WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mất gì ngày 30 Tháng Tư?

Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources).

Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.

Dần dần, hầu hết các nhà kinh tế đã đồng ý “tài nguyên tinh thần” rất quan trọng, nên giữ gìn và phải học cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Một thứ tạo nên tài nguyên tinh thần là Niềm Tin (Trust) trong xã hội. Kinh tế chỉ có thể phát triển nếu mỗi người ký một hợp đồng có thể tin rằng phía bên kia sẽ hết sức thi hành bản hợp đồng đó. Ngay cả những doanh nhân không thích ký hợp đồng, nhưng họ biết đang làm ăn những người đáng tin (quân tử nhất ngôn), khi bắt tay nhau là họ có thể tin nhau rồi, thì việc kinh doanh của họ rất phát đạt. Các Hoa kiều hải ngoại hay làm ăn kiểu đó. Nhưng nếu niềm tin được bảo vệ bằng các định chế chính thức của xã hội, như luật lệ, hệ thống tư pháp sạch sẽ và tòa án công minh, thì thứ tài nguyên đó sẽ giúp cho kinh tế phát triển rất mạnh. Chỉ khi nào chứng kiến những xã hội lạc hậu về kinh tế vì người dân không ai dám tin ai mà cũng không nghĩ người khác sẽ tin mình, thì mới thấy thiếu niềm tin là mất một tài nguyên kinh tế rất quan trọng. Trong các xã hội lạc hậu, mọi người sống ích kỷ không nghĩ đến người khác, không có lòng tôn trọng công ích hơn tư lợi, thì nền kinh tế không thể nào phát triển cao được; vì mọi người khó cộng tác với nhau.

Tại sao có những xã hội mà người ta tạo được tài nguyên tinh thần rất giầu, còn nhiều xã hội thì không? Tài nguyên tinh thần cần được gieo giống, rồi được tưới tẩm, hết thế hệ này sang thế hệ khác. Muốn hiểu diễn trình cấu tạo nên tài nguyên tinh thần, có thể dùng một phương pháp kinh tế học là Game Theory (Lý thuyết Trò chơi). Một câu chuyện nổi tiếng là Chuyện Hai Người Tù (The prisoners dilemma). Ðại khái, có hai người bị bắt, nếu cộng tác với nhau cùng khai vô tội thì sẽ được bị án rất nhẹ, còn nếu nếu phản phúc thì cả hai sẽ bị án nặng nề. Nhưng hai người tù không tin được nhau. Khi suy xét một cách thuần lý, cuối cùng mỗi người tù thấy chọn đường phản phúc thì có lợi nhất, mặc dù cả hai đều bị thiệt. Trong xã hội, mọi người đều biết suy nghĩ như thế. Ðiều này trái ngược với nhận xét chung là trong rất nhiều xã hội người ta vẫn tin tưởng nhau, vẫn cộng tác với nhau. Làm cách nào giải thích được hiện tượng nghịch lý này?

Các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội học đã thấy là có một cách để bảo đảm một người sẽ không phản phúc, là tiếng tăm. Nếu anh bị mang tiếng là hay phản phúc thì sẽ bị mọi người ruồng bỏ, không ai tin anh nữa, đó là một hình thức trừng phạt. Một “định luật” được công nhận là khi một người tham dự vào “nhiều cuộc chơi lập lại rất nhiều lần” (repeated games) thì dần dần họ sẽ sợ bị người chung quanh trừng phạt, do đó sẽ chọn hành vi cộng tác để được tín nhiệm. Có những điều kiện giúp cũng có luật chơi tín nhiệm này: Số người tham dự nhỏ (trong một xóm ai cũng biết ai, phản phúc là tự loại mình); hoặc thông tin về hành vi của mọi người đều dễ phổ biến cho tất cả biết (không cấm tự do thông tin, không có những quyết định trong các phiên họp bí mật); và các người tham dự biết giá trị của những lợi ích tương lai chứ không chỉ chú tâm đến hiện tại. Khi xã hội đã thiết lập được một hệ thống trừng phạt và tưởng thưởng như thế, niềm tin chung sẽ gia tăng. Nếu ngược lại, có lúc hệ thống tưởng thưởng và trừng phạt này bị phá vỡ vì xã hội theo những luật chơi mới, niềm tin sẽ tan mất. Muốn lập lại, phải bắt đầu cuộc chơi lại từ đầu, xây dựng niềm tin lên dần dần, mất nhiều thời gian.

