9 )
Phải bỏ lối học tầm chương trích cú của bọn hủ Nho để nhìn thẳng vào thực tế, dứt bỏ quá khứ sai lầm, kiên quyết cách mạng tư duy: “ Phàm kẻ có trí trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, không phải không có sai lạc, nhưng biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lui dĩ vãng, mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi riêng mình, mà lo ích lợi chung cho đất nước. Thế mới gọi là trí. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầm mà nay phải sửa đổi công việc thì sẽ bị người chê cười nên xấu hổ không làm, thế là không biết chính vì không chịu thay đổi chủ trương mới phải mãi mãi cam chịu sai lầm ” ( 1 ) .
Thử hỏi Nguyễn Trường Tộ đang nói với vua quan đương thời hay với chính các nhà lãnh đạo nước ta ngày nay? Chủ nghĩa Mác ( của một ông Tây sốc nổi 30 tuổi ) hết đẩy dân tộc đến chỗ tự tàn sát nhau hàng vạn người để đấu tranh giai cấp; lại xua nhau đi làm gã Đôngkisôt phất cờ hy sinh mấy triệu người “ vì ba ngàn triệu trên đời ” ! ( thơ Tố Hữu ); chủ nghĩa xã hội đẩy đất nước xuống hố cả nút vì đói nghèo đằng đẵng … Thế mà sao mãi vẫn cứ phải tôn thờ nó. Sao chân đã phải rẽ bước đi làm kinh tế thị trường mà cổ cứ phải bẻ quặt lại định hướng xã hội chủ nghĩa !?
Lịch sử VN.cận đại nổi bật có 2 nhân vật kiệt xuất nhất về tư tưởng là cụ Nguyễn Trường Tộ ở Nghệ
An và cụ Phan Chu Trinh ở Quảng Nam,cả hai đều là đại chí sĩ đi trước thời đại !
Trong khi cụ NTTộ dâng những bản điều trần lên vua Tự Đức để mong hiện đại hóa đất nước thì cụ PCTrinh dưới thời vua Khải Định với tư cách một nhà duy tân thấm nhuần tư tưởng dân chủ Tây phương đã nêu cao chủ trương khai dân trí,chấn dân khí,hậu dân sinh .Tư tưởng của 2 nhà yêu nước vĩ đại này đến nay vẫn còn là đề tài gây sự tiếc thương vô hạn ở bất cứ người dân nào quan tâm đến vận mệnh của đất nước và dân tộc.
Đặc biệt là chủ trương của cụ PCT.vẫn còn nguyên giá trị mà chưa ai hiện nay có thể áp dụng được
vì chế độ VC. phản dân hại nước đang chạy theo kẻ thù truyền kiếp xin làm anh em mà thực chất là
làm đầy tớ cho bọn đại Hán,những kẻ đã và còn đang lăm le chiếm đoạt nước ta một cách âm thầm và nham hiểm hơn bất cứ kẻ thù nào khác trong dòng lịch sử !
Mới đây,nhìn gương mặt NPTrọng vui cười hớn hở bên đại tướng Tàu QPThành lạnh lùng mà đau xót.Đường đường một vị tổng bí thư toàn quyền sinh sát mà hạ mình tiếp một phó quân ủy trung ương,thấy trên báo quốc doanh ông ta còn ôm hôn tên tướng Tàu này nữa đấy ! Vồ vập còn hơn
gặp….gái đẹp ! Nhục thật !
Tiếc thay lịch sử nước ta không thuận buồm xuôi gió mà bị đẩy vào thảm họa chết người hiện nay !