Trước Hirschman có người đã nhận xét rằng Niềm Tin là “một thứ tài nguyên càng sử dụng thì càng giầu hơn chứ không bị hao mòn; nhưng nếu không được đem dùng thì nó sẽ dần dần tiêu tán.” Nó cũng giống như một kỹ năng (skill), chẳng hạn tài chơi đàn, hay nói được một tiếng ngoại quốc. Nó cũng không hiếm hoi như quặng mỏ hoặc trình độ giáo dục.

Albert Hirschman đưa ra một cách nhìn mới. Ông nhận thấy có hai trường hợp khiến tài nguyên tinh thần có thể bị hủy hoại: Một là khi nó không được dùng tới, sẽ hao mòn đi, như người khác đã thấy. Hai là nếu nó bị sử dụng nhiều quá, quá khả năng cung cấp của loài người, thì cũng sẽ giết chết nó.

Hirschman (năm nay 96 tuổi) đã nhìn thấy, từ 1970, 80, tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn hay bị hủy diệt, trong cả hai hệ thống kinh tế tư bản và cộng sản. Trong kinh tế tư bản, người ta không chú ý vận dụng tài nguyên tinh thần, vì rất khó đo lường để đưa nó vào phương trình kinh tế. Cho nên, tài nguyên tinh thần có thể bị hao mòn (atrophy) vì mọi người chỉ lấy lợi nhuận làm thước đo thành công. Nếu niềm tin còn tồn tại trong thế giới tư bản, đó là nhờ các định chế pháp luật và các quyền tự do dân chủ, chúng bảo đảm những người cộng tác được thưởng, kẻ phản phúc bị trừng phạt.

Trong hệ thống kinh tế cộng sản thì ngược lại. Họ tận dụng tài nguyên tinh thần, cổ động niềm tin vào chủ nghĩa, vào khả năng giới lãnh đạo; họ không coi niềm tin giữa các cá nhân là quan trọng như một tài nguyên tinh thần; vì tất cả đã được thay thế bằng niềm tin chung vào chủ nghĩa cộng sản. Chỉ cần động viên niềm tin vào đảng cho vững chắc là mọi chuyện sẽ thành tựu. Nhưng hệ thống kinh tế và chính trị cộng sản cổ động niềm tin quá khả năng cung cấp của tất cả mọi người, nhất là các đảng viên. Họ đưa ra những khẩu hiệu, như “Con người mới” của Fidel Castro, “Tự chủ” của Kim Nhật Thành. Ðiều nguy hiểm là sự thành công của cả hệ thống lại tùy thuộc vào tài nguyên tinh thần này. Cho nên họ đòi hỏi, “muốn có xã hội cộng sản phải có con người cộng sản.” Mà một mẫu người lý tưởng theo kiểu các tôn giáo vẫn đề cao như thế thì chỉ có trong tưởng tượng, không xã hội loài người nào đạt được. Hậu quả là hệ thống kinh tế cộng sản tạo ra một xã hội sống giả dối, dùng nhiều mặt nạ khi sống với nhau. Lối sống đó tất nhiên phá hoại tất cả tài nguyên tinh thần. Tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn là một phần nguyên do đã gây ra hậu quả kinh tế trì trệ rồi sụp đổ.

Ðảng Cộng Sản ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã “đổi mới kinh tế.” Họ đã khai thác ngay được một thứ tài nguyên lớn, là sức người. Chỉ cần họ nới lỏng guồng máy kiểm soát kinh tế; cứ cho người dân được thêm một chút tự do làm ăn là khả năng sản xuất của người ta chắc chắn sẽ tăng lên. Nhưng cả hệ thống chính trị của hai nước vẫn chưa nghĩ đến chuyện khôi phục lại các tài nguyên tinh thần đã bị mất. Ngược lại, việc họ tìm cách bảo vệ quyền lợi các đảng viên bằng hệ thống tham ô toàn diện còn làm cho các tài nguyên tinh thần bị hủy hoại mạnh và nhanh hơn trước. Tình trạng đạo đức giả chỉ tăng lên chứ không giảm đi, vì nó thể hiện từ cấp cao nhất: lý thuyết, tư tưởng chính thức của guồng máy cai trị. Họ vẫn nói đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng trong thực tế họ pha trộn một hệ thống tư bản thời hoang dã với một chế độ công an trị thời phát xít. Miệng đề cao công ích nhưng ai cũng chỉ lo vơ vét tư lợi. Tham ô và nhũng lạm quyền hành được phơi bầy công khai, trâng tráo, trong khi nhà nước vẫn hô hào chống tham nhũng. Tài nguyên tinh thần đã bị phá hoại toàn diện chứ không phải chỉ bị hao tổn như khi còn theo kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Một độc giả Người Việt mới viết cho tòa soạn kể chuyến đi thăm quê hương mấy tháng. Vị độc giả nhận thấy guồng máy chính quyền bóc lột dân; chuyện đó nhiều người đã nói. Nhưng ông (hay bà) còn thấy, “người dân cũng bóc lột lẫn nhau vô tội vạ, đối xử với nhau bằng những cái mặt nạ nhân nghĩa giả dối trơ trẽn!”

Hồi đầu Tháng Ba năm 2011, ký giả Carl Robinson sau khi thăm Việt Nam, mới nêu một nhận xét: “Sau gần 60 năm cai trị của đảng Cộng Sản ở miền Bắc và hơn 35 năm ở miền Nam, tất cả người Việt Nam ngày nay theo chủ nghĩa cá nhân tột cùng. Thay vì tinh thần hướng về cùng một mục đích chung và đoàn kết với nhau thì bây giờ ai cũng chỉ lo cho bản thân mình, như tâm trạng sauve qui peux (ai chạy được thì thoát, tiếng Pháp trong nguyên văn)…” Robinson cho biết ông đã đi khắp nơi, gặp rất nhiều người ở Việt Nam trong 18 tháng trời.

Không biết Carl Robinson có đọc Albert O. Hirschman hay không, nhưng ông mô tả tình trạng ở Việt Nam hiện nay giống hệt điều mà nhà kinh tế đã nêu ra trước đây mấy chục năm: Lạm dụng tài nguyên tinh thần sẽ hủy hoại nó. Ông kể đã thấy người Việt Nam được đảng và nhà nước đối đãi giống như các học sinh trong các trường mà trong đó các vị giáo sĩ dạy trẻ những quy luật không bao giờ được ai theo cả: “Tất cả mọi người được coi như trẻ nít, được học giáo lý suốt ngày bằng những khẩu hiệu, các ngày lễ lạt, các giấc mơ vĩ đại. Khi tôi than phiền với một số người ở một thành phố ven biển gần đây về những bài phát thanh tuyên truyền mỗi sáng, một người cười lớn nói, Ðó chỉ là tuyên truyền thôi; chúng tôi không bao giờ nghe cả!”

Ðó là một cách tiêu diệt tài nguyên tinh thần một cách có hệ thống. Muốn xây dựng lại được vốn liếng tinh thần mà tổ tiên đã xây dựng trong mấy ngàn năm trước người Việt Nam biết sẽ phải làm gì. Phải thay đổi cách sống chung với nhau, tất cả mọi người. Một chế độ đã hủy hoại tài nguyên tinh thần của dân tộc hơn một nửa thế kỷ qua, không có lý do gì để tiếp tục việc tàn phá đó nữa.

Không phải ai cũng ở Việt Nam lâu ngày, được đi nhiều, thấy nhiều, gặp gỡ và chứng kiến nhiều cảnh sống để kết luận như ký giả Robinson. Nhưng chắc phần lớn mọi người quan sát đời sống ở nước ta hiện nay đều thấy nền tảng tinh thần, đạo đức đã bị xói mòn khá nặng nề trong mấy chục năm qua. Ðó là một sự mất mát lớn.

Tài sản mất sẽ tạo lại được. Của cải mất rồi có lúc lại làm ra, khá nhanh. Tự do bị mất, mất rất nhanh, ngay lập tức sau ngày 30 Tháng Tư, nhưng thế nào cũng sẽ đòi lại được, cũng không lâu lắm đâu. Nhưng có một thứ đã mất mất, mất từ từ chậm chậm; mà muốn phục hồi được rất khó, đó là nền tảng tinh thần của xã hội. Cái vốn tinh thần phải hàng ngàn năm mới dựng lên được. Khi muốn phá, chỉ cần một thế hệ cũng đủ. Muốn dựng lại, cần vài ba thế hệ mới hy vọng xong.

Vậy chúng ta đã mất gì sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975? Nếu nhìn lại lịch sử cả nước Việt Nam thì câu hỏi không còn là ngày 30 Tháng Tư nữa. Bởi vì chỉ có người Việt ở miền Nam bắt đầu thấy các tài nguyên tinh thần bị xói mòn từ ngày đó; còn đồng bào ở miền Bắc đã bị mất mát như vậy từ một phần tư thế kỷ trước, tính đến nay hơn 60 năm rồi.

Nguồn: Người Việt

7 Phản hồi cho “Mất gì ngày 30 Tháng Tư?”

  1. Suong Mai says:

    Sau 36 nam CS tri vi tren toan lanh tho VN ! CSVN da lam duoc 1 viec theo luat tien hoa tu nhien cua con nguoi la da trai deu dan tren khap dat nuoc !! Cung giong nhu nguoi gieo ma vay ! Rai deu tren khap canh dong cua minh ! Khi CS da lam xong nhiem vu nay roi ! Se co mot thanh phan khac thay the CS cham lo vun soi manh vuon do , de giup cho no phat trien tuoi tot hon ! Do la dinh luat xoay van ! Tien hoa de tien bo cua con nguoi thoi dai ngay nay !

  2. Future says:

    Phải khẳng định rằng chế độ cộng sản VN hiện nay nhất định sụp đổ là điều chắc chắn. Vậy khi cộng sản sụp đổ Việt Nam sẽ xây dựng mô hình nhà nước như thế nào?. Câu trả lời chắc chắn là một nhà nước dân chủ theo trào lưu chung của thế giới tất nhiên với bản sắc văn hóa riêng của mình Việt Nam sẽ có một nhà nước mang đậm bản sắc Việt Nam hòa nhập được với tất cả các nhà nước văn minh khác như Mỹ, Nhật và các Nước Tây Âu, hòa nhập được với họ nhưng không phải là họ. Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ dưới sự trợ giúp của thế giới dân chủ văn minh, nhưng Nhật Bản vãn là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng mà không phải là Mỹ hay một quốc gia nào khác. Vậy hậu cộng sản Việt Nam sẽ là nhà nước dân chủ hoàn toàn nhưng không phải là khôi phục lại nhà nước Việt Nam cộng hòa (để gọi là đệ tam cộng hòa) với cờ 3 sọc trước kia. Cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam do những người cộng sản lãnh đạo dưới sự trợ giúp tuyệt đối của phe XHCN (còn gọi là cuộc chiến ý thức hệ chính những người cộng sản thừa nhận điều này) đúng hay sai không một ai có thể trả lời chỉ có lịch sử – Lịch sử có câu trả lời đúng đắn nhất. Càng tiến về tương lai cảng hiểu rõ về quá khứ đó là quy luật của lịch sử. Nếu như trước kia người ta ca ngợi Stalin, Mao trạch Đông là những con người vĩ đại thì ngày nay cũng chính lịch sử khẳng định rằng Stalin, Mao trạch Đông là những kẻ tội đồ, lịch sử đúng. Chúng ta không ủng hộ những cá nhân, những tổ chức đấu tranh với chế độ cộng sản để khôi phục lại chế độ VNCH, cờ vàng 3 sọc, nhưng chúng ta phải ủng hộ và kêu gọi thế giới, các nước dân chủ ủng hộ rất nhiều các nhà dấu tranh cho dân chủ như Cù HUy Hà Vũ, Nguyễn Hồng Sơn, Hải Điếu Cày, Nguyễn Công Định, Nguyễn văn Đầy Nguyễn Văn Lý Lê Thị Công Nhân, Vi Đức Hồi v.v. Ủng hộ cả bằng tinh thần và vật chất đó là điều cần thiết.

  3. Trung hoàng says:

    Tinh thần dân tộc tự chủ cuả Việt Nam đã bị xoáy mòn, ngay từ khi có bản Hiệp Ðịnh phân chia Nam Bắc 1954. Tính tự chủ cuả Miền Bắc Cộng Sản hay Miền Nam Tự Do, chỉ có cái danh mà không có cái thực. Không chính quyền bên nào mà không nhờ vào thế lực bên ngoài để tồn tại, sự tự chủ dân tộc cũng vì đó mà đã bị xâm phạm, chính nghiã dân tộc cũng vì thế mà vẫn phải bị lu mờ mãi cho đến ngày nay.

    Ngày 30 tháng tư năm 1975, chẳng những không thể xoá hết những vết thương dân tộc, ÐCSVN lại còn khoét mãi sâu thêm nưã sự thù hận triền miên. Ðó là một thực trạng đau lòng đáng nói lên, để tất cả những người Việt yêu nước thương nòi nên suy nghiệm lại. Dân Việt có thể mất một phần lảnh thổ lảnh hải, nhưng không thể nào để đánh mất ÐẠO ÐỨC DÂN TỘC. Bởi vì nếu còn đạo đức dân tộc, dân Việt yêu nước trong ngoài biết đoàn kết lại thực sự, chúng ta sẽ giử lại được tất cả. Cho dù Hoàng Trường có rơi vào tay Trung Quốc, nhưng dân Việt vẫn còn có cơ hội giử lại được, bằng chính vào sự tự chủ vượt lên và lướt qua cuả dân Việt trong ngoài. Vượt lên và lướt qua là huyền nghiã cuả VIỆT.

    LUỴ SONG MÂU vẫn còn đeo đẳng dân tộc Việt như hình với bóng, bôi xoá đi cái lằn ranh vô hình đó đã phải trả giá qua nhiều thời gian, với bao nhiêu xương máu và nước mắt cuả người dân hiền hoà chơn chất. Mong rằng người dân Việt yêu nước thương nòi phải suy nghiệm nhiều hơn nưã, cái LUỴ SONG MÂU là một bài học xương máu, cho dân Việt vượt lên và lướt qua, để tìm ra ánh sáng chơn lý qua tình tự dân tộc. Ðem tình thương để xoá bỏ hận thù, đó mới chính là ÐẠO ÐỨC DÂN TỘC.

    TỰ CHUYỂN HOÁ phải là sự đồng bộ cho tất cả dân Việt, không tiên quyết đòi hỏi chỉ một phe phiá nào, bởi vì con đường dẫn đến chính nghiã dân tộc vẫn còn đang ở phiá trước. Một con đường rộng mở cho tất cả dân Việt trong ngoài, cùng nắm tay bước đi với khúc hát muôn thưở NỐI VÒNG TAY LỚN.

  4. Nguyễn Tường Tâm says:

    Bài viết hay! Tác giả đã vận dụng khoa học (lý thuyết kinh tế) để mô tả sự tàn lụi văn hóa dưới chế độ Cộng sản cho nên ngay chính người cộng sản, dù có tự ái đến mấy, khi đọc bài này chắc chắn cũng bị thuyết phục; hay ít ra, nếu có tức cũng không cãi được.
    Tác giả đã vận dụng hai kiến thức mà nhiều người biết: Game Theory (Lý thuyết Trò chơi) và sự tan rã văn hóa dưới chế độ cộng sản. Nhưng cái mới là tác giả đã biết vận dụng cái trước (game theory), một lý thuyết khoa học, để minh chứng cho cái sau.
    Phiếm luận thêm về “nghệ thuật viết”. Khi đọc một bài, người đọc, tuy không nói ra, nhưng ngầm ý cũng tìm xem bài viết đó có gì mới không, có ý gì của riêng tác giả không. Nếu tác giả không có ý gì riêng mà chỉ lập lại hay tổng hợp những ý đã quá nhiều người biết rồi thì người đọc sẽ nản, “NIỀM TIN VÀO TÁC GIẢ ĐÓ SẼ MẤT”. Và sau này cứ thấy tên tác giả đó là người đọc sẽ bỏ qua, không đọc. Nhưng một khi tác giả đã tạo dựng được niềm tin trong lòng độc giả rồi thì bài của tác giả gửi tới sẽ được nhà báo nhận đăng ngay, không cần phải “duyệt hay chỉnh lại”, thậm chí tác giả còn được nhà báo đặt bài, nhiều khi không cần biết là bài viết về gì, chỉ cần có tên tác giả trên mặt báo là thu hút độc giả rồi. Để có thể tạo dựng được niềm tin đó, tức là danh tiếng, cần phải một quá trình làm việc lâu dài, tức là quá trình cộng tác giữa người viết và độc giả. Và rồi, “NIỀM TIN” đó cũng cần được củng cố qua thời gian dài. Mỗi bài viết của tác giả đều phải đáp lại niềm mong mỏi của người đọc, tức là phải mang lại cho độc giả hai điều: thứ nhất là một ý tưởng gì mới của tác giả; thứ nhì là sự chính xác, chân thực. Văn phong của tác giả cũng là điều cần thiết, nhưng vẫn đứng hàng thứ ba sau hai tiêu chuẩn trước. Văn phong của tác giả không cần siêu đẳng.
    Ý tưởng của riêng tác giả trong mỗi bài viết là điều cần thiết, và phải có, để độc giả tiếp tục chăm chú đọc và đọc cho tới cuối bài.
    Sự chân thực của mọi dữ kiện là điều “TỐI CẦN THIẾT” để người đọc tin vào luận điểm của bài viết. Sự chân thực có khi được dẫn chứng trong bài, như trường hợp tác giả viện dẫn tới “game theory” ở đây. Sự chân thực cũng thường được dẫn chứng ở mục “tham khảo” ở cuối bài viết. Đây là một điều tối quan trọng mà ở trường học ở Hoa Kỳ học sinh được học từ “lớp 2”, tức là lớp chuẩn bị học “viết”. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, mục “tham khảo” không được chú trọng, bởi vì có nhiều người không biết mục đó là quan trọng, mà cũng có nhiều người, các “học giả”, biết mục “tham khảo” là quan trọng nhưng cố tình lờ đi để lập lờ đánh lận con đen, cố ý lấy cắp những ý tưởng của người khác, của người viết khác làm của mình. Hành động này khá thường xuyên, ngay cả được nhiều vị làm luận án tiến sĩ xử dụng để được cấp bằng tiến sĩ, nhất là các “tiến sĩ” về ngành khoa học xã hội hay nhân văn. Thậm chí cũng đã từng có một vị “tiến sĩ toán” tại đại học Huế (sau 1975) ăn cắp công trình của người khác đã được công bố bê vào công trình của ông ta để được cấp bằng tiến sĩ toán. Thái độ và hành động này hiện nay nhan nhản ngay cả trong giới giáo sư đại học, kể cả đại học khoa học kỹ thuật ở Việt Nam. Thái độ và hành động này “chỉ có ở miền nam sau ngày 30-4-1975” và do đó là làm tiêu hủy hầu như hoàn toàn “NIỀM TIN” của độc giả và người dân vào những chức vị được gọi là “hàn lâm cao quí” trước kia. Trong một bài viết, nhà báo Nguyễn Tường Thiết tả lại cuộc gặp gỡ giữa ông với giới “văn nhân, trí thức” ở Hà nội. Sau khi mọi người “an tọa”, vị tổ chức buổi gặp gỡ đó giới thiệu với ông từng người “bạn” mới và kèm theo chức vị tiến sĩ của họ. Nghe giới thiệu xong ông thấy choáng ngợp về số lượng các vị có “chức danh tiến sĩ” hôm đó. Nhưng dường như nhìn gương mặt sững sờ của ông, người giới thiệu cũng như các vị khác, không phải “tiến sĩ”, trong bàn tiệc hôm đó đều cười sau mỗi chức danh được xướng lên. Nụ cười biểu lộ, “Tiến sĩ xã hội chủ nghĩa ấy mà!”
    “NIỀM TIN” của quần chúng vào “tầng lớp trí thức” đã mất, vì những kẻ gian trá đã len lỏi được vào hàng ngũ “trí thức”, và dĩ nhiên vào cả giới cầm quyền…mà lại hơi bị nhiều!
    Việt nam đang có kế hoạch đào tạo 20,000 tiến sĩ. Việc này có thể thực hiện được sau một thời gian không lâu lắm. Nhưng phải bao nhiêu năm nữa mới tạo dựng được “NIỀM TIN” của dân chúng vào giới sĩ phu, tức là giới trí thức thực sự, không phải trí thức giả hiệu? Không ai trả lời được câu hỏi này một cách khoa học! Mà một đất nước “trí thức giả hiệu” chiếm đại đa số và lại chiếm những chức vị lãnh đạo mọi cơ quan nhà nước, thì tới bao giờ đất nước đó mới thực hiện được ước mơ hiện đại hóa? Đây là niềm khắc khoải của những người còn quan tâm tới tiền đồ dân tộc.

    • Võ Hưng Thanh says:

      CÁI Ý CỦA ÔNG TÂM

      Bài ông Tâm viết rất hay
      Viết như ông quả mới là tường tâm
      Đúng bài dạy cách hành văn
      Đúng bài dạy cách hiểu văn cho người
      Văn chương, chữ nghĩa trên đời
      Nếu luôn dễ viết có thời hay chi
      Còn văn dễ hiểu thường khi
      Đọc đâu hiểu đó có gì là hay !

      VHT

  5. Lịch sử says:

    Phải nói rằng hầu hết dân miền Nam không ai cần hay mong được giải phóng,nhưng khi ngày 30/04/75 đến một số người cho rằng dù gì thì chiến tranh cũng đã chấm dứt .Tuy nhiên những người thắng trận đối xử dân miền Nam như những người nước ngoài vừa nhọc nhằn đánh chiếm một nước:huênh hoang ,mắng
    chữi,cười nhạo và đày ải(học tập cải tạo).Hơn nữa,có thể do vì bị bắt đầu rủa và do thái độ huênh hoang,ngoại giao kém,chính phủ cộng sản Việt Nam lại bị lôi vào chiến tranh với Polpot và Trung Quốc(1979) và chiến tranh ,chết chóc lại đến với dân Việt.Tiếp đến là hàng loạt sai lầm như đánh tư sản,kinh tế mới,đổi tiền ,…khiến hàng vạn người liều mạng vượt biển,vượt biên tránh “chính phủ thắng trận”.Khắp nước phủ một màu đen tối dưới sự cai trị và điều hành của “đảng quang vinh bách chiến bách thắng”.Từ đó cho đến nay,đất nước thống nhất nhưng thực tế không có độc lập bởi kinh tế ngày nay lệ thuộc hoàn
    toàn vào nước ngoài(mượn nợ,mời nước ngoài đầu tư,xuất khẩu lao động,cho thuê đất,…) và chủ quyền
    quốc gia thường xuyên bị xâm phạm(“nước lạ”chiếm đất,chiếm đảo).Đó là chưa kể một số vùng đất và biển bị ép buộc cắt cho”nước lạ” và do vậy địa lý phải viết lại.Vĩ tuyến 17 đã xóa đi sau 1975,nhưng trên thực tế hai,ba vĩ tuyến 17 khác đã hình thành do cách cai trị phân chia giai cấp,gốc gác(gia đình ngụy,cách mạng,tư sản ,tiểu tư sản,bần cố nông,người Bắc 54,75,người có đạo,không đạo,…) của chính quyền của “đảng bách chiến bách thắng”.Sau hàng loạt sai lầm ghê gớm,chính những người cộng sản thâm niên như trung tướng cộng sản Trần Độ,từng là sĩ quan cầm quân đánh Điện Biên Phủ,đã phải nói rằng chính quyền cộng sản ngày nay còn tệ hơn thực dân Pháp trước đây ! Và lời nói này đã khiến cấp lãnh đạo đảng sau này( mà có người vào năm 1954 (Điện biên Phủ) chỉ vài ba tuổi) coi ông như một người chống đảng và xử bĩ ông cho đến lúc chết !
    Có người nói dân tộc tánh của Việt Nam không được như dân Đức(dân Đức đánh ai thì đánh nhưng không đánh lẩn nhau(Đông Đức,Tây Đức) và chính vì nôn nóng dùng chiến tranh để thống nhất đất nước ,những người cộng sản Việt Nam đã để lại các vết thương lòng không bao giờ lành mà nếu có thể quay lại quá khứ,chắc họ sẽ không làm như thế bởi đó là tội ác và nguyền rủa muôn đời !

  6. Võ Hưng Thanh says:

    Đây quả là một bài viết rất hay. Nó nói lên khía cạnh khoa học của kinh tế học. Kinh tế như một khoa học, có nghĩa đó là một thực tại kinh tế học hoàn toàn khách quan. Nó hoàn toàn khác với kinh tế học gắn liền với ý thức hệ. Trước kia, người ta chỉ mới nhìn kinh tế học theo kiểu kinh toán học. Tức kinh tế chỉ gắn liền với các yếu tố vật thể có phần tĩnh, có nghĩa như tách rời với ý thức con người, tức là một cơ chế thật sự vật thể, khách quan, độc lập. Như các hệ thống tài chánh, ngân hàng, đầu tư sản xuất, tiền tệ, thị trường, kinh tế vi mô hay vĩ mô …, mà ít quan tâm tới cả yếu tố chủ thể, ý thức con người. Song theo bài viết, về sau này, người ta đưa yếu tố chủ thể ý thức con người vào các cơ chế hay hoạt động kinh tế, là điều hoàn toàn hữu lý, hoàn toàn thực tế và cần thiết. Đó là khía cạnh kinh tế – xã hội, cái mà ngày xưa người ta cũng chỉ mới nói một nửa thôi, đó là kinh tế chính trị học. Vậy kinh tế chính trị học, hay kinh tế xã hội học, thực chất chỉ là hai mặt của một vấn đề. Kinh tế không thể tách rời con người và tách rời xã hội. Trong khi đó, kinh tế học kiểu ý thức hệ lại hoàn toàn đi ngược lại với tính cách khoa học khách quan như đã nói trên, nên nó hoàn toàn thất bại, là do như vậy. Có nghĩa, kinh tế ý thức hệ không gắn với con người, không gắn với xã hội, không gắn với khoa học kinh tế khách quan, nó chỉ gắn với chính trị như một giáo điều trừu tượng, cứng nhắc và chai lì. Bởi thế, trong bài có nêu lên một ý, là sau bao nhiều năm dưới chế độ mà trên danh nghĩa là xã hội, nhưng thực chất tâm lý con người càng trở nên rất cá nhân rất nhiều, đó là một thực tế hoàn toàn có thật, mà mọi người có trách nhiệm liên đới nên cần phải giật mình xem xét. Bởi thực chất, ý niệm xã hội đó không phải xã hội theo thực tại, tức theo ý nghĩa khách quan thật sự, mà chỉ là “xã hội” theo khái niệm, giáo điều ý thức hệ. Đó là điều mà bất kỳ ai cũng đều có thể cảm nhận được ngay từ đầu, chẳng có gì phải đáng ngạc nhiên cả.

    VHT

Leave a Reply to Lịch sử